Luận án Nghiên cứu phát triển thuật toán tối ưu hóa tính toán quỹ đạo chuyển động cho robot tự hành trong nhà có kể đến tương tác với con người

Nội dung này phân tích làm rõ một số khái niệm theo các nghiên cứu [27], [28] làm cơ sở để xác định vùng không gian tương tác an toàn giữa robot và người đồng thời xác định tư thế tiếp cận của robot đối với một người hoặc một nhóm người. Trong đó khái niệm vùng tương tác có tính xã hội động DSZ (Dynamic Social Zone) được dùng để tính toán vùng không gian an toàn của một người hoặc một nhóm người trong xã hội [27]. Khi robot tự hành hoạt động trong môi trường có con người, yêu cầu chúng không chỉ tránh được các vật cản thông thường mà còn cần đảm bảo tránh người theo cách an toàn và thân thiện. Theo [29] an toàn cho con người được chia làm hai loại: an toàn về thể chất và an toàn về tâm lý. Với an toàn về thể chất, cần duy trì khoảng cách vật lý tối thiểu giữa robot và người. An toàn về tâm lý yêu cầu robot không được phép gây căng thẳng và khó chịu cho con người trong quá trình chúng di chuyển gần người. Dựa trên các nghiên cứu về robot tránh người đảm bảo an toàn về thể chất và tâm lý, nghiên cứu [27] đã đề xuất thuật toán để tính ra được vùng an toàn xung quanh một người hoặc vùng không gian tương tác của một nhóm người mà robot không nên xâm phạm, gọi đó là vùng tương tác có tính xã hội động giữa robot và người.

pdf142 trang | Chia sẻ: Tuệ An 21 | Ngày: 08/11/2024 | Lượt xem: 73 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu phát triển thuật toán tối ưu hóa tính toán quỹ đạo chuyển động cho robot tự hành trong nhà có kể đến tương tác với con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ HOÀNG VĂN BẢY NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THUẬT TOÁN TỐI ƯU HÓA TÍNH TOÁN QUỸ ĐẠO CHUYỂN ĐỘNG CHO ROBOT TỰ HÀNH TRONG NHÀ CÓ KỂ ĐẾN TƯƠNG TÁC VỚI CON NGƯỜI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI - 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ HOÀNG VĂN BẢY NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THUẬT TOÁN TỐI ƯU HÓA TÍNH TOÁN QUỸ ĐẠO CHUYỂN ĐỘNG CHO ROBOT TỰ HÀNH TRONG NHÀ CÓ KỂ ĐẾN TƯƠNG TÁC VỚI CON NGƯỜI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Chuyên ngành: TỰ ĐỘNG HÓA Mã số: 9 52 02 16 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS ĐỖ ĐÌNH NGHĨA 2. PGS. TS TRƯƠNG XUÂN TÙNG HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Các kết quả sử dụng tham khảo đều đã được trích dẫn đầy đủ và theo đúng quy định. Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2023 Tác giả LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án, nghiên cứu sinh đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều người. Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy giáo hướng dẫn PGS. TS Trương Xuân Tùng và TS Đỗ Đình Nghĩa. Thầy không chỉ là người hướng dẫn, giúp đỡ nghiên cứu sinh hoàn thành luận án này mà còn là người định hướng, truyền thụ động lực và ý chí quyết tâm trong quá trình nghiên cứu đầy gian khổ. Tôi cũng chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong Bộ môn Tự động và kỹ thuật tính, Khoa Kỹ thuật điều khiển, Học viện Kỹ thuật quân sự, nơi nghiên cứu sinh làm việc, đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo trong thời gian nghiên cứu sinh nghiên cứu tại đây. Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp nghiên cứu sinh, nhóm nghiên cứu của thầy Trương Xuân Tùng, Phòng Sau đại học - Học viện Kỹ thuật quân sự, Trường Học viện Phòng không không quân đã giúp đỡ nghiên cứu sinh hoàn thành luận án này. Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, chia sẻ những khó khăn của cuộc sống, gia đình và xã hội, giúp nghiên cứu sinh đạt được những kết quả như hôm nay. Mục lục MỤC LỤC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . iv DANH MỤC HÌNH VẼ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . vi DANH MỤC BẢNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . x DANH MỤC KÝ HIỆU TOÁN HỌC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . xi MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÍNH TOÁN QUỸ ĐẠO CHO ROBOT TỰ HÀNH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8 1.1. Giới thiệu chung về robot tự hành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8 1.2. Hệ thống điều khiển robot tự hành. