Toàn cầu hóa thương mại đã thúc đẩy số lượng ngày càng tăng các công ty
tham gia vào các hoạt động quốc tế (Chang và Fang, 2015; Chen và ctv., 2016).
Xuất khẩu được xem là chiến lược quan trọng trong quá trình quốc tế hóa (Sousa
và ctv., 2008), vì nó mang lại cho các công ty mức độ linh hoạt cao và yêu cầu
các cam kết về tài chính, nhân lực và nguồn lực tối thiểu khi so sánh với các
phương thức gia nhập quốc tế khác. Hơn nữa, xuất khẩu cho phép các doanh
nghiệp tiếp thu kiến thức thị trường, vì nó thường đòi hỏi họ phải cạnh tranh
trong các môi trường đa dạng và ít quen thuộc hơn. Kiến thức thu được thông
qua xuất khẩu có thể được áp dụng không chỉ ở thị trường nước ngoài mà còn ở
thị trường trong nước, do đó giúp các doanh nghiệp cạnh tranh hơn và thành
công hơn ở cả thị trường nội địa và quốc tế (Chitauro và Khumalo, 2020).
Do một số lợi ích mà xuất khẩu có thể mang lại cho các doanh nghiệp và
quốc gia, trong nhiều thập kỷ qua, một số nhà nghiên cứu đã nỗ lực nghiên cứu
để xác định các biến số ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh
nghiệp. Tuy nhiên kiến thức về chủ đề này vẫn còn hạn chế và các tài liệu về
hoạt động xuất khẩu thường đưa ra kết quả không nhất quán (Sousa và ctv.,
2008). Trong bối cảnh này, các nhà nghiên cứu đã điều tra tác động của nhiều
yếu tố đến hoạt động xuất khẩu (Cadogan và ctv., 2012; Morgan và ctv., 2012).
Trong đó các yếu tố bên trong là những yếu tố được các nhà nghiên cứu kiểm tra
thường xuyên hơn. Điều này có cơ sở vì các yếu tố này nằm dưới sự kiểm soát
của các doanh nghiệp nhiều hơn.
306 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản vùng đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGUYỄN THỊ LỆ
MÃ SỐ NCS: P1316004
NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
CẦN THƠ, 10/2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGUYỄN THỊ LỆ
MÃ SỐ NCS: P1316004
NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Huỳnh Thanh Nhã
TS. Nguyễn Thiện Phong
CẦN THƠ, 10/2022
i
LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế trường đại học Cần
Thơ, quý thầy hướng dẫn, trong suốt thời gian học tập nghiên cứu theo chương
trình đào tạo tiến sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại trường, tôi đã nhận được nhiều
sự hướng dẫn nhiệt tình, các góp ý đầy trách nhiệm, sự động viên rất lớn của quý
thầy cô khoa Kinh tế và hai thầy hướng dẫn. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám
hiệu trường Đại học Cần Thơ, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế, Khoa sau Đại học,
Lãnh đạo bộ môn Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
luận án này.
Luận án này là sản phẩm khoa học của quá trình học tập nghiên cứu thực tế.
Ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự ủng hộ, đóng góp của
quý thầy/cô, các chuyên gia đã nhiệt tình đóng góp, chia sẻ kiến thức khoa học
cũng như kiến thức, kinh nghiệm thực tế để tôi có được những định hướng nghiên
cứu tốt nhất. Tôi xin cảm ơn sự hướng dẫn rất nhiệt tình của thầy Huỳnh Thanh
Nhã và thầy Nguyễn Thiện Phong, hai quý thầy hướng dẫn khoa học, đã giúp tôi
về mặt nội dung, phương pháp nghiên cứu để hoàn thiện luận án.
Tôi xin cảm ơn quý đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã tận tình hỗ trợ, chia sẻ
khó khăn, ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn!
