Luận án Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ và đặc điểm cấu trúc của một số kiểu rừng chính tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

Rừng là một phần rất quan trọng đối với sinh quyển, nó là nguồn vật chất quí giá của con người. Rừng vốn được mệnh danh là lá phổi xanh khổng lồ điều hòa khí hậu, thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đất, chu trình vật chất của thiên nhiên, là nơi cư trú, cung cấp thức ăn của các loài động vật. Đặc biệt thảm thực vật rừng còn có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho các hoạt động của con người như gỗ, nguyên liệu giấy, vật liệu xây dựng, dược liệu, cảnh quan và nhiều giá trị sử dụng khác. Vai trò của rừng rất to lớn đối với loài người và mọi sinh vật trên trái đất nhưng trải qua quá trình sử dụng rừng, do nhu cầu của con người ngày càng gia tăng, khai thác không bền vững nên đã xảy ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với con người như: lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên, đất đai bị thoái hóa, xói mòn, rửa trôi,. diện tích rừng và chất lượng rừng tự nhiên bị giảm sút đáng kể. Đặc biệt, con người đang đứng trước hậu quả của việc phá rừng là hiện tượng biến đổi khí hậu trên toàn cầu, một số loài động, thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng,. Trong các khu rừng các loài thực vật có chồi trên mặt đất, cây gỗ rừng có chiều cao từ 8 m trở lên đó là các loài thực vật thân gỗ (Raunkiær, 1934) [94] đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết tiểu khí hậu, có tính chất quyết định sinh thái trong một vùng. Tuy nhiên, rất nhiều loài cây đang bị đe dọa tuyệt chủng do sự khai thác quá mức của con người.

doc170 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ và đặc điểm cấu trúc của một số kiểu rừng chính tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM VƯƠNG ĐỨC HÒA NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA MỘT SỐ KIỂU RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP Hà Nội, tháng 01/ 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM VƯƠNG ĐỨC HÒA NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA MỘT SỐ KIỂU RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP, TỈNH BÌNH PHƯỚC Chuyên ngành Lâm sinh Mã số: 9620205 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP Hà Nội, tháng 01/ 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Các hình và ảnh sử dụng trong công trình là của tác giả. Các tài liệu trích dẫn trong luận án có chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Vương Đức Hòa LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành là kết quả của sự nỗ lực học tập của bản thân, cùng với sự giúp đỡ của Ban Lãnh đạo Viện, tập thể các Cán bộ thuộc các Ban, Viện chuyên môn của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và các nhà khoa học, đồng nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin được chân thành cảm ơn PGS.TS. Viên Ngọc Nam, Trường Đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh, giáo viên hướng dẫn khoa học cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận án. Xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ của Ban Giám đốc và Cán bộ Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước trong hoạt động nghiên cứu, ngoại nghiệp của nghiên cứu sinh. Xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu Viện Sinh thái học Miền Nam đã đến Vườn cùng với tác giả nghiên cứu về thực vật, giúp tác giả định danh một số loài thực vật. Xin được cảm ơn các bạn đồng nghiệp - những người đi trước đã động viên giúp đỡ tôi trong chuyên môn, cũng như một số chuyên ngành khác mà tôi còn khiếm khuyết. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới những người thân trong gia đình, đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi cả về tinh thần và vật chất để tôi yên tâm hoàn thành luận án. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn tới tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó. Hà Nội, ngày 25 tháng 1 năm 2019 Tác giả luận án MỤC LỤC Nội dung Trang CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Ký hiệu/ từ viết tắt Giải nghĩa đầy đủ BTTN Bảo tồn Thiên nhiên CITES Công ước quốc tế về buôn bán động thực vật hoang dã nguy cấp (Convention of International Trade of Endangered Species) CR Loài rất nguy cấp D1,3 Đường kính ngang ngực ĐDSH Đa dạng sinh học EN Loài nguy cấp G Tiết diện ngang HST Hệ sinh thái Hvn Chiều cao vút ngọn IA Loài thực vật nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại IIA Loài thực vật hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (International Union for the Conservation of Nature and Nature Resources). KBT Khu Bảo tồn LR Loài ít nguy cấp MAE Sai lệch tuyệt đối trung bình. MAPE Sai lệch tuyệt đối trung bình theo phần trăm. NĐ32 Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ Nxb Nhà xuất bản OTCDV Ô tiêu chuẩn định vị QXTV Quần xã thực vật R2 Hệ số xác định Rkn Kiểu rừng kín nửa thường xanh ẩm nhiệt đới Rkx Kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới SĐVN Sách Đỏ Việt Nam SEE Sai số phương trình SSR Tổng độ lệch bình phương ngẫu nhiên TTV Thảm thực vật VQG Vườn Quốc Gia VU Loài sẽ nguy cấp WWF Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (World Wild Fund for Nature) DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Nội dung Trang Bảng 2.1: Đặc điểm dân số vùng đệm VQG Bù Gia Mập 33 Bảng 2.2: Thông tin các OTC trong khu vực nghiên cứu 37 Bảng 3.1: Hiện trạng rừng theo kiểu rừng ở VQG Bù Gia Mập 54 Bảng 3.2: Đa dạng thực vật qua các nghiên cứu ở VQG Bù Gia Mập 58 Bảng 3.3: Chỉ số FIV các họ thực vật ưu thế của kiểu rừng Rkx 60 Bảng 3.4: Kết cấu đa dạng thành phần loài các QXTV của kiểu rừng Rkx 62 Bảng 3.5: Chỉ số đa dạng thực vật ở các trạng thái rừng của kiểu Rkx 63 Bảng 3.6: Chỉ số tương đồng SI giữa các QXTV của kiểu rừng Rkx 64 Bảng 3.7: Chỉ số FIV các họ thực vật ưu thế của kiểu rừng Rkn 72 Bảng 3.8: Kết cấu đa dạng thành phần loài các QXTV của kiểu rừng Rkn 73 Bảng 3.9: Chỉ số đa thực vật các trạng thái rừng của kiểu Rkn 75 Bảng 3.10: Chỉ số tương đồng SI giữa các QXTV của kiểu rừng Rkn 77 Bảng 3.11: Tính đa dạng thực vật của hai kiểu rừng 83 Bảng 3.12: Các chỉ số đa dạng thực vật của 2 kiểu rừng 85 Bảng 3.13: Danh sách các loài thực vật nguy cấp quí, hiếm 87 Bảng 3.14: Bảng so sánh số lượng loài nguy cấp quí, hiếm 88 Bảng 3.15: Chỉ số hiếm trong khu vực nghiên cứu 90 Bảng 3.16: Chỉ số tương đồng SI giữa hai kiểu rừng Rkx và Rkn 91 Bảng 3.17: Kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm đường kính của QXTV Rkx-IIIA3-OII 92 Bảng 3.18: Kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm đường kính của QXTV Rkx-IIIA2-OIII 93 Bảng 3.19: Kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm đường kính của QXTV Rkx-IIIA2-OIV 94 Bảng 3.20: Cấu trúc tổ thành rừng các QXTV của kiểu rừng Rkx 95 Bảng 3.21: Bảng phân bố cây theo cỡ kính của kiểu rừng Rkx 97 Bảng 3.22: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu các hàm phân bố N%/D kiểu Rkx 98 Bảng 3.23: Bảng phân bố số cây theo Hvn của kiểu rừng Rkx 100 Bảng 3.24: Kết quả phân tích các hàm phân bố N%/Hvn kiểu rừng Rkx 102 Bảng 3.25: Kiểu phân bố loài cây gỗ ở các trạng thái rừng thuộc kiểu rừng Rkx 103 Bảng 3.26: Kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm đường kính