Tỉnh Sơn La thuộc vùng Tây Bắc, có vị trí địa lí quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH), an ninh quốc phòng cấp vùng và Quốc gia.
Đồng thời, với vị trí đầu nguồn của Sông Đà và Sông Mã, đây là địa bàn phòng hộ
xung yếu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và 2 công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam.
Với địa hình núi thấp, cao nguyên và thung lũng chiếm ưu thế, tài nguyên đất, khí
hậu phong phú, kho tàng tri thức bản địa đặc sắc Tỉnh Sơn La có nhiều triển vọng
để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, thương mại và du lịch, đem lại hiệu quả về
KT - XH và môi trường.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ nguồn tài nguyên ở Sơn La còn thấp, ảnh hưởng
rất lớn đến các địa phương khác thuộc vùng hạ du Sông Đà và Sông Mã. Trong 10
năm qua, những biến đổi trong sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Sơn
La diễn ra mạnh mẽ. Trên địa bàn tỉnh, thoái hóa đất ngày càng trầm trọng, tài
nguyên nước suy giảm, ô nhiễm do mất rừng và sử dụng hóa chất nông nghiệp, tai
biến thiên nhiên xảy ra nhiều hơn, gây thiệt hại ngày càng nặng nề [84]. Vì vậy,
chiến lược phát triển KT - XH lâu dài của tỉnh cần xem xét theo chức năng từng
vùng lãnh thổ, theo hướng nhanh và bền vững.
Nghiên cứu sinh thái cảnh quan (STCQ) là phương pháp tiếp cận tổng hợp và
đa ngành, từ nghiên cứu thành phần loài sinh vật, đặc điểm môi trường sống, điều
kiện sinh thái, địa lý và vùng phân bố. Nghiên cứu STCQ nhằm hiểu rõ các nguồn
tài nguyên và điều kiện tự nhiên; mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần
tự nhiên; đặc điểm và chức năng của từng đơn vị lãnh thổ. làm cơ sở cho việc đề
xuất những biện pháp khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên bền vững. Vì vậy,
việc nghiên cứu STCQ tỉnh Sơn La nhằm định hướng khai thác, cải tạo và phục hồi
chức năng sinh thái của lãnh thổ tại tỉnh Sơn La là cần thiết trong giai đoạn
hiện nay.
Đứng trước thực tế đó nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Nghiên cứu sinh thái
cảnh quan tỉnh Sơn La phục vụ quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội”, góp phần
phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La.
162 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sinh thái cảnh quan tỉnh sơn la phục vụ quy hoạch, phát triển kinh tế - Xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
g.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
DOÃN THỊ TRƯỜNG NHUNG
NGHIÊN CỨU SINH THÁI CẢNH QUAN TỈNH SƠN LA
PHỤC VỤ QUY HOẠCH, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Hà Nội - 2018
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------
DOÃN THỊ TRƯỜNG NHUNG
NGHIÊN CỨU SINH THÁI CẢNH QUAN TỈNH SƠN LA
PHỤC VỤ QUY HOẠCH, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 9 42 01 20
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS. TSKH. Trần Đình Lý
2. TS. Hà Quý Quỳnh
Hà Nội - 2018
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được người khác công bố trong
bất kỳ công trình nào.
Tác giả
DOÃN THỊ TRƯỜNG NHUNG
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án “Nghiên cứu sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La phục vụ quy
hoạch, phát triển kinh tế - xã hội”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các thầy
hướng dẫn là GS.TSKH. Trần Đình Lý và TS. Hà Quý Quỳnh. Tôi cũng đã nhận được sự
động viên và giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Nguyễn Văn Sinh, Viện trưởng Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật, cùng sự giúp đỡ quý báu từ các nhà khoa học, cán bộ của Viện
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các bạn đồng nghiệp
về sự giúp đỡ này.
Tôi cũng xin cảm ơn Phòng Sinh thái Viễn thám, Phòng Thực vật, Phòng
Động vật, Phòng Quản lý tổng hợp, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và toàn
thể các đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thiện luận án.
