Luận án Nghiên cứu nồng độ adiponectin, leptin huyết tương và mối liên quan với lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh đái tháo đường mới mắc sau ghép thận

Cơ chế bệnh sinh của NODAT Sinh lý bệnh của NODAT cũng gần giống như ĐTĐ típ 2: tăng đề kháng insulin và giảm chức năng tế bào beta của tuyến tụy. Trong NODAT, giảm tiết insulin dường như có vai trò quan trọng hơn việc không dung nạp glucose. Bên cạnh các yếu tố nguy cơ NODAT giống như yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2, còn những yếu tố khác chỉ gặp ở nhóm BN sau ghép đó là sử dụng liên tục các thuốc ức chế miễn dịch để duy trì chức năng tạng ghép [24], [25]. Vai trò của của corticosteroid trong bệnh sinh của NODAT đã được mô tả ở nhiều nghiên cứu [15], [25]. Cơ chế gây đái tháo đường của glucocorticoid liên quan đến hai cơ chế là giảm hấp thu glucose phụ thuộc insulin ở các mô ngoại vi và tăng tân tạo glucose tại gan. Sử dụng ức chế calcineurin sau ghép thận cũng gây ra ĐTĐ do cơ chế gây rối loạn bài tiết insulin bằng cách can thiệp vào yếu tố nhân của tín hiệu kích hoạt tế bào T trong tế bào  của tụy. Thuốc tacrolimus gây ĐTĐ sau ghép thận do ức chế bài tiết insulin ở mức độ phiên mã mRNA của insulin, do thuốc này bám vào protein gắn kết số 12 là FK506 dẫn đến ức chế tiết insulin của tế bào  [26], [27]. Cơ chế gây ĐTĐ ở những BN nhiễm HCV trong ghép thận bao gồm do gây kháng insulin, gây giảm khả năng hấp thu glucose và giảm khả năng tạo glycogen tại gan, và do tác động trực tiếp lên tế bào beta của tuyến tụy [28]. Mối liên quan giữa nhiễm Cytomegalovirus (CMV) và tiến triển ĐTĐ sau ghép ở những BN sau ghép thận đã được báo cáo [29]. Cơ chế được giả thiết là do CMV kích thích giải phóng các cytokin tiền viêm, những chất này gây chết hoặc rối loạn chức năng của tế bào beta tuyến tụy.

docx153 trang | Chia sẻ: khanhvy204 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 302 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu nồng độ adiponectin, leptin huyết tương và mối liên quan với lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh đái tháo đường mới mắc sau ghép thận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ----š›---- PHẠM VŨ THỤY NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ ADIPONECTIN, LEPTIN HUYẾT TƯƠNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG MỚI MẮC SAU GHÉP THẬN LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ----š›---- PHẠM VŨ THỤY NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ ADIPONECTIN, LEPTIN HUYẾT TƯƠNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG MỚI MẮC SAU GHÉP THẬN Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 9 72 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS LÊ VIỆT THẮNG 2. PGS.TS CẤN VĂN MÃO HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả các số liệu trong luận án là trung thực và chưa công bố trong bất kỳ công trình nào. TÁC GIẢ Phạm Vũ Thụy LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Học viện Quân y, phòng sau đại học và các cơ quan chức năng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Quân y 103 đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Lê Việt Thắng và thầy PGS.TS. Cấn Văn Mão, các thầy đã dành thời gian quý báu truyền thụ những kinh nghiệm, kiến thức, đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, anh chị em bác sĩ, điều dưỡng Bộ môn Khoa Thận Lọc Máu, Bệnh viện Quân y 103 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện nghiên cứu này. Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Sinh lý bệnh, Học viện Quân y đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gởi lời cảm ơn tất cả bệnh nhân đã đồng ý tham gia nghiên cứu để tôi có dữ liệu viết lên luận án này. Nhân dịp này, tôi chân thành cảm ơn gia đình, các bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Hà Nội, năm 2023 Phạm Vũ Thụy MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình và sơ đồ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1. AZA : Azathioprine 2. AUC : Diện tích dưới đường cong ROC (Area under the curve) 3. BTMT : Bệnh thận mạn tính 4. BMI : Chỉ số khối cơ thể (Body mass index) 5. BN : Bệnh nhân 6. CRP : Protein phản ứng C (C reactive protein) 7. CS : Cộng sự 8. CSA : Cyclosporin A 9. CMV : Virus Cytomegalo (Cytomegalovirus) 10. CNI : Ức chế calcineurin (Calcineurin inhibitor) 11. ĐTĐ : Đái tháo đường 12. ELISA : Phương pháp miễn dịch hấp thụ liên kết enzyme (Enzyme linked immuno sorbent assay) 13. GĐC : Giai đoạn cuối 14. GLUT4 : Chất vận chuyển glucose 4 (Glucose transportor 4) 15. HA : Huyết áp 16. HCV : Virus viêm gan C (Hepatitis C virus) 17. HCCH : Hội chứng chuyển hóa 18. HDL-c : Lipoprotein tỷ trọng cao (High density lipoprotein) 19. HLA : Kháng nguyên bạch cầu người (Human leukocyte antigen) 20. ISN : Hội thận học Quốc tế (International Society of Nephrology) 21. KDIGO : Nhóm cải thiện kết quả bệnh thận toàn cầu (Kidney Disease Improving Global Outcomes) 22. KTC : Khoảng tin cậy 23. LAR : Tỉ số leptin/ adiponectin (Leptin-adiponectin ratio) STT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 24. LDL-c : Lipoprotein tỷ trọng thấp (Low density lipoprotein) 25. MLCT : Mức lọc cầu thận 26. MMF : Mycophenolate Mofetil 27. NKF/KDOQI : Hội thận học quốc gia Mỹ và Hội đồng lượng giá kết quả bệnh thận (National Kidney Foundation/ Kidney Diease Outcomes Quality Innitiative) 28. NODAT : Đái tháo đường mới mắc sau ghép (New-onset diabetes after transplantation) 29. OGTT : Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống (Oral glucose tolerance test) 30. RLLP : Rối loạn lipid 31. RR : Nguy cơ tương đối (Relative risk) 32. SD : Độ lệch chuẩn ( Standard deviation) 33. Se : Độ nhậy (Sensitivity) 34. Sp : Độ đặc hiệu (Specificity) 35. TAC : Tacrolimus 36. THA : Tăng huyết áp 37. TG : Triglyceride 38. TNT : Thận nhân tạo 39. UCMD : Ức chế miễn dịch 40. USRDS : Hệ thống cơ sở dữ liệu thận Hoa Kỳ (United states renal data system) 41. VB : Vòng bụng 42. VLDL : Liporotein tỷ trọng rất thấp (Very low density lipoprotein) 43. WHO : Tổ chức y tế thế giới ( World health organization ) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1. Hướng dẫn sàng lọc và chẩn đoán NODAT 16 1.2. Các thuốc kiểm soát glucose máu ở người bệnh NODAT 18 2.1. Phân chia mức độ thiếu máu 48 2.2. Phân loại RLLP máu theo Bộ Y tế Việt Nam 