của QXTV Rkn-IIIA3-OI 105 Bảng 3.27: Kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm đường kính của QXTV Rkn-IIIA1-OV 106 Bảng 3.28: Kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo nhóm đường kính của QXTV Rkn-IIIA1-OVI 107 Bảng 3.29: Cấu trúc tổ thành rừng của kiểu rừng Rkn 108 Bảng 3.30: Bảng phân bố cây theo cấp kính của kiểu rừng Rkn 109 Bảng 3.31: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu các hàm phân bố N%/D kiểu Rkn 111 Bảng 3.32: Bảng phân bố số cây theo Hvn của kiểu rừng Rkn 112 Bảng 3.33: Kết quả phân tích các hàm phân bố N%/Hvn kiểu rừng Rkn 113 Bảng 3.34: Kiểu phân bố loài cây gỗ ở các trạng thái rừng thuộc kiểu rừng Rkn 114 Bảng 3.35: Chỉ số đa dạng theo cấp kính của kiểu rừng Rkx 116 Bảng 3.36: Quan hệ giữa cấp đường kính với số lượng loài của kiểu rừng Rkx 117 Bảng 3.37: Chỉ số đa dạng theo cấp Hvn của kiểu rừng Rkx 120 Bảng 3.38: Quan hệ giữa số lượng loài với Hvn của kiểu rừng Rkx 121 Bảng 3.39: Chỉ số đa dạng theo cấp kính của kiểu rừng Rkn 123 Bảng 3.40: Tổng hợp số liệu điều tra sử dụng gỗ trong vùng đệm VQG Bù Gia Mập 129 Bảng 3.41: Thống kê diện tích rừng tự nhiên chuyển đổi sang mục đích khác 131 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Nội dung Trang Hình 2.1: Sơ đồ tổng quát phương pháp nghiên cứu 35 Hình 2.2: Bố trí các OTC trên bản đồ Google Earth 38 Hình 2.3: Sơ đồ các ô thứ cấp trong OTCDV nghiên cứu 38 Hình 3.1: Bản đồ thảm thực vật rừng VQG Bù Gia Mập 49 Hình 3.2: Bản đồ hiện trạng rừng VQG Bù Gia Mập 55 Hình 3.3: Phân bố số loài, số chi, họ thực vật của kiểu rừng Rkx 59 Hình 3.4: Quan hệ giữa các họ thuộc kiểu rừng Rkx 61 Hình 3.5: Đường cong ưu thế K-Dominance của kiểu rừng Rkx 64 Hình 3.6: Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa các loài của kiểu rừng Rkx 66 Hình 3.7: Mối quan hệ giữa các loài thuộc kiểu rừng Rkx 67 Hình 3.8: Đồ thị PCA thể hiện mối quan hệ giữa các loài của Rkx 68 Hình 3.9: Mối quan hệ giữa các trạng thái rừng của kiểu rừng Rkx 70 Hình 3.10: Phân bố số loài, số chi của các họ thực vật của kiểu rừng Rkn 71 Hình 3.11: Quan hệ giữa các họ thực vật thuộc kiểu rừng Rkn 73 Hình 3.12: Đường cong ưu thế K-Dominance của kiểu rừng Rkn 76 Hình 3.13: Đồ thị MDS thể hiện mối quan hệ giữa các loài của kiểu rừng Rkn 78 Hình 3.14: Mối quan hệ giữa các loài thuộc kiểu rừng Rkn 79 Hình 3.15: Đồ thị PCA thể hiện mối quan hệ giữa các nhóm loài của Rkn 80 Hình 3.16: Mối quan hệ giữa các trạng thái rừng của kiểu Rkn 82 Hình 3.17: Đồ thị thành phần các họ, chi loài của hai kiểu rừng 84 Hình 3.18: Đường cong ưu thế K-Dominance của các QXTV của hai kiểu rừng 86 Hình 3.19: Phân bố số cây theo cấp đường kính của kiểu rừng Rkx 98 Hình 3.20: Qui luật phân bố N%/D theo phân bố Weibull kiểu rừng Rkx 99 Hình 3.21: Phân bố số cây theo Hvn của kiểu rừng Rkx 101 Hinh 3.22: Phân bố N%/Hvn theo phân bố Weibull kiểu rừng Rkx 102 Hình 3.23: Tương quan giữa D1,3 và Hvn của kiểu rừng Rkx 104 Hình 3.24: Phân bố số cây N/D của kiểu rừng Rkn 110 Hình 3.25: Qui luật phân bố N%/D theo phân bố Weibull của kiểu rừng Rkn 111 Hình 3.26: Phân bố số cây theo Hvn của kiểu rừng Rkn 113 Hinh 3.27: Phân bố N%/Hvn theo hàm khoảng cách kiểu rừng Rkn 114 Hình 3.28: Tương quan giữa D1.3 và Hvn của kiểu rừng Rkn 115 Hình 3.29: Các chỉ số đa dạng thực vật với các cấp D1,3 của kiểu Rkx 117 Hình 3.30: Quan hệ giữa các cấp kính D của kiểu rừng Rkx 119 Hình 3.31: Quan hệ giữa đa dạng và cấp Hvn của kiểu Rkx 120 Hình 3.32: Sơ đồ nhánh Cluster thể hiện mối quan hệ giữa các cấp Hvn kiểu Rkx 123 Hình 3.33: Quan hệ giữa đa dạng với cấp kính D của kiểu rừng Rkn 124 Hình 3.34: Quan hệ giữa các cấp kính D của kiểu rừng Rkn 125 Hình 