Luận án Nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh Salavan, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con người, cộng đồng và toàn bộ nền kinh tế - xã hội của một quốc gia vì vậy nghèo là hiện tượng xã hội luôn được quan tâm hàng đầu ở tất cả các nước trên thế giới. Tuy nhiên, cách nghiên cứu về nghèo, các chỉ tiêu, chuẩn nghèo ở mỗi một giai đoạn, mỗi một vùng lãnh thổ lại khác nhau. Bản chất của nghèo là đa chiều, trong cùng một thời điểm người nghèo buộc phải đối mặt với nhiều vấn đề, có những vấn đề có thể quy ra bằng tiền nhưng có những vấn đề thì không đo được bằng tiền như mức độ tham gia xã hội, an ninh, vị thế xã hội hoặc không mua được bằng tiền như tiếp cận giao thông, thị trường, an ninh, môi trường, một số dịch vụ y tế, giáo dục. Trước đây, nghiên cứu nghèo trên thế giới lấy thu nhập làm thước đo duy nhất và các mặt khác của đời sống con người đều xuất phát từ thu nhập, thu nhập thấp thì dẫn đến chất lượng cuộc sống thấp và thu nhập cao sẽ có chất lượng cuộc sống cao. Song trong thực tế có những trường hợp không nghèo về thu nhập nhưng lại thiếu hụt về các chỉ số như giáo dục, điều kiện nhà ở. và dễ trở thành hộ nghèo phát sinh trong tương lai. Sáng kiến của UNDP chỉ ra rằng để đánh giá được chính xác mối quan hệ giữa sự phát triển con người và nghèo đã đến lúc cần thay đổi phương thức tiếp cận nghèo theo hướng đa chiều, để đầy đủ, chi tiết hơn để dựa vào đó ta sẽ không bỏ sót các đối tượng nghèo cũng như phân loại nghèo một cách chính xác nhất. Trong nền kinh tế tri thức ngày nay, các quốc gia đều đặt trọng tâm vào phát triển con người. Phát triển con người vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế và mục đích cao nhất của phát triển con người là tạo môi trường cho phép người dân được hưởng thụ một cuộc sống toàn diện: điều kiện sống tốt, trường thọ, khoẻ mạnh và có môi trường để phát huy khả năng sáng tạo cũng như có cơ hội tham gia cộng đồng, nắm bắt quyền lực và có tiếng nói trong xã hội. Do đó, các nỗ lực giảm nghèo con người trong giai đoạn hiện nay đã vượt qua mục tiêu đảm bảo một mức thu nhập tối thiểu, hướng tới một khung toàn diện hơn nữa để mở rộng cơ hội và phát huy khả năng nắm bắt cơ hội, giúp người nghèo thoát nghèo bền vững, đồng thời giảm và bảo vệ dân số không nghèo trước các cú sốc ngày càng gia tăng về y tế, giáo dục, môi trường đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia liên tục tái cấu trúc nền kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách ở Lào đều nhất quán cho rằng cần nhìn nhận nghèo theo phương pháp đa chiều mới trong đó nghèo thu nhập chỉ là một trong số nhiều thiếu hụt mà người nghèo phải đối diện.