48 2.3. Phân loại quốc tế BMI trên người trưởng thành 49 2.4. Các chỉ số sinh hoá bình thường 49 3.1. So sánh tuổi giữa các đối tượng nghiên cứu 53 3.2. So sánh giới giữa các đối tượng nghiên cứu 54 3.3. So sánh phương pháp điều trị trước ghép thận giữa nhóm bệnh và chứng bệnh 54 3.4. So sánh hòa hợp nhóm máu, tiền mẫn cảm, HLA giữa người hiến và BN ở nhóm bệnh và chứng bệnh 55 3.5. Một số yếu tố nguy cơ trước ghép liên quan đến NODAT 56 3.6. So sánh đặc điểm thời gian sau ghép giữa 2 nhóm 57 3.7. So sánh phác đồ điều trị thuốc UCMD giữa 2 nhóm chứng bệnh và NODAT 57 3.8. So sánh chỉ số BMI giữa nhóm chứng bệnh và nhóm NODAT 58 3.9. So sánh chu vi vòng bụng giữa nhóm chứng bệnh và NODAT 58 3.10. So sánh đặc điểm thiếu máu giữa nhóm chứng bệnh và NODAT 59 3.11. So sánh tỉ lệ THA, rối loạn lipid máu giữa 2 nhóm chứng bệnh và NODAT 59 3.12. So sánh đặc điểm một số chỉ số sinh hoá giữa nhóm chứng bệnh và nhóm NODAT 60 3.13. So sánh đặc điểm CRP, lipid, MLCT, protein niệu giữa 2 nhóm chứng bệnh và NODAT 61 Bảng Tên bảng Trang 3.14. So sánh nồng độ glucose giữa nhóm chứng bệnh, NODAT mới và đã chuẩn đoán. 62 3.15. So sánh nồng độ adiponectin, leptin giữa các nhóm 63 3.16. So sánh tỉ lệ tăng nồng độ adiponectin, leptin ở hai nhóm bệnh và chứng bệnh. 65 3.17. Đặc điểm nồng độ adiponectin, leptin ở nhóm bệnh và chứng bệnh 66 3.18. Nồng độ adiponectin, leptin với giới ở nhóm NODAT 66 3.19. So sánh nồng độ adiponectin, leptin giữa các nhóm tuổi ở nhóm NODAT 67 3.20. So sánh tỉ lệ BN có bất thường adiponectin, leptin giữa các nhóm tuổi ở nhóm NODAT 67 3.21. So sánh nồng độ adiponectin, leptin ở nhóm NODAT đã phát hiện và mới phát hiện. 68 3.22. So sánh nồng độ, tỉ lệ tăng adiponectin, leptin ở các nhóm sử dụng thuốc ức chế calcineurin khác nhau. 69 3.23. Mối tương quan nồng độ adiponectin, leptin với thừa cân, béo phì 70 3.24. Mối tương quan giữa nồng độ adiponectin, leptin với BMI 71 3.25. Nồng độ adiponectin, leptin với béo bụng ở nhóm NODAT 73 3.26. Mối tương quan giữa nồng độ adiponectin, leptin với vòng bụng. 74 3.27. Liên quan nồng độ adiponectin, leptin với THA 76 3.28. Liên quan nồng độ adiponectin, leptin với rối loạn lipid máu 76 3.29. So sánh nồng độ adiponectin, leptin ở nhóm giảm và không giảm mức lọc cầu thận. 77 3.30. So sánh nồng độ adiponectin, leptin ở nhóm protein niệu (+) và protein niệu (-). 77 3.31. Hồi quy logistic các yếu tố liên quan giảm adiponectin 78 3.32. Hồi quy logistic các yếu tố liên quan tăng leptin 78 Bảng Tên bảng Trang 3.33. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến adiponectin, leptin 79 3.34. Đặc điểm biến đổi BN sau 6 tháng theo dõi 82 3.35. Biến đổi một số chỉ số trước và sau 6 tháng 83 3.36. So sánh một số đặc điểm lâm sàng BN tại thời điểm T0 giữa nhóm kiểm soát glucose máu đạt và không đạt mục tiêu điều trị 84 3.37. So sánh một số chỉ tiêu cận lâm sàng của BN tại thời điểm T0 giữa nhóm kiểm soát glucose máu đạt và không đạt mục tiêu điều trị 85 3.38. So sánh nồng độ adiponectin, leptin tại thời điểm T0 giữa nhóm kiểm soát glucose máu đạt và không đạt mục tiêu điều trị 86 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang 3.1. Phân