3.35: Quan hệ giữa các cấp Hvn của kiểu rừng Rkn 126 Hình 3.36: Cơ sở dữ liệu được cập nhật trong MapInfo 138 Hình 3.37: Quản lý dữ liệu đa dạng thực vật bằng phần mềm Google Earth 138 Hình 3.38: Quản lý dữ liệu loài bằng phần mềm PRIMER 6 139 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Rừng là một phần rất quan trọng đối với sinh quyển, nó là nguồn vật chất quí giá của con người. Rừng vốn được mệnh danh là lá phổi xanh khổng lồ điều hòa khí hậu, thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đất, chu trình vật chất của thiên nhiên, là nơi cư trú, cung cấp thức ăn của các loài động vật. Đặc biệt thảm thực vật rừng còn có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho các hoạt động của con người như gỗ, nguyên liệu giấy, vật liệu xây dựng, dược liệu, cảnh quan và nhiều giá trị sử dụng khác. Vai trò của rừng rất to lớn đối với loài người và mọi sinh vật trên trái đất nhưng trải qua quá trình sử dụng rừng, do nhu cầu của con người ngày càng gia tăng, khai thác không bền vững nên đã xảy ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với con người như: lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên, đất đai bị thoái hóa, xói mòn, rửa trôi,... diện tích rừng và chất lượng rừng tự nhiên bị giảm sút đáng kể. Đặc biệt, con người đang đứng trước hậu quả của việc phá rừng là hiện tượng biến đổi khí hậu trên toàn cầu, một số loài động, thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng,... Trong các khu rừng các loài thực vật có chồi trên mặt đất, cây gỗ rừng có chiều cao từ 8 m trở lên đó là các loài thực vật thân gỗ (Raunkiær, 1934) [94] đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết tiểu khí hậu, có tính chất quyết định sinh thái trong một vùng. Tuy nhiên, rất nhiều loài cây đang bị đe dọa tuyệt chủng do sự khai thác quá mức của con người. Vườn quốc gia (VQG) Bù Gia Mập được thành lập theo Quyết định số 170/2002/TTg ngày 27/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ [64] về việc chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập thành Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Vườn có diện tích tự nhiên là 25.926 ha nằm trên địa bàn hành chính xã Đắk Ơ, xã Bù Gia Mập huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước. VQG Bù Gia Mập có tầm quan trọng đối với khu vực Đông Nam Bộ và của Việt Nam, với các chức năng chính: Bảo tồn các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, các mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, nửa rụng lá trên đồi núi thấp có độ cao dưới 1.000 m đặc trưng cho sự chuyển tiếp các hệ sinh thái rừng từ vùng Tây Nguyên xuống vùng Đông Nam Bộ; Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn cho các hồ chứa nước của các công trình thuỷ điện Thác Mơ, Cần Đơn, Sooc Phu Miên; phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các hoạt động của VQG. VQG Bù Gia Mập được đánh giá là khu vực có tính đa dạng sinh học cao [64]. Theo kết quả điều tra tổng thể đa dạng sinh học VQG Bù Gia Mập năm (2012) [79]. Hệ thực vật có 1.117 loài thực vật, thuộc 475 chi, 128 họ, trong đó có 98 loài khuyết thực vật, 8 loài thực vật hạt trần và 1.011 loài thực vật hạt kín. Thảm thực vật VQG Bù Gia Mập gồm 2 kiểu rừng chính đó là: Kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới (Rkx) và kiểu rừng kín nửa thường xanh ẩm nhiệt đới (Rkn) (Thái Văn Trừng, 1999) [67]. Đây là 2 kiểu rừng tiêu biểu và giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ cấu trúc thảm thực vật VQG Bù Gia Mập, thể hiện khá đầy đủ các đặc tính của các kiểu rừng thường xanh, rừng rụng lá ở các khía cạnh thành phần loài cây, các đặc điểm cấu trúc tầng tán. Mỗi kiểu rừng