Luận án Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu

Tính cấp thiết Các hiểm họa khí hậu và thiên tai đang ngày càng tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng trên toàn thế giới. Những thiên tai như lũ lụt, hạn hán, gia tăng mực nước biển và các hiện tượng cực đoan khác luôn gây khó khăn cho đời sống, có tác động trầm trọng hơn đến bộ phận dân cư. Thiệt hại thường xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giao thông, công nghiệp, du lịch và do vậy ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra còn là những chi phí xã hội về dịch bệnh, mất chỗ ở và thất nghiệp. Hà Nội không tránh khỏi tác động của các hiểm họa thiên tai này, đặc biệt là hạn hán, lũ lụt. Có thể nhận thấy khả năng dễ bị tổn thương của Hà Nội trước úng lụt qua đợt mưa to bất thường vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2008. Mực nước của các hồ chứa vượt quá mức lũ thiết kế, mưa lớn đã gây ngập úng trên diện rộng và làm thiệt hại 54.356 ha hoa màu vụ đông, 9.407 ha đất nuôi trồng thủy sản và 2.718 ha lúa mùa muộn. Gần 100.000 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp của ngập úng, đồng thời toàn bộ cư dân thành phố bị tác động gián tiếp qua việc đình trệ giao thông. Ngoài ra, từ năm 2004 đến nay mực nước sông Hồng vào vụ xuân thường xuyên duy trì thấp, chỉ có vài đợt xả từ hồ Hoà Bình có thể duy trì mực nước trên +2,0 m tại Hà Nội, còn lại đều thấp hơn và có những thời điểm chỉ còn thấp dưới +1,0 m (ngày 27/2/2010, mực nước sông Hồng tại Hà Nội đã xuống thấp đến mức lịch sử là +0,1 m)

pdf83 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1085 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp tôi được: Các Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư phát triển thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã cho phép tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu các số liệu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành kế hoạch đúng tiến độ và chất lượng yêu cầu. Bên cạnh đó có sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, của thầy cô và các bạn học viên thuộc chuyên ngành Kinh tế - Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường - trường Đại học Thuỷ lợi. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TSKH. Nguyễn Trung Dũng. Cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước những sự giúp đỡ quý báu trên! Hà Nội, tháng 12/2010 Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 6 Tính cấp thiết ..................................................................................................................... 6 Mục tiêu của đề tài ............................................................................................................ 7 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 7 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 8 Thu thập số liệu và thông tin ......................................................................................... 8 Phân tích và đề xuất giải pháp....................................................................................... 9 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................................... 11 1.1. Thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu ................................................................ 11 1.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu, các kịch bản có thể xảy ra ..................................... 11 1.1.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thuỷ lợi ................................................... 14 1.1.3. Ảnh hưởng của thuỷ lợi đến biến đổi khí hậu ................................................... 15 1.2. Công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi .................................................... 16 1.2.1. Một số khái niệm ............................................................................................... 16 1.2.2. Đặc điểm của công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi ...................... 17 CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................................................... 19 2.1. Nội dung quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi ................................................... 19 2.1.1. Quản lý nhà nước .............................................................................................. 19 2.1.2. Quản lý khai thác phục vụ sản xuất .................................................................. 20 2.2. Bộ máy quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi...................................................... 24 2.2.1. Nguyên tắc chung .............................................................................................. 24 2.2.2. Mô hình và cơ cấu bộ máy quản lý khai thác công trình thuỷ lợi ..................... 25 2.3. Một số kinh nghiệm về quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi ............................. 28 2.3.1. Quản lý và khai thác dự án tưới Colombia, miền nam nước Mỹ ...................... 28 2.3.2. Quản lý và khai thác tưới ở Trung Quốc ........................................................... 29 2.3.3. Nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................... 31 2.4. Xu hướng quản lý, khai thai thác công trình thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu. .................................................................................................................................. 33 2.4.1. Phân cấp cho cơ sở ............................................................................................ 33 Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 3 2.4.2. Huy động dân tham gia ở các khâu ................................................................... 33 2.4.3. Thành lập các Hội dùng nước thay các Hợp tác xã dịch vụ thuỷ nông ............. 34 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG .......................................................................... 35 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................... 35 3.2. Hiện trạng hệ thống công trình thuỷ lợi ................................................................... 38 3.2.1. Hiện trạng công trình tưới ................................................................................. 38 3.2.2. Hiện trạng công trình tiêu ................................................................................. 41 3.3. Mô hình quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi tại Hà Nội ................................... 44 3.3.1. Bộ máy nhà nước về công tác thuỷ lợi .............................................................. 45 3.3.2. Các đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành công trình thuỷ lợi ............................... 