Trên cơ sở phân tích bằng mô hình hàm xu thế (phân tích Trend và độ
lệch Trend), rút ra một số kết quả sau:
- Để phân tích xu thế và đặc điểm cấu trúc các vỉa than khu mỏ Khe
Chàm, tốt nhất sử dụng bản đồ Trend và bản đồ độ lệch Trend bậc 2 (R = 0,72
÷ 0,84).
- Các đường đẳng trị thành lập theo nội suy Trend thể hiện rõ và chi tiết
về sự biến đổi trụ vỉa than (trơn, điều hòa ), bảo đảm tính khách quan hơn so
với phương pháp truyền thống. (Hình PL2.III.1)
- Trên bản đồ Trend trụ các vỉa 14-5, 14-1 và 13-1 nhận thấy, các vỉa
than có xu thế chung cắm về Bắc - Tây bắc; riêng vỉa 10 có xu thế cắm về
Bắc (Hình 3.9).
- Trên bản đồ độ lệch Trend, các vỉa than được nghiên cứu đều bị uốn
nếp do các hoạt động kiến tạo về sau, trục các nếp uốn lớn đều có phương Tây
bắc - Đông nam và bị phức tạp hóa bởi các nếp uốn bậc cao. Đứt gãy FE có
khả năng phát triển từ T.VIII về T.VIB và cùng với đứt gãy F.L phân chia khu
mỏ thành 03 khối đồng nhất tương đối bậc VI: Khối Tây nam đứt gãy F.E,
khối Trung tâm và khối Đông bắc đứt gãy F.L. (Hình 3.10, 3.11).
- Trên các bản đồ độ lệch Trend bậc 2 của vỉa 13-1, 10: có thể xác định
khá rõ các nếp uốn bậc cao và các nếp oằn phát triển trên các cánh của nếp
uốn lớn phương Tây bắc - Đông nam; đồng thời chính xác hóa vị trí của đứt
gãy đã ghi nhận trong các báo cáo thăm dò (Ví dụ: Đứt gãy F.G từ T.XIIIb -
T.XIV, đứt gãy F.L từ T.XIVb về phía Đông, đứt gãy F.E từ T.VIII về
T.VI,.). (Hình 3.10, 3.11).
3.2.3. Phân tích bằng mô hình
181 trang |
Chia sẻ: Tuệ An 21 | Ngày: 08/11/2024 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu ứng dụng một số mô hình toán, địa chất đánh giá mức độ tin cậy của công tác thăm dò than khu mỏ Khe Chàm, Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
PHẠM TUẤN ANH
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ MÔ HÌNH
TOÁN - ĐỊA CHẤT ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TIN CẬY CỦA
CÔNG TÁC THĂM DÒ THAN KHU MỎ KHE CHÀM,
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT
Hà Nội - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
PHẠM TUẤN ANH
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MỘT SỐ MÔ HÌNH
TOÁN - ĐỊA CHẤT ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TIN CẬY CỦA
CÔNG TÁC THĂM DÒ THAN KHU MỎ KHE CHÀM,
THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Kỹ thuật địa chất
Mã số: 9520501
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS. TS Trương Xuân Luận
2. PGS. TS Nguyễn Phương
Hà Nội - 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nào của tác giả khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
Phạm Tuấn Anh
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 7
1.1
Vị trí địa chất khu vực nghiên cứu trên bình đồ cấu trúc bể
than Quảng Ninh
7
1.1.1 Tổng quan về cấu trúc địa chất bể than Quảng Ninh 7
1.1.2
Vị trí địa chất khu mỏ Khe Chàm trong cấu trúc bể than
Quảng Ninh
9
1.2 Sơ lược lịch sử nghiên cứu địa chất và khai thác mỏ 10
1.2.1 Lịch sử nghiên cứu và thực trạng điều tra thăm dò than 10
