1. Vấn đề nghiên cứu
Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán (Audit Expectation Gap-AEG1) được hiểu
một cách chung nhất là “sự khác biệt giữa những gì công chúng kỳ vọng từ nghề
nghiệp kiểm toán và những gì mà nghề nghiệp kiểm toán thực sự có thể cung cấp”
(Jennings & cộng sự 1993). AEG xuất hiện và tồn tại song hành cùng với quá trình
hình thành và phát triển của nghề nghiệp kiểm toán, là thuật ngữ được sử dụng khá
phổ biến trong lĩnh vực nghiên cứu về kiểm toán từ đầu thập niên 70 của Thế kỷ
trước trong bối cảnh uy tín và danh tiếng của nghề nghiệp kiểm toán bị sụt giảm
đáng kể do KTV không phát hiện được gian lận tại các khách hàng kiểm toán trước
khi nó sụp đổ, phá sản hoặc bị điều tra. Thuật ngữ này được đề cập lần đầu tiên
trong nghiên cứu của Liggo (1974) và sau đó, AEG trở thành đối tượng nghiên cứu
không chỉ trong lĩnh vực học thuật mà còn bao gồm cả giới nghề nghiệp. Đến nay,
có rất nhiều nghiên cứu, luận án, bài báo khoa học liên quan đến chủ để này xoay
quanh các mục đích chính như (i) nghiên cứu nhằm làm rõ bản chất của AEG qua
việc tìm hiểu, giải thích và xây dựng khái niệm khoảng cách kỳ vọng kiểm toán,
điển hình như nghiên cứu của Liggio (1974), AICPA (1993); Humphrey & cộng sự
(1993); Porter (1993, 2004, 2012); (ii) nghiên cứu thực nghiệm tiến hành khảo sát sự
tồn tại khoảng cách kỳ vọng, điển hình là nghiên cứu của Lee (1970); Beck (1972);
Humphrey & cộng sự (1993); nhằm giải thích liệu các yếu tố kinh tế, chính trị,
văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới AEG không?.; (iii) các nghiên cứu nhằm xác định
các yếu tố đóng góp tạo nên khoảng cách kỳ vọng, tiêu biểu như nghiên cứu của
Davidson (1975); Humphrey & cộng sự (1992); Sikka & cộng sự (1992); Humphrey
(1997) ; (iv) nghiên cứu khảo sát tác động của các giải pháp nhằm thu hẹp AEG,
điển hình là các nghiên cứu của Beck (1973); Nair & Rittenberg (1987); Hatherly
(1991); Monroe & Woodliff (1993)
249 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán: trách nhiệm kiểm toán viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌCNGUYỄN KHÁNH DUNG
NGUYỄN NGỌC KHÁNH DUNG
NGHIÊN CỨU
KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN:
TRÁCH NHIỆM KIỂM TOÁN VIÊN TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC KHÁNH DUNG
NGHIÊN CỨU
KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN:
TRÁCH NHIỆM KIỂM TOÁN VIÊN TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM
Ngành: Kế toán
Mã số: 62.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS: BÙI VĂN DƯƠNG
TS. NGUYỄN XUÂN THÀNH
PGS.TS. BÙI VĂN DƯƠNG
TS. PHẠM XUÂN THÀNH
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả những tài liệu
tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo. Các số liệu
và kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tên tác giả
Nguyễn Ngọc Khánh Dung
ii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lờì cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
PHẦN GIỚI THIỆU ......................................................................................................1
1. Vấn đề nghiên cứu .....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu. .................................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................5
5. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu ........................................................................5
6. Đóng góp mới của Luận án .....................................................................................10
7. Cấu trúc của Luận án ...............................................................................................12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VỀ KHOẢNG CÁCH
KỲ VỌNG KIỂM TOÁN .....................................................................................................13
1.1. Các nghiên cứu liên quan đến AEG .....................................................................13
1.1.1. Các nghiên cứu nhằm đích chính xây dựng định nghĩa về AEG. .................. 14
1.1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm khẳng định tồn tại AEG. ................................. 18
1.1.3. Các nghiên cứu xác định các yếu tố cấu thành AEG. .................................... 29
1.1.4. Các nghiên cứu đo lường mức độ AEG. ........................................................ 36
1.1.5. Các nghiên cứu về AEG ở Việt Nam. ............................................................ 41
1.2. Kết quả và hạn chế từ các nghiên cứu trước .........................................................43
1.2.1. Kết quả nghiên cứu về AEG. ......................................................................... 43