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Lệ
ii
TÓM TẮT LUẬN ÁN
Luận án được thực hiện nhằm hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về năng lực
cạnh tranh và kết quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Xác định và đo lường
các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và kết quả hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp trong phạm vi các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu thủy hải sản vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Thông qua phân tích thực trạng và mối quan hệ giữa các
nhân tố trong mô hình nghiên cứu, luận án đề xuất một số hàm ý quản trị để giúp các
doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản trong vùng nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm
hướng đến tăng cường hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.
Số liệu thứ cấp của luận án được thu thập từ Tổng cục thống kê, Cục thủy sản
và hiệp hội thủy sản. Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra qua bảng câu hỏi, với
295 quan sát là cấp quản lý đang làm việc tại 295 doanh nghiệp có hoạt động xuất
khẩu thủy hải sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dữ liệu thu thập được đánh giá
độ tin cậy theo hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích
nhân tố khẳng định CFA, phân tích theo mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. Kết quả
nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mô hình nghiên cứu được xây dựng trên nền tảng lý
thuyết của mô hình năm áp lực cạnh tranh và thuyết năng lực có ý nghĩa thực tiễn cao
trong trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố
thuộc mô hình năm áp lực cạnh tranh, trong đó khả năng kiểm soát áp lực từ nguồn
cung ứng nguyên liệu đầu vào ảnh hưởng lớn nhất và cũng là nhân tố quan trọng nhất
chi phối năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngoài ra thì nhân tố khả năng kiểm
soát áp lực người mua và sản phẩm thay thế được chứng minh có ảnh hưởng tích cực
đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một nhân tố mới được xây dựng riêng vì
đặc thù của ngành xuất khẩu thủy hải sản là việc thực hiện đạo đức và trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp. Nhân tố này được chứng minh thuyết phục có sự tác động đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Xét trên kết quả hoạt động xuất khẩu của
doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được chứng minh ảnh hưởng
mạnh nhất đến kết quả của doanh nghiệp. Tiếp đó, các nhân tố như năng lực quản lý,
khả năng áp dụng chiến lược marketing xuất khẩu và khả năng riêng của doanh
nghiệp ảnh hưởng đến kết quả hoạt động doanh nghiệp.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, một số hàm ý quản trị được đề xuất: Nâng cao
khả năng kiểm soát áp lực từ nguồn cung thông qua các biện pháp để đảm bảo doanh
nghiệp nắm quyền chủ động trong việc quyết định lựa chọn đơn vị cung ứng nguyên
liệu và đảm bảo nguyên liệu đầu vào đáp ứng các yêu cầu đúng quy chuẩn mà doanh
nghiệp quan tâm; Nâng cao khả năng kiểm soát áp lực từ người mua thông qua các
biện pháp tiếp cận chủ động thị trường, mở rộng đối tượng khách hàng và chủ động
trong kênh phân phối; Nâng cao khả năng kiểm soát áp lực từ sản phẩm thay thế
thông qua các biện pháp tăng cường và đảm bảo chất lượng sản phẩm hiện có, xây
dựng thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng phát triển các sản phẩm gia
tăng; Tăng cường thực thi các chuẩn mực đạo đức và trách nhiệm xã hội bao gồm
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát yếu tố đánh bắt và nuôi trồng, kiểm
soát hoạt động đánh bắt phải đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, tăng cường thực
hiện bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, để nâng cao
kết quả hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, điều quan trọng nhất là chú trọng
nâng cao năng lực cạnh tranh, cần chú trọng vào tăng cường áp dụng các chiến lược
marketing hiệu quả, tăng cường năng lực quản lý và chú trọng nâng cao kinh nghiệm
hoạt động của doanh nghiệp.
iii
ABSTRACT
The thesis is carried out in order to systematize the theory of
competitiveness and export performance of enterprises. Identifying and measuring
factors affecting competitiveness and export performance of enterprises within the
scope of seafood export enterprises in the Mekong Delta. The thesis proposes a
number of managerial implications to help seafood exporters in the region improve
their competitiveness and efficiency of export activities.