1.2.2 Lịch sử khai thác than 14
1.3 Khái quát về khu mỏ than Khe Chàm 16
1.3.1 Vị trí địa lý 16
1.3.2 Đặc điểm cấu trúc địa chất và khoáng sản than 17
1.3.3
Thực trạng công tác thăm dò và khai thác than khu mỏ
Khe Chàm
28
1.3.4
Một số tồn tại cần nghiên cứu giải quyết trong công tác
thăm dò
28
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1 Than khoáng và các lĩnh vực sử dụng 33
2.1.1 Khái quát về than khoáng 33
2.1.2 Các kiểu nguồn gốc thành tạo than khoáng 33
2.1.3 Các lĩnh vực sử dụng than khoáng 38
iii
2.2 Một số khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong luận án 38
2.2.1 Các khái niệm về không gian tạo than 38
2.2.2 Các khái niệm về chiều dày vỉa than 39
2.2.3 Một số thuật ngữ sử dụng trong luận án 40
2.3 Phương pháp nghiên cứu 43
2.3.1
Phương pháp địa chất truyền thống kết hợp phương pháp
tiếp cận hệ thống
43
2.3.2 Phương pháp mô hình hóa 43
2.3.3 Phương pháp địa thống kê 55
2.3.4 Phương pháp chuyên gia kết hợp kinh nghiệm thực tế 61
2.4 Phần mềm ứng dụng 62
2.5 Thiết lập cơ sở dữ liệu 65
Chương 3
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TIN CẬY CỦA CÔNG TÁC
THĂM DÒ THAN KHU MỎ KHE CHÀM
71
3.1
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tin cậy của kết quả
thăm dò
71
3.2
Phân tích mức độ tin cậy của công tác thăm dò bằng các
phương pháp mô hình truyền thống
72
3.2.1 Phân tích bằng phương pháp hình học mỏ truyền thống 72
3.2.2 Phân tích bằng mô hình hàm xu thế 79
3.2.3 Phân tích bằng mô hình toán thống kê 85
3.2.4
Kết quả đánh giá mức độ tin cậy của công tác thăm dò
bằng các phương pháp mô hình truyền thống
93
3.3 Phân tích bằng mô hình hàm cấu trúc không gian 95
3.3.1 Thiết lập các hàm cấu trúc không gian 95
3.3.2
Kết quả đánh giá mức độ tin cậy của công tác thăm dò
bằng phương pháp mô hình hàm cấu trúc
106
3.4 Xác lập mạng lưới thăm dò 107
3.4.1 Xác lập nhóm mỏ thăm dò theo Quy định 107
iv
3.4.2 Xác lập mạng lưới thăm dò hợp lý 110
3.4.3 Kết quả xác lập mạng lưới thăm dò 114
3.5 Đánh giá trữ lượng tài nguyên than 116
3.5.1 Đối tượng, phạm vi tính trữ lượng 116
3.5.2 Chuẩn bị số liệu 117
3.5.3 Kết quả tính trữ lượng than theo phương pháp mô hình 122
3.5.4
Đối sánh kết quả tính trữ lượng theo phương pháp mô
hình với phương pháp Secăng
126
3.5.5
Kết quả đánh giá mức độ tin cậy của công tác tính trữ
lượng tài nguyên than
132
3.6
Một số giải pháp nâng cao độ tin cậy trong công tác thăm
dò các mỏ than
133
3.6.1 Giải pháp về hệ thống thăm dò 133
3.6.2 Giải pháp về tổng hợp tài liệu, tính trữ lượng than 133
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA NGHIÊN CỨU SINH
137
TÀI LIỆU THAM KHẢO 139
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
TKV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
VITE Công ty CP Tin học, Công nghệ, Môi trường - Vinacomin
HĐTLQG Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia
NCS Nghiên cứu sinh
CNTT Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
TLTN Trữ lượng tài nguyên
TDTM Thăm dò tỷ mỉ