1.2.2. Hạn chế trong các nghiên cứu về AEG. ......................................................... 45
1.3. Khe hổng trong nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán .........................46
Kết luận chương 1 .......................................................................................................47
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................48
2.1. Lý thuyết về AEG trong kiểm toán ......................................................................48
2.1.1. Lược sử hình thành và phát triển AEG .......................................................... 48
2.1.2. Khái niệm AEG.............................................................................................. 52
iii
2.1.3. Bản chất và cấu trúc của AEG ....................................................................... 57
2.1.3.1. Mô hình cấu trúc khái niệm AEG của MacDonald. ................................ 58
2.1.3.2. Mô hình cấu trúc khái niệm AEG của Porter. ......................................... 59
2.1.3.3. Mô hình cấu trúc khái niệm AEG của Turner. ........................................ 61
2.1.3.4. Mô hình cấu trúc AEG Al-Alimi và Katdare. ......................................... 62
2.2. Lý thuyết nền giải thích tồn tại AEG và mô hình khái niệm sử dụng trong nghiên
cứu . ...................................................................................................................................... 63
2.2.1. Lý thuyết vai trò............................................................................................. 63
2.2.2. Lý thuyết ủy nhiệm. ....................................................................................... 64
2.2.3. Lý thuyết hồi ứng của người đọc. .................................................................. 65
2.2.4. Lý thuyết niềm tin tín thác (Theory of Inspired Confidence). ....................... 66
2.3. Mô hình khái niệm sử dụng trong luận án. ........................................................... 68
Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 69
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 70
3.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 70
3.1.1. Nghiên cứu định tính. .................................................................................... 74
3.1.1.1. Phân tích nội dung văn bản ..................................................................... 74
3.1.1.2. Thiết kế bảng khảo sát ............................................................................ 78
3.1.1.3. Khảo sát thử ............................................................................................ 83
3.1.2. Nghiên cứu định lượng .................................................................................. 86
3.1.2.1. Đối tượng khảo sát .................................................................................. 86
3.1.2.2. Khung chọn mẫu và kích thước mẫu ...................................................... 88
3.1.2.3. Phương pháp chọn mẫu ........................................................................... 90
3.1.2.4. Thực hiện khảo sát .................................................................................. 90
3.1.2.5. Quy trình phân tích dữ liệu ..................................................................... 91
3.2. Khung phân tích kết quả khảo sát. ....................................................................... 98
Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 101
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............ 102
4.1. Xác định trách nhiệm KTV cấu thành nên khoảng cách kỳ vọng - hiện thực .... 102
4.1.1. Trách nhiệm KTV - thành phần khoảng cách hợp lý .................................. 102
4.1.1.1. Trách nhiệm KTV nên thực hiện .......................................................... 102
4.1.1.2. Trách nhiệm hợp lý của KTV ............................................................... 107
iv
4.1.1.3. Trách nhiệm kỳ vọng bất hợp lý của KTV ............................................108
4.1.2 Trách nhiệm hợp lý cần bổ sung - thành phần khoảng cách hoàn thiện chuẩn
mực .................................................................................................................................. 114
4.1.2.1. Mức độ hiểu biết về trách nhiệm hiện hành của KTV ..........................117
4.1.2.2. Khoảng cách hiểu biết về trách nhiệm hiện hành của KTV. .................121
4.1.3. TNKT không đạt yêu cầu cần tăng cường - thành phần khoảng cách tăng
cường kết quả. ................................................................................................................. 124