Secondary data of the thesis is collected from the General Statistics Office,
the Capture Fisheries and Vietnam Association of Seafood Exporters and
Producers. The survey through questionnaires was conducted to collect primary
data, with 295 observations who are managers working at 295 seafood export
enterprises in the Mekong Delta. Collected data were analyzed by structural
equation modelling (SEM). The experimental result shows that the research model
built on the theoretical foundation of the Porter's Five Forces model and the
Competence Based View has practical significance in the case of seafood exporters
in the Mekong Delta. The competitiveness of enterprises is influenced by many
factors under the model Porter's Five Forces, in which the ability to control
pressure from material supply has the greatest influence. In addition, the ability to
control the pressure of buyers and substitute products has also been shown to have
a positive influence on the competitiveness of enterprises. A new factor built
specifically for the seafood exporters is the implementation of ethics and corporate
social responsibility. This factor is also proven to have an impact on the
competitiveness of enterprises. Considering the export performance of enterprises,
the competitiveness of enterprises has proven to have the strongest influence. Next,
factors such as management capacity, ability to apply export marketing strategies
and capabilities of enterprises also affect the performance of enterprises.
Based on the research results, some suggested managerial implications
include: Improving the ability to control pressure from supply, buyers, substitute
products; Strengthening the enforcement of ethical standards and social
responsibility including food safety and hygiene, controlling fishing and farming
factors, to take sustainable development goals, strengthening the implementation
of environmental protection. In addition, enterprises also need to focus on
increasing the application of effective marketing strategies, enhancing
management capacity and business experience.
v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................... i
TÓM TẮT LUẬN ÁN ................................................................................................ ii
ABSTRACT .............................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iv
MỤC LỤC ................................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... xii
DANH MỤC KÝ HIỆU - VIẾT TẮT ...................................................................... xv
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN NGHIÊN CỨU .............................. 1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.............................................................................. 6
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................... 6
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 6
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................ 6
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ..................... 7
1.4.1 Phạm vi về đối tượng nghiên cứu .............................................................. 7
1.4.2 Phạm vi không gian nghiên cứu ................................................................. 7
1.4.3 Phạm vi thời gian nghiên cứu .................................................................... 7
1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN .......................... 8
1.5.1 Ý nghĩa khoa học của luận án .................................................................... 8
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án ..................................................................... 8
1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 9
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................ 11
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................................... 11
2.1.1 Năng lực cạnh tranh ................................................................................. 11
2.1.1.1 Cạnh tranh .......................................................................................... 11
2.1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh .......................................................... 14
2.1.2 Các mô hình năng lực cạnh tranh ............................................................. 17
vi
2.1.2.1 Mô hình kim cương ............................................................................. 18
2.1.2.2 Mô hình năm áp lực cạnh tranh ......................................................... 20
2.1.3 Các quan điểm tiếp cận năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............. 25
2.1.3.1 NLCT tiếp cận từ nguồn lực nội tại của doanh nghiệp ...................... 25
2.1.3.2 NLCT tiếp cận dựa trên định hướng thị trường ................................. 33
2.1.4 Doanh nghiệp xuất khẩu .......................................................................... 34
2.1.5 Kết quả hoạt động xuất khẩu ................................................................... 36
2.1.5.1 Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh ........................................... 36
2.1.5.2 Khái niệm kết quả hoạt động xuất khẩu ............................................. 38
2.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ..................................................... 38
2.2.1 Các nghiên cứu về NLCT và các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DN 39
2.2.1.1 Các nghiên cứu về NLCT .................................................................... 39
2.2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DN ....................................... 41
2.2.1.3 Đo lường NLCT .................................................................................. 44
2.2.2 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng kết quả hoạt động xuất khẩu ........... 45
2.2.2.1 Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
xuất khẩu ......................................................................................................... 45
2.2.2.2. Đo lường kết quả hoạt động xuất khẩu ............................................. 48
2.2.3 Các nghiên cứu về NLCT ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xuất khẩu . 52
2.2.4 Xác định khe hỏng nghiên cứu ................................................................ 53
2.3 HÌNH THÀNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................... 55