pdf187 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu nghèo đa chiều ở tỉnh Salavan, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------ Oudomphone SIVONGSA NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐA CHIỀU Ở TỈNH SALAVAN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ------------ Oudomphone SIVONGSA NGHIÊN CỨU NGHÈO ĐA CHIỀU Ở TỈNH SALAVAN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 9340105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐẶNG THỊ LỆ XUÂN 2. TS. TRƯƠNG DUY HÒA HÀ NỘI - 2022 i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Nghiên cứu sinh Oudomphone SIVONGSA ii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... v DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐA CHIỀU ........ 22 1.1. Cơ sở lý luận về nghèo, nghèo theo thu nhập và nghèo đa chiều ................. 22 1.1.1. Quan niệm chung về nghèo .................................................................................. 22 1.1.2. Quan niệm về nghèo theo thu nhập ...................................................................... 23 1.1.3. Quan niệm về nghèo đa chiều ............................................................................... 24 1.2. Thước đo nghèo ................................................................................................. 28 1.2.1. Thước đo nghèo theo góc độ thu nhập ................................................................ 28 1.2.2. Thước đo nghèo đa chiều ...................................................................................... 30 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đa chiều ..................................................... 37 1.3.1. Các chính sách và việc thực thi chính sách của Nhà nước ................................. 37 1.3.2. Điều kiện tự nhiên - kinh tế của địa phương ........................................................ 39 1.3.3. Rủi ro từ thiên tai, dịch bệnh và các rủi ro khác .................................................. 41 1.3.4. Đặc điểm hộ gia đình ............................................................................................ 42 1.3.5. Đặc điểm cơ sở hạ tầng - dịch vụ xã hội .............................................................. 43 1.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và một số địa phương của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giảm nghèo đa chiều ............................. 44 1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ......................................................... 44 1.4.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào .......... 51 1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Salavan ................................................................. 54 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NGHÈO ĐA CHIỀU Ở TỈNH SALAVAN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ............................................................. 56 2.1. Khái quát về tỉnh Salavan ................................................................................ 56 2.1.1. Về vị trí địa lý và địa hình ..................................................................................... 56 iii 2.1.2. Về khí hậu thời tiết ................................................................................................ 57 2.1.3. Về tài nguyên đất đai ............................................................................................. 57 2.1.4. Về tài nguyên rừng ................................................................................................ 57 2.1.5. Về tài nguyên khoáng sản ..................................................................................... 58 2.1.6. Về tài nguyên nước................................................................................................ 58 2.1.7. Về tiềm năng du lịch ............................................................................................. 58 2.1.8. Về đặc điểm kinh tế ............................................................................................... 58 2.1.9. Về đặc điểm văn hóa xã hội .................................................................................. 59 2.2. Thực trạng nghèo và hiệu quả công tác giảm nghèo tại tỉnh Salavan ......... 61 2.2.1. Thực trạng nghèo tại tỉnh Salavan giai đoạn 2011 - 2020 .................................. 61 2.2.2. Hiệu quả công tác giảm nghèo tại tỉnh Salavan giai đoạn 2011- 2020 .............. 66 2.3. Đo lường mức độ nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan......................................... 71 2.3.1. Đo lường mức độ thiếu hụt của các hộ dân tại tỉnh Salavan .............................. 71 2.3.2. Đo lường mức độ nghèo theo năm chiều ............................................................. 