TDBS Thăm dò bổ sung
TDKT Thăm dò phục vụ khai thác
LK Lỗ khoan
V14-4 Tên vỉa than
ĐCTV Địa chất thủy văn
ĐCCT Địa chất công trình
ĐTK Địa thống kê
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục Trang
Bảng 1.1. Đặc điểm các thông số địa chất công nghiệp cơ bản của 10
vỉa than lựa chọn xử lý thống kê khu mỏ Khe Chàm
23
Bảng 2.1. Hệ thống phân loại, nhãn than theo tiêu chuẩn Nga và Mỹ 35
Bảng 2.2. Các phân vị địa tầng chứa than Việt Nam (phần đất liền) 36
Bảng 2.3. Lựa chọn phần mềm để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu 63
Bảng 3.1. Đặc trưng thống kê chiều dày tự nhiên các vỉa than 86
Bảng 3.2. Đặc trưng thống kê độ tro các vỉa than 87
Bảng 3.3. Kết quả tính hệ số gián đoạn vỉa 88
Bảng 3.4. Kết quả tính hệ số phức tạp về cấu tạo vỉa 89
Bảng 3.5. Kết quả tính môdun chu tuyến (μ) 90
Bảng 3.6. Kết quả tính chỉ tiêu hình dạng vỉa (Ф) 90
Bảng 3.7. Kết quả tính chỉ tiêu σα và Kd 92
Bảng 3.8. Kết quả xác định mức độ phức tạp về cấu trúc, kiến tạo 92
Bảng 3.9. Kết quả xác lập (h) theo chiều dày tự nhiên 102
Bảng 3.10. Kết quả xác lập (h) theo chiều dày riêng than 104
Bảng 3.11. Các chỉ tiêu xác lập nhóm mỏ thăm dò than 108
Bảng 3.12. Chỉ tiêu xác lập nhóm mỏ thăm dò theo từng khối đồng
nhất bậc cao trong khu mỏ Khe Chàm
109
Bảng 3.13. Kích thước ảnh hưởng theo (h) với chiều dày tự nhiên 111
Bảng 3.14. Kích thước ảnh hưởng theo (h) với chiều dày riêng than 112
Bảng 3.15. Mạng lưới đề nghị thăm dò than khu mỏ Khe Chàm 114
vii
Danh mục Trang
Bảng 3.16. Kết quả tính trữ lượng than bằng phương pháp Kriging
(mô hình khối không gian)
124
Bảng 3.17. Đối sánh kết quả tính trữ lượng than phương pháp
Kriging (mô hình khối 50x50x0,8n) và phương pháp Secăng
126
Bảng 3.18. Đối sánh kết quả tính trữ lượng than giữa phương pháp
Kriging (mô hình khối 20x20x0,8n) và phương pháp Secăng
127
Bảng 3.19. Đối sánh kết quả tính trữ lượng than giữa phương pháp
Kriging (mô hình khối 50x50x0,8n)m và Secăng nội suy tài liệu theo
Kriging
130
Bảng 3.20. Đối sánh kết quả tính trữ lượng than giữa phương pháp
Kriging (mô hình khối 20x20x0,8n) và Secăng nội suy tài liệu theo
Kriging
130
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Danh mục Trang
Hình 1.1. Bản đồ địa chất bể than Quảng Ninh 7
Hình 1.2. Sơ đô phân khối kiến trúc bể than Quảng Ninh 8
Hình 1.3. Sơ đồ vị trí khu mỏ than Khe Chàm, Quảng Ninh 17
Hình 1.4. Sơ đồ địa chất khu mỏ than Khe Chàm, Quảng Ninh 19
Hình 1.5. Mặt cắt địa chất tuyến XII khu mỏ Khe Chàm 20
Hình 1.6. Bình đồ đẳng trụ V14-5 khu mỏ Khe Chàm 20
Hình 1.7. Biểu đồ chiều dày các vỉa than tập vỉa giữa 22
Hình 1.8. Bình đồ đẳng trụ V13-1 khu mỏ Khe Chàm, Quảng Ninh 25
Hình 1.9. Sơ đồ V14-5, 14-1, 13-1, 10 trên trên bản đồ địa chất 27
Hình 1.10. Sơ đồ V14-5, 14-1, 13-1, 10 trên trên mặt cắt địa chất 27
Hình 1.11. Sơ đồ thiết kế khai thác V14-5 khu Khe Chàm III 29
Hình 1.12. Sơ đồ đường lò khai thác V14-5 khu Khe Chàm III 30
Hình 2.1. Quá trình tạo than, mức độ than hoá và biến chất than 33
