Kịch phi lý là một trong những trào lưu văn học nổi bật giữa thế kỷ XX, là hiện
tượng văn học độc đáo của nhân loại.
Dù chỉ tồn tại một thời gian rất ngắn nhưng Kịch phi lý ảnh hưởng lớn đến đời sống
sân khấu và cả tâm lí xã hội con người phương Tây những năm 50 của thế kỷ XX. Bằng
những nỗ lực, cống hiến đầy sáng tạo, các tác giả Kịch phi lý đã thực sự đem lại niềm thích
thú cho khán giả khi đối diện với sân khấu phi lý - sân khấu cuộc đời.
Trong văn học, Kịch phi lý luôn hướng đến sự tìm tòi mới lạ, phản ánh những vấn đề
về đời sống con người. Kịch phi lý ra đời trên tinh thần phá vỡ những quy tắc kịch truyền
thống và dần xác lập hệ tiêu chí mới cho thể loại, đặc biệt là vấn đề nhân vật. Những đóng
góp về nghệ thuật của Kịch phi lý đã vượt khỏi phạm vi quốc gia Pháp thế kỷ XX. Những
vấn đề về con người và thời đại được phản ánh trong Kịch phi lý mang đậm tính nhân loại
và đã trở thành triết lý nhân sinh vĩnh cửu. Giải thưởng Nobel văn chương dành cho là
Samuel Beckett và các giải thưởng khác mà E. Ionesco được trao tặng là một xác tín.
118 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3739 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nhân vật trong kịch phi lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
TRẦN THY NGỌC CHI
NHÂN VẬT
TRONG KỊCH PHI LÝ
Chuyên ngành : Văn học nước ngoài
Mã số : 602230
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Đào Ngọc Chương
Thành phố Hồ Chí Minh – 2007
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kịch phi lý là một trong những trào lưu văn học nổi bật giữa thế kỷ XX, là hiện
tượng văn học độc đáo của nhân loại.
Dù chỉ tồn tại một thời gian rất ngắn nhưng Kịch phi lý ảnh hưởng lớn đến đời sống
sân khấu và cả tâm lí xã hội con người phương Tây những năm 50 của thế kỷ XX. Bằng
những nỗ lực, cống hiến đầy sáng tạo, các tác giả Kịch phi lý đã thực sự đem lại niềm thích
thú cho khán giả khi đối diện với sân khấu phi lý - sân khấu cuộc đời.
Trong văn học, Kịch phi lý luôn hướng đến sự tìm tòi mới lạ, phản ánh những vấn đề
về đời sống con người. Kịch phi lý ra đời trên tinh thần phá vỡ những quy tắc kịch truyền
thống và dần xác lập hệ tiêu chí mới cho thể loại, đặc biệt là vấn đề nhân vật. Những đóng
góp về nghệ thuật của Kịch phi lý đã vượt khỏi phạm vi quốc gia Pháp thế kỷ XX. Những
vấn đề về con người và thời đại được phản ánh trong Kịch phi lý mang đậm tính nhân loại
và đã trở thành triết lý nhân sinh vĩnh cửu. Giải thưởng Nobel văn chương dành cho là
Samuel Beckett và các giải thưởng khác mà E. Ionesco được trao tặng là một xác tín.
Kịch phi lý với những biến đổi nhất định về một số phương diện lý luận (trong đó có
nhân vật) đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình. Từ trước đến nay,
giới nghiên cứu đã khai thác nhiều khía cạnh của Kịch phi lý. Bằng những biểu hiện và
đánh giá khác nhau, thế giới đã khẳng định sự đóng góp của Kịch phi lý đối với lịch sử phát
triển kịch nghệ nói chung và sân khấu Pháp nói riêng. Nhân vật là một trong những vấn đề
trọng tâm có tính cốt lõi của hoạt động sáng tạo và cảm thụ văn học. Vì thế, nghiên cứu
Kịch phi lý, chúng tôi thiết nghĩ tiếp cận vấn đề từ phương diện nhân vật cũng là điều nên
làm.
