Vai trò quan trọng của KSNB trong quản trị doanh nghiệp trong việc ổn định,
phát triển DN đã được ghi nhận trong các nghiên cứu trước đây trên bình diện toàn thế
giới và ở Việt Nam. Các học giả nghiên cứu cho rằng một hệ thống KSNB giúp giảm
rủi ro, đảm bảo độ tin cậy của BCTC, tuân thủ luật pháp và quy định (Spira, 2003). Thế
giới đã chứng kiến rất nhiều gian lận trong BCTC được công bố như Tập đoàn Năng
lượng Enron, vụ phá sản của Tập đoàn Viễn thông Worldcom, Tập đoàn bán lẻ lớn thứ
2 nước Mỹ Kmark. Các gian lận này đã dẫn tới thiệt hại tài chính rất lớn đối với các
nhà đầu tư, và đặc biệt nó dẫn tới phá sản của DN, sa thải hàng chục ngàn nhân viên mỗi
năm. Sự gia tăng các thất bại trong kinh doanh và số lượng lớn các gian lận được công
bố rộng rãi đã khiến các DN chú trọng hơn vào KSNB của họ, tương ứng với từng bối
cảnh của DN. Đứng trước vấn đề này, Mỹ đã ban hành đạo luật Sarbanes-Oxley năm
2002, Điều 404 yêu cầu bắt buộc các DN niêm yết phải có báo cáo đánh giá tính hữu
hiệu của KSNB. Ban lãnh đạo DN chịu áp lực ngày càng gia tăng để tăng cường tính
hữu hiệu của KSNB, truyền đạt tính hữu hiệu này đến Ban Giám đốc và cổ đông (Sutton,
2006). Ban lãnh đạo phải chịu trách nhiệm thiết kế và duy trì tính hữu hiệu KSNB của
DN. Do các yêu cầu gia tăng, ban lãnh đạo có thêm trách nhiệm đánh giá, kiểm tra và
báo cáo hàng năm về KSNB của DN. Theo đó, các kiểm toán viên bên ngoài cũng chịu
trách nhiệm kiểm toán các xác nhận quản lý về tính hữu hiệu của KSNB và họ phải đưa
ra kết luận độc lập của riêng mình (Ramos, 2004).
Ngoài ra, các đối tác của DN như kiểm toán viên, nhà cung cấp và khách hàng,
Chính phủ và xã hội cũng quan tâm đến KSNB vì vấn đề này có thể ảnh hưởng đến sự
tin cậy trong báo cáo, trách nhiệm và hình thức tổ chức của DN (Rittenberg và
Schwieger, 2001). Mặc dù thực tế cho thấy KSNB là một yếu tố rất quan trọng ảnh
hưởng đến DN, nhưng các bằng chứng về tính hữu hiệu của cấu trúc KSNB trong môi
trường tổ chức gần như không tồn tại và vẫn còn là chủ đề tương đối chưa được các nhà
khoa học tập trung nghiên cứu nhiều (Kinney, 2000). Trong khi các tài liệu chuyên môn
về KSNB đã đạt được tiến bộ trong việc phát triển các khung kiểm soát quốc tế, nhưng
cho đến nay số lượng nghiên cứu KSNB vẫn chưa được nhiều.
Trong ngữ cảnh Việt Nam, các DNBHPNT Việt Nam đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế. Bảo hiểm với tư cách là một loại hình dịch vụ tài chính và là một trong
những cơ chế đảm bảo an sinh xã hội trong nền kinh tế như chuyển giao rủi ro, kích2
thích tiết kiệm, đầu tư phát triển kinh tế và gián tiếp tạo công ăn việc làm cho các ngành
nghề khác. Theo số liệu thống kê của Cục quản lý giám sát BH năm 2020, thị trường
BH Việt Nam hiện nay đã có 71 DNBH, trong đó số lượng DN môi giới BH là 19, DN
tái bảo hiểm 2, DNBH nhân thọ 18, DNBHPNT 32; tổng tài sản toàn thị trường ước đạt
573.225 tỷ đồng và tổng doanh thu phí BH toàn thị trường ước đạt 185.960 tỷ đồng, với
kỳ vọng của Cục quản lý giám sát BH thị trường BH đạt tốc độ tăng trưởng trên 16,09%.
Tuy nhiên, mặc dù đạt được tốc độ tăng trưởng cao tiềm năng thị trường trường BH Việt
Nam phi nhân thọ vẫn còn ”bỏ ngỏ”.