2.3.1 Hình thành các giả thuyết nghiên cứu ..................................................... 55
2.3.1.1 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến NLCT .................................................. 55
2.3.1.2 Nhân tố năng lực cạnh tranh tác động đến kết quả hoạt động xuất
khẩu của DN ................................................................................................... 61
2.3.1.3 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xuất khẩu của DN. 62
2.3.1.4 Nhóm biến kiểm soát ảnh hưởng đến kết quả hoạt động xuất khẩu
theo loại hình DN và thời gian hoạt động của DN ......................................... 63
2.3.2 Khung lý thuyết (Theoretical Framework) .............................................. 64
vii
2.3.3. Mô hình nghiên cứu lý thuyết ................................................................. 65
Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................... 67
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 68
3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................... 68
3.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN .......................................................................... 69
3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH .......................................................................... 75
3.3.1 Mục đích ................................................................................................ 75
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 75
3.3.3 Kết quả nghiên cứu định tính ................................................................. 76
3.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 79
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 79
3.4.1.1 Dữ liệu thứ cấp ................................................................................... 79
3.4.1.2 Dữ liệu sơ cấp ..................................................................................... 80
3.4.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 82
3.4.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .... 82
3.4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (Exploration Factor Analysis - EFA) ... 83
3.4.2.3 Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor
Analysis - CFA) ............................................................................................... 84
3.4.2.4 Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling - SEM) . 86
3.4.2.5 Kiểm định Bootstrap ........................................................................... 87
3.4.2.6 Phân tích cấu trúc nhóm ..................................................................... 87
3.4.2.7. Phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh ..................... 88
3.5 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THANG ĐO .............................................. 88
3.5.1 Phương pháp xây dựng thang đo.............................................................. 88
3.5.2. Phát triển thang đo .................................................................................. 89
3.5.2.1 Thang đo nhóm năm áp lực cạnh tranh theo mô hình Porter............. 89
3.5.2.2 Thang đo đạo đức và trách nhiệm xã hội (XH) .................................. 91
3.3.2.3 Thang đo năng lực cạnh tranh ............................................................ 92
3.5.2.4 Thang đo chiến lược marketing xuất khẩu ......................................... 93
viii
3.5.2.5 Thang đo năng lực quản lý của doanh nghiệp ................................... 94
3.5.2.6 Thang đo đặc điểm và khả năng của doanh nghiệp ........................... 95
3.5.2.7 Thang đo kết quả hoạt động xuất khẩu ............................................... 96
Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................... 98
CHƯƠNG 4: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................... 99
4.1 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU THỦY HẢI SẢN CỦA VIỆT NAM VÀ ĐBSCL ................................... 99
4.1.1 Khái quát hoạt động sản xuất thủy hải sản của Việt Nam ....................... 99
4.1.2 Khái quát hoạt động xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam................... 103
4.1.3 Những thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất và xuất khẩu thủy hải
sản của Việt Nam ............................................................................................ 104
4.2 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG
ĐBSCL ................................................................................................................ 108
4.2.1 Vị trí địa lý ............................................................................................. 108
4.2.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ........................................ 108
4.2.3 Tài nguyên nước .................................................................................... 109
4.2.4 Tài nguyên biển ..................................................................................... 109
4.2.5 Tình hình kinh tế xã hội ......................................................................... 109
4.3 TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC THỦY HẢI SẢN VÙNG
ĐBSCL ................................................................................................................ 110
4.3.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL ......................................... 110
4.3.2 Tình hình khai thác thủy hải sản vùng ĐBSCL ..................................... 111
4.4 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU
THỤ THỦY HẢI SẢN ĐBSCL ......................................................................... 112
Tóm tắt chương 4 .................................................................................................... 113
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 114
5.1 GIỚI THIỆU KẾT QUẢ CỦA KHẢO SÁT ................................................ 114
5.1.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ........................................................................... 114
5.1.2 Mô tả khái quát một số đặc điểm của doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải
sản vùng ĐBSCL ............................................................................................ 115
ix
5.1.3 Phân tích khả năng đáp ứng nguyên liệu phục vụ chế biến thủy hải sản
của các DN vùng ĐBSCL ..................................