bố BN theo tình trạng mới phát hiện NODAT 56 3.2. Tỉ lệ BN giảm adiponectin ở nhóm NODAT 64 3.3. Tỉ lệ BN tăng leptin ở nhóm NODAT 64 3.4. Tỉ lệ BN tăng tỉ số leptin/adiponectin ở nhóm NODAT 65 3.5. Tương quan giữa Adiponectin với BMI 71 3.6. Tương quan giữa Leptin với BMI 72 3.7. Tương quan giữa LAR với BMI. 72 3.8. Tương quan giữa Adiponectin với vòng bụng 74 3.9. Tương quan giữa Leptin với vòng bụng. 75 3.10. Tương quan giữa LAR với vòng bụng 75 3.11. Đường cong ROC các chỉ số dự báo giảm Adiponectin 80 3.12. Đường cong ROC các chỉ số dự báo tăng Leptin 81 3.13. Phân bố BN theo loại thuốc kiểm soát glucose máu 82 3.14. Tỉ lệ BN kiểm soát glucose máu đạt mục tiêu theo khuyến cáo 84 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ Hình Tên hình Trang 1.1. Cấu trúc phân tử của adiponectin người 22 1.2. Cấu trúc phân tử leptin ở người 26 2.1. Đường cong chuẩn của adiponectin và leptin 46 2.2. Máy định lượng nồng độ adiponectin và leptin huyết tương 46 2.3. Bộ kít xét nghiệm nồng độ adiponectin và leptin 46 Sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1.1. Cơ chế bệnh sinh NODAT 7 1.2. Sơ đồ tiếp cận chẩn đoán và điều trị NODAT 14 1.3. Tương tác của adiponectin, béo phì và đái tháo đường típ 2. 25 1.4. Vai trò điều hoà năng lượng của leptin 29 1.5. Vai trò của adipokin trong cơ chế bệnh sinh NODAT 34 2.1. Cách sử dụng thuốc kiểm soát glucose máu. 43 2.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu. 52 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh thận mạn tính là bệnh lý đặc trưng bởi tổn thương nhu mô thận mạn tính và hoặc giảm chức năng thận từ 3 tháng trở lên. Bệnh tiến triển âm thầm, khi mức lọc cầu thận < 15 ml/phút, BN cần được điều trị thay thế thận suy bằng lọc máu hoặc ghép thận [1], [2]. Ghép thận là phương pháp điều trị thay thế tốt nhất hiện nay, người bệnh được cấy ghép một quả thận từ người hiến sống hoặc người hiến chết não hoặc người hiến ngừng tim. Thận mới cấy ghép thực hiện được các chức năng, tuy nhiên người bệnh sau ghép vẫn còn nhiều bệnh lý đi kèm cần được tiếp tục điều trị. Bên cạnh đó, việc sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch chống thải ghép làm người bệnh luôn đối mặt với tình trạng mắc các bệnh mới như nhiễm trùng và đái tháo đường. Đái tháo đường mới mắc sau ghép (New-onset diabetes after transplantation - NODAT) là một biến chứng tương đối phổ biến sau ghép tạng nói chung và ghép thận nói riêng, có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian sống của thận ghép cũng như thời gian sống còn của BN sau ghép [3], [4], [5]. Cơ chế bệnh sinh của NODAT giống với người bệnh mắc đái tháo đường típ 2 do liên quan đến kháng insulin và ức chế tế bào beta tuyến tụy. Hơn nữa, người bệnh ghép thận có nhiều yếu tố làm gia tăng tần suất và mức độ nặng của NODAT như một số yếu tố trước ghép và việc sử dụng thuốc ức chế calcineurin (cyclosporin A và tacrolimus) và corticosteroid [6], [7]. NODAT làm giảm đời sống tạng ghép, cũng như ĐTĐ típ 2 nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt glucose máu sẽ có những biến chứng, trong đó các biến chứng mạch máu là khởi đầu cho các biến cố tim mạch, làm gia tăng