Xin cảm ơn Đề tài cấp Nhà nước thuộc chương trình KHCN Vũ trụ VT01/14-15 do
TS Hà Quý Quỳnh làm chủ nhiệm, đã cho tôi tham gia thực hiện đề tài và sử dụng
số liệu của đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ UBND tỉnh Sơn La, Sở KH&CN Sơn
La, Chi cục Kiểm lâm Sơn La, bà con nhân dân đã cung cấp thông tin và hỗ trợ tôi
trong thời gian thực hiện đề tài luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu và toàn thể Hội đồng Sư phạm
Trường THPT Thái Phiên - thành phố Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi
hoàn thành luận án.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bố,
mẹ, chồng, các con và các anh em đã động viên và tạo tất cả các điều kiện thuận lợi
để tôi hoàn thành luận án.
Doãn Thị Trường Nhung
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 2
3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 2
4. Những điểm mới của luận án ................................................................................ 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................................... 2
5.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 2
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 3
6. Bố cục của luận án ................................................................................................ 3
Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU .......................................................................................................... 4
1.1. Những lĩnh vực khoa học liên quan đến sinh thái cảnh quan ............................ 4
1.1.1. Sinh thái học ................................................................................................... 4
1.1.2. Hệ sinh thái ..................................................................................................... 6
1.1.2.1. Khái niệm hệ sinh thái ................................................................................. 6
1.1.2.2. Thành phần của hệ sinh thái......................................................................... 7
1.1.2.3. Cấu trúc của hệ sinh thái .............................................................................. 8
1.1.2.4. Chức năng của hệ sinh thái .......................................................................... 8
1.1.2.5. Tính chất của hệ sinh thái ............................................................................ 9
1.1.3. Cảnh quan học ............................................................................................... 10
1.1.3.1. Khái niệm cảnh quan ................................................................................. 10
1.1.3.2. Nhân tố thành tạo cảnh quan ...................................................................... 11
1.1.3.3. Hệ thống phân loại cảnh quan .................................................................... 12
1.1.3.4. Cấu trúc, động lực cảnh quan .................................................................... 13
1.1.3.5. Chức năng cảnh quan ................................................................................. 15
1.1.4. Sinh địa quần học .......................................................................................... 16
1.2. Một số nghiên cứu về sinh thái cảnh quan ....................................................... 17
1.2.1. Khái niệm sinh thái cảnh quan ...................................................................... 17
1.2.1.1. Các định nghĩa về sinh thái cảnh quan chú trọng đến đặc trưng sinh thái
học của cảnh quan ................................................................................................... 17
iv
1.2.1.2. Các định nghĩa chú trọng đến đặc trưng nhân văn của cảnh quan ............. 19
1.2.1.3. Các định nghĩa về sinh thái cảnh quan của các nhà cảnh quan học Xô Viết
và Việt Nam ............................................................................................................ 20
1.2.1.4. Các định nghĩa tích hợp về sinh thái cảnh quan ........................................ 21
1.2.2. Cấu trúc và chức năng của sinh thái cảnh quan ............................................ 22
1.2.3. Phân biệt khái niệm “Sinh thái cảnh quan” và “Cảnh quan sinh thái” ......... 24
1.2.3.1. Về “Sinh thái cảnh quan” ........................................................................... 24
1.2.3.2. Về “Cảnh quan sinh thái” .......................................................................... 25
1.2.4. Tình hình nghiên cứu sinh thái cảnh quan .................................................... 26
1.2.4.1. Trên thế giới ............................................................................................... 26
1.2.4.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 27
1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án tại tỉnh Sơn La ........... 30
1.4. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 32
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 35
2.2. Quan điểm nghiên cứu ..................................................................................... 35
2.2.1. Quan điểm hệ thống ...................................................................................... 35
2.2.2. Quan điểm tổng hợp ...................................................................................... 36
2.2.3. Quan điểm lãnh thổ ....................................................................................... 36
2.2.4. Quan điểm lịch sử ......................................................................................... 37
2.2.5. Quan điểm liên ngành và phát triển bền vững .............................................. 37
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 38
2.3.1. Phương pháp khảo sát ngoài thực địa ........................................................... 38
2.3.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ................................................. 39
2.3.3. Phương pháp Bản đồ và Hệ thông tin địa lí .................................................. 39
2.3.4. Phương pháp chuyên gia ............................................................................... 40
2.3.5. Nhóm phương pháp nghiên cứu, đánh giá sinh thái cảnh quan .................... 40
2.4. Các bước nghiên cứu ....................................................................................... 41
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 42
3.1. Điều kiện tự nhiên, các yếu tố sinh thái nhân văn - nhân tố hình thành sinh
thái cảnh quan ......................................................................................................... 42
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 42
3.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 42
3.1.1.2. Địa chất - Địa hình ..................................................................................... 42
v
3.1.1.3. Khí hậu - thủy văn ...................................................................................... 49