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9 1.2.1. Thu thập và xử lý thông tin . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 1.2.2. Định vị và xây dựng bản đồ. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 1.2.3. Lập kế hoạch đường đi tránh vật cản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12 1.2.4. Điều khiển chuyển động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15 1.3. Cơ sở lý thuyết thiết yếu phục vụ tính toán quỹ đạo cho robot tự hành tương tác với người . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16 1.3.1. Hệ quy chiếu cho robot . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16 1.3.2. Thu thập và nhận biết thông tin về hành vi của con người trong xã hội. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18 i 1.3.3. Vùng tương tác có tính xã hội động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20 1.3.4. Xác định tư thế khi robot tiếp cận người . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23 1.3.5. Tính toán quỹ đạo chuyển động cho robot tự hành sử dụng thuật toán TEB. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23 1.3.6. Các chỉ số đánh giá mức độ an toàn và thân thiện khi robot tự hành gần người . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34 1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36 1.4.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36 1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40 1.5. Kết luận chương 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42 Chương 2. THIẾT KẾ QUỸ ĐẠO CHUYỂN ĐỘNG CHO ROBOT TỰ HÀNH TRÁNH NGƯỜI VÀ TIẾP CẬN NGƯỜI TRONG MÔI TRƯỜNG ĐỘNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44 2.1. Đặt vấn đề . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44 2.2. Mô tả bài toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 44 2.3. Đề xuất thuật toán STEB . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47 2.3.1. Xây dựng thuật toán STEB . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47 2.3.2. Tích hợp thuật toán STEB vào hệ thống điều khiển robot . . . 54 2.4. Đề xuất thuật toán TDTEB . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56 2.4.1. Xây dựng thuật toán TDTEB. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56 2.4.2. Tích hợp thuật toán TDTEB vào hệ thống điều khiển robot . 59 2.5. Đề xuất thuật toán GTEB . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60 2.5.1. Xây dựng thuật toán GTEB . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60 ii 2.5.2. Tích hợp thuật toán GTEB vào hệ thống điều khiển robot . . 63 2.6. Kết luận chương 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64 Chương 3. MÔ PHỎNG VÀ THỰC NGHIỆM KIỂM CHỨNG CÁC THUẬT TOÁN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65 3.1. Chuẩn bị mô phỏng và thực nghiệm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65 3.1.1. Công cụ phần mềm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65 3.1.2. Xây dựng robot hai bánh vi sai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66 3.2. Kịch bản mô phỏng và thực nghiệm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71 3.3. Các kết quả mô phỏng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74 3.3.1. Mô phỏng robot tránh người sử dụng thuật toán STEB . . . . . 74 3.3.2. Mô phỏng một số tình huống đặc biệt robot tránh người sử dụng thuật toán TDTEB . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78 3.3.3. Mô phỏng robot tiếp cận người sử dụng thuật toán GTEB . . 80 3.4. Các kết quả thực nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85 3.4.1. Thực nghiệm robot tránh người sử dụng thuật toán STEB . . 85 3.4.2. Thực nghiệm robot tiếp cận người sử dụng thuật toán GTEB 88 3.5. Kết luận chương 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TƯƠNG LAI . . . . . 93 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ . . . . . . . . . . 95 PHỤ LỤC . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 108 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt AUV Autonomous Underwater Vehicle Phương tiện tự lái dưới nước DFS Depth First Search Tìm kiếm theo độ sâu DSZ Dynamic Social Zone Vùng tương tác có tính xã hội động DWA Dynamic Window Ap- proach Tiếp cận cửa sổ động EB Elastic Band Thuật toán tối ưu quỹ đạo theo bóng đàn hồi EKF External Kalman Filter Bộ lọc Kalman mở rộng GPS Global Position System Hệ thống định vị toàn cầu GTEB Goal Timed Elastic Band Thuật toán tối ưu quỹ đạo theo thời gian có chọn điểm tiếp cận HCSI Human Comfortable Safety Indices Các chỉ số đánh giá mức độ an toàn thân thiện khi robot gần người KF Kalman Filter Bộ lọc Kalman iv LMR Legged Mobile Robot Robot di động có chân PCL Point Cloud Library Thư viện đám mây điểm ROS Robot operating system Hệ điều hành robot SGI Social group index Chỉ số đánh giá mức độ an toàn thân thiện khi robot gần nhóm người SII Social individual index Chỉ số đánh giá mức độ an toàn thân thiện khi robot gần một người STEB Social Timed Elastic Band Thuật toán tối ưu quỹ đạo theo thời gian có đưa vào các ràng buộc mang tính xã hội TDTEB Time-Dependent Timed Elastic Band Thuật toán tối ưu quỹ đạo theo thời gian có dự đoán va chạm với người TEB Timed Elastic Band Thuật toán tối ưu quỹ đạo theo thời gian UAV Unmanned Aerial Vehicle Phương tiện bay không người lái VO Velocity Obstacle Vận tốc vật cản WMR Wheeled Mobile Robot Robot di động có bánh xe SCM Social Cost Maps Bản đồ chi phí xã hội v DANH MỤC HÌNH VẼ 1.1 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển robot tự hành. . . . . . . . . . . 10 1.2 Minh họa thu thập thông tin bằng cảm biến Kinect và laser Rplidar. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 1.3 Mô tả thuật toán A*. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14 1.4 Hệ quy chiếu toàn cục XgOgYg và hệ quy chiếu cục bộ trên robot XrOrYr. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17 1.5 Sơ đồ quá trình lấy các hành vi trong xã hội của người. . . . . . 19 1.6 Không gian cá nhân của người [30]. . . . . . . . . . . . . . . . . 21 1.7 Mối quan hệ trạng thái của người và tư thế robot [28]. . . . . . . 22 1.8 Minh họa vùng DSZ theo phân bố Gaussian 2D: (a) Ảnh chụp ba người đang đứng, (b) Biểu đồ hình chiếu đứng phân bố Gaussian 2D với người p1 và nhóm hai người p2, p3, (c) Biểu đồ hình chiếu ngang phân bố Gaussian 2D với người p1 và nhóm hai người p2, p3. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22 1.9 Minh họa vùng tiếp cận và tư thế tiếp cận người: (a) Vùng tiếp cận và tư thế tiếp cận một người, (b) Vùng tiếp cận và tư thế tiếp cận nhóm ba người. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24 1.10 Mô tả ba tư thế liên tiếp của robot trong bản đồ toàn cục. . . . . 25 1.11 Giải thích về mặt hình học ràng buộc động học non-holonomic. . 26 1.12 Đồ thị đường đi khi xem xét cặp điểm hai bên vật cản. . . . . . 29 vi 1.13 Mô tả ba đường đồ thị cùng lớp tương đồng: đường số 1 (ss - v2 - sg), đường số 2 (ss - v2 - v3 - sg), đường số 3 (ss - v3 - sg). . 29 1.14 Quỹ đạo tạo ra từ thuật toán TEB [18] bị mắc kẹt vào quỹ đạo tối ưu cục bộ khi có người đi cắt ngang. . . . . . . . . . . . 31 1.15 Thuật toán TEB được tối ưu song song. . . . . . . . . . . . . . 32 1.16 Quỹ đạo chuyển động cho robot theo thuật toán TEB được tối ưu song song tránh bốn vật cản: (a) Các đường đồ thị được tạo ra khi xem xét cặp điểm hai bên vật cản, (b) Tập quỹ đạo tối ưu cho robot. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33 1.17 Biểu đồ thể hiện chỉ số đánh giá cho cá nhân với độ lệch chuẩn bằng 0.45 và chỉ số đánh giá cho nhóm người với độ lệch chuẩn bằng 0.9. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35 2.1 Minh họa bài toán 1: (a) Robot vượt một người đi cùng chiều phía bên trái, (b) Robot tránh hai người đi ngược chiều phía bên phải. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45 2.2 Minh họa bài toán 2: (a) Robot tránh người khi đi qua cửa hẹp, (b) Robot tránh người khi qua điểm giao cắt, (c) Robot tránh khi có người đi cắt ngang hướng di chuyển. . . . . . . . . . 