Một trong những thách thức lớn mà ngày nay các tổ chức của các nước đang phát triển phải đối mặt là việc cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo và quản lý như thế nào để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của tổ chức, phù hợp với yêu cầu của tòan cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới và sự bùng nổ của cách mạng thông tin.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) trên thế giới thì quá trình tin học hoá chính là chìa khoá của quá trình dịch chuyển sang thời đại mới, sắp xếp lại thứ bậc phát triển của các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 20 quốc gia bước vào nền kinh tế tri thức, trong khi phần còn lại của thế giới vẫn ở trong xã hội công nghiệp, hoặc thậm chí trong xã hội nông nghiệp. Sự phát triển CNTT không chỉ tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực khoa học tự nhiên hay các lĩnh vực sản xuất trực tiếp mà còn ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực văn hoá xã hội một cách sâu sắc được đặc trưng bởi quá trình “Tin học hoá”.
220 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu hệ thống quản lý thông tin trong quá trình đào tạo vận động viên cấp cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận án
MỤC LỤC
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án
Danh mục các biểu bảng, biểu đồ trong luận án
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
VIẾT TẮT
THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
ASIAD (Associate of the Society of Industrial Artists and Designers)
Đại hội thể thao châu Á
ASP (Active Server Pages)
Trang chủ hoạt động
CLB
Câu lạc bộ
CNTT
Công nghệ thông tin
CSDL
Cơ sở dữ liệu
CPU (Central Processing Unit)
Bộ xử lý trung tâm
CV
Công văn
DSS (Decision Support Systems)
Hệ thống thông tin hỗ trợ quyết định
EIS (Executive Information System)
Hệ thống thông tin điều hành
HCV
Huy chương vàng
HCB
Huy chương bạc
HCĐ
Huy chương đồng
HLTT
Huấn luyện thể thao
HLTTQG
Huấn luyện Thể thao Quốc gia
HTQLVBĐH
Hệ thống quản lý văn bản điều hành
HLV
Huấn luyện viên
HTTP (HyperText Transfer Protocol)
Giao thức truyền tải siêu văn bản
HTML (HyperText Markup Language)
Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản
KT
Kĩ thuật
IIS (Internet Information Services)
Các dịch vụ cung cấp thông tin Internet
ISO (International Organization for Standardization)
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế
LAN (Local Area Network)
Mạng thông tin nội bộ
PGS
Phó giáo sư
PH
Phối hợp
QLHL
Quản lý huấn luyện
SEA Games (Southeast Asian Games)
Đại hội thể thao Đông Nam Á
TDTT
Thể dục thể thao
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TS
Tiến sỹ
TCP/IP
Bộ giao thức liên mạng
VĐV
Vận động viên
VHTTDL
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Kí hiệu
Đơn vị
cm
Centimet
g
Gam
kg
Kilogam
m
Mét
s
Giây
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Thể loại
Số
Nội dung
Trang
Bảng
3.1
Tổng hợp thực trạng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý đào tạo – huấn luyện VĐV cấp cao (khu vực phía Nam)
57
3.2
Từ điển liên kết các tiêu chí của HLV trong nước
68
3.3
Tiêu chí quá trình đào tạo của HLV trong nước
69
3.4
Chương trình, tiến trình, giáo án huấn luyện
69
3.5
Danh mục liên kết tiêu chí HLV nước ngoài với từ điển
70
3.6
Quá trình đào tạo của HLV nước ngoài
70
3.7
Các tiêu chí được kiên kết với từ điển
72
3.8
Một số tiêu chí được liên kết với từ điển của VĐV
72
3.9
Thống kê khối lượng và tỷ lệ bố trí bài tập trong các giai đoạn huấn luyện
88
3.10
Tổng hợp lượng vận động cả năm 2014.