3.1.1.4. Thổ nhưỡng ................................................................................................ 56
3.1.1.5. Thảm thực vật ............................................................................................ 60
3.1.2. Các yếu tố sinh thái nhân văn ....................................................................... 69
3.1.2.1. Về dân số, dân tộc ...................................................................................... 69
3.1.2.2. Về tình hình xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm .......................... 70
3.1.2.3. Về cơ cấu kinh tế ....................................................................................... 70
3.1.2.4. Các tác động nhân sinh đến môi trường tự nhiên ...................................... 71
3.2. Phân loại hệ thống sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La ........................................ 74
3.3. Biến động sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La theo thời gian ............................ 111
3.3.1. Bản đồ sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2005 .................................... 112
3.3.2. Bản đồ sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2015 .................................... 115
3.3.3. Biến động sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La theo thời gian ......................... 118
3.4. Định hướng khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội .......................................................................................................................... 121
3.4.1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La ................. 121
3.4.2. Định hướng không gian các đơn vị sinh thái cảnh quan cho bảo tồn, sử dụng
hợp lý tài nguyên ................................................................................................... 123
3.4.2.1. Ngành nông nghiệp .................................................................................. 124
3.4.2.2. Ngành lâm nghiệp .................................................................................... 125
3.4.2.3. Phát triển các khu bảo tồn ........................................................................ 127
3.4.2.4. Ngành công nghiệp .................................................................................. 130
3.4.2.5. Ngành du lịch, thương mại, dịch vụ ......................................................... 131
3.4.2.6. Phát triển đô thị ........................................................................................ 133
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 139
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 139
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 140
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ................. 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 104
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Hệ thống phân vị và chỉ tiêu phân loại cảnh quan áp dụng cho tỉnh
Sơn La ..................................................................................................................... 33
Bảng 3. 1 Bảng phân loại đất tỉnh Sơn La ............................................................. 56
Bảng 3.2. Thống kê các đơn vị Sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La ......................... 104
Bảng 3.3. Diện tích các loại sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2005 ............. 112
Bảng 3.4. Diện tích các loại sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2015 ............. 115
Bảng 3.5. Biến động diện tích các đơn vị sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La theo
thời gian ................................................................................................................ 118
Bảng 3.6. Hiện trạng và định hướng sử dụng lãnh thổ tỉnh Sơn La ..................... 133
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ mô hình số độ cao tỉnh Sơn La ................................... sau trang 47
Hình 3.2. Bản đồ địa hình tỉnh Sơn La ................................................... sau trang 47
Hình 3.3. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Sơn La ............................................. sau trang 49
Hình 3.4. Bản đồ đất tỉnh Sơn La ............................................................ sau trang 56
Hình 3.5. Bản đồ thảm thực vật tỉnh Sơn La ............................................ sau trang 61
Hình 3.6. Loại sinh thái cảnh quan rừng cây lá rộng .............................................. 97
Hình 3.7. Loại STCQ rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim ........................................ 98
Hình 3.8. Loại sinh thái cảnh quan rừng cây lá rộng trên núi đá vôi ...................... 98
Hình 3.9. Loại sinh thái cảnh quan rừng hỗn giao tre, nứa ..................................... 99
Hình 3.10. Loại sinh thái cảnh quan rừng trồng, rừng cây lá kim .......................... 99
Hình 3.11. Loại sinh thái cảnh quan cây bụi......................................................... 100
Hình 3.12. Loại sinh thái cảnh quan thảm cây trồng gồm nhiều loại khác nhau .. 100
Hình 3.13. Loại sinh thái cảnh quan thổ cư .......................................................... 101
Hình 3.14. Loại STCQ thuỷ văn ........................................................................... 101
Hình 3.15. Sơ đồ phân loại hệ thống STCQ tỉnh Sơn La ..................................... 103
Hình 3.16. Bản đồ sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2005 ............ sau trang 111
Hình 3.17. Biểu đồ diện tích các loại sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2005
............................................................................................................................... 114
Hình 3.18. Bản đồ sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2015 ............ sau trang 114
Hình 3.19. Biểu đồ diện tích các loại sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La năm 2015
............................................................................................................................... 117
Hình 3.20. Biểu đồ biến động diện tích các loại sinh thái cảnh quan tỉnh Sơn La
theo thời gian ................................................................................................................. 120
Hình 3.21. Bản đồ hiện trạng và định hướng sử dụng lãnh thổ tỉnh Sơn La sau
trang ...................................................................................................................... 125
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CQ Cảnh quan
ĐDSH Đa dạng sinh học
GIS Geographic Information System
HST Hệ sinh thái
KT - XH Kinh tế - xã hội
NCS Nghiên cứu sinh
PTBV Phát triển bền vững
STCQ Sinh thái cảnh quan
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tỉnh Sơn La thuộc vùng Tây Bắc, có vị trí địa lí quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH), an ninh quốc phòng cấp vùng và Quốc gia.