Hơn nữa, ở Việt Nam, đối với học sinh phổ thông khi tiếp nhận tác phẩm văn học thì
kỹ năng phân tích nhân vật luôn được xem là yêu cầu bắt buộc, nhưng trong thực tế, chương
trình giáo dục nước ta vẫn chưa quan tâm đúng mức đến thể loại kịch, thời lượng dành cho
việc học và dạy kịch ở trường phổ thông, cao đẳng và cả đại học chuyên ngành vẫn còn hạn
chế.
Ngoài ra, nghiên cứu kịch, nhất là phân tích nhân vật kịch còn giúp cho chúng ta cảm
nhận được giá trị của vở diễn, giá trị của con người trong đời sống sân khấu và đời sống
thực tại. Một cách nào đó, đó là kiểu con người thời đại.
Chính vì vậy, việc chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nhân vật trong Kịch phi lý” mang một
ý nghĩ thiết thực, cho phép chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về sân khấu, đời sống sân khấu
nói chung và cả cuộc đời. Những gì luận văn của chúng tôi đạt được sẽ góp thêm một tiếng
nói, một cách nhìn về việc nghiên cứu và giảng dạy Kịch phi lý, chí ít là ở Việt Nam hiện
nay.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi không đi sâu vào mọi vấn đề của
Kịch phi lý mà chỉ dừng lại khảo sát nhân vật trong Kịch phi lý ở hai phương diện hành
động và ngôn ngữ. Và chúng tôi đặt chúng trong mối quan hệ so sánh, đối chiếu với kịch
truyền thống.
Vì thế, chúng tôi chỉ tập trung vào những tác phẩm thuộc giai đoạn đỉnh cao của Kịch
phi lý là: Nữ ca sĩ hói đầu (La Cantatrice chauve), Những chiếc ghế (Les chaises), Trong
khi chờ Godot (En attendant Godot) của hai tác gia tiêu biểu Samuel Beckett và Eugène
Ionesco. Nghĩa là, chúng tôi giới hạn đề tài, không xem xét hai phương diện trên của nhân
vật Kịch phi lý trong tiến trình nảy sinh, vận động, đỉnh cao và suy tàn.
3. Lịch sử vấn đề
Từ sau khi đạo diễn Nicolas Bataille quyết định dựng vở Tiếng Anh không hài
hước của E. Ionesco, sau đó vở Nữ ca sĩ hói đầu được đem ra diễn lần đầu tiên vào tháng
11 năm 1950 tại rạp Noctambules ở Paris, rồi lần lượt đến các vở Bài học (La Lecon)
(1951), Những chiếc ghế (1952), Các nạn nhân của nghĩa vụ (Victimes du devoir)
(1953), kịch của E.Ionesco bắt đầu gây nên dư luận, giới nghiên cứu để ý đến của những
sáng tác của E.Ionesco. Và nhất là khi vở Trong khi chờ Godot của S.Beckett được công
diễn thì các nhà nghiên cứu phê bình về sân khấu Pháp trên thế giới đã thực sự quan tâm
nhiều đến trào lưu Kịch phi lý.
Cho đến nay, rất khó thống kê chính xác được số lượng công trình nghiên cứu Kịch phi
lý trên thế giới, nhất là ở Châu Âu.
Ngay tại Việt Nam, từ thập niên 60 của thế kỷ trước, giới dịch thuật đã hưởng ứng
mạnh mẽ phong trào dịch Kịch phi lý. Nhiều vở kịch của E.Ionesco, S.Beckett, Arthur
Adamov được dịch ra tiếng Việt, phổ biến trên các tạp chí như tạp chí Văn Khoa, tạp chí
Đại Học, tạp chí Bách Khoa Ngoài ra, còn có một số công trình khác (bao gồm các giáo
trình, luận án, luận văn chuyên ngành) trong các trường đại học và cao đẳng; các công trình
nghiên cứu in riêng; các tiểu luận, các bài viết, khảo luận và các bài giới thiệu đăng trên các
tạp chí, báo và sách in dịch tác phẩm của Kịch phi lý, quan tâm đến trào lưu kịch mới lạ này
xuất hiện hơn nửa thế kỷ qua.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi công nghệ thông tin phát triển, các trang báo
điện tử và một số Website có đăng tải nhiều thông tin lí thú về các tác giả Kịch phi lý bên
cạnh những phân tích, đánh giá của giới phê bình chuyên môn về nghệ thuật xây dựng nhân
vật Kịch phi lý.