Hình 2.2. Sơ đồ các khu vực than khoáng Việt Nam (phần đất liền) 37
Hình 2.3. Các thông số cơ bản khi khảo sát mô hình hàm cấu trúc. 56
Hình 2.4: Sơ đồ quan hệ khóa chính giữa các bảng dữ liệu 65
Hình 2.5. Các bước nhập dữ liệu vào phần mềm Surpac 65
Hình 2.6. Giao diện thiết lập thông số khảo sát hàm cấu trúc (Surpac) 66
Hình 2.7. Hộp thoại “Grid Data”, “Grid Math” của phần mềm Surfer 67
Hình 2.8. Công cụ “Post Map” và “Surface” của phần mềm Surfer 68
Hình 3.1. Địa tầng tổng quát tập vỉa đánh dấu khu mỏ Khe Chàm 73
Hình 3.2. Mặt cắt địa chất tuyến X 74
ix
Danh mục Trang
Hình 3.3. Mặt cắt địa chất tuyến DA 74
Hình 3.4. Mô hình không gian bề mặt (Surface) trụ các vỉa than 75
Hình 3.5. Bình đồ đẳng trụ vỉa vỉa 14-5 76
Hình 3.6. Bình đồ đẳng trụ vỉa 10 77
Hình 3.7. Sơ đồ đẳng trụ và đồng chiều dày vỉa 10 78
Hình 3.8. Sơ đồ thuật toán xác định các ma trận D và vectơ b 81
Hình 3.9. Bản đồ Trend bậc 2 trụ vỉa 14-5, 14-1, 13-1, 10 83
Hình 3.10. Bản đồ độ lệch Trend bậc 2 trụ vỉa 13-1 84
Hình 3.11. Bản đồ độ lệch Trend bậc 2 trụ vỉa 10 84
Hình 3.12. Mô hình hóa γ(h) thực nghiệm quy nạp về dạng lý thuyết 96
Hình 3.13. Sơ đồ mô phỏng kích thước ảnh hưởng theo các hướng
khảo sát với thông số chiều dày tự nhiên
97
Hình 3.14. Sơ đồ mô phỏng kích thước ảnh hưởng theo các hướng
khảo sát với thông số chiều dày riêng than
98
Hình 3.15. Kết quả khảo sát mô hình hàm cấu trúc thông số chiều
dày tự nhiên vỉa13-1
99
Hình 3.16. Kết quả khảo sát mô hình hàm cấu trúc thông số chiều
dày riêng than vỉa 13-1
99
Hình 3.17. Kết quả khảo sát mô hình hàm cấu trúc thông số chiều
dày tự nhiên vỉa 10, hướng 00; góc quét 22,50.
100
Hình 3.18. Kết quả khảo sát quả khảo sát mô hình hàm cấu trúc
thông số chiều dày tự nhiên vỉa 10, hướng 900; góc quét 22,50
100
Hình 3.19. Kết quả khảo sát quả khảo sát mô hình hàm cấu trúc
thông số chiều dày riêng than vỉa 10, hướng 00; góc quét 22,50
101
x
Danh mục Trang
Hình 3.20. Kết quả khảo sát quả khảo sát mô hình hàm cấu trúc
thông số chiều dày riêng than vỉa 10, hướng 900; góc quét 22,50
101
Hình 3.21. Phạm vi tính trữ lượng các vỉa 14-5, 14-1, 13-1, 10 117
Hình 3.22: Sơ đồ vị trí công trình gặp than vỉa 14-5, 14-1, 13-1, 10 118
Hình 3.23: Bình đồ đẳng trụ V10 theo kết quả nội suy Kriging 119
Hình 3.24: Bình đồ đẳng chiều dày vỉa 10 theo kết quả nội suy Kriging 119
Hình 3.25. Bình đồ đẳng góc dốc vỉa 10 theo kết quả nội suy Kriging 120
Hình 3.26. Mô hình không gian mặt trụ (Surface) các vỉa than 121
Hình 3.27. Kết quả xây dựng mô hình khối không gian các vỉa than 122
Hình 3.28: Sơ đồ phân bố trữ lượng vi khối 50x50x[m] vỉa 10 123
Hình 3.29. Sơ đồ phân bố trữ lượng vi khối 20x20x[m] vỉa 10 123
Phụ lục 1. Các chỉ dẫn và ký hiệu P1
Phụ lục 2. Các bản vẽ P2
Hình PL2.I.1. Sơ đồ phân khối cấu tạo vùng Hòn Gai - Cẩm Phả P2
Hình PL2.I.2. Bản đồ địa chất vùng Cẩm Phả P3
Hình PL2.I.3. Cột địa tầng tổng hợp khu mỏ Khe Chàm P4
Hình PL2.III.1. Bình đồ đẳng trụ các vỉa V14-5, 14-1, 13-1, 10
thành lập theo nội suy Trend bậc 2
P5