4.1.4. Trách nhiệm KTV - Thành phần khoảng cách dịch vụ. ............................... 128
4.2. Xác định và đo lường mức độ khoảng cách của các thành phần cấu thành AEG
.............................................................................................................................................129
4.2.1. Xác định các thành phần khoảng cách kỳ vọng – hiện thực và ảnh hưởng của
khoảng cách hiểu biết. ..................................................................................................... 129
4.2.2. Đo lường mức độ của từng thành phần cấu thành khoảng cách kỳ vọng – hiện
thực. ................................................................................................................................. 130
4.3. Ảnh hưởng của các nhóm nghề nghiệp đến các TNKT cấu thành các thành phần
AEG. ...................................................................................................................................136
4.3.1. Ảnh hưởng của nhóm nghề nghiệp đến khoảng cách hợp lý. ...................... 138
4.3.2. Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực ........ 146
4.3.3. Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến khoảng cách tăng cường kết quả kiểm toán
......................................................................................................................................... 154
Kết luận chương 4 .....................................................................................................157
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH...........................................158
5.1. Kết quả chính ......................................................................................................158
5.1.1. Kết quả xác định trách nhiệm KTV cấu thành AEG ................................... 158
5.1.2. Cấu trúc và mức độ AEG ............................................................................. 159
5.1.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng nghề nghiệp đối với các TNKT cấu thành nên
các thành phần của AEG. ................................................................................................ 159
5.2. Kết luận và hàm ý chính sách .............................................................................161
5.2.1. Kết luận ........................................................................................................ 161
5.2.2. Một số hàm ý chính sách ............................................................................. 163
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. ............................................................167
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................169
Phụ lục 01: Các nghiên cứu trước liên quan tới AEG ...............................................177
v
Phụ lục 02: Trách nhiệm hiện hành theo luật và chuẩn mực hiện hành .................... 187
Phụ lục 03: Phiếu khảo sát ........................................................................................ 196
Phụ lục 04: Kết quả kiểm định Chi - Square ............................................................. 203
vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
AEG Audit Expectation Gap Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán
hoặc khoảng cách kỳ vọng – hiện
thực
AICPA American Institute of Certified
Public Accountants
Hội Kế toán viên công chứng Hoa
Kỳ
ASCPA Australian Society of Certified
Practising Accountants
Hội Kế toán viên công chứng Úc
BCTC Financial Statement Báo cáo tài chính
BCKT Audit Report Báo cáo kiểm toán
CTNY Law on State Audit Công ty niêm yết
ISA International Standard Audit Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
KHKT Audit’Client Khách hàng kiểm toán
KSNB Internal Control Kiểm soát nội bộ
KTV Auditor Kiểm toán viên
NĐT Investor Nhà đầu tư
NZ New Zealand New Zealand
SEC Securities and Exchange
Comission
Ủy ban chứng khoán và hối đoái
Mỹ
TĐ Thang đo
TNKT Auditor’ responsibility Trách nhiệm kiểm toán
TTTC Financial Market Thị trường tài chính
VSA Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
UK United Kingdom Vương quốc Anh
Nhóm TT (Nhóm 3) Nhóm có lợi ích trực tiếp
Nhóm GT (Nhóm 4) Nhóm có lợi ích gián tiếp
3 nhóm KHKT,
Nhóm TT, Nhóm GT
User of Audit Report Người sử dụng BCKT hoặc công
chúng
4 nhóm khảo sát Xã hội
vii
ĐỊNH NGHĨA VỀ CÁC THÀNH PHẦN AEG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
(1) Khoảng cách dịch vụ là khoản cách tồn tại khi KTV cung cấp các trách
nhiệm kiểm mà công chúng không yêu cầu hoặc kỳ vọng (do KTV không hiểu được
kỳ vọng của người sử dụng dịch vụ kiểm toán dẫn đến cung cấp các dịch vụ không
cần thiết).