Tất nhiên, ở một vài phương diện nhất định, ý kiến của các nhà nghiên cứu có đôi chỗ
gặp gỡ nhưng ở đây, chúng tôi không đặt ra cho mình nhiệm vụ lí giải hiện tượng trên mà
chỉ tổng thuật các ý kiến thật sự có liên quan.
Tiếp cận Kịch phi lý từ phương diện nhân vật, chúng tôi chọn lọc tổng thuật một số ý
kiến của các công trình nghiên cứu có giá trị trong và ngoài nước. Vì thế, trong mục này,
chúng tôi trình bày ý kiến của người đi trước theo hai hướng cơ bản là dịch tác phẩm Kịch
phi lý và những đánh giá khác theo trình tự thời gian .
Trong những thập niên 60 – 80 của thế kỷ XX, giới dịch thuật đã quan tâm đến Kịch
phi lý và dịch những phát biểu cũng như tác phẩm của các tác giả sang tiếng Việt, để làm
nguồn tư liệu tham khảo cho sinh viên, giảng viên Văn Khoa. Chính vì thế, ở những công
trình này, rất ít dịch giả kèm theo lời giới thiệu hay nhận xét về nội dung, nghệ thuật của
Kịch phi lý.
Một trong những dịch giả Việt Nam đầu tiên tiếp xúc với Kịch phi lý là Trần Thiện
Đạo. Năm 1960, ông đã dịch bài phát biểu “Số phận của một tác phẩm” của Eugène Ionesco
trên tạp chí Văn số 30. Cũng trong tạp chí này, Trần Thiện Đạo dịch vở kịch ngắn Chỗ
khuyết của E. Ionesco.
“Số phận của một tác phẩm” là những suy nghĩ của chính E. Ionesco về vở Nữ ca sĩ
hói đầu. E. Ionesco kể lại hành trình vở kịch đến với sân khấu và khán giả, nhất là khi nhà
phê bình Jean Pouillon cho đăng bài phê bình trên tạp chí Thời Mới (Les Temp Modernes),
phát hiện được triết lý của tác giả vở kịch:
Tính chất dị thường, kỳ quặc, sự bỡ ngỡ của con người trước hiện sinh của mình,
cuộc sống hàng ngày trở thành không hiểu được nữa, cuộc sống hằng ngày bị
các sáo ngữ và các việc làm tự động chi phối hư hỏng tinh thần [29, tr.86].
Năm 1963, Elivira Trương Bửu Lâm có bài viết “Kịch gia Ionesco – vài lời giới thiệu”
đăng trên tạp chí Đại Học số 32, nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật sân khấu của
Ionesco:
Những nhân vật mà Ionesco đặt lên sân khấu không phải là những người mà
khán giả phải lấy làm gương để theo hay để chừa. Những nhân vật ấy, tuy vẫn
đội lốt người như mỗi người trong chúng ta, tuy vẫn đi đứng trong khung cảnh
chật hẹp của đời người, đều vượt một cách hết sức tự nhiên khỏi tất cả những
tiêu chuẩn luân lý mà ta luôn áp dụng hằng ngày [40, tr.67].
Theo Elivira Trương Bửu Lâm, Ionesco đã xây dựng những nhân vật “đội lốt người”
chứ không phải là con người thực trong cuộc sống, vì thế, nó hoàn toàn không có biểu hiện
của đạo đức, không thể xác định là người tốt hay kẻ xấu nên khán giả không có cơ sở để lấy
nhân vật làm gương để theo hay để chừa.
