Bóng đá nữ bắt đầu phát triển ở Pháp từ thế kỷ XIX, nhưng mãi tới giữa
thế kỷ XX mới được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Những năm gần đây, bóng
đá nữ đã phát triển mạnh ở Châu Á, với 19 câu lạc bộ bóng đá nữ trong đó có,
400 – 460 cầu thủ bóng đá nữ tham gia các giải vô địch bóng đá nữ thế giới và
Châu Á. Bóng đá nữ được tổ chức thi đấu và giành cúp vô địch thế giới vào năm
1991, được đưa vào chương trình thi đấu Đại hội thể thao Olympic từ năm 1996.
[1]
Bóng đá là một trong những môn thể thao sớm được du nhập vào Việt
Nam. Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, bóng đá đã trở thành môn thể
thao phổ cập và đón nhận sự quan tâm rộng rãi của toàn xã hội. Người dân Việt
Nam rất yêu thích bóng đá, luôn nhiệt thành cổ vũ và giành sự quan tâm đặc biệt
đối với bóng đá. Thành tích bóng đá ở cấp độ đội tuyển có ý nghĩa quan trọng
trong việc phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần nâng cao
vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Vượt ra ngoài vai trò của
một môn thể thao thuần túy, bóng đá đã hội tụ những yếu tố chính trị, xã hội và
trở thành môn thể thao có ảnh hưởng sâu, rộng nhất. Nhằm thực hiện mục tiêu
trên, đồng thời góp phần thực hiện “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, ban hành kèm theo Quyết định số 419/QĐ-
TTg, ngày 8/3/3013 của Thủ tướng Chính phủ. Chính vì thế, việc xây dựng một
nền bóng đá phát triển, có thứ hạng ở châu lục không chỉ là mục tiêu của ngành
Thể dục thể thao mà còn là kỳ vọng chung của toàn xã hội, trong đó có bóng đá
nữ. [63]
240 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển bóng đá nữ thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ , THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HCM
*******************
DƢƠNG VĂN HIỀN
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP
PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN
ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
TP.HỒ CHÍ MINH - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ , THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HCM
*******************
DƢƠNG VĂN HIỀN
NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP
PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN
ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học:
1. GS.TS Dƣơng Nghiệp Chí
2. PGS.TS Lê Thiết Can
TP.HỒ CHÍ MINH - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa tác giả nào
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Dƣơng Văn Hiền
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, các hình và biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................ Error! Bookmark not defined.
Chƣơng I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................... 4
1.1. Cơ sở pháp lý, thể chế, chính sách về phát triển thể thao thành tích cao
và chuyên nghiệp hoá thể thao. .................................................................... 4
1.2. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. ..... 7
1.3. Đặc điểm phát triển tâm - sinh lý phụ nữ ............................................ 10
1.3.1. Cơ quan vận động ...................................................................... 10
1.3.2. Hệ tuần hoàn - Hô hấp ............................................................... 11
1.3.3. Lượng mỡ và thân nhiệt ............................................................. 12
1.3.4. Các yếu tố tâm lý đặc thù của nữ với tập luyện bóng đá ........... 13
1.3.5.Huấn luyện trong thời kỳ kinh nguyệt ........................................ 17
1.4. Cơ sở lý luận về bài tập sức bền và huấn luyện sức bền cho vận động
viên nữ. ....................................................................................................... 21
1.4.1. Đặc điểm huấn luyện sức bền (VO2max) cho các cầu thủ nữ: .. 21
1.4.2. Bài tập sức bền và huấn luyện sức bền cho VĐV nữ ................ 23
1.5. Cơ sở lý luận huấn luyện sức bền cho VĐV bóng đá [93] ................ 36
1.5.1. Huấn luyện sức bền ưa khí cho VĐV bóng đá .......................... 36
1.5.2. Huấn luyện sức bền yếm khí cho VĐV bóng đá ....................... 39
1.5.3. Tập luyện sức bền yếm khí cho VĐV bóng đá .......................... 40
1.6. Các công trình nghiên cứu liên quan .................................................. 43
1.6.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................... 43
1.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................. 46
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 52
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 52
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 52
2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu. ............................. 52
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ............................................................ 53
2.2.3. Phương pháp kiểm tra y sinh ..................................................... 53
2.2.4. Phương pháp kiểm tra huyết học: .............................................. 58
2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm ................................................. 59
2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .......................................... 65
2.2.7. Phương pháp toán học thống kê................................................. 66