237 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
TRỊNH VIẾT GIANG
NGHIÊN CỨU KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
PHI NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN
HÀ NỘI – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
TRỊNH VIẾT GIANG
NGHIÊN CỨU KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
PHI NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích
Mã số: 9340301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Mạnh Dũng
HÀ NỘI – 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm quy định liêm chính học thuật trong nghiên cứu khoa học của Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân.
Hà Nội, ngày.. tháng.. năm 2022
Nghiên cứu sinh
Trịnh Viết Giang
Trịnh Viết Giang
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà khoa học của
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là các thầy/cô trong Ban Giám hiệu, Viện
Kế toán - Kiểm toán, Viện Đào tạo Sau Đại học đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện
đế tôi lĩnh hội được những kiến thức, những kinh nghiệm vô cùng quý giá đế tôi hoàn
thiện nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Mạnh Dũng đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện luận án. Những nhận xét, đánh giá của các
thầy, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên
cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không chỉ cho việc thực hiện
đề tài này mà cả trong các nghiên cứu sau này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo và các đồng nghiệp thuộc
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, nơi tôi đang công tác đã luôn động viên và tạo
điều kiện cho tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ tình cảm sâu sắc nhất tới gia đình và bạn bè đã
luôn cổ vũ và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................. x
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................... 1
1.1. Lý do lựa chọn đề tài ...................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
1.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
1.6. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................ 6
1.7. Kết cấu của đề tài ........................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................. 8
2.1. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................... 8
2.1.1. Các nghiên cứu về thành phần kiểm soát nội bộ............................................ 8
2.1.2. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát nội bộ ............................ 9
2.1.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ...... 23
2.1.4. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 30
2.2. Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 31
2.2.1. Kiểm soát nội bộ .......................................................................................... 31
2.2.2. Các lý thuyết nền tảng .................................................................................. 46
2.3. Mô hình nghiên cứu lý thuyết ..................................................................... 51
2.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ..... 51
2.3.2. Mô hình nghiên cứu lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu........................... 54
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 61
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 62
3.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 62
3.2. Nghiên cứu định tính .................................................................................... 63
3.2.1. Mục đích nghiên cứu định tính .................................................................... 63
3.2.2. Đối tượng nghiên cứu định tính ................................................................... 64
iv
3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................... 66
3.3. Mô hình, thang đo và giả thuyết nghiên cứu ............................................. 74
3.3.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 74
3.3.2. Các biến, thang đo điều chỉnh ...................................................................... 74
3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức ............................................................. 86
3.4.1. Mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu ............................................................ 86
3.4.2. Thu thập và phân tích dữ liệu ....................................................................... 86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 88
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 89
4.1. Khái quát về các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam ..... 89
4.1.1. Giới thiệu chung về bảo hiểm phi nhân thọ ................................................. 89
4.1.2. Quy mô thị trường ........................................................................................ 90
4.1.3. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ ............................................. 91
4.1.4. Hoạt động tái bảo hiểm ................................................................................ 94
4.1.5. Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm ...................................... 95
4.1.6. Thực trạng kiểm soát nội bộ của các DNBHPNT tại Việt Nam .................. 96
4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................... 102
4.3. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo............................................... 104
4.4. Kết quả phân tích nhân tố khám phá ....................................................... 106
4.5. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định ..................................................... 107