Sau 88
3.11
Đơn cử lượng vận động trong 1 tuần của ba giai đoạn cụ thể
Sau 88
3.12
Khảo sát đánh giá chất lượng hệ thống quản lý thông tin VĐV – HLV
Sau 89
3.13
Kết quả đánh giá chung chất lượng hệ thống quản lý thông tin VĐV – HLV
90
3.14
Khảo sát sự hài lòng về hệ thống lý thông tin đào tạo – huấn luyện VĐV
Sau 90
3.15
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin quản lý
106
3.16
Kết quả đánh giá hiệu quả của hệ thống (chuyên gia 1)
Sau 111
3.17
Kết quả đánh giá hiệu quả của hệ thống (chuyên gia 7)
Sau 111
3.18
Tổng hợp điểm đánh giá của các phương án
109
Hình
3.1
Mô hình quản lý thông tin huấn luyện
80
3.2
Hệ thống quản lý thông tin trong quản lý huấn luyện
80
3.3
Trang chủ của Hệ thống quản lý thông tin đào tạo – huấn luyện
Sau 87
3.4
Phân quyền chức năng (an toàn thông tin)
Sau 87
3.5
Giao diện về thông tin VĐV
Sau 87
3.6
Thông tin liên quan đến quá trình đào tạo – huấn luyện của VĐV
Sau 87
3.7
Thông tin liên quan đến kiểm tra y sinh học VĐV
Sau 87
3.8
Phân quyền hệ thống
Sau 87
3.9
Quản lý thông tin HLV
Sau 87
3.10
Phương pháp phân tích điểm cân bằng chi phí
110
Sơ đồ
1.1
Mô hình hệ thống quản lý HLTT
8
1.2
Phân tích hệ thống huấn luyện
11
1.3
Kỹ năng và chức năng quản lý
17
1.4
Cấu trúc hệ thống quản lý đào tạo VĐV
23
1.5
Sơ đồ quản lý quá trình tập luyện thể thao
24
1.6
Sơ đồ quy trình quản lý
24
1.7
Quá trình ra quyết định
34
1.8
Mô hình căn bản của hệ thống thông tin
27
1.9
Ba hệ thống trong một tổ chức
39
1.10
Các bộ phận cấu thành của hệ thống thông tin quản lý
41
1.11
Các khối chính của hệ hỗ trợ quyết định
42
3.1
Quản lý hồ sơ vận động viên
Sau 78
3.2
Quản lý chương trình, kế hoạch huấn luyện
Sau 78
3.3
Quy trình mua sắm trang thiết bị
Sau 78
3.4
Truyền thông nội bộ - quy trình đường đi của các văn bản (công văn) đến
Sau 78
3.5
Thông tin liên lạc nội bộ - quy trình đường đi của các công văn đi
Sau 78
3.6
Xử lý qui trình kiểm tra y sinh học
Sau 78
3.7
Cấu trúc mô hình trình duyệt/máy chủ
82
3.8
Cấu trúc tổng quát của hệ thống thông tin quản lý đào tạo – huấn luyện VĐV cấp cao
84
3.9
Thiết kế chức năng của cấu trúc phần mềm
87
ĐẶT VẤN ĐỀ
Một trong những thách thức lớn mà ngày nay các tổ chức của các nước đang phát triển phải đối mặt là việc cải cách hành chính, đổi mới phương thức lãnh đạo và quản lý như thế nào để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của tổ chức, phù hợp với yêu cầu của tòan cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới và sự bùng nổ của cách mạng thông tin.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) trên thế giới thì quá trình tin học hoá chính là chìa khoá của quá trình dịch chuyển sang thời đại mới, sắp xếp lại thứ bậc phát triển của các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 20 quốc gia bước vào nền kinh tế tri thức, trong khi phần còn lại của thế giới vẫn ở trong xã hội công nghiệp, hoặc thậm chí trong xã hội nông nghiệp. Sự phát triển CNTT không chỉ tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực khoa học tự nhiên hay các lĩnh vực sản xuất trực tiếp mà còn ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực văn hoá xã hội một cách sâu sắc được đặc trưng bởi quá trình “Tin học hoá”.
Thể dục thể thao (TDTT) là một hệ thống, đồng thời là một bộ phận hợp thành của một “Hệ thống xã hội” thống nhất. Hệ thống quản lý đào tạo vận động viên (VĐV) – một lĩnh vực quan trọng của TDTT - cũng phải phản ánh những đặc trưng của hệ thống xã hội, bao gồm mục tiêu, chức năng, cấu trúc và cơ chế quản lý. Quá trình phát triển của TDTT nói chung và các lĩnh vực hoạt động nói riêng không thể thoát khỏi điều kiện kinh tế - xã hội, nhất là ở điều kiện nước ta hiện nay, trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển TDTT có nơi, có lúc vẫn chưa xác định được rõ ràng đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu, nội dung, biện pháp tổ chức hoạt động TDTT và những định chế trong công việc hàng ngày của Nhà nước.