2.3.Tổ chức nghiên cứu .............................................................................. 67
2.3.1. Thời gian nghiên cứu ................................................................. 67
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................. 68
Chƣơng 3 .................................................................................................... 69
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................... 69
3.1. Đánh giá thực trạng sức bền vận động viên đội tuyển bóng đá nữ
Thành phố Hồ Chí Minh. ........................................................................... 69
3.1.1. Xác định những yếu tố cần thiết đánh giá sức bền cho nữ VĐV
đội tuyển bóng đá TP.HCM: ................................................................ 70
3.1.2. Hệ thống hoá các test đánh giá sức bền cho nữ VĐV bóng đá . 73
3.1.3. Phỏng vấn bằng phiếu các chuyên gia về lựa chọn chỉ số, test
đánh giá sức bền cho nữ VĐV bóng đá: .............................................. 78
3.1.4. Kiểm nghiệm độ tin cậy các test sư phạm đánh giá sức bền nữ
VĐV bóng đá TP.HCM. ...................................................................... 81
3.1.5. Thực trạng sức bền của nữ VĐV đội tuyển bóng đá thành phố
Hồ Chí Minh. ....................................................................................... 83
3.1.6. Thực trạng sử dụng phương pháp và phương tiện huấn luyện sức
bền cho Nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM. .................................. 88
3.1.7. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền của nữ VĐV đội tuyển
bóng đá TP.HCM ................................................................................. 90
3.1.8. Bàn luận thực trạng sức bền VĐV đội tuyển bóng đá nữ Thành
phố Hồ Chí Minh. ................................................................................ 93
3.2. Xây dựng và ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền cho Nữ VĐV
đội tuyển bóng đá TP.HCM. ...................................................................... 99
3.2.1. Quan điểm huấn luyện sức bền cho VĐV đội tuyển bóng đá nữ.
.............................................................................................................. 99
3.2.2. Lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức bền cho VĐV Đội bóng đá
nữ TP.HCM ........................................................................................ 106
3.2.3. Xây dựng chương trình nâng cao sức bền cho VĐV đội tuyển
bóng đá nữ TP.HCM .......................................................................... 119
3.2.4. Ứng dụng thực nghiệm hệ thống bài tập huấn luyện sức bền cho
nữ VĐV bóng đá sau một năm tập luyện .......................................... 129
3.2.5. Kiểm nghiệm hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập huấn luyện
sức bền cho nữ VĐV bóng đá sau một năm tập luyện. ..................... 130
3.2.6. Kiểm nghiệm đánh giá phân loại sức bền của nữ VĐV đội tuyển
bóng đá TP.HCM sau một năm tập luyện.......................................... 135
3.2.7. Bàn luận ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức bền cho nữ
VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện. ................... 137
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 145
Kết luận: ................................................................................................... 145
Kiến nghị: ................................................................................................. 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
CĐT Cường độ thấp
HCB Huy chương bạc
HCV Huy chương vàng
HL Huấn luyện
HLTT Huấn luyện thể thao
HLV Huấn luyện viên
LVĐ Lượng vận động
PPHL Phương pháp huấn luyện
SBCM Sức bền chuyên môn
TĐTL Trình độ tập luyện
TL Tập luyện
TDTT Thể dục thể thao
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TTHLTT Trung tâm huấn luyện thể thao
VĐV Vận động viên
XPC Xuất phát cao
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT Nội dung tên bảng Trang
Bảng 1.1
Sự biểu hiện khả năng vận động và sức mạnh tuyệt đối
của cơ bắp VĐV nam-nữ
10
Bảng 1.2 Sự biểu hiện chức năng của máu-tim-phổi 12
Bảng 1.3
Năng lực vận động của nữ vận động viên trong thời kỳ
kinh nguyệt
17
Bảng 1.4 Phân loại sức bền 32
Bảng 1.5
Các nguyên tắc tập luyện ưa khí cường độ trung bình
cho VĐV bóng đá
38
Bảng 1.6
Các nguyên tắc tập luyện sức bền tốc độ cho VĐV bóng
đá.
41
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn đánh giá test Cooper 61
Bảng 3.1
Kết quả khảo sát về yếu tố cần thiết đánh giá sức bền
nữ vận động viên Đội tuyển bóng đá TP.HCM (n = 25)
73
Bảng 3.2
Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số vàtest đánh giá
sức bềnnữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM (n=23)
79
Bảng 3.3 Hệ số tương quan cặp (r) các test qua 2 lần kiểm tra 82
Bảng 3.4
Kết quả kiểm tra thực trạng sức bền của nữ VĐV đội
tuyển bóng đá thành phố Hồ Chí Minh.
83
Bảng 3.5
Bảng thang điểm 10 các test thể lực của nữ VĐVđội
tuyển bóng đá TP.HCM
Sau
91
Bảng 3.6
Bảng phân loại tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá sức bền
nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM
92
Bảng 3.7
Kết quả vào điểm đánh giá sức bền nữ VĐV đội tuyển
bóng đá TP.HCM.