4.6. Ảnh hưởng các nhân tố đến thành phần kiểm soát nội bộ, và tính hữu hiệu
kiểm soát nội bộ ................................................................................................. 109
4.7. Kiểm định sự khác biệt về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ theo nhóm
doanh nghiệp ...................................................................................................... 113
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 116
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................. 117
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................... 117
5.1.1. Ảnh hưởng công nghệ thông tin đến thành phần kiểm soát nội bộ ........... 117
5.1.2. Ảnh hưởng của chiến lược kinh doanh đến thành phần kiểm soát nội bộ . 118
5.1.3. Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến thành phần kiểm soát nội bộ ........... 120
5.1.4. Ảnh hưởng nhận thức về sự không chắc chắn môi trường doanh nghiệp đến
thành phần kiểm soát nội bộ ................................................................................ 121
5.1.5. Ảnh hưởng của cấu trúc tổ chức đến thành phần kiểm soát nội bộ ........... 122
5.1.6. Ảnh hưởng của thành phần kiểm soát nội bộ đến tính hữu hiệu của kiểm soát
nội bộ .................................................................................................................... 123
v
5.1.7. Sự khác biệt của quy mô vốn điều lệ, loại hình hoạt động, thời gian hoạt động
đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ ............................................................... 124
5.2. Khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu đối với nhà quản trị ...................... 125
5.2.1. Khuyến nghị về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin ...................... 125
5.2.2. Khuyến nghị về chiến lược kinh doanh ..................................................... 126
5.2.3. Khuyến nghị về văn hóa doanh nghiệp ...................................................... 128
5.2.4. Khuyến nghị về nhận thức về sự không chắc chắn môi trường doanh nghiệp . 130
5.2.5. Khuyến nghị về cấu trúc tổ chức ............................................................... 131
5.2.6. Khuyến nghị về nâng cao tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ .................. 132
5.2.7. Khuyến nghị về quy mô vốn điều lệ, thời gian hoạt động và hình thức sở
hữu ....................................................................................................................... 135
5.3. Khuyến nghị Cơ quan nhà nước và Hiệp hội nghề nghiệp ..................... 135
5.3.1. Khuyến nghị với Bộ Tài chính và Cục giám sát bảo hiểm ........................ 135
5.3.2. Khuyến nghị với Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam ..................... 138
5.4. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo ............... 138
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 140
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................. 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 143
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 161
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Tên tiếng Anh Tiếng Việt
AAA American Accounting Association Hiệp hội kế toán Hoa kỳ
AICPA
American Institute of Certified
Public Accountants
Hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ
AMOS Analysis of Moment Structures
Phần mềm phân tích cấu trúc tuyến
tính
BCTC Financial Statements Báo cáo tài chính
BH Insurance Bảo hiểm
BKS Control Committee Ban kiểm soát
CFA Comfirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định
CFI Comparative Fit Index Chỉ số thích họp so sánh
CMIN/df Chi-Square/df
Chỉ số Chi-Square điều chỉnh theo
bậc tự do
CNTT Information Technology Công nghệ thông tin
COBIT
Control Objectives for Information
and Related Technology
Các mục tiêu kiểm soát trong thông
tin và công nghệ liên quan
COCO Criteria of Control Committee Tiêu chuẩn của Ủy ban kiểm soát
COSO
Committee of Sponsoring
Organizations of the Treadway
Commission
Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa
kỳ về chống gian lận
DN Enterprise/Firm Doanh nghiệp
DNBH Insurance Company Doanh nghiệp bảo hiểm
DNBHPNT Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá
FEI Financial Executives Institute Hiệp hội quản trị viên tài chính
HĐQT Hội đồng quản trị
IAASB
International Auditing Standards
and Assurance Services Committee
Ủy ban Chuẩn mực Kiểm toán và các
Dịch vụ đảm bảo quốc tế
ICE Internal control evaluation Đánh giá kiểm soát nội bộ
IFAC
International Federation of
Accountants
Liên đoàn Kế toán Quốc tế
IIA The Institute of Internal Auditors Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ
IMA
The Institute of Management
Accountants
Hiệp hội kế toán quản trị
vii
Viết tắt Tên tiếng Anh Tiếng Việt
INTOSAI
International Organization of
Supreme Audit Institutions
Tổ chức tối cao của kiểm toán Nhà
nước
ISA International Standards on Auditing Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
KMO
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of
Sampling Adequacy index
Chỉ số xem xét sự thích họp của EFA
KS Control Kiểm soát
KSNB Internal Control Kiểm soát nội bộ
KTNB Internal Audit Kiểm toán nội bộ
NĐ Decree Nghị định
NHTM Commercial Banks Ngân hàng thương mại
QĐ Decision Quyết định
RMSEA
Root Mean Square Error
Approximation
Khai căn trung bình số gần đúng bình
phương
SEC Security Exchange Commission Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ
SEM Structural Equation Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính
SOX Sarbanes - Oxley Act Đạo luật Sarbanes - Oxley
SPSS
Statistical Product and Services
Solutions
Phần mềm thống kê dùng trong
nghiên cứu khoa học xã hội