46 2.3 Minh họa bài toán 3: (a) Ảnh chụp tình huống, (b) Mô tả tư thế người, tư thế robot và tư thế tiếp cận. . . . . . . . . . . . . 47 2.4 Sơ đồ khối thực hiện thuật toán STEB. . . . . . . . . . . . . . . 48 2.5 Mô tả cách tính ∆V(B∗p): (a) Robot vượt bên trái một người đang đi cùng chiều, (b) Robot tránh bên phải một nhóm hai người đang đi ngược chiều. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51 vii 2.6 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển robot khi tích hợp thuật toán STEB. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55 2.7 Minh họa tính đích phụ khi robot qua khu vực giao cắt hoặc có người đi cắt ngang hướng di chuyển robot. . . . . . . . . . . . 56 2.8 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển robot khi tích hợp thuật toán TDTEB. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60 2.9 Sơ đồ khối thực hiện thuật toán GTEB. . . . . . . . . . . . . . . 61 2.10 Sơ đồ khối hệ thống điều khiển robot khi tích hợp thuật toán GTEB. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63 3.1 Ảnh chụp cơ cấu chuyển động của robot thực nghiệm. . . . . . . 67 3.2 Sơ đồ khối phần cứng robot. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68 3.3 Robot hai bánh vi sai: (a) Ảnh chụp robot đã được chế tạo, (b) Mô hình robot trên phần mềm Rviz. . . . . . . . . . . . . . 69 3.4 Thu thập thông tin bằng cảm biến: (a) Thông tin vị trí thu được từ laser, (b) Phát hiện người sử dụng ảnh RGB-D từ cảm biến Kinect [70]. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70 3.5 Minh họa tình huống 1: (a) Quỹ đạo STEB khi robot vượt một người đi cùng chiều, (b) Quỹ đạo STEB khi robot tránh một người đi ngược chiều. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72 3.6 Minh họa tình huống 2: robot cần tránh người khi qua cửa hẹp. . 73 3.7 Minh họa tình huống 3: quỹ đạo GTEB khi robot cần tiếp cận một nhóm người đang đứng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74 3.8 Minh họa tình huống 4: quỹ đạo GTEB khi robot cần tiếp cận một người đang đi. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74 viii 3.9 Mô phỏng robot vượt và tránh một người sử dụng thuật toán STEB. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75 3.10 Mô phỏng robot vượt và tránh một nhóm hai người sử dụng thuật toán STEB. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77 3.11 Mô phỏng robot tránh người khi sử dụng thuật toán TDTEB: (a) (d) Robot và người cùng qua cửa hẹp, (g) (j) Robot và người cùng qua khu vực giao cắt, (m) (p) Khi có người đi cắt ngang hướng đi của robot. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79 3.12 Mô phỏng robot tiếp cận một nhóm ba người đang đứng đồng thời tránh một người sử dụng thuật toán GTEB. . . . . . . . . . 81 3.13 Mô phỏng robot tiếp cận một nhóm ba người đang đứng đồng thời tránh hai người sử dụng thuật toán GTEB. . . . . . . . . . 83 3.14 Mô phỏng robot tiếp cận một người đang đi đồng thời tránh hai người sử dụng thuật toán GTEB. . . . . . . . . . . . . . . . 84 3.15 Thực nghiệm robot tránh và vượt một người đang đi sử dụng thuật toán STEB. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86 3.16 Thực nghiệm robot tránh và vượt một nhóm hai người đang đi sử dụng thuật toán STEB. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 87 3.17 Thực nghiệm robot tiếp cận nhóm người đang đứng sử dụng thuật toán GTEB: (a) (b) Robot tiếp cận nhóm hai người, (c) Robot tiếp cận nhóm ba người. . . . . . . . . . . . . . . . . . . 89 3.18 Thực nghiệm robot tiếp cận một người đang đi đồng thời tránh người khác đang đi sử dụng thuật toán GTEB. . . . . . . . . . . 91 ix DANH MỤC BẢNG 3.1 Bộ tham số dùng chung cho mô phỏng. . . . . . . . . . . . . . . 66 3.2 Bộ tham số dùng riêng mô phỏng thuật toán STEB, TDTEB. . . 66 3.3 Bộ tham số dùng cho thực nghiệm. . . . . . . . . . . . . . . . . 