Huấn luyện thể thao (HLTT) hiện đại luôn gắn liền với những ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới. Việc lập kế hoạch, thực hiện và điều chỉnh kế hoạch huấn luyện trong những năm gần đây có những biến đổi, nhờ sự hỗ trợ rất lớn từ CNTT. Lập kế hoạch huấn luyện là khâu cần đầu tư và tổng hợp nhất trong quá trình đào tạo, huấn luyện VĐV. Trong kế hoạch huấn luyện ngày nay đòi hỏi bao gồm cả các giải pháp liên quan hữu cơ đến nâng cao tính điều khiển hệ thống y - sinh học, kỹ thuật, tâm lý, nhằm giúp cho việc nâng cao thành tích thể thao của từng VĐV, tập thể đội. Đặc biệt thông qua CNTT để khoa học hoá giúp các huấn luyện viên (HLV) bao quát được toàn bộ quá trình huấn luyện xét cả về số lượng, chất lượng, xu hướng, của các thành phần hữu cơ liên quan đến trình độ năng lực tài năng trong hệ thống huấn luyện khoa học theo qui trình huấn luyện đào tạo công nghệ.
Các nước trên thế giới có nền TDTT phát triển đều xây dựng hệ thống đào tạo và quản lý VĐV tương đối chặt chẽ, khoa học và hiệu quả. Mỗi nước đều có mô hình đào tạo và hệ thống quản lý phù hợp nên việc đào tạo đã đạt được chất lượng cao, giúp cho thành tích thể thao nâng cao nhanh chóng
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, lĩnh vực TDTT đã có rất nhiều ứng dụng CNTT trong quản lý quá trình đào tạo VĐV, xây dựng kế hoạch huấn luyện, quản lý hệ thống thi đấu,Máy tính có khả năng tích trữ dữ liệu vô cùng lớn, có thể thu ghi, phát lại khá hoàn chỉnh toàn bộ quá trình phát triển năng lực thi đấu cụ thể từng mặt luyện tập và thi đấu của VĐV. Mặt khác, các HLV trên cơ sở dùng máy tính huấn luyện hỗ trợ có thể thu thập, phân tích các số liệu và kết quả huấn luyện; chuyển kinh nghiệm huấn luyện trở thành lý luận, giúp kiểm chứng tính đúng đắn của các phương pháp huấn luyện; đồng thời kết hợp với khoa học thông tin như phân tích thống kê, kỹ thuật mô phỏng, kỹ thuật thông minh và dự báo trong công tác đào tạo – huấn luyện VĐV. Máy tính cũng là công cụ cho các HLV, các nhà quản lý nắm được toàn bộ kế hoạch huấn luyện, mã hoá các bài tập và các giáo án, theo dõi tình trạng sức khoẻ, dinh dưỡng, hồi phục,
Hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) trong TDTT rất đa dạng, đó là các thông tin cơ bản của VĐV (độ tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng, trình độ tập luyện,), HLV (những thông tin về quá trình huấn luyện, thành tích thi đấu của các đội, VĐV,). Những thông tin này có tính dao động rất lớn và có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Điều này yêu cầu máy tính phải có phương pháp lưu trữ số liệu đủ khả năng tự miêu tả về ý nghĩa, loại hình số liệu, chủng loại của số liệu lưu trữ, có thể cập nhật số liệu mới dễ dàng.
Vì vậy, trong công tác đào tạo - huấn luyện có sự hỗ trợ của CNTT chính là cung cấp một điều kiện huấn luyện kỹ thuật cao cho HLV, xây dựng kho báu tích lũy dữ liệu, phân tích kinh nghiệm làm cho các kiến thức chuyên môn của những lĩnh vực khoa học được đưa vào công tác huấn luyện hàng ngày.
Trong những năm gần đây, được sự đầu tư đúng mức của Nhà nước nhiều trang thiết bị hiện đại được đầu tư để các nhà khoa học nghiên cứu, ứng dụng, đưa ra những thông số cần thiết giúp HLV định hướng có hệ thống trong việc lập kế hoạch huấn luyện, nhằm mục đích nâng cao thành tích cho VĐV. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý huấn luyện (QLHL) của nước ta, sự cần thiết hệ thống hoá các dữ liệu trong công tác huấn luyện, để quản lý công tác này theo xu hướng hiện đại được đặt ra như là một nhiệm vụ phát triển TDTT thành tích cao ở nước ta trong thời gian tới. Từ ý nghĩa thực tiễn và tính cấp thiết đó, việc tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hệ thống quản lý thông tin trong quá trình đào tạo vận động viên cấp cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin”, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành TDTT hiện tại và tương lai.
