Rất nhiều các nghiên cứu đã chứng tỏ được vai trò ngày càng trở nên có ý nghĩa
của làm việc nhóm. Việc tổ chức hoạt động theo nhóm sẽ giúp hoàn thành mục tiêu
của tổ chức hiệu quả hơn so với kết quả làm việc của từng cá nhân cộng lại
(Katzenbach, 1993), đặc biệt trong lĩnh vực khai thác các ý tưởng sáng tạo và đưa ra
giải pháp giải quyết vấn đề (Luecke, 2004). Hơn nữa, trong xu thế hội nhập, ngày càng
gia tăng số lượng người lao động đa dạng tại nơi làm việc, càng cần phải quan tâm hơn
đến việc quản trị tính đa dạng nhóm như thế nào để có kết quả làm việc nhóm tốt
(Miliken & Martin, 1996).
Ngày nay, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp dẫn đến công việc có áp lực ngày càng cao, yêu cầu nhiệm vụ ngày càng
phức tạp, mỗi cá nhân cần có sự phối hợp, hỗ trợ của các thành viên khác để hoàn
thành nhiệm vụ được giao. Vì vậy, hiệu quả công việc phụ thuộc rất lớn vào khả năng
làm việc nhóm của mỗi thành viên. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo
nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Mô hình làm
việc nhóm có những ưu điểm không thể phủ nhận được như: thúc đẩy tinh thần hợp
tác, tăng cường sự phối hợp, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, từ đó
hướng tới việc đề xuất ra những giải pháp khả thi (Katzenbach & Smith, 1993; Cohen
& Bailey, 1997). Những kỹ năng và sự hiểu biết của cả nhóm có vai trò lớn trong việc
hỗ trợ từng cá nhân. Có thể nhận thấy, lợi ích lớn nhất của mô hình nhóm làm việc là
khả năng tận dụng mọi nguồn lực chung của nhóm (Van Der Vegt, 2005). Kỹ năng
làm việc của mỗi cá nhân và sự chủ động của nhóm sẽ tạo điều kiện hoàn thành mục
tiêu một cách tối ưu, giúp mỗi người có thể phát huy được khả năng tiềm tàng của
mình. Nhiều nhà nghiên cứu về lĩnh vực này cho rằng làm việc nhóm là loại cơ cấu tổ
chức phù hợp với nhiều doanh nghiệp, nếu biết vận hành mô hình này sẽ mang lại
năng suất và kết quả công việc vượt trội
264 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tác động của tính đa dạng nhóm đến kết quả làm việc nhóm trong các doanh nghiệp ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA
TÍNH ĐA DẠNG NHÓM ĐẾN KẾT QUẢ LÀM VIỆC
NHÓM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
ii
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
PHẠM HƯƠNG THẢO
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA
TÍNH ĐA DẠNG NHÓM ĐẾN KẾT QUẢ LÀM VIỆC
NHÓM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH (Khoa QTKD)
Mã số: 62340102
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS NGUYỄN THÀNH ĐỘ
2. PGS.TS NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
ii
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tất cả số liệu và những trích dẫn đều có nguồn gốc chính xác và rõ ràng. Những
phân tích của luận án cũng chưa được công bố ở một công trình nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Nghiên cứu sinh
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH ĐA DẠNG NHÓM .......................... 9
1.1. Nhóm làm việc ............................................................................................... 9
1.2. Các lý thuyết về nhóm làm việc ................................................................ 14
1.2.1. Lý thuyết về tính tương đồng - thu hút ................................................. 15
1.2.2. Lý thuyết về tính đa dạng nhận thức ....................................................... 16
1.2.3. Lý thuyết về quá trình xử lý thông tin và ra quyết định ....................... 17
1.2.4. Lý thuyết bản sắc xã hội ........................................................................ 18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 20
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .... 21
2.1. Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước ................................................ 21
2.2. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài ................................................ 21
2.2.1. Tổng quan về tính đa dạng nhóm .......................................................... 21
2.2.2. Vai trò của bối cảnh trong các nghiên cứu về tính đa dạng nhóm ...... 42
2.2.3. Tổng quan về kết quả làm việc nhóm ................................................... 53
2.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ................................ 57
2.3.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 57
2.3.2. Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 64
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 65
3.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 65
3.2. Nghiên cứu định tính .................................................................................. 68
3.2.1. Mục tiêu phỏng vấn sâu ......................................................................... 68
3.2.2. Phương pháp thực hiện phỏng vấn sâu ................................................. 69
3.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính................................................................. 70
3.2.4. Diễn đạt và mã hóa lại thang đo ............................................................ 73
3.2.5. Đo lường các biến đa dạng độ tuổi, đa dạng giới tính, đa dạng trình độ
và đa dạng chuyên môn .................................................................................... 75
3.3. Nghiên cứu định lượng............................................................................... 76
3.3.1. Quy trình xây dựng bảng hỏi ................................................................. 76
