Luận án Nghiên cứu ứng dụng bài tập thể chất cho trẻ mầm non 4-5 tuổi Thành phố Hà Nội

Nội dung GDTC cho trẻ mẫu giáo hiện hành gồm: Các bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp; Các bài tập rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động; Các bài tập rèn luyện cử động bàn tay, ngón tay [9], [10]. Các bài tập phát triển các nhóm cơ và hô hấp Bài tập hô hấp: Gồm các động tác phối hợp hít vào, thở ra. Bài tập tay: Chuyển động tay về các hướng; phối hợp chuyển động tay với nắm, mở bàn tay; co duỗi tay, vỗ tay kết hợp xoay người các hướng; chuyển động tay kết hợp xoay cổ tay; co duỗi tay kết hợp kiễng chân. Bài tập lưng, bụng, lườn: Cúi người ra trước, ngửa người ra sau; cúi, ngửa người kết hợp hoạt động tay; quay và xoay người sang các hướng; quay, xoay người kết hợp hoạt động của tay và chân (đưa chân sang các hướng). Bài tập chân: Bước chân theo các hướng; đứng lên ngồi xuống; bật tại chỗ; phối hợp nhún chân với đứng lên ngồi xuống và bật nhảy; đứng trên một chân kết hợp kết hợp đưa chân về các hướng; bật nhảy tại chỗ kết hợp đưa 2 chân sang ngang, đưa một chân về trước, sau. Các bài tập rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động Bài tập đi và chạy: Đi kiễng gót, đi thay đổi tốc độ; đi, chạy theo hiệu lệnh và thay đổi tốc độ; đi bằng gót, đi khuỵu gối, đi lùi; đi trên vạch, đi trên ghế thể dục; đi, chạy đổi hướng; đi bằng mép ngoài bàn chân, đi lên dốc, xuống dốc; đi nối bàn chân tiến lùi. Bài tập bò, trườn, trèo: Theo đường thẳng, theo đường dích dắc; vượt các chướng ngại vật; bước, trèo lên xuống thang dóng.

pdf228 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 94 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ứng dụng bài tập thể chất cho trẻ mầm non 4-5 tuổi Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA,THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN THỊ YẾN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BÀI TẬP THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON 4-5 TUỔI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI, 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA,THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO NGUYỄN THỊ YẾN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BÀI TẬP THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON 4-5 TUỔI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 914 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Hoàng Công Dân 2. TS. Vũ Thị Hồng Thu HÀ NỘI, 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa tác giả nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Yến MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................... 5 1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về giáo dục mầm non ....................... 5 1.2. Một số khái niệm liên quan ..................................................................... 7 1.2.1. Giáo dục ............................................................................................ 7 1.2.2. Thể chất và phát triển thể chất .......................................................... 8 1.2.3. Giáo dục thể chất, giáo dưỡng thể chất ............................................ 9 1.2.4. Bài tập thể chất ............................................................................... 10 1.2.5. Thể lực ............................................................................................ 10 1.3. Cơ sở lý luận về trẻ mầm non, sự phát triển thể chất của trẻ mầm non................................................................................................................... 11 1.3.1. Quy định về trường mầm non, độ tuổi mầm non ........................... 11 1.3.2. Những đặc trưng cơ bản và đối tượng của giáo dục mầm non ....... 12 1.3.3. Nhiệm vụ của giáo dục mầm non.................................................... 13 1.3.4. Đặc điểm phát triển thể chất trẻ mầm non 4-5 tuổi ........................ 14 1.3.5. Các nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non ....................... 21 1.3.6. Ý nghĩa của rèn luyện thể chất cho trẻ mầm non ............................ 23 1.3.7. Các năng lực hoạt động vận động cơ bản của trẻ ........................... 