Khu kinh tế là một thuật ngữ chung bao gồm khu thương mại tự do (FTZ),
Khu chế xuất (EPZ), Khu kinh tế (EZ), Đặc khu kinh tế (SEZ), và Cảng tự do (FPS)
(UNIDO, 2015). Các đặc khu kinh tế được hiểu như khu vực tự do, đã tồn tại trong
thương mại quốc tế cho khoảng 2.500 năm, lần đầu tiên ở Trung Quốc cổ đại, sau
đó là trong đế quốc La Mã (World bank, 1992). Ban đầu, tồn tại dưới dạng các cảng
tự do, các khu kinh tế tập trung vào phát triển hạ tầng và được định nghĩa là “mô
hình sản xuất kết hợp với các kỹ thuật công nghiệp, cung cấp một cơ sở hạ tầng và
cơ sở vật chất để thu hút các nhà đầu trong nước và nước ngoài” (Amado, 1989).
Hiện nay các khu kinh tế trở nên khá phổ biến trên thế giới và được biết đến như
một “khu vực địa lý mà có luật lệ kinh tế có nhiều tự do hơn so với hệ thống pháp
luật chung của quốc gia” (Chikatisrinu, 2013). Các khu kinh tế ngày càng khẳng
định vai trò của mình vào sự phát triển kinh tế xã hội. Theo thống kê của Tổ chức
công nghiệp thế giới, tính đến năm 2015, đã có khoảng 4.500 khu kinh tế (SEZ) tại
140 quốc gia sử dụng khoảng 66 triệu người trên toàn thế giới (UNIDO, 2015).
Ở Việt Nam, Khu kinh tế được xác định là mô hình mới mang tính đột phá
cho sự phát triển kinh tế các vùng trên cơ sở khai thác các lợi thế về tự nhiên và vị
trí địa lý. Kể từ năm 2003, Chu Lai là khu kinh tế mở đầu tiên được thành lập, đến
nay, 18 Khu kinh tế ven biển đã được quyết định thành lập theo mô hình này (trong
phạm vi luận án này gọi tắt là KKT) trong đó 16 KKT đã đi vào hoạt động. Các
KKT cả nước thu hút được ước tính khoảng 300 dự án FDI với tổng mức đầu tư hơn
39 tỷ USD và khoảng 840 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 566
nghìn tỷ đồng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015). Sự ra đời và phát triển của các KKT
đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc
phòng của đất nước. Đây cũng chính là chủ trương đúng đắn, góp phần tích cực
chuyển một bộ phận lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn (khu vực có năng
suất lao động thấp) sang khu vực công nghiệp, dịch vụ có năng suất lao động cao
hơn. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm ra đời và hoạt động, các KKT Việt Nam chưa thể
hiện được vai trò động lực phát triển vùng như mục tiêu đề ra; công tác phối hợp
phát triển các ngành, lĩnh vực trong khu kinh tế theo các chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch vẫn chưa thực hiện tốt
207 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vào khu kinh tế: Trường hợp khu kinh tế Nghi sơn, Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LÊ THỊ LAN
NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀO
KHU KINH TẾ: TRƯỜNG HỢP KHU KINH TẾ
NGHI SƠN, THANH HÓA
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Người hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thành Độ Lê Thị Lan
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học
kinh tế quốc dân, Viện Đào tạo Sau đại học, Khoa Quản trị kinh doanh cùng các Thầy,
Cô giáo, cán bộ của khoa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu.
Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới tập thể người hướng dẫn GS.TS
Nguyễn Thành Độ; PGS. TS Lê Quang Cảnh - những người đã luôn tâm huyết và nhiệt
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ của Ban Quản lý KKT Nghi Sơn; Vụ quản lý
KKT-Bộ Kế hoạch & Đầu tư; các doanh nhân thuộc Hội doanh nhân Tỉnh Thanh Hóa,
Hội doanh nhân trẻ Tỉnh Thanh Hóa; các Sở, ban, ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn
các tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là các cá nhân và doanh nghiệp đã cung cấp thông tin, số
liệu và hỗ trợ tôi thực hiện điều tra khảo sát.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các lãnh đạo khoa KT-QTKD,
trường Đại học Hồng Đức, các bạn đồng nghiệp và những người thân yêu trong gia đình
đã luôn bên cạnh ủng hộ, chia sẻ khó khăn, động viên, khích lệ trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận án.