Đến năm 1966, Nguyễn Kim Phượng tiếp tục công việc của Trần Thiện Đạo, đem đến
cho độc giả Việt Nam bản dịch vở Lên cao của E. Ionesco đăng trên tạp chí Bách Khoa số
219.
Nhìn chung, trong thập niên 60 của thế kỷ trước, giới nghiên cứu trong nước đã đưa ra
cái nhìn chung về Kịch phi lý. Và ở một vài công trình có uy tín, tác giả có nhận định về
ngôn ngữ và hành động của nhân vật nhưng chỉ là những ý kiến đơn lẻ chưa có sự nhất
quán. Các ý kiến bổ sung cho nhau trong việc phác họa những nét cơ bản của nhân vật Kịch
phi lý: những sinh thể xa lạ, những nhân vật bị san bằng cá tính trở nên hời hợt như những
con rối. Đó là những hình ảnh hơn là hình tượng vì nhân vật trong Kịch phi lý chỉ có cử
động mà không hành động theo đúng ý nghĩa hành động của nhân vật kịch.
Sau đó, I.X. Cu-li-co-va trong bài báo “Tính chất phản nhân đạo của nghệ thuật phi lý”
đăng trên website (trích dịch từ quyển Mỹ học tư bản ngày nay, do
M. X-ốp-Xi-an-nhi-cốp và I.X. Cu-li-co-va chủ biên, nhà xuất bản Khoa học, Matxcơva,
1970) đã chú ý đến tính chất mơ hồ của nhân vật bị san bằng cá tính trong Kịch phi lý:
Tính chất mơ hồ, tính chất không định hình của các hình tượng dẫn tới sự hời hợt
và sự san bằng của cá tính các nhân vật trong các vở kịch của sân khấu phi lý,
đem lại cho chúng ta tính chất con rối [13].
I.X. Cu-li-co-va cho rằng, nhân vật của nghệ thuật phi lý bị ám ảnh bởi cái chết. Tác
giả viết:
Nhân vật nào của nghệ thuật phi lý không sống dưới nỗi sợ hãi trực tiếp về cái
chết liền ngay đó – sự giết người hoặc tự tử thì không cảm giác được sự đầy đủ
và đánh giá của cuộc sống, các nhân vật ấy đang chết khi đang sống trong sâu
khấu [13].
I.X. Cu-li-co-va đã chỉ ra môi trường hoạt động của nhân vật luôn bị cô lập với hoàn
cảnh xung quanh nên chúng bị khiếm khuyết về thân thể và hoàn toàn là con người không
có khả năng tư duy: y bị mù, bị bán thân bất bại và bị gắn chặt vào chiếc ghế dành cho
người tàn phế. Chính vì thế, theo IX.Cu-li-co-va nhận xét thì,
các nhân vật của nghệ thuật phi lý hiện ra như những sinh thể xa lạ mọi cái xung
quanh và gần gũi với mình như những sinh thể đã mất đi bất kỳ sự gắn bó nào,
mất hết mục đích tồn tại, như những sinh thể đã mất hết những viễn tưởng [13].
Bước sang thập kỷ 90, giới dịch giả và phê bình nghiên cứu văn học trên thế giới và
trong nước quay trở lại với Kịch phi lý bằng nhiều bài báo, ấn phẩm có giá trị, trình bày
những ý kiến khác nhau:
Trong công trình tập thể Văn học phương Tây, nhà xuất bản Giáo Dục 1997, khi tiếp
xúc vở Trong khi chờ Godot, Đặng Anh Đào đã chỉ ra những biểu hiện “cá tính bị san
bằng” cụ thể của nhân vật Kịch phi lý (Estragon – Vladimir):
Mỗi nhân vật có cử động, nhưng không hành động thực sự theo ý nghĩa của kịch.
Bởi lẽ đối thoại rời rạc, giống như “đối thoại của những người điếc”, còn nhân
vật vừa nhúc nhắt chân tay xong lại đứng đợi, đúng như cái tên của vở kịch
Trong khi chờ Godot [67, tr.782].