26 1.4. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng các bài tập với dụng cụ nhằm phát triển thể chất cho trẻ mầm non 4-5 tuổi Thành phố Hà Nội . 33 1.4.1. Cơ sở lý luận ................................................................................... 33 1.4.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................ 36 1.4.3. Các loại hình vận động với dụng cụ định hướng phát triển thể chất cho trẻ mầm non 4-5 tuổi .......................................................................... 41 1.5. Các công trình nghiên cứu liên quan ................................................... 43 1.5.1. Xu hướng các nước phát triển trên thế giới .................................... 43 1.5.2. Các công trình nghiên cứu liên quan ở nước ta .............................. 46 Kết luận chương 1 ......................................................................................... 51 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 52 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 52 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 52 2.1.2. Khách thể nghiên cứu ..................................................................... 52 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 52 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ................................... 53 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................. 53 2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm ...................................................... 54 2.2.4. Phương pháp kiểm tra y sinh .......................................................... 55 2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm.......................................................56 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................... 59 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê ..................................................... 60 2.3. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................ 62 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 62 2.3.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 62 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 63 3.1. Thực trạng công tác giáo dục thể chất, thực trạng phát triển thể chất trẻ mầm non 4-5 tuổi thành phố Hà Nội ..................................................... 63 3.1.1. Thực trạng chương trình Giáo dục thể chất trong Giáo dục mầm non ............................................................................................................. 63 3.1.2. Thực trạng giáo dục thể chất mầm non thành phố Hà Nội ............. 64 3.1.3. Xác định chỉ tiêu, test đánh giá phát triển thể chất trẻ mầm non 4-5 tuổi thành phố Hà Nội ............................................................................... 67 3.1.4. Thực trạng sự phát triển thể chất trẻ mầm non 4-5 tuổi thành phố Hà Nội ....................................................................................................... 74 3.1.5. Xây dựng tiêu chuẩn và bảng điểm đánh giá sự phát triển thể chất trẻ mầm non 4-5 tuổi thành phố Hà Nội ................................................... 78 Tiểu kết mục tiêu 1 ........................................................................................ 95 3.2. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập thể chất với dụng cụ đối với phát triển thể chất trẻ mầm non 4-5 tuổi thành phố Hà Nội .................... 96 3.2.1. Cấu trúc hệ thống bài tập thể chất với dụng cụ cho trẻ mầm non 4-5 tuổi thành phố Hà Nội ............................................................................... 97 3.2.2. Kiểm định độ tin cậy của hệ thống bài tập thể chất với dụng cụ cho trẻ mầm non 4-5 tuổi thành phố Hà Nội ................................................ 102 3.2.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm hệ thống bài tập thể chất với dụng cụ cho trẻ mầm non 4-5 tuổi thành phố Hà Nội ........................................ 4104 3.2.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm ứng dụng hệ thống bài tập thể chất với dụng cụ cho trẻ mầm non 4-5 tuổi thành phố Hà Nội ...................... 