(2) Khoảng cách hợp lý được định nghĩa là sự khác biệt giữa “kỳ vọng của
công chúng đối với TNKT KTV nên thực hiện và kỳ vọng hợp lý của công chúng
đối với TNKT KTV có thể và có khả năng thực hiện”
(3) Khoảng cách hiện thực được định nghĩa là sự khác biệt giữa “kỳ vọng
hợp lý của công chúng đối với TNKT KTV có thể và có khả năng thực hiện và nhận
thức của công chúng về kết quả thực hiện của KTV” Trong đó, khoảng cách hiện
thực gồm hai thành phần:
- Khoảng cách hoàn thiện chuẩn mực (chuẩn mực hạn chế): khoảng cách
giữa “kỳ vọng hợp lý của công chúng đối với TNKT KTV có thể và có khả năng
thực hiện và trách nhiệm hiện tại của KTV theo chuẩn mực nghề nghiệp và quy định
liên quan”.
- Khoảng cách tăng cường kết quả (kết quả hạn chế): khoảng cách giữa
nhiệm vụ hiện tại của KTV theo quy định và kết quả thực hiện của KTV được công
chúng nhận thức và đánh giá;
- Trách nhiệm kiểm toán KTV có thể và có khả năng thực hiện bao gồm hai
điều kiện cần và đủ. Điều kiện cần là, KTV có thể thực hiện được các trách nhiệm
mà công chúng cho rằng nên thực hiện nhằm sử dụng cho việc xác định trách nhiệm
kiểm toán được kỳ vọng hợp lý. Điều kiện đủ là trách nhiệm kiểm toán, KTV có khả
năng thực hiện thể hiện quan điểm của nghề nghiệp kiểm toán đối với trách nhiệm
được công chúng kỳ vọng hợp lý.
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Kỳ vọng không hợp lý đối với trách nhiệm KTV ..................................... 39
Bảng 1.2. Trách nhiệm kiểm toán không đáp ứng được yêu cầu của công chúng .... 41
Bảng 3.1. Nội dung và thang đo khảo sát.................................................................. 81
Bảng 3.2. Đối tượng khảo sát AEG ........................................................................... 88
Bảng 3.3. Nhóm khảo sát và tỷ lệ phản hồi của mỗi nhóm ....................................... 90
Bảng 3.4. Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá ....................................................... 97
Bảng 4.1. Kỳ vọng của công chúng về TNKT KTV nên thực hiện ........................ 103
Bảng 4.2. TNKT được kỳ vọng hợp lý và bất hợp lý ............................................. 111
Bảng 4.3. Mức độ hiểu biết về TNKT hiện hành .................................................... 118
Bảng 4.4. Khoảng cách hiểu biết của từng nhóm .................................................... 122
Bảng 4.5. Đánh giá kết quả thực hiện trách nhiệm hiện hành của KTV ................. 126
Bảng 4.6. Mức độ đóng góp của mỗi TNKT vào khoảng cách hiểu biết................ 127
Bảng 4.7. Mức độ đóng góp của từng thành phần trong AEG ở Việt Nam ............ 131
Bảng 4.8. Mối quan hệ giữa mức độ hiểu biết, lợi ích và AEG .............................. 137
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định quan hệ giữa nghề nghiệp với khoảng cách hợp lý .. 139
Bảng 4.10, Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa nghề nghiệp với khoảng cách hoàn
thiện chuẩn mực ...................................................................................................... 147
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa nghề nghiệp và quan điểm đánh giá
kết quả công việc của KTV ..................................................................................... 155
Bảng 5.1. Nguyên nhân cấu thành nên các thành phần AEG. ................................ 163
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình cấu trúc khái niệm AEG của Ủy ban MacDonald ...................... 59
Hình 2.2: Mô hình cấu trúc khái niệm khoảng cách kỳ vọng – hiện thực của Porter
(1993) ........................................................................................................................ 61