Mục đích nghiên cứu:
Phân tích, hệ thống hoá các dữ liệu cần thiết liên quan đến HLTT; ứng dụng trong thực tiễn QLHL và từ đó đưa ra các phương án, hệ thống quản lý thông tin quá trình HLTT với sự hỗ trợ của CNTT.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Thực trạng hệ thống quản lý thông tin – dữ liệu quá trình đào tạo VĐV cấp cao ở nước ta hiện nay.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý thông tin HLTT trong quá trình đào tạo VĐV cấp cao và đề xuất giải pháp.
Giả thuyết khoa học của luận án:
Thành công của luận án sẽ giúp giải đáp và trả lời được Hệ thống thông tin quản lý huấn luyện VĐV cấp cao của nước ta hiện nay, đồng thời làm sáng tỏ các giải pháp, lộ trình, cách thức quản lý thông tin – dữ liệu trong QLHLVĐV cấp cao ở nước ta trong thời gian tới.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển TDTT và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước và quản lý thông tin huấn luyện thể thao.
1.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển TDTT.
Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong tất cả các giai đoạn và thời kỳ phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sức khỏe, thể chất con người Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu thành lập Nước, ngày 27/3/1946, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, trong đó Người nhấn mạnh vai trò của TDTT là “Dân cường thì Nước thịnh”. Ngay từ năm 1958, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ban hành Chỉ thị 106-CT/TW ngày 02 tháng 10 đã yêu cầu “Các cấp ủy Đảng và chính quyền phải đặt nhiệm vụ lãnh đạo công tác TDTT trong kế hoạch công tác của địa phương hoặc đơn vị mình. Trong cấp ủy Đảng và chính quyền cần phân công người có năng lực phụ trách trực tiếp chỉ đạo công tác TDTT”. Sau ngày đất nước thống nhất, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã chủ trương phát triển mạnh mẽ TDTT, mở rộng đào tạo cán bộ, vận động viên TDTT, nghiên cứu khoa học và tăng cường cơ sở vật chất TDTT.
Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, vấn đề đào tạo và chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một đòi hỏi khách quan và rất cấp thiết. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển con người Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên. Phát triển mạnh thể dục, thể thao, kết hợp thể thao phong trào và thể thao thành tích cao, dân tộc và hiện đại. Có chính sách và cơ chế phù hợp để bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể thao nước ta đạt vị trí cao ở khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới ở những bộ môn Việt Nam có ưu thế”. Đường lối TDTT của Đảng Cộng sản Việt Nam đã định hướng và chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực của nền thể thao Cách mạng trong nhiều văn kiện của Đảng: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII (1991), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X (2006), Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) và các Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chỉ thị của Ban Bí thư như Chỉ thị số 38-CT/TW (1962), Chỉ thị số 36-CT/TW (1994), Chỉ thị số 17-CT/TW (2002) và Nghị quyết số 08-NQ/TW (2011) của Bộ Chính trị.
Luật Thể dục, thể thao được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 29 tháng 11 năm 2006, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 là văn bản pháp lý quan trọng đối với công tác quản lý TDTT trong thời kỳ đổi mới, tạo hành lang pháp lý cho TDTT Việt Nam phát triển đúng hướng: vì sức khỏe và hạnh phúc của nhân dân, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 03 tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2198/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2020. Đây là lần đầu tiên Thể thao nước ta có một chiến lược phát triển rõ ràng với các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực thể thao cho mọi người, thể thao thành tích cao, hợp tác quốc tế về TDTTĐối với Thể thao thành tích cao, mục tiêu của Chiến lược là: “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận; thống nhất quản lý phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân; nâng cao thành tích thi đấu, giữ vững vị trí là một trong 3 quốc gia có thành tích đứng đầu khu vực Đông Nam Á, tiến tới thu hẹp khoảng cách trình độ đối với thể thao Châu Á và thế giới”.
1.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin trong TDTT và quản lý thông tin huấn luyện thể thao.