110 3.2.5. Bàn luận mục tiêu 2 ...................................................................... 121 Kết luận chương 3 ....................................................................................... 128 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 129 A. Kết luận: .................................................................................................. 129 B. Kiến nghị: ................................................................................................ 130 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 2.1. Thống kê số lượng khách thể nghiên cứu 52 3.1. Thực trạng công tác giáo dục thể chất mầm non thành phố Hà Nội (Thời điểm năm 2020) 63 3.2. Tổng hợp các chỉ tiêu, test đánh giá sự phát triển thể chất trẻ mầm non 4-5 tuổi thành phố Hà Nội Sau trang 71 3.3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn chỉ tiêu, test đánh giá sự phát triển thể chất trẻ mầm non 4-5 tuổi thành phố Hà Nội (n= 30) Sau trang 71 3.4. Mối tương quan hai lần phỏng vấn lựa chọn các chỉ tiêu, test đánh giá sự phát triển thể chất trẻ mầm non 4-5 tuổi thành phố Hà Nội (n=30) Sau trang 71 3.5. Kiểm định độ tin cậy các test sư phạm đánh giá sự phát triển thể chất trẻ mầm non 4 tuổi thành phố Hà Nội Sau trang 73 3.6. Kiểm định độ tin cậy các test sư phạm đánh giá sự phát triển thể chất trẻ mầm non 5 tuổi thành phố Hà Nội Sau trang 73 3.7. Kết quả kiểm định tính thông báo của các test sư phạm đánh giá sự phát triển thể chất trẻ mầm non 4-5 tuổi thành phố Hà Nội Sau trang 73 3.8. Thực trạng sự phát triển thể chất trẻ mầm non 4 tuổi thành phố Hà Nội Sau trang 75 3.9. Thực trạng sự phát triển thể chất trẻ mầm non 5 tuổi thành phố Hà Nội Sau trang 77 3.10. Kiểm định phân phối chuẩn Shapyro - Winky các chỉ tiêu, test đánh giá sự phát triển thể chất trẻ mầm non 4 tuổi thành phố Hà Nội Sau trang 80 3.11. Kiểm định phân phối chuẩn Shapyro - Winky các chỉ tiêu, test đánh giá sự phát triển thể chất trẻ mầm non 5 tuổi thành phố Hà Nội Sau trang 80 3.12. Tiêu chuẩn phân loại đánh giá sự phát triển thể chất trẻ mầm non 4 tuổi thành phố Hà Nội Sau trang 80 3.13. Tiêu chuẩn phân loại đánh giá sự phát triển thể chất trẻ mầm non 5 tuổi thành phố Hà Nội Sau trang 80 3.14. Bảng điểm đánh giá sự phát triển thể chất trẻ mầm non 4 tuổi thành phố Hà Nội Sau trang 82 3.15. Bảng điểm đánh giá sự phát triển thể chất trẻ mầm non 5 tuổi thành phố Hà Nội Sau trang 82 3.16. Kết quả cấu trúc hệ thống bài thể dục với dụng cụ cho trẻ mầm non 4 tuổi thành phố Hà Nội thông qua ý kiến chuyên gia (n=30) Sau trang 101 3.17. Kết quả cấu trúc hệ thống bài thể dục với dụng cụ cho trẻ mầm non 5 tuổi thành phố Hà Nội thông qua ý kiến chuyên gia (n=30) Sau trang 101 3.18. Kết quả kiểm định độ tin cậy cấu trúc các bài tập thể chất với dụng cụ cho trẻ mầm non 4 tuổi thành phố Hà Nội thông qua ý kiến chuyên gia (n=30) Sau trang 103 3.19. Kết quả kiểm định độ tin cậy cấu trúc các bài tập thể chất với dụng cụ cho trẻ mầm non 5 tuổi thành phố Hà Nội thông qua ý kiến chuyên gia (n=30) Sau trang 103 3.20. Cấu trúc nội dung tập huấn hướng dẫn viên các bài tập thể chất với dụng cụ cho trẻ mầm non 4-5 tuổi thành phố Hà Nội Sau trang 106 2.21. Kiểm định cấu trúc nội dung tập huấn hướng dẫn viên các bài tập thể chất với dụng cụ cho trẻ mầm non 4-5 tuổi thành phố Hà Nội (n=30) Sau trang 106 3.22. Phân bổ tổ chức thực nghiệm sư phạm 109 3.23. Kết quả kiểm tra đánh giá sự phát triển thể chất trẻ mầm non 4 tuổi thành phố Hà Nội – TTN Sau trang 110 3.24. Kết quả đánh giá sự phát triển thể chất trẻ mầm non 5 tuổi thành phố Hà Nội – TTN 110 3.25. Kết quả kiểm tra đánh giá sự phát triển thể chất trẻ mầm non 4 tuổi thành phố Hà Nội – STN Sau trang 112 3.26. Kết quả đánh giá sự phát triển thể chất trẻ mầm non 5 tuổi thành phố Hà Nội - STN Sau trang 112 3.27. Kết quả tăng trưởng thể chất trẻ mầm non 4 tuổi thành phố Hà Nội – NTN Sau trang 114 3.28. Kết quả tăng trưởng thể chất trẻ mầm non 4 tuổi thành phố Hà Nội – NĐC Sau trang 114 3.29. Kết quả tăng trưởng thể chất trẻ mầm non 5 tuổi thành phố Hà Nội – NTN Sau trang 114 3.30. Kết quả tăng trưởng thể chất trẻ mầm non 5 tuổi thành phố Hà Nội – NĐC Sau trang 114 3.31. Kết quả sự phát triển thể chất trẻ mầm non 4 tuổi thành phố Hà Nội theo phân loại - TTN (SL/%) Sau trang 116 3.32. Kết quả sự phát triển thể chất trẻ mầm non 4 tuổi thành phố Hà Nội theo phân loại - STN (SL/%) Sau trang 116 3.33. Kết quả sự phát triển thể chất trẻ mầm non 5 tuổi thành phố Hà Nội theo phân loại - TTN (SL/%) Sau trang 116 3.34. Kết quả sự phát triển thể chất trẻ mầm non 5 tuổi thành Sau trang phố Hà Nội theo phân loại - STN (SL/%) 116 3.35. Kết quả so sánh theo bảng điểm xếp loại phát triển thể chất trẻ mầm non 4 tuổi thành phố Hà Nội (SL/%) Sau 118 3.36. Kết quả so sánh theo bảng điểm xếp loại phát triển thể chất trẻ mầm non 5 tuổi thành phố Hà Nội (SL/%) Sau trang 118 3.37. Kết quả khảo sát ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên mầm non về tác động của bài tập thể chất với dụng cụ cho trẻ mầm non 4-5 tuổi thành phố Hà Nội (n=30) Sau trang 120 3.38. Kết quả kiểm định độ tin cậy ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên mầm non về tác động của bài tập thể chất với dụng cụ cho trẻ mầm non thành phố Hà Nội 4-5 tuổi (n=30) Sau trang 120 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 3.1. Kết quả tăng trưởng thể chất trẻ mầm non 4 tuổi thành phố Hà Nội – NTN Sau trang 114 3.2. Kết quả tăng trưởng thể chất trẻ mầm non 4 tuổi thành phố Hà Nội – NĐC Sau trang 114 3.3: Kết quả tăng trưởng thể chất trẻ mầm non 5 tuổi thành phố Hà Nội – NTN Sau trang 114 3.4. Kết quả tăng trưởng thể chất trẻ mầm non 5 tuổi thành phố Hà Nội – NĐC Sau trang 114 3.5. Kết quả sự phát triển thể chất trẻ mầm non 4 tuổi thành phố Hà Nội theo phân loại – TTN Sau trang 116 3.6. Kết quả sự phát triển thể chất trẻ mầm non 4 tuổi thành phố Hà Nội theo phân loại – STN Sau trang 116 3.7. Kết quả sự phát triển thể chất trẻ mầm non 5 tuổi thành phố Hà Nội theo phân loại – TTN Sau trang 116 3.8. Kết quả sự phát triển thể chất trẻ mầm non 5 tuổi thành phố Hà Nội theo phân loại – STN Sau trang 116 3.9. Kết quả so sánh theo bảng điểm xếp loại phát triển thể chất trẻ mầm non 4 tuổi thành phố Hà Nội Sau trang 118 3.10. Kết quả so sánh theo bảng điểm xếp loại phát triển thể chất trẻ mầm non 5 tuổi thành phố Hà Nội Sau trang 118 DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Viết tắt Viết đầy đủ GDTC Giáo dục thể chất GV Giáo viên GVMN Giáo viên mầm non GDMN Giáo dục mầm non HDV Hướng dẫn viên NĐC Nhóm đối chứng NTN Nhóm thực nghiệm STN Sau thực nghiệm TCVDC Thể chất với dụng cụ TDTT Thể dục thể thao TTN Trước thực nghiệm VĐV Vận động viên 1 PHẦN MỞ ĐẦU Luật Giáo dục đã khẳng định, Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, ngôn ngữ và thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Trong hệ thống giáo dục, mầm non là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, định hướng việc hình thành nhân cách của trẻ em; đồng thời thúc đẩy quá trình học tập và phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. Nhận thức được tầm quan trọng này, Đảng và Nhà nước đã không ngừng quan tâm đầu tư cơ sở vật chất và chất lượng cho bậc học này [3], [5]. Vì vậy, trong những năm gần đây thể chất của thanh thiếu nhi Việt Nam đã có những sự thay đổi tích cực. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chiều cao của người Việt Nam còn chậm hơn so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước, hiệu quả, năng xuất lao động cũng như các mặt phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam. Giáo dục mầm non nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành yếu tố đầu tiên của nhân cách. Chính vì vậy, giáo dục mầm non cho trẻ em giai đoạn 0 - 6 tuổi giữ vai trò đặc biệt quan trọng, có tính chất quyết định tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trí tuệ trong tương lai. Giáo dục thể chất là một là một hoạt động không thể thiếu đối với giáo dục mầm non, đặc biệt là trẻ 4 - 5 tuổi, là hình thức giáo dục tác động nhiều mặt đến cơ thể của trẻ thông qua các hoạt động vận động và sinh hoạt khoa học. Mục đích nhằm giúp cơ thể trẻ luôn được khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và phát triển cân đối, hài hòa cả về thể chất và trí tuệ. Việc tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển thể chất rất quan trọng giúp cho hệ thần kinh và các giác quan của trẻ nhanh nhạy hơn và có tác dụng tốt để nâng cao năng lực nhận thức của trẻ. 2 Tuy nhiên thực tế hiện nay, mặc dù công tác giáo dục mầm non đã có nhiều đổi mới, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, đội ngũ giáo viên ngày càng được nâng cao trình độ. Xong cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục thể chất, đội ngũ giáo viên chuyên trách thể chất mầm non, các bài tập cho trẻ chưa được đồng bộ, thống nhất, mỗi địa phương, mỗi trường triển khai theo hình thức khác nhau. Để giúp trẻ phát triển hài hòa các mặt thể chất qua đó phát triển nhân cách, bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ và kỹ năng xã hội cho trẻ cần thiết có những phương pháp, giáo án phù hợp với từng lứa tuổi. Theo các chuyên gia về sức khỏe thể chất, trẻ em cần ít nhất 60 phút vận động thể lực mỗi ngày (bao gồm chơi, chạy, nhảy, hoạt động thể lực theo ý thích của trẻ). Các bài tập hay hoạt động thể chất đưa ra phải thường xuyên thay đổi, phong phú; nhất là khi có sự kết hợp với trang thiết bị dụng cụ phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả bài tập, hấp dẫn và kích thích trẻ tham gia. Đây là phần quan trọng, không thể không có ở mỗi đơn vị nhà trường [4], [9], [11]. Có như vậy, việc đặt mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ mầm non mới đạt hiệu quả và đem lại giá trị thiết thực. Cho đến nay đã có các công trình nghiên cứu về phát triển thể chất cho trẻ mầm non ở nước ta được quan tâm, triển khai với nhiều mức độ khác nhau: Nghiên cứu sử dụng một số trò chơi vận động dân gian trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 4 tuổi của Lê Anh Thơ (1995) [68]; Các hình thức tổ chức dạy học cơ bản cho trẻ mẫu giáo lớn trong tiết học thể dục và thực trạng ở một số trường mầm non tại Hà Nội của Đặng Hồng Phương (2000) [59]; Nghiên cứu phương pháp dạy học bài tập vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) của Đặng Hồng Phương (2003) [61]; Phát triển thể lực của trẻ em mẫu giáo ở một số tỉnh miền Trung của Lâm Thị Tuyết Thuý (2008) [72]; Nghiên cứu tác dụng của bài tập thể dục nhịp điệu đến sự phát triển hình thái và thể lực cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm non Thành phố Hồ Chí Minh của Trần Minh Thuận (2008); Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo (3- 3 4) tuổi thành phố Hồ Chí Minh qua các chỉ số cân nặng/tuổi và chiều cao/tuổi của Đỗ Vĩnh, Lâm Thị Tuyết Thuý (2007) [91]; Thực trạng thể lực trẻ mẫu giáo (3-6 tuổi) của thành phố Hải Phòng của Vũ Đức Văn, Đào Thị Tú Anh (2011) [90]; Tác dụng của các bài tập vận động đến sự phát triển hình thái thể lực cho trẻ trai 5 tuổi trường Mầm non Bông Sen thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang của Trần Thanh Phương, Trịnh Hữu Lộc (2016) [62]; Nghiên cứu phát triển thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, tỉnh Đồng Tháp của Nguyễn Hùng Dũng (2021) [24]; Lựa chọn trò chơi vận động nhằm nâng cao tố chất thể lực và kỹ năng vận động cơ bản cho trẻ Trường Mầm non TH School của Nguyễn Thị Thảo (2018) [67]. Các công trình kể trên đã nghiên cứu nhiều phương diện khác nhau đối với phát triển thể chất cho trẻ mầm non và đóng góp cho sự nghiệp TDTT nước nhà. Từ cơ sở tiếp cận, tôi lựa chọn đề tài luận án: “Nghiên cứu ứng dụng bài tập thể chất cho trẻ mầm non 4-5 tuổi thành phố Hà Nội”. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất và sự phát triển thể chất của trẻ mầm non 4-5 tuổi ở Hà Nội, đề tài lựa chọn và ứng dụng các bài tập thể chất với dụng cụ nhằm phát triển thể chất cho trẻ mầm non 4-5 tuổi thành phố Hà Nội. Mục tiêu nghiên cứu: Để giải quyết mục đích nghiên cứu trên, xác định hai mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Thực trạng giáo dục thể chất, thực trạng phát triển thể chất trẻ mầm non 4-5 tuổi thành phố Hà Nội Khảo sát thực trạng giáo dục thể chất; Lựa chọn các chỉ tiêu, te

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_ung_dung_bai_tap_the_chat_cho_tre_mam_non.pdf
  • doc3. Những đóng góp Luận án Nguyễn Thị Yến.doc
  • pdfTT gửi đưa tin.pdf
Luận văn liên quan