72 2.4. Các yếu tố tác động đến nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan ............................. 86 2.4.1. Các chính sách của nhà nước ................................................................................ 86 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương của tỉnh Salavan .............................. 97 2.4.3. Đặc điểm hộ gia đình ............................................................................................ 98 2.4.4. Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................... 102 2.5. Đánh giá chung về nghèo đa chiều ở tỉnh Salavan ....................................... 104 2.5.1. Thành công........................................................................................................... 104 2.5.2. Tồn tại, hạn chế .................................................................................................... 105 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế ................................................................................... 106 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO ĐA CHIỀU Ở TỈNH SALAVAN, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ............. 111 3.1. Bối cảnh chung của Lào và tỉnh Salavan về công tác giảm nghèo ............. 111 3.2. Quan điểm giảm nghèo đa chiều của tỉnh Salavan ...................................... 113 3.3. Định hướng giảm nghèo đa chiều của tỉnh Salavan ..................................... 114 3.4. Một số giải pháp giảm nghèo đa chiều tại tỉnh Salavan .............................. 116 3.4.1. Hoàn thiện cơ chế về chính sách giảm nghèo của Nhà nước ........................... 116 iv 3.4.2. Giải pháp phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ giảm nghèo đa chiều tại các hộ gia đình ........................................................................................................................... 145 3.4.3. Giải pháp ngăn chặn và phòng chống rủi ro thiên tai, dịch bệnh ..................... 147 3.4.4. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng..................................................................... 148 3.4.5. Giải pháp liên quan đến hộ gia đình, hỗ trợ sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ gia đình nghèo .................................................................................... 149 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT TÊN TIẾNG ANH TÊN TIẾNG VIỆT ECOSOC United Nations Economic and Social Council Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc ESCAP Economic and Social Commission for Asia and the Pacific Uỷ ban Kinh tế Xã hội Châu Á Thái Bình Dương GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước GRDP Gross Regional Domestic Product Tổng sản phẩm trên địa bàn HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người HPI Human Poverty Index Chỉ số nghèo MDGS Millennium Development Goals Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ MPI Multidimensional Poverty Index Chỉ số nghèo đa chiều OPHI Oxford Poverty and Human Development Initiative Tổ chức sáng kiến về nghèo và phát triển con người của Oxford UBND Uỷ ban nhân dân UNDP United Nations Development Program Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc vi DANH MỤC HÌNH Hình 1. Quy trình nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 8 Hình 1.1: 3 chiều đo lường và 10 chỉ số tính toán MPI ................................................. 31 Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Salavan, Lào ............................................................ 56 Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện mức độ thiếu hụt các chỉ số xã hội cơ bản của các hộ nghèo đa chiều khu vực thành thị và nông thôn tỉnh Salavan 2020 ........................ 71 Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn huy động cho mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2020 của tỉnh Salavan ............................................................... 98 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Hệ thống chỉ báo đo lường mức độ nghèo đa chiều ........................................ 10 Bảng 1.1: Các tiêu chí sử dụng đo lường trong MPI ..................................................... 32 Bảng 1.2. Các chiều và chỉ báo của các chiều sử dụng đo lường nghèo đa chiều tại Lào ....... 36 Bảng 2.1. Tỷ lệ nghèo tại Lào nói chung và tỉnh Salavan nói riêng năm 2020 ............ 61 Bảng 2.2. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều phân theo khu vực thành thị và nông thôn tỉnh Salavan giai đoạn 2011 - 2020 ..................................................................... 63 Bảng 2.3: Tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều phân theo khu vực thành thị và nông thôn tỉnh Salavan giai đoạn 2011 - 2020 ..................................................................... 