Nghiên cứu sinh
Lê Thị Lan
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO KHU KINH TẾ ............................................................10
1.1 Tổng quan về Khu kinh tế ......................................................................................10
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của Khu kinh tế .........................................................10
1.1.2 Các mô hình khu kinh tế .................................................................................12
1.1.3 Vai trò của Khu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ..........................18
1.2 Tổng quan về quyết định đầu tư vào khu kinh tế .................................................20
1.2.1 Đầu tư và quyết định đầu tư vào KKT .............................................................20
1.2.2 Lý thuyết quyết định đầu tư ............................................................................21
1.3 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp
vào khu kinh tế .............................................................................................................28
1.3.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài ..........................................................................28
1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................................30
1.4 Tổng quan kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
của doanh nghiệp vào khu kinh tế ...............................................................................33
Tóm tắt chương 1 .........................................................................................................38
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................39
2.1 Quy trình nghiên cứu .............................................................................................39
2.2 Nghiên cứu định tính ..............................................................................................41
2.2.1 Đối với nhóm chuyên gia ................................................................................41
2.2.2 Đối với các doanh nghiệp ................................................................................42
2.3 Nghiên cứu định lượng ...........................................................................................43
2.3.1 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào KKT ...................43
2.3.2 Xây dựng phiếu khảo sát .................................................................................48
2.3.3 Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu .............................................................57
2.3.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu ......................................................................63
2.3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................66
Tóm tắt chương 2 .........................................................................................................73
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP VÀO KHU KINH TẾ ................74
3.1 Sự hình thành và phát triển của các KKT Việt Nam ............................................74
3.1.1 Sự hình thành của các KKT Việt Nam ............................................................74
3.1.2 Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng cho các KKT Việt Nam ..................................76
3.1.3 Tình hình thu hút đầu tư của các KKT Việt Nam ............................................78
3.1.4 Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong KKT Việt Nam .......................82
3.2 Kết quả nghiên cứu thống kê mô tả các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu
tư vào KKT Nghi Sơn ...................................................................................................85
3.2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ..........................................................................85
3.2.2 Phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh
nghiệp vào KKT ......................................................................................................89
3.3 Kết quả thực nghiệm ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu
tư vào KKT ................................................................................................................. 104
3.3.1 Mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 104
3.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ................. 109
3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................ 112
3.3.4 Kết quả kiểm định giả thuyết ........................................................................ 115
3.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................. 124
3.4.1 Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp đến quyết định đầu tư vào KKT ..... 124
3.4.2 Ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đến quyết định đầu tư vào KKT .... 125
Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................... 131
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO
KHU KINH TẾ VIỆT NAM ...................................................................................... 133
4.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của KKT Việt Nam ..................................... 133
4.1.1 Định hướng phát triển các KKT của Việt Nam .............................................. 133
4.1.2 Mục tiêu phát triển của Khu kinh tế Nghi Sơn .............................................. 136
4.2 Một số giải pháp nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào KKT Việt Nam ........ 139
4.2.1 Giải pháp đối với các doanh nghiệp trong KKT ........................................... 139
4.2.2 Nhóm giải pháp đối với ban quản lý các KKT ............................................... 144
4.3 Những hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. 158
Tóm tắt chương 4 ....................................................................................................... 160
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 161
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA
TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQLKKT Ban quản lý KKT
DA Dự án
FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
FIAS Đơn vị tư vấn môi trường đầu tư của Ngân hàng thế giới
KCN Khu công nghiệp
KCX Khu chế xuất
KKT Khu kinh tế ven biển
KPMG KPMG là hệ thống các công ty thành viên chuyên cung cấp các
dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn hoạt động tại 148 quốc gia
KKT Khu kinh tế ven biển
NSTW Ngân sách trung ương
PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
SEZ Đặc khu kinh tế
UBND Ủy ban nhân dân
UNIDO Tổ chức Công nghiệp liên hợp quốc
XTĐT Xúc tiến đầu tư
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1: So sánh KKT Việt Nam với các đặc khu kinh tế của thế giới ..................... 12
Bảng 1.2: Số lượng các khu kinh tế (SEZ) trên thế giới* ............................................ 15
Bảng 1.3: Các loại hình EZ của Khu vực ASEAN ..................................................... 15
Bảng 1.4: So sánh các bước ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư với quyết định lựa
chọn hàng hóa ............................................................................................ 21
Bảng 1.5: Các công trình nghiên cứu về thể chế ......................................................... 24