Hình PL2.III.2. Bình đồ đẳng trụ, đẳng chiều dày V14-5 P6
Hình PL2.III.3. Bình đồ đẳng trụ, đẳng chiều dày V14-1 P7
Hình PL2.III.4. Bình đồ đẳng trụ, đẳng chiều dày V13-1 P8
Hình PL2.III.5. Bình đồ đẳng góc dốc V14-5, V14-1, V13-1 P9
Phụ lục 3. Các biểu bảng P10
Bảng PL3.III.1. Tổng hợp kết quả xử lý thống kê chỉ tiêu tỷ lệ đới P10
xi
Danh mục Trang
phá hủy (Pp) các lỗ khoan khu mỏ Khe Chàm
Bảng PL3.III.2. Tổng hợp kết quả xử lý thống kê các thông số địa
chất công nghiệp vỉa than mỏ Khe Chàm
P12
Bảng PL3.III.3. Kết quả xác lập nhóm mỏ thăm dò theo từng khối
đồng nhất bậc cao trong khu mỏ Khe Chàm
P14
Bảng PL3.III.4. Kết quả khảo sát hàm cấu trúc đối với chiều dày tự
nhiên các vỉa than khu mỏ Khe Chàm
P16
Bảng PL3.III.5. Kết quả khảo sát hàm cấu trúc đối với chiều dày
riêng than các vỉa than khu mỏ Khe Chàm
P18
Bảng PL3.III.6. Tổng hợp, đối sánh kết quả tính trữ lượng giữa
phương pháp mô hình và phương pháp Secăng (BC 2015)
P20
Bảng PL3.III.7. Tổng hợp, đối sánh kết quả tính trữ lượng giữa
phương pháp mô hình và phương pháp [Secăng - Kriging]
P22
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khu mỏ than Khe Chàm thuộc phường Mông Dương, thành phố Cẩm
Phả, tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Cẩm Phả khoảng 5 km về
phía Bắc; là một trong những khu mỏ có trữ lượng tài nguyên than lớn, điều
kiện khai thác tương đối thuận lợi. Khu mỏ đã trải qua nhiều giai đoạn nghiên
cứu địa chất, hiện đang được các đơn vị của Tập đoàn Công nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng Công ty Đông Bắc - BQP quản lý, bảo vệ
và khai thác.
Cũng như một số mỏ than thuộc bể than Quảng Ninh, mạng lưới tuyến
và công trình thăm dò đã thực hiện tại khu mỏ Khe Chàm theo lý thuyết đã đủ
cho thiết kế khai thác mỏ. Song, trên thực tế khi triển khai dự án đầu tư khai
thác, tài liệu địa chất vẫn cần phải bổ sung, điều chỉnh mặc dù các khối trữ
lượng đã được thăm dò ở cấp cao (cấp 121, 122). Đây là một hạn chế, gây ảnh
hưởng không nhỏ tới tiến độ, hiệu quả của các dự án; đặc biệt khi khai thác
xuống sâu bằng công trình giếng - lò. Cho đến nay, những công trình nghiên
cứu để đánh giá mức độ tin cậy của công tác thăm dò đã thực hiện ở bể than
Quảng Ninh nói chung, khu mỏ Khe Chàm nói riêng chưa được quan tâm
đúng mức. Công tác thăm dò phát triển tài nguyên chủ yếu thực hiện trên cơ
sở định hướng mạng lưới thăm dò chung cho các mỏ than ngoài than Đồng
Bằng Sông Hồng theo Quyết định số 25/2007/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2007.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, NCS đã đề xuất và được phép thực hiện
Luận án Tiến sỹ ngành kỹ thuật địa chất đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng một
số mô hình toán - địa chất đánh giá mức độ tin cậy của công tác thăm dò
than khu mỏ Khe Chàm, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh”. Đề tài
không chỉ có giá trị về phương pháp luận, khoa học mà còn góp phần nâng
2
cao hiệu quả công tác thăm dò, đáp ứng yêu cầu do thực tế đòi hỏi.