Sau
92
Bảng 3.8
Kết quả tổng hợp tỷ lệ % phân loại thực trạng sức bền
nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM
93
Bảng 3.9
Kết quả phóng vấn về vai trò và thời điểm huấn luyện
sức bền cho nữ VĐV bóng đá (n=30)
105
Bảng 3.10
Hệ thống hoá bài tập phát triển sức bền nữ VĐV đội
tuyển bóng đá TP.HCM
Sau
116
Bảng 3.11
Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền
cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM (n=30)
117
Bảng 3.12
Kết quả phỏng vấn lựa chọn phương pháp huấn luyện
sức bền bóng đá nữ ở các giai đoạn trong chu kỳ huấn
luyện năm (n=30)
Sau
122
Bảng 3.13
Kết quả phỏng vấn lựa chọn tỷ lệ tổ hợp sử dụng
phương pháp huấn luyện sức bền ở các giai đoạn trong
chu kỳ huấn luyện năm (n=30)
123
Bảng 3.14
Kết quả xác định số buổi tập/tuần trong huấn luyện sức
bền theo các giai đoạn huấn luyện (n = 30)
126
Bảng 3.15
Kết quả xác định thời gian huấn luyện sức bền trong
một buổi tập qua phỏng vấn (n = 30)
127
Bảng 3.16
Phân bổ bài tập phát triển sức bền trong chu kỳ huấn
luyện năm của đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM (2016)
Sau
128
Bảng 3.17
Hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập huấn luyện sức bền
cho VĐV bóng đá nữ sau một năm tập luyện
Sau
130
Bảng 3.18
Kết quả vào điểm sức bền nữ VĐV đội tuyển bóng đá
TP.HCM sau 1 năm tập luyện.
Sau
135
Bảng 3.19
Kết quả tổng hợp tỷ lệ % phân loại sức bền nữ VĐV
đội tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện
136
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT Nội dung tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 3.1 Thông tin về trình độ chuyên gia được khảo sát 71
Biểu đồ 3.2 Thông tin về thâm niên công tác 71
Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ % về trình độ chuyên môn đối tượng phỏng vấn. 104
Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ % về trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn. 104
Biểu đồ 3.5
Phân bổ tỷ lệ nội dung phát triển sức bền trong chương
trình huấn luyện của chu kỳ I và II năm 2016 của đội
tuyển bóng đá nữ TP.HCM
Sau
128
Biểu đồ 3.6
Nhịp tăng trưởng W% về chức năng sinh lý của nữ
VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện
131
Biểu đồ 3.7
Nhịp tăng trưởng W% về chức năng sinh hóa của nữ
VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện
132
Biểu đồ 3.8
Nhịp tăng trưởng W% về sức bền của nữ VĐV đội
tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện
134
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ Nội dung tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 3.1 Mô hình tổ hợp PPHL 125
DANH MỤC HÌNH VẼ
TT Nội dung tên hình vẽ Trang
Hình 1.1
Khả năng hấp thụ oxy tối đa (theo giá trị ml/ph/kg)
của các cầu thủ nam đỉnh cao của Đan Mạch
22
Hình 1.2
Khả năng hấp thụ oxy tối đa (theo giá trị ml/ph/kg)
của các cầu thủ nữ đỉnh cao của Đan Mạch
22
Hình 1.3 Tập luyện ưa khí cường độ cao 39
Hình 1.4 Các thành phần huấn luyện yếm khí trong bóng đá 40
Hình 1.5
Nhịp tim và nồng độ lactat trong máu của cầu thủ
trong và sau thờ gian tập trong buổi tập luyện sức
bền tốc độ duy trì
43
Hình 2.1 Minh họa hệ thống MetaMax 3B 57
Hình 2.2 Hình minh họa Yo-Yo IR1 test 60
Hình 2.3 Hình minh họa test chạy gập khúc 7 x 30m (s) 64
Hình 2.4 Hình minh họa Dẫn bóng luồn cọc 64
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bóng đá nữ bắt đầu phát triển ở Pháp từ thế kỷ XIX, nhưng mãi tới giữa
thế kỷ XX mới được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Những năm gần đây, bóng
đá nữ đã phát triển mạnh ở Châu Á, với 19 câu lạc bộ bóng đá nữ trong đó có,
400 – 460 cầu thủ bóng đá nữ tham gia các giải vô địch bóng đá nữ thế giới và
Châu Á. Bóng đá nữ được tổ chức thi đấu và giành cúp vô địch thế giới vào năm
1991, được đưa vào chương trình thi đấu Đại hội thể thao Olympic từ năm 1996.