Bảng 2.1: Phát triển các nhân tố dựa trên công cụ Marketing Mix .............................. 46
Bảng 2.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào KKT 47
Bảng 2.3: Quy trình xây dựng phiếu khảo sát ............................................................. 49
Bảng 2.4: Thang đo đặc điểm của doanh nghiệp ........................................................ 52
Bảng 2.5: Thang đo đặc điểm của doanh nghiệp ........................................................ 53
Bảng 2.6: Thang đo về cơ sở hạ tầng .......................................................................... 53
Bảng 2.7: Thang đo về vị trí địa lý ............................................................................. 54
Bảng 2.8: Thang đo về Chính sách ưu đãi .................................................................. 54
Bảng 2.9: Thang đo về Chi phí đầu vào ..................................................................... 55
Bảng 2.10: Thang đo về thể chế địa phương ................................................................ 55
Bảng 2.11: Thang đo về môi trường sống .................................................................... 56
Bảng 2.12: Thang đo về truyền thông .......................................................................... 56
Bảng 2.13: Thang đo về nguồn nhân lực ...................................................................... 57
Bảng 2.14: Bảng tỷ lệ chọn mẫu theo địa bàn .............................................................. 64
Bảng 2.15: Bảng tỷ lệ chọn mẫu theo loại hình doanh nghiệp ...................................... 65
Bảng 3.1: Danh sách các KKT Việt Nam ................................................................... 75
Bảng 3.2: Tình hình vốn đầu tư cở sở hạ tầng ở các KKT Việt Nam .......................... 78
Bảng 3.3: Tình hình đầu tư kinh doanh vào các KKT Việt Nam................................. 80
Bảng 3.4 : Doanh thu của các doanh nghiệp trong KKT Việt Nam .............................. 84
Bảng 3.5: Số liệu lũy kế các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của KKT Nghi Sơn.... 87
Bảng 3.6: Các chỉ tiêu về hoạt động của KKT Nghi Sơn và các KCN tỉnh Thanh Hóa ... 88
Bảng 3.7: Loại hình doanh nghiệp đầu tư vào KKT Nghi Sơn.................................... 90
Bảng 3.8: Ngành nghề kinh doanh của các Doanh nghiệp đầu tư vào KKT Nghi Sơn 91
Bảng 3.9: Qui mô của các Doanh nghiệp đầu tư vào KKT Nghi Sơn ......................... 92
Bảng 3.10: Các dự án đầu tư hạ tầng trong KKT Nghi Sơn, 2011-2015 ....................... 93
Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu Kinh tế- xã hội của Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2015 . 98
Bảng 3.12: Các chỉ số thành phần của PCI Thanh Hóa giai đoạn 2007-2015 ................ 99
Bảng 3.13: Tình hình lao động làm việc tại KKT Nghi Sơn giai đoạn 2011-2015 ...... 104
Bảng 3.14: Qui mô các doanh nghiệp ......................................................................... 106
Bảng 3.15: Loại hình doanh nghiệp............................................................................ 106
Bảng 3.16: Ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp ......................................... 107
Bảng 3.17: Hoạt động xuất khẩu ................................................................................ 108
Bảng 3.18: Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo lần 2 ........... 110
Bảng 3.19: Kiểm định KMO và Barlett’s ................................................................... 112
Bảng 3.20: Phân tích trị số đặc trưng (eigenvalue) ..................................................... 113
Bảng 3.21: Ma trận xoay nhân tố EFA ....................................................................... 114
Bảng 3.22: Kết quả hồi qui các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh
nghiệp vào KKT ...................................................................................... 116
Bảng 3.23: Kết quả kiểm định các giả thuyết ............................................................ 123
Bảng 4.1: Mục tiêu giai đoạn 2016-2020 của các KKT Việt Nam ............................ 134
Bảng 4.2: Các chính sách ưu đãi của KKT, KCN ..................................................... 152
HÌNH
Hình 1.1: Các giai đoạn phát triển của KKT .............................................................. 13
Hình 1.2: Mô hình các nhân tố kéo và đẩy trong đầu tư ............................................. 23
Hình 1.3: Các cấp của marketing địa phương ............................................................ 27
Hình 1.4: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp về địa phương ...... 32
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu của luận án ............................................................... 39
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh
nghiệp vào KKT ........................................................................................ 58
Hình 3.1: Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký đầu tư vào KKT ...................................... 79
Hình 3.2: Tình hình đầu tư sản xuất kinh doanh vào các KKT Việt Nam ................... 82
Hình 3.3: Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KKT ............... 84
Hình 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp tại KKT Nghi Sơn ... 88
Hình 3.5: So sánh doanh thu của KKT Nghi Sơn với các KKT Việt Nam .................. 89
Hình 3.6: Vị trí địa lý của KKT Nghi Sơn ................................................................. 95
Hình 3.7: Chỉ số PCI của Thanh Hóa, 2007-2015 ...................................................... 99
Hình 3.8: Dự báo dân số tỉnh Thanh Hoá theo tuổi lao động .................................... 103
Hình 3.9: Thời gian hoạt động của các DN .............................................................. 105
Hình 3.10: Thời gian ĐKKD/ hoạt động của các DN trong KKT ............................... 105
Hình 3.11: Giới tính của giám đốc điều hành ............................................................. 108
Hình 3.12: Trình độ của Giám đốc điều hành ............................................................ 108
Hình 3.13: Số thành viên của ban giám đốc ............................................................... 109
Hình 3.14 : Lý do doanh nghiệp chưa/ không đầu tư vào KKT ................................... 118
Hình 3.15: Đánh giá của DN về chính sách của KKT ................................................ 120
Hình 3.16: Đánh giá của doanh nghiệp về cơ sở hạ tầng của KKT ............................. 122
Hình 4.1: Các chỉ tiêu chủ yếu của KKT Nghi Sơn giai đoạn 2016-2020 ................. 138
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Khu kinh tế là một thuật ngữ chung bao gồm khu thương mại tự do (FTZ),
Khu chế xuất (EPZ), Khu kinh tế (EZ), Đặc khu kinh tế (SEZ), và Cảng tự do (FPS)
(UNIDO, 2015). Các đặc khu kinh tế được hiểu như khu vực tự do, đã tồn tại trong
thương mại quốc tế cho khoảng 2.500 năm, lần đầu tiên ở Trung Quốc cổ đại, sau
đó là trong đế quốc La Mã (World bank, 1992). Ban đầu, tồn tại dưới dạng các cảng
tự do, các khu kinh tế tập trung vào phát triển hạ tầng và được định nghĩa là “mô
hình sản xuất kết hợp với các kỹ thuật công nghiệp, cung cấp một cơ sở hạ tầng và
cơ sở vật chất để thu hút các nhà đầu trong nước và nước ngoài” (Amado, 1989).