2. Mục tiêu của luận án
Nghiên cứu áp dụng một số phương pháp toán - địa chất để đánh giá
mức độ tin cậy của công tác thăm dò đã tiến hành tại khu mỏ Khe Chàm; từ
đó đề xuất định hướng cho công tác thăm dò phát triển mỏ tiếp theo đối với
khu mỏ Khe Chàm và các khu mỏ than có tính chất tương tự.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các vỉa than phân bố trong phạm vi khu mỏ
Khe Chàm; tập trung đối với các vỉa than có tính đại diện, là các vỉa có diện
phân bố rộng, cấu trúc đặc trưng, là đối tượng tính trữ lượng tài nguyên chính
của khu mỏ và phù hợp cho áp dụng các phương pháp toán - địa chất, đặc biệt
là phương pháp địa thống kê.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu mỏ Khe Chàm thuộc thành phố Cẩm Phả,
tỉnh Quảng Ninh với diện tích 16,2 km2.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu chi tiết về đặc điểm hình thái - cấu trúc vỉa than làm cơ sở
ứng dụng các mô hình toán - tin địa chất phù hợp;
- Nghiên cứu, ứng dụng các phần mềm máy tính để xây dựng, quản lý
các dữ liệu phục vụ các bước nghiên cứu; góp phần hiện đại hóa trong công
tác quản lý, khai thác dữ liệu địa chất;
- Định lượng thống kê và phân tích cấu trúc không gian các thông số
nghiên cứu (bằng hàm cấu trúc và hàm xu thế), nhằm đánh giá đầy đủ ba
phương diện biến hóa của các thông số địa chất công nghiệp vỉa than;
- Áp dụng phương pháp Kriging phù hợp để nội suy tài liệu, đánh giá trữ
lượng tài nguyên than tại khu mỏ Khe Chàm;
- Đối sánh kết quả áp dụng các mô hình toán với các phương pháp truyền
thống trong các báo cáo địa chất được xây dựng trước đây; từ đó đánh giá độ
3
tin cậy của công tác thăm dò đã thực hiện; góp phần định hướng công tác
thăm dò phát triển tài nguyên than khu mỏ Khe Chàm và có khả năng áp dụng
cho các mỏ than có tính chất tương tự.
5. Các phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, NCS sử dụng phối hợp các
phương pháp:
- Địa chất truyền thống kết hợp với phương pháp tiếp cận hệ thống;
- Mô hình hóa (hình học mỏ và một số phương pháp toán địa chất);
- Địa thống kê;
- Ứng dụng một số phần mềm chuyên dụng để giải quyết các nội dung
nghiên cứu;
- Chuyên gia kết hợp kinh nghiệm thực tế.
6. Những điểm mới của luận án
6.1. Lựa chọn được các phương pháp toán - địa chất gồm: Toán thống kê,
hàm xu thế và hàm cấu trúc để đánh giá đầy đủ về 3 phương diện biến hóa cho
các thông số địa chất công nghiệp chủ yếu của các vỉa than khu mỏ Khe Chàm.
6.2. Đã làm rõ 3 khối đồng nhất tương đối bậc cao có đặc điểm cấu trúc
địa chất, đặc điểm phân bố và hình thái - cấu trúc vỉa than khác nhau. Trong
đó: Khối Trung tâm (giữa đứt gãy F.E và đứt gãy F.L) thuộc nhóm mỏ thăm
dò II, khối Tây nam đứt gãy F.E và khối Đông bắc đứt gãy F.L thuộc nhóm
mỏ thăm dò III. Đây là cơ sở để đánh giá mức độ tin cậy của công tác thăm
dò, luận giải về hình dạng và mạng lưới thăm dò và lựa chọn phương pháp
tính trữ lượng tài nguyên hợp lý cho mỏ Khe Chàm.
6.3. Cùng với yếu tố địa chất và hệ thống thăm dò, mức biến đổi của các
thông số địa chất công nghiệp vỉa than; trong đó chủ yếu thông số về chiều
dày và góc dốc vỉa là những thông số cơ bản ảnh hưởng đến mức độ tin cậy
của công tác thăm dò và tính trữ lượng than tại khu mỏ Khe Chàm.