tỷ lệ tử vong và sống còn của tạng ghép. Vai trò của mô mỡ trong cơ chế bệnh sinh đái tháo đường típ 2 cũng như NODAT đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu. Các adipokin mô mỡ có vai trò sinh học trong việc thúc đẩy quá trình kháng insulin và suy chức năng tế bào beta của tuyến tụy [8], [9]. Trong các adipokin thì adiponectin và leptin là 2 chất có hoạt tính sinh học cao, trong đó adiponectin có hoạt tính điều hoà dương và leptin điều hoà âm quá trình tiết insulin và kháng insulin của tuyến tụy. Vai trò của hai adipokin này cũng được khẳng định trong bệnh sinh NODAT sau ghép tạng nói chung, ghép thận nói riêng [10], [11]. Cũng như đái tháo đường típ 2, ở bệnh nhân NODAT, cần được điều chỉnh thuốc ức chế miễn dịch, sử dụng các thuốc kiểm soát glucose máu và kiểm soát đa yếu tố, để hạn chế các biến chứng do tăng glucose máu, duy trì chức năng thận ghép cho bệnh nhân. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về NODAT cũng như vai trò của adiponectin, leptin trong cơ chế bệnh sinh, mối liên quan với lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân NODAT. Từ những lý do cấp thiết trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nồng độ adiponectin, leptin huyết tương và mối liên quan với lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh đái tháo đường mới mắc sau ghép thận”, với 2 mục tiêu sau: 1. Khảo sát nồng độ adiponectin, leptin huyết tương ở người bệnh đái tháo đường mới mắc sau ghép thận. 2. Phân tích mối liên quan giữa nồng độ adiponectin, leptin huyết tương, tỉ số leptin/adiponectin với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở người bệnh đái tháo đường mới mắc sau ghép thận và kết quả theo dõi sau 6 tháng. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG MỚI MẮC Ở BN SAU GHÉP THẬN 1.1.1. Điều trị BN bệnh thận mạn giai đoạn cuối bằng ghép thận Ghép thận được chỉ định cho tất cả các BN bệnh thận mạn giai đoạn cuối (mức lọc cầu thận < 15 ml/ph/1,73m2). Sau ghép thận, chức năng thận được phục hồi hoàn toàn nhờ thận ghép. Các rối loạn nội môi được điều chỉnh, các rối loạn khác được điều chỉnh ổn định dần theo thời gian, tuy nhiên người bệnh vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề do việc dùng thuốc chống thải ghép. Dựa vào khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, Hội Thận học thế giới, châu Âu, Mỹ theo phác đồ khung, mỗi trung tâm ghép tạng có phác đồ riêng để phù hợp với hoàn cảnh đất nước, thời điểm và từng người bệnh [12], [13], [14]. - Trước ghép: Để giảm tương tác tức thì các kháng thể ở người nhận với thận người cho, người nhận thận thường được điều trị dẫn nhập (sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch trước ghép). Người nhận có thể được dùng kháng thể đơn dòng đối kháng thụ thể IL-2 (Basiliximab) kết hợp corticosteroid liều cao hoặc Globulin kháng tế bào lympho trước ghép. Trong trường hợp tiền mẫn cảm cao, có thể sử dụng phác đồ chống thải ghép trước ghép gồm: thuốc ức chế calcineurin và ức chế tăng sinh trước ghép 7-10 ngày. - Ngày đầu sau ghép: Người bệnh được sử dụng 3 loại thuốc: ức chế calcineurin (Cyclosporin A hoặc Tacrolimus), ức chế tăng sinh và corticosteroid (liều cao giảm dần). - Duy trì thuốc chống thải ghép: Điều trị duy trì thuốc uống nhằm tăng hiệu quả ức chế miễn dịch và làm giảm tối đa tác dụng phụ. Liều thuốc thường cao hơn trong 3 tháng đầu sau ghép và giảm dần sau đó. Sự kết hợp thường phối hợp 3 thuốc ức chế miễn dịch gồm: thuốc ức chế calcineurin, một thuốc chống tăng sinh và corticosteroid [14]. Loại thuốc, liều lượng được cá thể hoá theo từng BN. Với những thuốc cần theo dõi nồng độ được điều chỉnh liều uống theo nồng độ của từng BN với mỗi lần tái khám. 1.1.2. Đái tháo đường mới mắc sau ghép thận 1.1.2.1. Khái niệm Đái tháo đường mới mắc sau ghép (New-onset diabetes after transplantation - NODAT) đề cập đến đái tháo đường xuất hiện sau ghép các tạng đặc hoặc sau ghép tủy và các tế bào gốc tạo máu ở những người trước đây không có tiền sử đái tháo đường [15], [16], [17]. Khái niệm đái tháo đường sau ghép ít được biết đến trong 50 năm qua, mà cách phổ biến nhất được sử dụng để nói về vấn đề này theo định nghĩa lâm sàng là cần sử dụng insulin sau ghép (tối thiểu 30 ngày). Theo hướng dẫn Đồng thuận Quốc tế (The International Consensus Guidelines) năm 2003 về NODAT khuyến cáo nên chẩn đoán NODAT dựa trên tiêu chuẩn của Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA - American Diabetes Association) đối với NODAT như sau: - Glucose máu lúc đói (nhịn ăn trước thời điểm xét nghiệm ít nhất 8 tiếng) ≥ 7,0 mmol/L (126 mg/ dL) hoặc - Glucose máu tại 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose máu đường uống (OGTT - Oral glucose tolerance test) ≥ 11,1 mmol/L (200 mg/dL) hoặc Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L (200 mg/dL), ở 3 lần đo khác nhau [18], [19]. Xét nghiệm HbA1C ít được khuyến cáo sử dụng vì BN suy thận giai đoạn cuối và BN mới được ghép thận thường kết hợp với thiếu máu (do mất máu trong phẫu thuật, thiếu sắt, do thuốc ức chế miễn dịch, rối loạn chức năng sau ghép, do thiếu đột ngột erythropoietin), dẫn đến thay đổi kết quả HbA1C. 1.1.2.2. Tần suất đái tháo đường mới mắc sau ghép Tỉ lệ NODAT khác nhau giữa những người được ghép các tạng khác nhau. Ở BN ghép thận tỉ lệ NODAT từ 7%-30% tuỳ theo đối tượng nghiên cứu [20], [21], [22]. Tỉ lệ NODAT tăng dần theo thời gian sau ghép: Nghiên cứu của Kasiske B.L. và CS cho thấy tỉ lệ NODAT từ 9,1% sau 3 tháng, tăng lên 16,0% sau 12 tháng và 24,0% sau 36 tháng sau ghép thận [23]. NODAT phổ biến hơn ở BN da đen và gốc Tây Ban Nha so với người da trắng, có thể là do đa hình di truyền giữa những người nhận ghép tạng da đen và gốc Tây Ban Nha. Tỉ lệ NODAT ở Hoa Kỳ được báo cáo là khoảng 9,1% BN ở thời điểm 3 tháng, 16% ở tháng thứ 12 và 24% ở thời điểm 36 tháng sau ghép tạng. Ngoài ra, NODAT đã được ước tính xảy ra trong khoảng 4 đến 25% ca ghép thận, 2,5 đến 25% ca ghép gan, 4 đến 40% ca ghép tim và 30 đến 35% người ghép phổi. Nguy cơ NODAT tăng lên khi ghép gan nếu BN bị nhiễm HCV và có thể dao động từ 40% đến 60%. Một số nghiên cứu báo cáo phạm vi NODAT là từ 7% đến 30% trong năm đầu tiên sau khi ghép thận. Ngoài ra, phần lớn những người nhận nội tạng (khoảng 76,5%) phát triển NODAT trong 3 tháng đầu tiên. Sau 6 tháng, tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ gần như tương đương với những BN không ghép tạng. Sử dụng liều cao hơn của thuốc ức chế miễn dịch sau ghép tương quan với tỉ lệ mắc NODAT cao hơn [24]. 