Nhằm ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành nền kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và các lĩnh vực cụ thể trong đó có TDTT, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Luật, Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin, cụ thể như sau:
- Luật Công nghệ thông tin, Số 67/2006/QH11, Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006
- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng các yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;
- Nghị quyết số 47/NQ-CP ngày 08 tháng 07 năm 2014 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 06 năm 2014 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước;
- Công văn Số 45/BTTTT-ƯDCNTT hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày ngày 04 tháng 01 năm 2013;
- Kế hoạch số 4194/KH-BVHTTDL ngày 14 tháng 11 năm 2013 về việc phê duyệt Kế hoạch xây dựng “Kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2015-2020”;
- Kế hoạch số 3229/KH-BVHTTDL ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 47/NQ-CP của Chính phủ về ứng dụng và phát triển CNTT;
Nhận rõ về sự quan trọng của khoa học công nghệ trong thể thao, Bộ VHTTDL đã ban hành Quyết định 3728/QĐ-BVHTTDL, ngày 06 tháng 11 năm 2014 về kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2016 – 2020 tầm nhìn 2030 ở cả 3 lĩnh vực Văn hoá, Thể thao và Du lịch. Trong đó xác định, trong giai đoạn tới, toàn ngành sẽ đầu tư nhiều hơn nữa về cả nguồn ngân sách, nhân lực cho việc phát triển khoa học công nghệ.
Trong giai đoạn trước mắt Thể thao Việt Nam sẽ tích cực triển khai tập trung vào việc: nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển TDTT cho mọi người; nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ để tuyển chọn và đào tạo tài năng thể thao; thực hiện giám định khoa học đối với công tác HLTT, đối với VĐV năng khiếu thể thao trẻ và VĐV trình độ cao, đặc biệt đối với các VĐV các môn thể thao trọng điểm quốc gia.
Bên cạnh đó, từng bước nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khoẻ đối với VĐV, đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý, đào tạo huấn luyện VĐV, công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV thành tích cao cũng như trong công tác phòng, chống doping phục vụ công tác TDTT đạt chuẩn quốc tế. Đó là những việc làm cấp thiết nhằm đưa nền thể thao Việt Nam tiến xa hơn trên con đường hội nhập.
1.2. Cơ sở khoa học quản lý thông tin trong đào tạo vận động viên cấp cao
1.2.1. Quản lý huấn luyện thể thao [65]
a). Khái niệm quản lý huấn luyện thể thao
Quản lý HLTT bộ phận hợp thành quan trọng và là biện pháp quan trọng để thực hiện mục đích nâng cao thành tích thể thao. Về thực chất nó là một quá trình cải tạo một cách có hệ thống về mặt sinh vật học, tâm lý học và xã hội học đối với VĐV trong HLTT. Vì vậy, quản lý HLTT là quá trình hoạt động tổng hợp của người quản lý vận dụng các phương pháp và biện pháp có hiệu quả để tiến hành một cách có kế hoạch, có tổ chức, có điều khiển, có sự nhịp nhàng và không ngừng nâng cao hiệu suất đối với hệ thống HLTT trên cơ sở tuân thủ các quy luật khách quan của huấn luyện nhằm thực hiện mục tiêu HLTT.
Từ định nghĩa trên ta có thể thấy, quản lý HLTT phải bao gồm các hàm nghĩa sau đây:
- Quản lý HLTT là lấy mục tiêu HLTT để làm thành điểm xuất phát và về đích, cuối cùng phải đạt được mục đích là thực hiện được mục tiêu nâng cao của thành tích thể thao.
- Quản lý HLTT là một quá trình hoạt động tổng hợp được người quản lý, bao gồm cả các HLV vận dụng phương pháp, biện pháp quản lý khoa học, thông qua tiến hành có kế hoạch, có tổ chức, có điều khiển, có giám sát.
- Quản lý HLTT mặc dù không nghiên cứu cụ thể các quy luật HLTT nhưng cần phải tuân thủ những quy luật này để tiến hành quản lý.
- Do HLTT là một quá trình hoạt động cải tạo một cách hệ thống đối với các VĐV. Vì vậy, việc quản lý HLTT cũng cần phải sâu sát tất cả các hoạt động của hệ thống cải tạo này, làm cho nội dung quản lý HLTT ngày thêm phong phú nhằm giải quyết các nhiệm vụ phức tạp và nặng nề.
b). Phân tích cấu trúc và yêu cầu cơ bản của hệ thống quản lý huấn luyện thể thao [81], [92]
Qua sơ đồ 1.1 mô hình hệ thống quản lý HLTT trình bày ở trên có thể thấy hệ thống quản lý HLTT do 3 yếu tố tổ hợp thành: người quản lý, đối tượng quản lý và thông tin
Người quản lý
Mục tiêu
Kế hoạch
Tổ chức
Điều khiển
Giám sát
Đối tượng
quản lý
Huấn luyện viên
Vận động viên
Kết
quả
quản lý
Đầu vào
Thông tin ngoài
Đầu ra
Thông tin trong
Sơ đồ 1.1: Mô hình hệ thống quản lý HL