64 Bảng 2.4: Tỷ lệ nghèo và cận nghèo của dân tộc thiểu số trong tỉnh Salavan năm 2011- 2020 ................................................................................................... 65 Bảng 2.5. Tổng hợp diễn biến kết quả giảm số hộ nghèo tỉnh Salavan 2016-2020 ..... 67 Bảng 2.6: Tổng hợp diễn biến kết quả giảm số hộ nghèo tỉnh Salavan năm 2020 ...... 67 Bảng 2.7: Tổng hợp diễn biến kết quả giảm số hộ cận nghèo tỉnh Salavan năm 2016-2020 . 69 Bảng 2.8. Một số kết quả về giáo dục ở tỉnh Salavan năm 2020 .................................. 70 Bảng 2.9. Một số kết quả về y tế ở tỉnh Salavan năm 2020 .......................................... 70 Bảng 2.10: Tỷ lệ thiếu hụt về trình độ giáo dục người lớn của các hộ nghèo đa chiều theo địa phương tỉnh Salavan 2011- 2020 ................................................... 73 Bảng 2.11: Tỷ lệ thiếu hụt về tình trạng đi học của trẻ em các hộ nghèo đa chiều theo địa phương tỉnh Salavan từ 2011 - 2020 ...................................................... 74 Bảng 2.12: Tỷ lệ thiếu hụt về tiếp cận dịch vụ y tế phân theo khu vực thành thị nông thôn tại tỉnh Salavan từ 2011 - 2020 ............................................................ 76 Bảng 2.13: Tỷ lệ thiếu hụt về bảo hiểm y tế phân theo khu vực thành thị nông thôn tại tỉnh Salavan từ 2011 - 2020 ......................................................................... 77 Bảng 2.14: Tỷ lệ thiếu hụt về diện tích nhà ở của hộ nghèo và hộ cận nghèo phân theo khu vực thành thị, nông thôn của tỉnh Salavan từ 2011 - 2020 ................... 80 Bảng 2.15: Tỷ lệ thiếu hụt về chất lượng nhà ở hộ nghèo và hộ cận nghèo phân theo khu vực thành thị, nông thôn của tỉnh Salavan từ 2011 - 2020 .................. 81 Bảng 2.16: Tỷ lệ thiếu hụt về chỉ tiêu điều kiện sống của hộ nghèo và hộ cận nghèo phân theo khu vực thành thị, nông thôn của Salavan từ 2011- 2020 .......... 83 viii Bảng 2.17: Tỷ lệ thiếu hụt về chỉ tiêu tiếp cận thông tin của hộ nghèo và hộ cận nghèo phân theo khu vực thành thị, nông thôn của tỉnh Salavan năm 2011- 2020 85 Bảng 2.18. Tỷ lệ dân số mù chữ, biết chữ, có bằng cấp (không tính số nhân khẩu dưới tuổi đi học) ở các huyện ............................................................................... 99 Bảng 2.19. Qui mô hộ gia đình chia theo nhóm chi tiêu bình quân đầu người. ............ 99 Bảng 2.20. Tỷ lệ số người sống phụ thuộc chia theo nhóm chi tiêu bình quân đầu người ... 100 Bảng 2.21. Phần trăm các hộ không có đất. ................................................................ 101 Bảng 2.22. Diện tích đất trung bình của hộ phân theo địa phương và nhóm chi tiêu 101 Bảng 2.23. Nguồn vốn vay phân theo nhóm chi tiêu năm 2020 (%) .......................... 102 Bảng 2.24: Bảng tổng kết xây dựng - sửa chữa đường giao thông năm 2020 ............ 103 Bảng so sánh bộ tiêu chí chuẩn nghèo đang áp dụng tại Lào và đề xuất của đề tài ... 154 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghèo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng phát triển con người, cộng đồng và toàn bộ nền kinh tế - xã hội của một quốc gia vì vậy nghèo là hiện tượng xã hội luôn được quan tâm hàng đầu ở tất cả các nước trên thế giới. Tuy nhiên, cách nghiên cứu về nghèo, các chỉ tiêu, chuẩn nghèo ở mỗi một giai đoạn, mỗi một vùng lãnh thổ lại khác nhau. Bản chất của nghèo là đa chiều, trong cùng một thời điểm người nghèo buộc phải đối mặt với nhiều vấn đề, có những vấn đề có thể quy ra bằng tiền nhưng có những vấn đề thì không đo được bằng tiền như mức độ tham gia xã hội, an ninh, vị thế xã hội hoặc không mua được bằng tiền như tiếp cận giao thông, thị trường, an ninh, môi trường, một số dịch vụ y tế, giáo dục... Trước đây, nghiên cứu nghèo trên thế giới lấy thu nhập làm thước đo duy nhất và các mặt khác của đời sống con người đều xuất phát từ thu nhập, thu nhập thấp thì dẫn đến chất lượng cuộc sống thấp và thu nhập cao sẽ có chất lượng cuộc sống cao. Song trong thực tế có những trường hợp không nghèo về thu nhập nhưng lại thiếu hụt về các chỉ số như giáo dục, điều kiện nhà ở... và dễ trở thành hộ nghèo phát sinh trong tương lai. Sáng kiến của UNDP chỉ ra rằng để đánh giá được chính xác mối quan hệ giữa sự phát triển con người và nghèo đã đến lúc cần thay đổi phương thức tiếp cận nghèo theo hướng đa chiều, để đầy đủ, chi tiết hơn để dựa vào đó ta sẽ không bỏ sót các đối tượng nghèo cũng như phân loại nghèo một cách chính xác nhất. Trong nền kinh tế tri thức ngày nay, các quốc gia đều đặt trọng tâm vào phát triển con người. Phát triển con người vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế và mục đích cao nhất của phát triển con người là tạo môi trường cho phép người dân được hưởng thụ một cuộc sống toàn diện: điều kiện sống tốt, trường thọ, khoẻ mạnh và có môi trường để phát huy khả năng sáng tạo cũng như có cơ hội tham gia cộng đồng, nắm bắt quyền lực