Đồng thời, với vị trí đầu nguồn của Sông Đà và Sông Mã, đây là địa bàn phòng hộ
xung yếu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và 2 công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam.
Với địa hình núi thấp, cao nguyên và thung lũng chiếm ưu thế, tài nguyên đất, khí
hậu phong phú, kho tàng tri thức bản địa đặc sắcTỉnh Sơn La có nhiều triển vọng
để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, thương mại và du lịch, đem lại hiệu quả về
KT - XH và môi trường.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ nguồn tài nguyên ở Sơn La còn thấp, ảnh hưởng
rất lớn đến các địa phương khác thuộc vùng hạ du Sông Đà và Sông Mã. Trong 10
năm qua, những biến đổi trong sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Sơn
La diễn ra mạnh mẽ. Trên địa bàn tỉnh, thoái hóa đất ngày càng trầm trọng, tài
nguyên nước suy giảm, ô nhiễm do mất rừng và sử dụng hóa chất nông nghiệp, tai
biến thiên nhiên xảy ra nhiều hơn, gây thiệt hại ngày càng nặng nề [84]. Vì vậy,
chiến lược phát triển KT - XH lâu dài của tỉnh cần xem xét theo chức năng từng
vùng lãnh thổ, theo hướng nhanh và bền vững.
Nghiên cứu sinh thái cảnh quan (STCQ) là phương pháp tiếp cận tổng hợp và
đa ngành, từ nghiên cứu thành phần loài sinh vật, đặc điểm môi trường sống, điều
kiện sinh thái, địa lý và vùng phân bố. Nghiên cứu STCQ nhằm hiểu rõ các nguồn
tài nguyên và điều kiện tự nhiên; mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần
tự nhiên; đặc điểm và chức năng của từng đơn vị lãnh thổ... làm cơ sở cho việc đề
xuất những biện pháp khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên bền vững. Vì vậy,
việc nghiên cứu STCQ tỉnh Sơn La nhằm định hướng khai thác, cải tạo và phục hồi
chức năng sinh thái của lãnh thổ tại tỉnh Sơn La là cần thiết trong giai đoạn
hiện nay.
Đứng trước thực tế đó nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Nghiên cứu sinh thái
cảnh quan tỉnh Sơn La phục vụ quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội”, góp phần
phát triển bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của luận án:
2.1. Phân loại được hệ thống STCQ tỉnh Sơn La và thành lập được bản đồ STCQ
tỉnh Sơn La.
2.2. Làm rõ được sự biến động STCQ tỉnh Sơn La theo thời gian (2005 - 2015).
2.3. Xác lập được cơ sở khoa học dựa trên nghiên cứu STCQ phục vụ định hướng
sử dụng hợp lý lãnh thổ trong nông, lâm nghiệp và bảo tồn.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Ranh giới lãnh thổ nghiên cứu được xác định trên cơ sở Bản đồ địa hình tỷ
lệ 1:100.000 và Bản đồ hành chính năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Lãnh thổ nghiên cứu là toàn bộ tỉnh Sơn La có diện tích tự nhiên 14.125,0 km²,
tọa độ địa lý: 20°39’ - 22°02’ vĩ độ Bắc và 103°11’ - 105°02’ kinh độ Đông. Tính đến
năm 2015, tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính cấp huyện và 204 đơn vị hành
chính cấp xã [20].
- Nghiên cứu cơ sở khoa học về STCQ và phân loại STCQ, định hướng
không gian các đơn vị STCQ cho bảo tồn