72 x DANH MỤC KÝ HIỆU TOÁN HỌC Ký hiệu Ý nghĩa. vr Vận tốc dài của robot vk Vận tốc dài của robot ở tư thế thứ k vrmax Giá trị lớn nhất vận tốc dài của robot vlw Vận tốc bánh trái vrw Vận tốc bánh phải ωr Vận tốc góc của robot ωk Vận tốc góc của robot ở tư thế thứ k ωrmax Giá trị lớn nhất vận tốc góc của robot ωlw Vận tốc góc bánh trái ωrw Vận tốc góc bánh phải ar Gia tốc của robot ω˙r Gia tốc góc của robot armax Giá trị lớn nhất gia tốc của robot ω˙rmax Giá trị lớn nhất gia tốc góc của robot θr Góc hướng của robot θk Góc hướng của robot ở tư thế thứ k ss Tư thế bắt đầu sk Tư thế thứ k của robot sr Tư thế của robot xi s ′ r Trạng thái của robot sg Tư thế đích ssg Tư thế đích phụ ρ Khoảng cách từ robot đến vật cản ρmin Khoảng cách tối thiểu từ robot đến vật cản ∆T Khoảng thời gian giữa hai trạng thái liên tiếp của robot ∆Tmax Giá trị lớn nhất khoảng thời gian giữa hai trạng thái liên tiếp của robot O Miền kết nối tạo nên vật cản h Ràng buộc động học non-holonomic ν Ràng buộc vận tốc α Ràng buộc gia tốc o Ràng buộc tránh vật cản σh Trọng số điều chỉnh ràng buộc động học non- holonomic σν Trọng số điều chỉnh ràng buộc vận tốc σα Trọng số điều chỉnh ràng buộc gia tốc σo Trọng số điều chỉnh ràng buộc tránh vật cản σpteb Trọng số điều chỉnh khoảng cách gần nhất từ quỹ đạo theo thuật toán STEB tới điểm nằm hai bên vật cản σprg Trọng số điều chỉnh khoảng cách từ người tới đường nối hướng robot và đích xii ∆θl Góc giới hạn vùng di chuyển của người rr Bán kính thân robot rh Bán kính thân người dp Khoảng cách an toàn về mặt vật lý dc Khoảng cách an toàn về mặt tâm lý rlw Bán kính bánh xe bên trái rrw Bán kính bánh xe bên phải Tv Giá trị tối thiểu cho mạch điều khiển để xe có thể dịch chuyển dw Độ dài trục giữa hai bánh xe km Tỷ số truyền hộ giảm tốc el Giá trị Encoder bánh trái er Giá trị Encoder bánh phải wlw Trọng số bù sai số bánh xe bên trái wrw Trọng số bù sai số bánh xe bên phải ww Trọng số bù sai số độ dài trục giữa hai bánh xe wf Trọng số điều chỉnh vận tốc khi robot tiến wb Trọng số điều chỉnh vận tốc khi robot lùi SI Tập các tương tác xã hội P Tập hợp người O Tập các vật cản ur Lệnh điều khiển robot xiii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Như chúng ta đã biết, con người đã có những bước phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ, đây là thành quả từ các cuộc cách mạng công nghiệp, cho phép ứng dụng rộng rãi robot trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Robot có thể thay thế con người trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất, y tế, giáo dục hay đời sống hàng ngày. Chúng ta thường thấy các robot vận chuyển hàng hóa trong nhà máy, vận chuyển thuốc và vật tư y tế trong bệnh viện. Trong cuộc sống, các robot hút bụi thường thấy xuất hiện trong các hộ gia đình, robot mang nước và đồ ăn cho khách trong các nhà hàng. Ngoài ra, robot còn được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt như thám hiểm, rà phá bom mìn trong lĩnh vực quân sự. Khi nghiên cứu về robot tự hành, một trong các nhiệm vụ quan trọng là nâng cao hiệu quả tự dẫn đường. Hay nói cách khác là tạo ra các robot ngày càng thông minh hơn, có thể tự động xác định đường đi, tự động tránh vật cản, tránh người theo cách phù hợp nhất. Khác với loại robot điều khiển từ xa là phụ thuộc vào điều khiển trực tiếp từ con người hoặc robot bám vạch chỉ có thể đi theo một đường trực quan được sơn hoặc nhúng vào sàn nhà. Các robot tự hành có khả năng di chuyển một cách tự động mà không cần điều khiển trực tiếp từ con người. Chúng có thể tự động tính toán đường đi sao cho hiệu quả, tự động xử lý các tình 1 huống phát sinh xảy ra trong quá trình di chuyển. Khả năng nhận biết được môi trường xung quanh sẽ quyết định các hành động của robot tự hành, chỉ khi có được đầy đủ các thông tin về môi trường xung quanh thì robot tự hành mới có thể di chuyển và hoạt động một cách chính xác. Khi robot tự hành hoạt động trong môi trường có con người, chúng cần đảm bảo sự an toàn và thân thiện với con người, hướng tới các hành động của robot giống như con người. Khi robot tự hành tiếp cận người, sự thông minh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_phat_trien_thuat_toan_toi_uu_hoa_tinh_toa.pdf
  • pdfCV de nghi dang thong tin LATS.pdf
  • pdfQD Hoang Van Bay.pdf
  • docxThong tin dong gop moi LA_Hoang Van Bay.docx
  • pdfTom tat LA_Hoang Van Bay.pdf