Người viết cho rằng, dẫu nhân vật của Beckett có sắc thái phi cá thể, thoạt tiên có vẻ
khó phân biệt nhưng “ta vẫn thấy họ mang những nét khác nhau” [67,tr.786]. Tiếc rằng, nhà
nghiên cứu chỉ gợi vấn đề mà chưa chứng minh sự khác nhau giữa hai nhân vật Estragon –
Vladimir.
Cũng trong công trình trên, nhận xét của Phùng Văn Tửu về nhân vật trong Nữ ca sĩ
hói đầu có sự gặp gỡ với Đặng Anh Đào và các nhà nghiên cứu đi trước ở chỗ: nhìn thấy
nhân vật trong Kịch phi lý không có cá tính. Phùng Văn Tửu cho rằng:
Con người phi lý trong Nữ ca sĩ hói đầu còn được khắc họa ở khía cạnh tha hóa
hiểu theo nghĩa đánh mất bản thân, không còn là cá nhân mình mà thành cái gì
khác, xa lạ. Con người trở nên xa lạ với nhau; mỗi cá nhân là một thực thể khép
kín, tách biệt với người khác [67, tr.823].
Rõ ràng, Đặng Anh Đào và Phùng Văn Tửu đều nhận xét về nhân vật Kịch phi lý
không mới so với những nhà nghiên cứu đi trước. Hai nhà nghiên cứu này đã bắt đầu từ ý
kiến của người đi trước để xem xét từng tác phẩm cụ thể, chỉ ra những biểu hiện của nhân
vật “bị san bằng cá tính”. Bằng cách này hay cách khác, họ đã lý giải được sự “tách biệt”
của nhân vật Kịch phi lý là do nhân vật cô lập với hoàn cảnh xung quanh và quá trình giao
tiếp của chúng bị gián đoạn mà có lẽ nguyên nhân chính là do chúng có cách “đối thoại của
những người điếc”.
Trong chuyên luận Văn học phi lý đăng trong tạp chí Văn học nước ngoài năm 1997,
Vũ Đình Phòng đã phân tích nhân vật Kịch phi lý:
Các nhân vật của Kịch phi lý hoàn toàn sống theo hoàn cảnh trước mắt và những
giấc mơ tại chỗ. Họ liên tiếp biến hóa theo từng hoàn cảnh, do đó, họ luôn bị
điếc, câm, hoặc ngược lại, họ bật lên một thanh âm hay vung lên một cử chỉ,
động tác nào đó. Nếu được đẩy thêm chút ít, họ sẽ trở thành những kẻ bị ma ám,
hoặc sống trong mộng. Họ giống như người mộng du Nhân vật ở đây làm
trung tâm cho cả một hệ thống những đối lập, chúng nhấn chìm họ[51, tr.8].
Bất cứ sự so sánh nào cũng khập khiễng nhưng xét ở phương diện nào đó, chúng ta
thấy cách đánh giá của Vũ Đình Phòng tương tự như Đặng Anh Đào và Phùng Văn Tửu.
TheoVũ Đình Phòng, nhân vật Kịch phi lý sống với hoàn cảnh trước mắt, họ sống như đang
mơ. Họ là những con người bị câm, bị điếc, không có tính cách, hành động của nhân vật
kịch thực thụ.
Như vậy, càng về sau, giới nghiên cứu phê bình không còn đưa ra những nhận xét sơ
lược về trào lưu Kịch phi lý nữa mà họ đã chủ động đi sâu vào từng tác giả, tác phẩm cụ thể.