Hiện nay các khu kinh tế trở nên khá phổ biến trên thế giới và được biết đến như
một “khu vực địa lý mà có luật lệ kinh tế có nhiều tự do hơn so với hệ thống pháp
luật chung của quốc gia” (Chikatisrinu, 2013). Các khu kinh tế ngày càng khẳng
định vai trò của mình vào sự phát triển kinh tế xã hội. Theo thống kê của Tổ chức
công nghiệp thế giới, tính đến năm 2015, đã có khoảng 4.500 khu kinh tế (SEZ) tại
140 quốc gia sử dụng khoảng 66 triệu người trên toàn thế giới (UNIDO, 2015).
Ở Việt Nam, Khu kinh tế được xác định là mô hình mới mang tính đột phá
cho sự phát triển kinh tế các vùng trên cơ sở khai thác các lợi thế về tự nhiên và vị
trí địa lý. Kể từ năm 2003, Chu Lai là khu kinh tế mở đầu tiên được thành lập, đến
nay, 18 Khu kinh tế ven biển đã được quyết định thành lập theo mô hình này (trong
phạm vi luận án này gọi tắt là KKT) trong đó 16 KKT đã đi vào hoạt động. Các
KKT cả nước thu hút được ước tính khoảng 300 dự án FDI với tổng mức đầu tư hơn
39 tỷ USD và khoảng 840 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 566
nghìn tỷ đồng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2015). Sự ra đời và phát triển của các KKT
đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc
phòng của đất nước. Đây cũng chính là chủ trương đúng đắn, góp phần tích cực
chuyển một bộ phận lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn (khu vực có năng
suất lao động thấp) sang khu vực công nghiệp, dịch vụ có năng suất lao động cao
hơn. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm ra đời và hoạt động, các KKT Việt Nam chưa thể
hiện được vai trò động lực phát triển vùng như mục tiêu đề ra; công tác phối hợp
phát triển các ngành, lĩnh vực trong khu kinh tế theo các chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch vẫn chưa thực hiện tốt đặc biệt tỷ lệ lấp đầy của các KKT còn thấp; các dự
án đăng ký kinh doanh chưa nhiều thậm chí các dự án đăng ký mà không thực hiện
2
buộc phải hủy bỏ, hạ tầng của các khu kinh tế còn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu
phát triểnCác khu kinh tế hầu như chưa có những nhà đầu tư chiến lược nước
ngoài. Một số nhà đầu tư đã thực hiện các dự án đầu tư lớn nhưng ít có dự án đầu tư
với công nghệ hiện đại (Trần Đình Thiên, 2014; Võ Đại Lược, 2009). Đặc biệt, thể
chế của các Khu kinh tế Việt Nam cũng chưa thực sự “đột phá” như các đặc khu
kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ(Nguyễn Quang Thái, 2010). Vì vậy, về bản
chất các Khu kinh tế ở Việt Nam chưa thực sự có sự khác biệt lớn so với các khu
công nghiệp. “Thể chế ở các khu kinh tế này tuy có vượt trội so với các khu công
nghiệp, nhưng chỉ tập trung vào các ưu đãi về thuế, về tiền thuê đất nên so với các
khu thương mại tự do trong khu vực và trên thế giới còn nhiều bất cập không đủ
sức cạnh tranh” (Vương Đình Huệ, 2014). Như vậy, ở Việt Nam, một thể chế “đột
phá” có thực sự cần thiết cho các khu kinh tế? Có rất nhiều các nghiên cứu và các
chính sách được đề xuất để nhằm phát triển các khu k