TBH Reinsurance Tái bảo hiểm
TT Circular Thông tư
VSA Vietnamese Standards on Auditing Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Khác biệt giữa tổ chức cơ học và tổ chức hữu cơ ......................................... 18
Bảng 3.1: Đối tượng phỏng vấn sâu .............................................................................. 65
Bảng 3.2: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến thành phần KSNB ............... 66
Bảng 3.3: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tính hữu hiệu KSNB ............ 67
Bảng 3.4: Thang đo biến “kiêm nhiệm HĐQT và Giám đốc” ...................................... 75
Bảng 3.5: Thang đo biến “chiến lược kinh doanh” ....................................................... 75
Bảng 3.6: Thang đo biến “cấu trúc của tổ chức” ........................................................... 77
Bảng 3.7: Thang đo biến “nhận thức về sự không chắc chắn về môi trường” .............. 78
Bảng 3.8: Thang đo biến “văn hóa tổ chức” ................................................................. 79
Bảng 3.9: Thang đo biến “công nghệ thông tin” ........................................................... 81
Bảng 3.10: Thang đo biến “môi trường kiểm soát” ...................................................... 81
Bảng 3.11: Thang đo biến “đánh giá rủi ro” ................................................................. 82
Bảng 3.12: Thang đo biến “hoạt động kiểm soát” ........................................................ 83
Bảng 3.13: Thang đo biến “thông tin và truyền thông” ................................................ 83
Bảng 3.14: Thang đo biến “giám sát” ........................................................................... 84
Bảng 3.15: Thang đo biến phụ thuộc “tính hữu hiệu KSNB” ....................................... 85
Bảng 4.1: Doanh thu phí BH và thị phần theo lĩnh vực giai đoạn 2019 - 2020 ............ 91
Bảng 4.2: Số tiền bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ giai đoạn 2016 – 2020 ............... 93
Bảng 4.3: Số tiền bồi thường BHPNT theo nghiệp vụ giai đoạn 2019 – 2020 ............. 93
Bảng 4.4: Tổng dự phòng nghiệp vụ BH phi nhân thọ giai đoạn 2016 – 2020 ............. 94
Bảng 4.5: Hoạt động tái bảo hiểm giai đoạn 2016 – 2020 ............................................ 94
Bảng 4.6: Cơ cấu danh mục đầu tư của các DNBH năm 2020 ..................................... 96
Bảng 4.7: Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................................... 102
Bảng 4.8: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 1 ......................... 110
Bảng 4.9: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 2 ......................... 112
Bảng 4.10: Mức độ tác động các nhân tố đến KSNB và các TP của KSNB .............. 112
Bảng 4.11: Kết quả phân tích cấu trúc SEM có tham gia biến kiểm soát ................... 114
Bảng 4.12: Kết quả phân tích giá trị trung bình và độ lệch chuẩn các nhóm .............. 114
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 55
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 63
Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức ................................................................... 74
x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Thị phần doanh thu phí BH năm 2020 ....................................................... 91
Biểu đồ 4.2: Doanh thu phí BH gốc theo nghiệp vụ giai đoạn 2019 – 2020 ................ 92
Biểu đồ 4.3: Cơ cấu doanh thu phí BH gốc theo nghiệp vụ năm 2020 ......................... 92
Biểu đồ 4.4: Tốc độ tăng trưởng dự phòng nghiệp vụ giai đoạn 2016 – 2020 .............. 94
Biểu đồ 4.5: Doanh thu phí BHPNT giữ lại giai đoạn 2019 – 2020 .............................. 95
Biểu đồ 4.6: Cơ cấu danh mục đầu tư của DNBH phi nhân thọ ................................... 96
xi
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1: Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA ............................................... 109
Hình 4.2: Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 1 ...................................................... 110
Hình 4.3: Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 2 ...................................................... 111
Hình 4.4: Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM có thêm biến kiểm soát ......................... 114
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Vai trò quan trọng của KSNB trong quản trị doanh nghiệp trong việc ổn định,
phát triển DN đã được ghi nhận trong các nghiên cứu trước đây trên bình diện toàn thế
giới và ở Việt Nam. Các học giả nghiên cứu cho rằng một hệ thống KSNB giúp giảm
rủi ro, đảm bảo độ tin cậy của BCTC, tuân thủ luật pháp và quy định (Spira, 2003). Thế
giới đã chứng kiến rất nhiều gian lận trong BCTC được công bố như Tập đoàn Năng
lượng Enron, vụ phá sản của Tập đoàn Viễn thông Worldcom, Tập đoàn bán lẻ lớn thứ
2 nước Mỹ Kmark... Các gian lận này đã dẫn tới thiệt hại tài chính rất lớn đối với các
nhà đầu tư, và đặc biệt nó dẫn tới phá sản của DN, sa thải hàng chục ngàn nhân viên mỗi
năm. Sự gia tăng các thất bại trong kinh doanh và số lượng lớn các gian lận được công
bố rộng rãi đã khiến các DN chú trọng hơn vào KSNB của họ, tương ứng với từng bối
cảnh của DN. Đứng trước vấn đề này, Mỹ đã ban hành đạo luật Sarbanes-Oxley năm
2002, Điều 404 yêu cầu bắt buộc các DN niêm yết phải có báo cáo đánh giá tính hữu
hiệu của KSNB. Ban lãnh đạo DN chịu áp lực ngày càng gia tăng để tăng cường tính
hữu hiệu của KSNB, truyền đạt tính hữu hiệu này đến Ban Giám đốc và cổ đông (Sutton,
2006). Ban lãnh đạo phải chịu trách nhiệm thiết kế và duy trì tính hữu hiệu KSNB của
DN. Do các yêu cầu gia tăng, ban lãnh đạo có thêm tr