1.1.2.3. Cơ chế bệnh sinh của NODAT Sinh lý bệnh của NODAT cũng gần giống như ĐTĐ típ 2: tăng đề kháng insulin và giảm chức năng tế bào beta của tuyến tụy. Trong NODAT, giảm tiết insulin dường như có vai trò quan trọng hơn việc không dung nạp glucose. Bên cạnh các yếu tố nguy cơ NODAT giống như yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2, còn những yếu tố khác chỉ gặp ở nhóm BN sau ghép đó là sử dụng liên tục các thuốc ức chế miễn dịch để duy trì chức năng tạng ghép [24], [25]. Vai trò của của corticosteroid trong bệnh sinh của NODAT đã được mô tả ở nhiều nghiên cứu [15], [25]. Cơ chế gây đái tháo đường của glucocorticoid liên quan đến hai cơ chế là giảm hấp thu glucose phụ thuộc insulin ở các mô ngoại vi và tăng tân tạo glucose tại gan. Sử dụng ức chế calcineurin sau ghép thận cũng gây ra ĐTĐ do cơ chế gây rối loạn bài tiết insulin bằng cách can thiệp vào yếu tố nhân của tín hiệu kích hoạt tế bào T trong tế bào b của tụy. Thuốc tacrolimus gây ĐTĐ sau ghép thận do ức chế bài tiết insulin ở mức độ phiên mã mRNA của insulin, do thuốc này bám vào protein gắn kết số 12 là FK506 dẫn đến ức chế tiết insulin của tế bào b [26], [27]. Cơ chế gây ĐTĐ ở những BN nhiễm HCV trong ghép thận bao gồm do gây kháng insulin, gây giảm khả năng hấp thu glucose và giảm khả năng tạo glycogen tại gan, và do tác động trực tiếp lên tế bào beta của tuyến tụy [28]. Mối liên quan giữa nhiễm Cytomegalovirus (CMV) và tiến triển ĐTĐ sau ghép ở những BN sau ghép thận đã được báo cáo [29]. Cơ chế được giả thiết là do CMV kích thích giải phóng các cytokin tiền viêm, những chất này gây chết hoặc rối loạn chức năng của tế bào beta tuyến tụy. 1.1.2.4. Một số yếu tố nguy cơ đái tháo đường mới mắc sau ghép thận Một số yếu tố nguy cơ trước và sau ghép được cho là có thể dẫn đến phát triển NODAT và cần được đánh giá để ngăn ngừa NODAT [30], (Sơ đồ 1.1). - Một số yếu tố nguy cơ không thay đổi được Cũng như BN ĐTĐ típ 2, tuổi, chủng tộc, di truyền, và tiền sử gia đình là những dấu hiệu nguy cơ không thể thay đổi được đối với sự phát triển của NODAT [31], [32], [33]. Tuổi cao là yếu tố nguy cơ lớn nhất và nhất quán nhất đối với NODAT trong ghép thận và được báo cáo trong phần lớn các nghiên cứu. Ngoài ra, tốc độ gia tăng các trường hợp NODAT sau 6 tháng đầu tiên ở người lớn tuổi nhanh hơn đáng kể so với những người trẻ tuổi. Rodrigo E. và CS cho thấy những người ghép thận đầu tiên từ 45 đến 59 tuổi có nguy cơ tương đối đối với NODAT là 1,9 (KTC 95%: 1,73- 2,09; p < 0,0001), trong khi BN ≥ 60 tuổi có nguy cơ 2,6 (KTC 95%: 2,32 - 2,92; p < 0,0001). Các tác giả đã kết luận: Tuổi cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ĐTĐ gấp 1,5 lần cứ mỗi 10 năm tuổi tăng lên [31],

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_nghien_cuu_nong_do_adiponectin_leptin_huyet_tuong_va.docx
  • docxBìa TTLA - TV.docx
  • docxBìa TTLA -TA.docx
  • docxThụy Trang thông tin LA (TV+TA).docx
  • docxThụy TTLA, TA.docx
  • docxThụy TTLA, TV.docx