46 3.4. Đánh giá về công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi hiện nay hiện nay ở Hà Nội ................................................................................................................................... 52 3.4.1. Kết quả đạt được ............................................................................................... 52 3.4.2. Những tồn tại chính ........................................................................................... 53 CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................. 60 4.1. Quan điểm và yêu cầu đối với công tác tổ chức, quản lý công trình thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu .................................................. 60 4.1.1. Quan điểm ......................................................................................................... 60 4.1.2. Yêu cầu.............................................................................................................. 60 4.2. Giải pháp chung ........................................................................................................ 61 4.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách ............................................................................ 61 4.2.2. Cải tạo, nâng cấp hệ thống công trình thuỷ lợi ................................................. 63 4.2.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi ............................ 64 4.3. Một số đề xuất cụ thể ................................................................................................ 64 4.3.1. Phân cấp công trình thuỷ lợi ............................................................................. 64 4.3.2. Thành lập và phát triển Hội dùng nước ............................................................. 71 4.3.3. Hoàn thiện chính sách thuỷ lợi đối với các công trình thuỷ lợi và hệ thống kênh nội đồng ....................................................................................................................... 74 4.3.4. Về vấn đề thuỷ lợi phí ....................................................................................... 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 82 Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tổng hợp hậu quả của trận mưa bất thường cuối tháng 10/2008 đối với công trình thuỷ lợi trên địa bàn Hà Nội ........................................................................................ 15 Bảng 1.2. Đặc trưng mực nước sông Hồng tại Hà Nội thấp nhất qua các thời kỳ từ năm 1956 đến năm 2010 .............................................................................................................. 15 Bảng 2.1. Chi phí thường xuyên tính theo chi phí tưới tiêu ................................................ 21 Bảng 2.2. Chi phí thường xuyên tính theo giá trị tài sản cố định ........................................ 22 Bảng 3.1. Cơ cấu ngành tính theo GDP ............................................................................... 36 Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng GDP ..................................................................................... 37 Bảng 3.3. Tổng hợp diện tích tưới tiêu của công trình thuỷ lợi ........................................... 43 Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu sản xuất chính năm 2009 của các Công ty Đầu tư phát triển thuỷ lợi trên địa bàn Hà Nội ......................................................................................................... 46 Bảng 3.5. Kết quả sản xuất năm 2009 của một số Tổ hợp tác dùng nước ........................... 50 Bảng 3.6. Sự tham gia của người dân trong thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình thuỷ lợi ......................................................................................................................................... 56 Bảng 3.7. Ý kiến của người dân về chất lượng quản lý công trình ..................................... 57 Bảng 4.1. So sánh đặc trưng cơ bản của Hội dùng nước và Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ hiện nay ................................................................................................................................ 72 Bảng 4.2. Tình hình thu nộp thuỷ lợi phí trong thời gian trước đây .................................... 77 Bảng 4.3. Ý kiến của người dân về mức thu thuỷ lợi phí .................................................... 78 Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 5 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Một số hình ảnh về úng ngập tại Hà Nội năm 2008 ............................................ 14 Hình 1.2. Một số hình ảnh về hạn hán trong vụ xuân 2010 ................................................. 14 Hình 2.1. Cơ cấu Vụ Cải tạo đất, Hội Quản lý tưới ............................................................. 28 Hình 3.1. So sách giữa các nguồn thu .................................................................................. 48 Hình 3.2. So sách tỷ trọng giữa chi phí sửa chữa thường xuyên và tổng các khoản chi phí khác ...................................................................................................................................... 49 Hình 3.3. So sánh thu – chi đối với hoạt động tưới tiêu ...................................................... 51 Hình 3.4. Mô hình quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tại địa bàn Hà Nội ...................... 52 Hình 3.4. Biểu đồ sự tham gia của người dân trong thiết kế, thi công và nghiệm thu công trình thuỷ lợi ........................................................................................................................ 56 Hình 3.5. Tỷ lệ các ý kiến của người dân về chất lượng quản lý công trình ....................... 57 Hình 4.1. Đề xuất về sự tham gia của người dân trong quản lý, khai thác khi phân cấp công trình thuỷ lợi ........................................................................................................................ 71 Hình 4.2. Tình hình thu nộp thuỷ lợi phí trong thời gian trước đây .................................... 78 Hình 4.3. Tỷ lệ các ý kiến của người dân về mức thu thuỷ lợi phí ...................................... 