Hình 2.3: Mô hình cấu trúc khái niệm khoảng cách kỳ vọng kiểm toán của Al-Alimi
& Katdare .................................................................................................................. 63
Hình 3.1: Khung nghiên cứu ..................................................................................... 73
Hình 3.2: Khung phân tích TNKT cấu thành AEG ................................................. 100
Hình 4.1: Cấu trúc AEG ở Việt Nam ...................................................................... 135
Hình 5.1: Hàm ý về giải pháp thu hẹp AEG ........................................................... 165
1
PHẦN GIỚI THIỆU
1. Vấn đề nghiên cứu
Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán (Audit Expectation Gap-AEG1) được hiểu
một cách chung nhất là “sự khác biệt giữa những gì công chúng kỳ vọng từ nghề
nghiệp kiểm toán và những gì mà nghề nghiệp kiểm toán thực sự có thể cung cấp”
(Jennings & cộng sự 1993). AEG xuất hiện và tồn tại song hành cùng với quá trình
hình thành và phát triển của nghề nghiệp kiểm toán, là thuật ngữ được sử dụng khá
phổ biến trong lĩnh vực nghiên cứu về kiểm toán từ đầu thập niên 70 của Thế kỷ
trước trong bối cảnh uy tín và danh tiếng của nghề nghiệp kiểm toán bị sụt giảm
đáng kể do KTV không phát hiện được gian lận tại các khách hàng kiểm toán trước
khi nó sụp đổ, phá sản hoặc bị điều tra. Thuật ngữ này được đề cập lần đầu tiên
trong nghiên cứu của Liggo (1974) và sau đó, AEG trở thành đối tượng nghiên cứu
không chỉ trong lĩnh vực học thuật mà còn bao gồm cả giới nghề nghiệp. Đến nay,
có rất nhiều nghiên cứu, luận án, bài báo khoa học liên quan đến chủ để này xoay
quanh các mục đích chính như (i) nghiên cứu nhằm làm rõ bản chất của AEG qua
việc tìm hiểu, giải thích và xây dựng khái niệm khoảng cách kỳ vọng kiểm toán,
điển hình như nghiên cứu của Liggio (1974), AICPA (1993); Humphrey & cộng sự
(1993); Porter (1993, 2004, 2012); (ii) nghiên cứu thực nghiệm tiến hành khảo sát sự
tồn tại khoảng cách kỳ vọng, điển hình là nghiên cứu của Lee (1970); Beck (1972);
Humphrey & cộng sự (1993); nhằm giải thích liệu các yếu tố kinh tế, chính trị,
văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới AEG không?.; (iii) các nghiên cứu nhằm xác định
các yếu tố đóng góp tạo nên khoảng cách kỳ vọng, tiêu biểu như nghiên cứu của
Davidson (1975); Humphrey & cộng sự (1992); Sikka & cộng sự (1992); Humphrey
(1997); (iv) nghiên cứu khảo sát tác động của các giải pháp nhằm thu hẹp AEG,
điển hình là các nghiên cứu của Beck (1973); Nair & Rittenberg (1987); Hatherly
(1991); Monroe & Woodliff (1993).
Phạm vi khảo sát AEG không chỉ bó hẹp trong biên giới quốc gia mà mở
rộng sang các châu lục khác nhau. Thoạt đầu, bất cứ ai quan tâm hoặc có chút hiểu
1
Có hai định nghĩa về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu hàn lâm.
Theo đó có hai thuật ngữ được sử dụng để chỉ khác biệt này. Một là khoảng cách kỳ vọng kiểm toán (AEG)
và hai là khoảng cách kỳ vọng - hiện thực (PAEG). Nghiên cứu này sử dụng thuật ngữ khoảng cách kỳ vọng
kiểm toán (AEG) đề cập đến khoảng cách kỳ vọng – hiện thực kiểm toán theo định nghĩa của Porter
2
biết về kiểm toán đều cho rằng, AEG luôn tồn tại bởi chúng phụ thuộc vào nhận
thức, quan điểm, mong muốn của mỗi cá nhân dưới các góc nhìn khác nhau. Do đó,
chúng thuộc về chức năng kiểm toán (Gay 1998; Schelluch & Baines 1998). Một số
khác khẳng định rằng AEG có tác động bất lợi tới nghề nghiệp kiểm toán (Sikka &
cộng sự 1998; Idris & Ojemen 2010). Trước hết, AEG có thể gây phương hại trên
phương diện lợi ích của nhà đầu tư, chính trị gia nói riêng và công chúng n