3.3.2. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu ................................................................ 77
3.3.3. Xây dựng thang đo ................................................................................. 79
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................................... 85
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 86
4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .............................................................. 86
4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo độ tin cậy bằng Cronbach alpha .................. 89
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo đa dạng giá trị cá nhân ................... 89
4.2.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhận thức của các thành viên nhóm
về cách quản lý tính đa dạng văn hóa trong nhóm ......................................... 97
4.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo kết quả nhóm ................................... 97
4.3. Đánh giá thang đo giá trị bằng phân tích nhân tố khám phá EFA .... 98
4.4. Kiểm định thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định
(CFA) .................................................................................................................. 104
4.4.1. Tiêu chuẩn kiểm định CFA .................................................................. 104
4.4.2. Kết quả kiểm định CFA ....................................................................... 107
4.5. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ............................... 111
4.5.1. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cơ bản ...................................... 111
4.5.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 115
4.5.3. Phương pháp phân tích cấu trúc đa nhóm ........................................... 118
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 130
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 131
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................ 131
5.2. Một số đề xuất từ kết quả nghiên cứu ................................................... 137
5.2.1. Đề xuất với lãnh đạo doanh nghiệp ..................................................... 138
5.2.2. Đề xuất với nhà quản trị nhóm làm việc ............................................. 140
5.3. Đóng góp của luận án ............................................................................... 136
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ..................................................................................................... 149
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC 1. PHIẾU HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU ........................................ 170
PHỤ LỤC 2. BẢNG HỎI KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA NHÓM LÀM VIỆC ........................................ 173
PHỤ LỤC 3. THANG ĐO GIÁ TRỊ CỦA O’REILLY ............................................ 179
PHỤ LỤC 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC ......... 181
PHỤ LỤC 5: BẢNG TỔNG KẾT BIẾN VÀ THANG ĐO ....................................... 242
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
CD
Cultural Diversity
Managemant Perception
Thang đo nhận thức của các thành viên nhóm
về cách quản lý tính đa dạng văn hóa trong
nhóm làm việc
CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định
CFI Comparative Fit Index Chỉ số thích hợp so sánh
CMIN/df (Viết tắt của từ tiếng Anh) Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do
CNTT Information technology Công nghệ thông tin
EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá
GFI Goodness of Fit Index Chỉ số phù hợp GFI
KMO
Kaiser-Meyer-Olkin
Measure of Sampling
Adequacy Index
Hệ số KMO
POF Person Organization Fit Sự phù hợp giữa giá trị cá nhân và tổ chức
RS Team Performance Thang đo kết quả làm việc nhóm
RMSEA Root Mean Square Error Approximattion Khai căn trung bình số gần đúng bình phương
SEM Structual Equation Modeling Phân tích mô hình cấu trúc
TLI Tucker-Lewis index Chỉ số TLI
VE Variance extracted Phương sai trích
VD Value Diversity Thang đo đa dạng giá trị cá nhân
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa đa dạng độ tuổi và kết quả làm việc nhóm ........................... 26
Bảng 2.2. Mối quan hệ giữa giới tính và kết quả làm việc nhóm ....................................... 27
Bảng 2.3. Nhóm các nhân tố theo các 40 quan sát giá trị cá nhân ...................................... 32
Bảng 2.4. Mối quan hệ giữa đa dạng chuyên môn và kết quả làm việc nhóm ................. 37
Bảng 3.1. Điều chỉnh cách diễn đạt thang đo trong mô hình nghiên cứu .......................... 72
Bảng 3.2. Thang đo hiệu chỉnh và mã hóa lại thang đo ........................................................ 73
Bảng 3.3. Thang đo đa dạng giá trị cá nhân trong nhóm làm việc ..................................... 81
Bảng 3.4. Thang đo nhận thức của các thành viên nhóm về cách quản lý tính đa dạng
văn hóa trong nhóm làm việc .................................................................................................... 83
Bảng 3.5. Thang đo kết quả làm việc nhóm ........................................................................... 84
Bảng 4.1. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi, giới tính và trình độ học vấn ..................................... 86
Bảng 4.2. Cơ cấu mẫu theo trình độ chuyên môn ................................................................. 87
Bảng 4.3. Cơ cấu mẫu theo tiêu chí loại nhóm, cỡ nhóm và mức độ phụ thuộc vào
nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm ............................................................................... 88
Bảng 4.4. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo đa dạng giá trị cá nhân bằng Cronbach
Alpha ........................................................................................................................................... 89
Bảng 4.5. Kết quả đánh giá lại sơ bộ thang đo bằng Cronbach Alpha .............................. 95
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo nhận thức về cách quản lý đa dạng văn hóa
bằng Cronbach Alpha ................................................................................................................. 97
Bảng 4.7. Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo kết quả nhóm bằng Cronbach Alpha .......... 97
Bảng 4.8. Kiểm định KMO và Bartlett ................................................................................... 98
Bảng 4.9. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................ 99
Bảng 4.10. Nhóm các nhân tố của đa dạng giá trị cá nhân ................................................ 101
Bảng 4.11. Kết quả đánh giá thang đo đa dạng giá trị cá nhân theo tinh thần hợp tác
bằng Cronbach Alpha ................................................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.12. Kết quả đánh giá thang đo đa dạng giá trị cá nhân theo năng lực đổi mới,
sáng tạo bằng Cronbach Alpha ................................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.13. Kết quả đánh giá thang đo đa dạng giá trị cá nhân theo tính quyết đoán bằng
Cronbach Alpha ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.14. Kết quả đánh giá thang đo đa dạng giá trị cá nhân theo cách tạo động lực làm
việc bằng Cronbach Alpha ....................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.15. Kết quả đánh giá thang đo đa dạng giá trị cá nhân theo tính ổn định bằng
Cronbach Alpha ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.16. Kiểm định thang đo bằng CFA .......................................................................... 107
Bảng 4.17a. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên
cứu hiệu chỉnh ............................................................................................................................ 113
Bảng 4.17b. Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình
nghiên cứu ................................................................................................................................ 114
Bảng 4.18. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu
hiệu chỉnh .................................................................................................................................. 117
Bảng 4.19. Sự khác biệt giữa các chỉ tiêu tương thích giữa mô hình khả biến và mô hình
bất biến từng phần theo mức độ phụ thuộc ........................................................................... 123
Bảng 4.20. Sự khác biệt giữa các chỉ tiêu tương thích giữa mô hình khả biến và mô hình
bất biến từng phần theo loại nhóm ......................................................................................... 126
Bảng 4.21. Sự khác biệt giữa các chỉ tiêu tương thích giữa mô hình khả biến và mô hình
bất biến từng phần theo cỡ nhóm ........................................................................................... 129
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tổ làm việc ................................................................................................................. 10
Hình 1.2. Nhóm làm việc ........................................................................................................... 11
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu dự kiến (tác giả đề xuất) ...................................................... 58
Hình 4.1 : Mô hình nghiên cứu tác động của tính đa dạng nhóm đến kết quả làm việc
nhóm trong các doanh nghiệp Công nghệ thông tin ở Việt Nam .................................... 104
Hình 4.2. Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn .............................................................. 110
Hình 4.3: Phân tích mô hình cấu trúc SEM .......................................................................... 112
Hình 4.4. Phân tích đa nhóm theo mức độ phụ thuộc của mô hình khả biến ................. 120
Hình 4.5. Phân tích đa nhóm theo mức độ phụ thuộc của mô hình bất biến .................. 122
Hình 4.6. Phân tích đa nhóm theo loại nhóm của mô hình khả biến ................................ 124
Hình 4.7. Phân tích đa nhóm theo loại nhóm của mô hình bất biến ................................. 125
Hình 4.8. Phân tích đa nhóm theo cỡ nhóm của mô hình khả biến .................................. 127
Hình 4.9. Phân tích đa nhóm theo cỡ nhóm của mô hình bất biến ................................... 128
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Rất nhiều các nghiên cứu đã chứng tỏ được vai trò ngày càng trở nên có ý nghĩa
của làm việc nhóm. Việc tổ chức hoạt động theo nhóm sẽ giúp hoàn thành mục tiêu
của tổ chức hiệu quả hơn so với kết quả làm việc của từng cá nhân cộng lại
(Katzenbach, 1993), đặc biệt trong lĩnh vực khai thác các ý tưởng sáng tạo và đưa ra
giải pháp giải quyết vấn đề (Luecke, 2004). Hơn nữa, trong xu thế hội nhập, ngày càng
gia tăng số lượng người lao động đa dạng tại nơi làm việc, càng cần phải quan tâm hơn
đến việc quản trị tính đa dạng nhóm như thế nào để có kết quả làm việc nhóm tốt
(Miliken & Martin, 1996).