có thành phần loài các loài thực vật, đặc điểm cấu trúc rất khác nhau, bao gồm nhiều thành phần với quy luật sắp xếp theo không gian và thời gian, ảnh hưởng của nó tới hệ sinh thái rừng cũng khác nhau. Nghiên cứu đa dạng thành phần các loài thực vật và đặc điểm cấu trúc rừng trên mỗi kiểu rừng để tìm ra những mối quan hệ, tác động qua lại giữa các loài thực vật, sự sắp xếp về mặt không gian, xem xét sự tác động của những nhân tố tự nhiên, xã hội có làm thay đổi tới tính đa dạng thực vật và cấu trúc rừng hay không để từ đó có biện pháp tác động tích cực vào rừng nhằm bảo đảm tính bền vững là một việc làm rất cần thiết trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng hiện nay. VQG Bù Gia Mập đã có một số công trình nghiên cứu về điều tra đa dạng sinh học, song các công trình chỉ mang tính mô tả, thu thập thành phần loài trên các tuyến, chưa có công trình nào nghiên cứu theo hướng định lượng để từ đó đề xuất biện pháp bảo tồn theo không gian và thời gian. Bằng phương pháp định lượng (ô tiêu chuẩn định vị) để tìm hiểu tính đa dạng và cấu trúc của hai kiểu rừng chính, hiểu biết các yếu tố bên trong của nó cũng như các các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chúng để từ đó đề ra biện pháp lâm sinh phù hợp giúp các nhà quản lý có biện pháp qui hoạch, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, có hướng phục hồi rừng tốt hơn, giám sát đa dạng sinh học. Tạo lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục, hợp tác quốc tế và phát triển du lịch sinh thái ở VQG là cần thiết để bảo tồn và phát triển rừng bền vững tài nguyên rừng nói chung và đa dang sinh học nói riêng. Từ những lý do trên đây, đề tài luận án “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ và đặc điểm cấu trúc của một số kiểu rừng chính tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước” đặt ra là cần thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn. 2. Mục tiêu của nghiên cứu 2.1. Về khoa học - Nghiên cứu được tính đa dạng thực vật thân gỗ của hai kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới (Rkx) và kiểu rừng kín nửa thường xanh ẩm nhiệt đới (Rkn). - Xác định được đặc điểm cấu trúc của hai kiểu rừng Rkx và Rkn. 2.2. Về thực tiễn Phản ánh đa dạng và cấu trúc của hai kiểu rừng để làm cơ sở cho quản lý và bảo tồn các loài có giá trị khoa học và kinh tế. Đề xuất được các biện pháp quản lý và bảo tồn đa dạng thực vật thân gỗ tại VQG Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. 3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu - Về kiểu rừng và trạng thái rừng nghiên cứu: Đề tài luận án chỉ nghiên cứu những QXTV thuộc kiểu rừng Rkx và Rkn trên địa bàn VQG Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Số liệu nghiên cứu được thu thập trên 6 ô tiêu chuẩn định vị (OTCDV) điển hình theo 2 kiểu rừng. Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016. - Về địa điểm nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu thuộc vùng lõi VQG Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước và được thực hiện trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái. - Về nội dung nghiên cứu + Nghiên cứu tính đa dạng loài cây gỗ và cấu trúc rừng * Nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ Luận án tập trung nghiên cứu tính đa dạng thực vật thân gỗ; mối quan hệ giữa các loài và giữa các QXTV ở các trạng thái rừng IIIA1, IIIA2, IIIA3 của kiểu rừng Rkx và Rkn tại vùng lõi của VQG Bù Gia Mập mà không nghiên cứu đa dạng loài cây gỗ và đa dạng cấu trúc đối với những QXTV ở các trạng thái rừng khác như IIB, IIIA1+L, IIIA2+L...bởi vì, các trạng thái rừng này cấu trúc rừng và thành phần loài thực vật còn nhiều