Năm 1998, Nguyễn Văn Dân đặc biệt chú ý đến yếu tố phi lý của Kịch phi lý ở bài viết
“Kafka với cuộc chiến chống phi lý” in trong công trình Nghiên cứu văn học lí luận và
ứng dụng. Người viết đánh giá Kịch phi lý trên cơ sở liên hệ với tiểu thuyết của Milan
Kafka. Theo ông, Kịch phi lý đã phát triển nghệ thuật biểu đạt cái phi lý của Kafka thành
thủ pháp phi lý, là công cụ nghệ thuật mô tả đối tượng nhận thức nghệ thuật. Và Nguyễn
Văn Dân cũng chỉ rõ, Kịch phi lý đã kế thừa nghệ thuật biểu đạt cái phi lý của Kafka một
cách sáng tạo vì so với Kafka, nhân vật của Kịch phi lý gợi cho khán giả sự bi hài hơn là bi
kịch đau đớn mà các nhân vật của Kafka phải gánh chịu (bác nông dân trước cửa pháp luật
trong tác phẩm Trước cửa pháp luật):
Chỉ có khác với Kafka là trong cái phi lý của ông mang tính bi kịch đau đớn thì
cái phi lý của Kịch phi lý được biểu đạt dưới góc độ bi hài. Ý nghĩa cách tân của
Kịch phi lý chính là ở góc độ biểu đạt này, nó chọn đúng thủ pháp biểu đạt sao
cho phù hợp với thể loại sáng tác, với bối cảnh thời đại với đối tượng sáng tác và
vì thế, nó đạt được những hiệu ứng nghệ thuật rất cao. Ngoài ra, Kịch phi lý chỉ
lấy cái phi lý của Kafka làm điểm xuất phát chứ không lặp lại nguyên xi, nó đã
đóng góp cho nghệ thuật viết kịch những yếu tố đặc trưng cho kịch, và một trong
những yếu tố làm cho nó khác với Kafka là nó đưa cái nghịch dị (tiếng Pháp: Le
grotesque) vào kịch và phát triển nó thành nhân vật chính [15, tr.226].
Như vậy, Nguyễn Văn Dân đã khẳng định sự cách tân của nghệ thuật Kịch phi lý là tuy
nó xuất phát từ cái phi lý của Kafka nhưng Kịch phi lý đi xa hơn Kafka khi đẩy cái phi lý
trở thành thủ pháp nghệ thuật và đã tạo nên nét riêng.
Vẫn đi theo hướng đó, năm 1999, trong bài viết “Con người bé bỏng, con người phi lý
không nhận ra thân phận của mình: Kịch phi lý ở Ogien Ionesco” Hoàng Trinh đã nhận
định về hình ảnh con người trong Kịch phi lý luôn đói và khát. Đói và khát là một trong số
những biểu hiện của nhân vật khiếm khuyết.
Con người rất đói, rất khát (như trong Kinh Thánh đã nói) con người hay thèm
đủ thứ Nhưng cuối cùng nó vẫn bị cầm tù trong ảo tưởng và bất lực, nó là nạn
nhân của chính bản thân nó.
Bởi vì nó có nhiều tham vọng quá cao so với sức lực và thực tại; nó sinh ra là
phải chết nhưng nó vẫn cứ ham sống [63, tr.86].
Năm 2002, Nguyễn Văn Dân trở lại với vấn đề Kịch phi lý bằng ấn phẩm Văn học phi
lý dày 354 trang, nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Trung tâm ngôn ngữ Đông Tây. Trong
công trình này, phần đầu Nguyễn Văn Dân viết khảo luận về Kịch phi lý với hơn 100 trang
khổ 14,5 x 20,5 (từ trang 13 đến trang 120) gồm 4 chương: Chương 1: Tư tưởng về cái phi
lý qua các thời đại (13 - 28); Chương 2: Những bước tiến hóa của văn học phi lý (29 - 66);
Chương 3: Những đóng góp của văn học phi lý cho lịch sử văn học nhân loại (67 - 99);
Chương 4: Văn học phi lý – Một sự khủng hoảng mang tính sáng tạo(100-120).
Đáng chú ý trong công trình này là chương 2 và chương 3. Trong phần khảo luận về
văn học phi lý, ở mục 3 chương 2 “Kịch phi lý – cơn kịch phát của văn học phi lý”, Nguyễn
Văn Dân đưa ra nhận xét có tính chất kết luận về một số vở kịch tiêu biểu của trào lưu Kịch
phi lý như sau:
Đây là vở kịch điển hình cho việc diễn đạt sự phá hủy ngôn ngữ. Tác giả này cho
rằng sự không ăn nhập của đầu đề với nội dung vở kịch là biểu hiện đầu tiên của
thủ pháp phi lý. Vở kịch được xây dựng trên sự gợi ý của cuốn sách dạy tiếng
nước ngoài, lấy mục đích phá hủy ngôn ngữ để diễn đạt cái phi lý của trạng thái
mất khả năng giao tiếp giữa con người với nhau, của trạng thái cô đơn, tha hóa
của con người [16,tr.57-58] (Nói về vở Nữ ca sĩ hói đầu – E. Ionesco).