và có tiếng nói trong xã hội. Do đó, các nỗ lực giảm nghèo con người trong giai đoạn hiện nay đã vượt qua mục tiêu đảm bảo một mức thu nhập tối thiểu, hướng tới một khung toàn diện hơn nữa để mở rộng cơ hội và phát huy khả năng nắm bắt cơ hội, giúp người nghèo thoát nghèo bền vững, đồng thời giảm và bảo vệ dân số không nghèo trước các cú sốc ngày càng gia tăng về y tế, giáo dục, môi trường đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia liên tục tái cấu trúc nền kinh tế và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách ở Lào đều nhất quán cho rằng cần nhìn nhận nghèo theo phương pháp đa chiều mới trong đó nghèo thu nhập chỉ là một trong số nhiều thiếu hụt mà người nghèo phải đối diện. 2 Tình trạng nghèo ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào khá đa dạng. Tỷ lệ người nghèo giữa các vùng rất khác nhau. Nhìn chung, Nam Lào là vùng nghèo nhất trong cả nước, tiếp theo đó là Bắc Lào và Trung Lào. Đó chủ yếu là những nguyên nhân như: Thiếu vốn sản xuất (nông dân phải đi làm thuê hoặc đi vay tư nhân), thiếu việc làm (đây là nguyên nhân phổ biến ở các tỉnh), không có kinh nghiệm làm ăn (do thiếu kiến thức, kỹ thuật canh tác), đất canh tác ít (một số gia đình không có đủ khả năng thâm canh nên không dám nhận đủ ruộng được giao), trình độ học vấn thấp (do không có cơ hội học hỏi thêm kiến thức, cách tiếp cận thông tin), hạ tầng nông thôn còn hạn chế (những vùng sâu vùng xa giao thông không thuận tiện), v.v. Trong cùng một thời điểm, người nghèo có thể phải đối mặt với nhiều bất lợi khác nhau. Sử dụng một tiêu chí thu nhập (hay chi tiêu) không đủ để nắm bắt được tình trạng nghèo thực tế của người dân. Đánh giá nghèo cần được tiếp cận rộng hơn từ chiều cạnh phát triển toàn diện con người. Vấn đề nghèo và xóa đói giảm nghèo ở nước CHDCND Lào là vấn đề được Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành cũng như nhiều cơ quan, nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu. Từ đầu những năm 2000 của thế kỷ XXI đến nay đã có nhiều công trình khoa học, đề tài nghiên cứu, bài viết liên quan đến đề tài xóa đói giảm nghèo của Lào, cụ thể là các công trình sau: Luận án tiến sĩ“Thực trạng đói nghèo trong các hộ gia đình ở vùng nông thôn tỉnh Chăm pa sắc, kiến nghị về chính sách và giải pháp”, Khăm Bay MALASINH (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Mun la pa mộc) CHDCND Lào, năm 2007, Luận án tiến sĩ “Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bo Ly Khăm Xay, nước CHDCND Lào”, Sổm Phết KHĂMMANI, năm 2002, Luận án tiến sĩ “Xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Xê Kong, nước CHDCND Lào, thực trạng và giải pháp”, Kẹo Đa la Kon SOULIVÔNG, năm 2005 Luận án tiến sĩ“Quản lý Nhà nước về xóa đói giảm nghèo vùng cao dân tộc Bắc Lào trong giai đoạn hiện nay”, Bun lý THONG PHẾT, năm 2011. Tuy nhiên các tác giả chỉ đi sâu vấn đề quản lý Nhà nước, giải pháp trong quản lý Nhà nước để XĐGN, chưa nêu lên được những đặc trưng cơ bản về đói nghèo ở Lào, những nguyên nhân đói nghèo và các chính sách XĐGN ở Lào và các tác giả luận án chưa nêu được giải pháp hoàn thiện chính sách XĐGN ở Lào. Trong những năm gần đây tỉnh Salavan đã áp dụng nhiều các giải pháp giảm nghèo nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đạt được những thành tựu nhất định. Tỷ lệ người dân được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt, đời sống người nghèo được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể. Kết quả giảm nghèo cụ thể trong 10 năm giai đoạn từ 2011 đến hết năm 2020 có hơn 18%, tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình hàng năm là 6,3% tương ứng với khoảng trên 6.000 hộ thoát 3 nghèo. Kết quả giảm nghèo tuy đạt được những mục tiêu đề ra nhưng chưa thực sự bền vững. Tỷ lệ hộ cận nghèo, hộ phát sinh còn lớn, tư tưởng trông chờ, ỷ lại không muốn thoát nghèo còn diễn ra phổ biến ở một bộ phận người dân, chênh lệch người nghèo giữa các vùng và giữa các đối tượng còn lớn, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát với mức chuẩn nghèo, nguy cơ tái nghèo cao. Đặc biệt, với chuẩn nghèo mới tỷ lệ nghèo của tỉnh còn cao so với mức bình quân chung của Lào. Do vậy, tỉnh Salavan cần có một chương trình thoát nghèo một cách khoa học. sớm đổi mới cách nhìn nghèo không chỉ với một khía cạnh là theo thu nhập và không xem nghèo là một hiện tượng đơn lẻ mà là hiện tượng đa khía cạnh, phức tạp, chồng chéo bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Phải sớm chuyển đổi phương pháp đo lường nghèo từ đơn chiều (theo thu nhập) san

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_ngheo_da_chieu_o_tinh_salavan_nuoc_cong_h.pdf
  • pdfCong van dang bo ngay 20 thang 6.pdf
  • docxLA_OudomphoneSivongsa_E.docx
  • pdfLA_OudomphoneSivongsa_Sum.pdf
  • pdfLA_OudomphoneSivongsa_TT.pdf
  • docxLA_OudomphoneSivongsa_V.docx
  • pdfQD CS oudom.pdf
Luận văn liên quan