thay đổi trong tương lai. Luận án không nghiên cứu đa dạng loài cây gỗ ở mức độ gen và đa dạng hệ sinh thái. * Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng Cấu trúc rừng tự nhiên rất đa dạng và phức tạp, luận án này chỉ tập trung nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc như: Kết cấu tổ thành loài; Phân bố số cây theo cấp đường kính, kết cấu mật độ, tiết diện ngang và trữ lượng gỗ theo các nhóm loài cây; kiểu phân bố số cây trên mặt đất; cấu trúc tầng thứ (bao gồm phân bố số cây theo cấp chiều cao). + Về nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ số đa dạng của loài cây gỗ: Đề tài luận án này chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài trong các QXTV và mối quan hệ giữa các QXTV. Mối quan hệ giữa tính đa dạng với các cấp đường kính, Hvn. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học Luận án góp phần làm sáng tỏ các qui luật cấu trúc rừng, định lượng mức độ đa dạng của các loài cây gỗ và cấu trúc rừng, xác định mối quan hệ giữa các loài thực vật thân gỗ trong mỗi QXTV và giữa các QXTV với nhau của kiểu rừng Rkx và Rkn tại VQG Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Luận án góp phần bổ sung những kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc; làm rõ mối quan hệ ảnh hưởng giữa các chỉ số đa dạng của các loài cây gỗ với đặc điểm cấu trúc rừng trên cơ sở định lượng. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án tạo lập cơ sở dữ liệu của các ô tiêu chuẩn định vị để theo dõi động thái rừng lâu dài cho VQG Bù Gia Mập, xây dựng cơ sở cho việc theo dõi, giám sát sự thay đổi thực vật thân gỗ trên các ODV theo không gian và thời gian, đặc biệt là các loài cây thân gỗ quý, hiếm. - Bổ sung và đề xuất những biện pháp bảo tồn ĐDSH nói chung và bảo tồn thực vật rừng quí, hiếm nói riêng tại VQG Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. 5. Những đóng góp mới của luận án - Đã xác định được tính đa dạng của thực vật thân gỗ trong hai kiểu rừng Rkx và Rkn ở VQG Bù Gia Mập trên cơ sở định lượng. - Đã xác định được một số đặc điểm cấu trúc và mối quan hệ giữa tính đa dạng và cấu trúc của thực vật thân gỗ trong kiểu rừng Rkx và Rkn làm cơ sở cho việc trồng và chăm sóc rừng ở VQG Bù Gia Mập. 6. Cấu trúc của luận án Luận án dài 146 trang, 41 bảng, 37 hình, ảnh minh họa, 117 tài liệu tham khảo, trong đó 81 tài liệu tiếng Việt; 30 tài liệu tiếng Anh; 3 tài liệu tiếng Pháp; 1 tài liệu tiếng Đức và 2 tài liệu trên INTERNET. Luận án có cấu trúc như sau: Phần mở đầu 5 trang Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 25 trang Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 17 trang Chương 3. Kết quả và thảo luận 97 trang Kết luận và kiến nghị 2 trang Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm dùng trong luận án 1.1.1. Khái niệm về đa dang sinh học Thuật ngữ "đa dang sinh học" được đưa ra lần đầu tiên bởi hai nhà khoa học Norse và McManus vào năm 1980. Định nghĩa này bao gồm hai khái niệm có liên quan với nhau là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật). Cho đến nay đã có hơn 25 định nghĩa cho thuật ngữ "đa dạng sinh học", trong đó định nghĩa của tổ chức FAO: "đa dạng sinh học là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái" được sử dụng rộng rãi hơn cả. Công ước đa dạng sinh học đã định nghĩa “Đa dạng sinh học” có nghĩa là tính biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thủy vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh thái [22]. Đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái) (Từ điển Đa dạng sinh học và phát triển bền vững, 2001) [7]. Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhi
Luận văn liên quan