Trong vở Trong khi chờ Godot (S.Beckett), Nguyễn Văn Dân xem “sự chờ đợi giống
như một nhân vật vô hình” [16, tr.60].
Còn Những chiếc ghế điển hình cho sự diễn đạt hiện tượng vật thể hóa, cho tâm
trạng trống rỗng và bất lực của con người. Mỗi cái ghế là đại diện cho một nhân
vật Vở Những con tê giác điển hình cho sự mô tả một thế giới thú vật hóa,
cũng là một dị bản cho hiện tượng vật thể hóa [16, tr.57-58].
Cũng trong phần khảo luận này, tác giả đã đánh giá về Kịch phi lý :
Theo chúng tôi, bằng cách tiếp thu di sản văn học phi lý của Kafka và Camus,
Kịch phi lý gần như không còn gì phải bổ sung thêm cho tư tưởng về cái phi lý
nữa mà nó chỉ đi tìm các thủ pháp nghệ thuật mới để tiếp cận cái phi lý [16,
tr.63].
Từ những nhận xét, đánh giá như trên, Nguyễn Văn Dân đã nêu ra một vài điểm đổi
mới của sân khấu phi lý trong việc sử dụng những thủ pháp nghệ thuật mới:
Nhưng Kịch phi lý hay “phản kịch”, trong khi chống lại những quy ước của sân
khấu truyền thống, thì đến lượt nó, nó lại đặt ra cho mình những quy ước mới.
Với những quy ước đó, Kịch phi lý muốn trở thành sân khấu thuần túy. Trong cái
sân khấu thuần túy này không có các khung cảnh lịch sử xã hội cụ thể, không có
bất cứ một đặc điểm nào của hành động, không có các đặc trưng của nhân vật,
không có những sự biện minh cho hành động. Thay vào đó, chúng ta thấy xuất
hiện những tình huống khuôn mẫu, những nhân vật mang tính giản lược, những
mô hình hành động đơn giản [16, tr.65].
Điều thú vị là ở mục 2 chương 3, Nguyễn Văn Dân đi ngược lại ý kiến của I. X. Cu-li-
cô-va (Nga) khi cho rằng:
Văn học phi lý (có Kịch phi lý) đóng góp về tư tưởng đạo lý – nhân văn. Kịch phi
lý phá hủy logic biểu đạt ngôn ngữ thông thường và việc cái phi lý được diễn đạt
bằng chính thủ pháp phi lý đã làm cho Kịch phi lý có một vị trí độc đáo trong
lịch sử sân khấu [16, tr.97-98].
Như vậy, chúng ta thấy những nhận xét về nhân vật Kịch phi lý của các nhà nghiên
cứu phê bình trong nước có sự liên quan nhất định với nhau. Mỗi tác giả phân tích một tác
phẩm nhưng tất cả đều hướng đến việc chỉ ra những nét khiếm khuyết cụ thể của nhân vật.
Vì khiếm khuyết nên nhân vật bị phá hủy, không còn mang những đặc điểm của nhân vật
kịch truyền thống, nhân vật Kịch phi lý không có cá tính, không có đời sống tâm lý rõ ràng.
Ngoài ra, trong những thập niên cuối của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI,
giới nghiên cứu trên thế giới cũng quan tâm đến Kịch phi lý, nhất là Patrick Brunel, Michel
Corvin, C. đờ Ly - nhi & M.Ru-xơ-lô. Năm 1997, trong công trình Văn học Pháp thế kỷ
XX, nhà xuất bản Thế Giới, Patrick Brunel nhận