4
6.4. Sử dụng phương pháp Kriging thông dụng để nội suy tài liệu với sự
trợ giúp của các phần mềm máy tính là tin cậy trong đánh giá trữ lượng tài
nguyên than phục vụ thăm dò, thiết kế khai thác mỏ.
7. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học:
- Góp phần hoàn thiện phương pháp luận thăm dò theo hướng toán - tin
hiện đại. Cung cấp cơ sở lý luận, khả năng triển khai các phương pháp toán -
tin ứng dụng cho các nhà quản lý, đơn vị thăm dò và khai thác mỏ.
- Cung cấp luận cứ khoa học trong việc luận giải hệ thống thăm dò; lựa
chọn phương pháp đánh giá trữ lượng tài nguyên than phù hợp với đặc điểm
cấu trúc địa chất khu mỏ Khe Chàm và các khu mỏ than có tính chất tương tự.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Cung cấp giải pháp thực tiễn trong định hướng mạng lưới thăm dò, khả
năng sử dụng phương pháp Kriging thông dụng để tính trữ lượng tài nguyên
than khu mỏ Khe Chàm và có khả năng áp dụng cho các khu mỏ than có tính
chất tương tự.
- Là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà quản lý, doanh nghiệp trong
thăm dò phát triển mỏ than.
8. Các luận điểm bảo vệ của Luận án
Luận điểm 1: Sử dụng các phương pháp địa chất truyền thống, kết hợp
phân tích hàm xu thế làm rõ được 3 khối đồng nhất tương đối bậc cao; trong đó
Khối Trung tâm (giữa đứt gãy F.E và đứt gãy F.L) thuộc nhóm mỏ thăm dò II,
khối Tây nam đứt gãy F.E và khối Đông bắc đứt gãy F.L thuộc nhóm mỏ
thăm dò III.
Luận điểm 2: Thông số chiều dày và góc dốc vỉa có vai trò quan trọng
trong đánh giá mức độ tin cậy của công tác thăm dò và tính trữ lượng than
khu mỏ Khe Chàm.
5
Luận điểm 3: Sử dụng phương pháp Kriging với sự trợ giúp của các
phần mềm máy tính bảo đảm độ tin cậy trong đánh giá trữ lượng tài nguyên than
phục vụ thăm dò phát triển mỏ và đặc biệt có hiệu quả trong thiết kế thi công và
khai thác mỏ.
9. Cơ sở tài liệu
Các tài liệu nghiên cứu địa chất khu vực Đông Bắc Việt Nam; các công
trình nghiên cứu về địa chất bể than Quảng Ninh đã công bố trong và ngoài
nước như: “Báo cáo kết quả công tác chỉnh lý bản đồ địa chất bể than Quảng
Ninh tỷ lệ 1: 25.00”, Lê Kính Đức và nnk (1978); “Báo cáo nghiên cứu cấu
trúc, kiến tạo, chất lượng, đặc tính công nghệ bể than Quảng Ninh và xác lập
phương pháp, mạng lưới thăm dò hợp lý”, Trần Văn Trị và nnk (1990); báo
cáo kết quả điều tra giai đoạn I đề án “Điều tra, đánh giá tiềm năng than dưới
mức -300m, bề than Quảng Ninh” [26],
- Các báo cáo kết điều tra đánh giá, thăm dò than đã tiến hành trên khu
mỏ Khe Chàm, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đã công bố từ trước đến
năm 2015: Báo cáo kết quả thăm dò tỷ mỷ than khu mỏ Khe Chàm - Cẩm Phả
- Quảng Ninh, năm 1980. Trong đó, tài liệu cơ sở sử dụng là "Báo cáo kết quả
thăm dò than khu mỏ Khe Chàm - Cẩm Phả - Quảng Ninh, năm 2015" [3].
- Các công trình nghiên cứu, luận văn, luận án, giáo trình đã công bố
trong và ngoài nước có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án.
- Các tài liệu nghiên cứu, ứng dụng phương pháp toán - tin trong công
tác nghiên cứu địa chất và đánh giá trữ lượng tài nguyên than.
- Tài liệu t