79 Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 6 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết Các hiểm họa khí hậu và thiên tai đang ngày càng tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng trên toàn thế giới. Những thiên tai như lũ lụt, hạn hán, gia tăng mực nước biển và các hiện tượng cực đoan khác luôn gây khó khăn cho đời sống, có tác động trầm trọng hơn đến bộ phận dân cư. Thiệt hại thường xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, giao thông, công nghiệp, du lịch và do vậy ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra còn là những chi phí xã hội về dịch bệnh, mất chỗ ở và thất nghiệp. Hà Nội không tránh khỏi tác động của các hiểm họa thiên tai này, đặc biệt là hạn hán, lũ lụt. Có thể nhận thấy khả năng dễ bị tổn thương của Hà Nội trước úng lụt qua đợt mưa to bất thường vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2008. Mực nước của các hồ chứa vượt quá mức lũ thiết kế, mưa lớn đã gây ngập úng trên diện rộng và làm thiệt hại 54.356 ha hoa màu vụ đông, 9.407 ha đất nuôi trồng thủy sản và 2.718 ha lúa mùa muộn. Gần 100.000 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp của ngập úng, đồng thời toàn bộ cư dân thành phố bị tác động gián tiếp qua việc đình trệ giao thông. Ngoài ra, từ năm 2004 đến nay mực nước sông Hồng vào vụ xuân thường xuyên duy trì thấp, chỉ có vài đợt xả từ hồ Hoà Bình có thể duy trì mực nước trên +2,0 m tại Hà Nội, còn lại đều thấp hơn và có những thời điểm chỉ còn thấp dưới +1,0 m (ngày 27/2/2010, mực nước sông Hồng tại Hà Nội đã xuống thấp đến mức lịch sử là +0,1 m). Công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm phòng chống thiên tai, khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. Tuy nhiên, các công trình thủy lợi Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 7 trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng không tránh khỏi tác động của biến đổi khí hậu. Trong trận mưa bất thường nêu trên, máy bơm của 112 trạm bơm (tương đương 9,6% tổng số trạm bơm thuộc thành phố Hà Nội) phải di dời, 55 trạm bơm phải sửa chữa, 32 km kênh tưới tiêu bị sạt lở hoặc bồi lấp, hơn 200 hạng mục công trình thủy công bị hư hỏng. Một trong những nguyên nhân đó là do công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi chưa tốt, chưa mang lại hiệu quả cao. Để hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ tốt phát triển nông nghiệp và dân sinh xã hội chúng ta cần “Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu”. Từ đó chúng ta có những biện pháp kỹ thuật, đồng thời giải quyết những khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường với sự tham gia tích cực, trực tiếp của cơ quan liên quan. Mục tiêu của đề tài - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận trong công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi. - Đánh giá thực trạng quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số định hướng, chính sách nhằm hoàn thiện công tác quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội (công trình thuỷ lợi trong bản luận văn này chỉ mang nghĩa là các công trình thuỷ nông). Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 8 Phạm vi nghiên cứu về: - Nội dung: Công tác quản lý và khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi. - Không gian: Trên địa bàn thành phố Hà Nội (tập trung tại khu vực ngoại thành, thuộc vùng phục vụ của 5 công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển thuỷ lợi: Sông Nhuệ, Sông Đáy, Sông Tích, Mê Linh, Hà Nội). Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Thu thập số liệu và thông tin Trên cơ sở các tài liệu: báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; dự toán thu chi của các công ty Thủy lợi; các Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, Quy hoạch Thuỷ lợi và phỏng vấn trực tiếp một số người dân tại các xã Đại Áng (Thanh Trì), thị trấn Trâu Quỳ, xã Thuỵ Lâm (Gia Lâm), phường Thượng Thanh (Long Biên), thu thập các số liệu và thông tin ở các cấp như: Cấp Thành phố: - Diện tích đất nông nghiệp - Diện tích tưới - Diện tích tiêu Cấp Quận, huyện: - Tình hình đất đai và sử dụng - Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước tưới - Tình hình tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp - Tình hình quản lý hệ thống công trình thuỷ lợi của huyện - Tình hình huy động sự tham gia của cộng đồng trong xây dựng, quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 9 Cấp công ty: - Công trình thuỷ lợi: trạm bơm tưới, trạm bơm tiêu, trạm bơm kết hợp tưới tiêu kết hợp, hồ chứa nước - Diện tích tưới - Diện tích tiêu - Kinh phí thuỷ lợi phí được cấp bù hàng năm - Kinh phí trả lương cho cán bộ, công nhân viên - Kinh phí đầu tư để sửa chữa hàng năm - Kinh phí nhà nước hỗ trợ hàng năm Cấp cộng đồng: - Những thông tin liên quan đến sự tham gia của cộng đồng trong thiết kế, xây dựng, quản lý sử dụng công trình thuỷ lợi - Tình hình tham gia xác định nhu cầu, khảo sát thiết kế công trình - Tình hình tham gia thi công , giám sát thi công - Tình hình tham gia quản lý vận hành công trình Phân tích và đề xuất giải pháp Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả: mô tả những đặc tính cơ bản của hiệu quả quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh: so sánh tìm ra mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng để tính toán các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối và so sánh để thấy sự khác biệt các chỉ tiêu theo thời gian hoặc là không gian, từ đó đánh giá mức độ thành công của đề xuất dự kiến. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 10 Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu của các tác giả đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài, rút ra những vấn đề chung có thể đề xuất cho địa bàn nghiên cứu. Phương pháp phân tích của đề tài là chỉ rõ các hạn chế trong trong công tác quản lý và khai thác hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý hệ thống công trình. Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 11 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Thuỷ lợi trong điều kiện biến đổi khí hậu 1.1.1. Tình hình biến đổi khí hậu, các kịch bản có thể xảy ra Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi về môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi con người (Theo công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu). Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: - Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung; - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. - Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển. - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người. - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác. - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển và địa quyển. Biến đổi khí hậu đang ngày càng tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng Trường Đại học Thuỷ lợi Luận văn Thạc sĩ Học viên: Mai An Đông Lớp CH16KT 12 trên toàn thế giới. Những thiên tai như lũ lụt, hạn hán, gia tăng mực nước biển và các hiện tượng cực đoan khác luôn gây khó khăn cho đời sống, có tác động trầm tr
Luận văn liên quan