Ngày nay, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp dẫn đến công việc có áp lực ngày càng cao, yêu cầu nhiệm vụ ngày càng
phức tạp, mỗi cá nhân cần có sự phối hợp, hỗ trợ của các thành viên khác để hoàn
thành nhiệm vụ được giao. Vì vậy, hiệu quả công việc phụ thuộc rất lớn vào khả năng
làm việc nhóm của mỗi thành viên. Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo
nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Mô hình làm
việc nhóm có những ưu điểm không thể phủ nhận được như: thúc đẩy tinh thần hợp
tác, tăng cường sự phối hợp, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, từ đó
hướng tới việc đề xuất ra những giải pháp khả thi (Katzenbach & Smith, 1993; Cohen
& Bailey, 1997). Những kỹ năng và sự hiểu biết của cả nhóm có vai trò lớn trong việc
hỗ trợ từng cá nhân. Có thể nhận thấy, lợi ích lớn nhất của mô hình nhóm làm việc là
khả năng tận dụng mọi nguồn lực chung của nhóm (Van Der Vegt, 2005). Kỹ năng
làm việc của mỗi cá nhân và sự chủ động của nhóm sẽ tạo điều kiện hoàn thành mục
tiêu một cách tối ưu, giúp mỗi người có thể phát huy được khả năng tiềm tàng của
mình. Nhiều nhà nghiên cứu về lĩnh vực này cho rằng làm việc nhóm là loại cơ cấu tổ
chức phù hợp với nhiều doanh nghiệp, nếu biết vận hành mô hình này sẽ mang lại
năng suất và kết quả công việc vượt trội. Thực tế cho thấy, làm việc nhóm cho năng
suất và kết quả của mỗi cá nhân cao hơn hẳn năng suất và kết quả trung bình của mỗi
cá nhân khi làm việc riêng lẻ. Nhóm tạo điều kiện thiết lập môi trường làm việc mà
các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của các cá nhân bổ trợ cho nhau, các quyết định
đưa ra được bàn bạc một cách toàn diện và đưa ra giải pháp phù hợp (Pfefer, 2005).
Nhóm làm việc được thiết lập và điều hành khá độc lập trên cơ sở tự giám sát rất thích
hợp với các doanh nghiệp có quy mô lớn. Với cách tổ chức như vậy, nhóm có khả
năng hoàn thành một dự án hoàn chỉnh, trong đó mỗi cá nhân chỉ có thể hoàn thành
2
một phần việc. Nhóm có thể tận dụng những gì tốt nhất của mỗi cá nhân trong công
tác chuyên môn và cả ngoài chuyên môn. Các thành viên trong nhóm vừa phải rèn
luyện kỹ năng làm việc độc lập, vừa rèn luyện kỹ năng tương tác, phối hợp với các
thành viên khác nên họ luôn có xu hướng học hỏi lẫn nhau, chủ động cải thiện thái độ
và ứng xử của mình vì mục tiêu chung của nhóm. Theo kết quả khảo sát, ở Mỹ 80%
các doanh nghiệp có số lao động từ 100 người trở lên đều tổ chức hoạt động của doanh
nghiệp theo nhóm, còn đối với các tập đoàn kinh tế từ 10.000 nhân viên trở lên con số
này là hơn 90% (Proehl, 1997).
Một yếu tố có tác động đến kết quả làm việc nhóm hiện nay đang được các
nhà nghiên cứu và các nhà quản lý trên thế giới quan tâm đến là tính đa dạng của
nhóm, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa. Quản lý tính đa dạng nhằm tối đa hóa
năng suất, sự sáng tạo và cam kết của lực lượng lao động, bên cạnh việc đáp ứng nhu
cầu của các đối tượng khách hàng khác nhau trở thành một tiêu chí tất yếu với mỗi
doanh nghiệp. Tính đa dạng của lực lượng lao động trong tổ chức ngày càng thu hút
nhiều sự quan tâm trong những năm gần đây. Nhiều công ty đã có điều chỉnh để chủ
động đưa tính đa dạng vào trong cơ cấu tổ chức và chính thức kết nối tính đa dạng
với các chiến lược kinh doanh của họ (Horwitz, 2005). Các chiến lược đa dạng hóa
cũng đã được các doanh nghiệp tiếp cận giống như các chiến lược kinh doanh khác.
Các tuyên bố sứ mệnh đa dạng hóa cũng được hình thành, trong đó khẳng định đa
dạng là một công cụ quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Tổ
chức sẽ nhận được nhiều lợi ích khi sử dụng lực lượng lao động đa dạng. Việc sử
dụng những con người có quan điểm, nguồn gốc, định hướng khác nhau sẽ hỗ trợ
cho công ty trong việc xác định cơ hội kinh doanh và có thể thành công ở những thị
trường mới. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về tính đa dạng của lực lượng lao động
trong tổ chức cũng dành nhiều sự