[1]
Bóng đá là một trong những môn thể thao sớm được du nhập vào Việt
Nam. Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, bóng đá đã trở thành môn thể
thao phổ cập và đón nhận sự quan tâm rộng rãi của toàn xã hội. Người dân Việt
Nam rất yêu thích bóng đá, luôn nhiệt thành cổ vũ và giành sự quan tâm đặc biệt
đối với bóng đá. Thành tích bóng đá ở cấp độ đội tuyển có ý nghĩa quan trọng
trong việc phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần nâng cao
vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Vượt ra ngoài vai trò của
một môn thể thao thuần túy, bóng đá đã hội tụ những yếu tố chính trị, xã hội và
trở thành môn thể thao có ảnh hưởng sâu, rộng nhất. Nhằm thực hiện mục tiêu
trên, đồng thời góp phần thực hiện “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, ban hành kèm theo Quyết định số 419/QĐ-
TTg, ngày 8/3/3013 của Thủ tướng Chính phủ. Chính vì thế, việc xây dựng một
nền bóng đá phát triển, có thứ hạng ở châu lục không chỉ là mục tiêu của ngành
Thể dục thể thao mà còn là kỳ vọng chung của toàn xã hội, trong đó có bóng đá
nữ. [63]
Riêng ở nước ta, bóng đá nữ phát triển mạnh trong những năm gần đây,
hàng năm có giải vô địch bóng đá nữ quốc gia, tham gia thi đấu giải vô địch
bóng đá nữ Đông Nam Á, Châu Á. Bóng đá nữ nước ta xếp loại đứng đầu Đông
Nam Á và loại khá của Châu Á. Theo “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam
2
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” bóng đá nữ đặt chỉ tiêu đứng thứ 6
Châu Á vào năm 2020. [63]
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những địa phương góp
phần quan trọng phát triển bóng đá nữ nước nhà; Luôn đóng góp tích cực và cũng
là “cái nôi” của bóng đá nữ nước nhà. Đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM nhiều lần
nằm trong top 3 và đoạt vô địch vào các năm 2002 và 2010. Tuy nhiên, trong vài
năm gần đây, đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM không giữ được vị trí nhất, nhì toàn
quốc mà rớt xuống hạng ba. Hiện nay điểm yếu nhất của đội bóng đá nữ TP.HCM
về thể lực đặc biệt là về sức bền.
Theo thống kê của các nhà chuyên môn, Đội tuyển bóng đá nữ của Thành
phố thường thua đối thủ trong thời gian nửa cuối hiệp 2. Điều đó chứng tỏ sức
bền của đội tuyển kém, không đảm bảo duy trì suốt trận đấu. Đây cũng là một
điểm yếu cần khắc phục trong thời gian tới.
Huấn luyện nâng cao thành tích thi đấu bóng đá nữ so với Đông Nam Á,
Châu Á, thế giới là nhiệm vụ tất yếu của thể thao thành tích cao Việt Nam. Huấn
luyện nâng cao thành tích thi đấu của bóng đá nữ không thể không chú trọng
phát triển tố chất thể lực, đặc biệt là phát triển sức bền chuyên môn, nếu sức bền
yếu sẽ không thể thực hiện kỹ- chiến thuật trong suốt 90 phút thi đấu chính, hiệu
quả thi đấu đương nhiên bị giảm sút nghiêm trọng.
Chính vì vậy, phát triển sức bền đối với nữ vận động viên (VĐV) đội
tuyển bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề mang tính cấp thiết cần được
nghiên cứu. Như vậy, nghiên cứu nâng cao thành tích thi đấu bóng đá nữ
TP.HCM là một hướng nghiên cứu mới và cần thiết triển khai đề tài: “Nghiên
cứu và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển
bóng đá nữ thành phố Hồ Chí Minh”.
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng trình độ phát triển sức bền của vận động
viên đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM, xây dựng và ứng dụng các bài tập sức bền
3
cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc điểm thể chất, nhằm nâng thành tích thi
đấu cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sức bền TP.HCM VĐV đội tuyển bóng
đá nữ TP.HCM.
Lựa chọn hệ thống test đánh giá sức bền của VĐV bóng đá nữ;
Ứng dụng các test đánh giá thực trạng sức bền của nữ VĐV đội tuyển
bóng đá TP.HCM năm 2016.
Thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện sức bền cho nữ VĐV đội tuyển
bóng đá TP.HCM;
Mục tiêu 2: Xây dựng và ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền cho
nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM.
Cơ sở ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức bền cho vận động viên Đội
tuyển bóng đá nữ TP.HCM;
Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển
bóng đá nữ TP.HCM;
Xây dựng chương trình huấn luyện sức bền theo chu kỳ giai đoạn huấn
luyện;
Ứng dụng thực nghiệm hệ thống bài tập huấn luyện sức bền cho VĐV
bóng đá nữ sau một năm tập luyện;
Kiểm nghiệm hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập huấn luyện sức bền cho
VĐV bóng đá nữ sau một năm tập luyện.
Giả thuyết khoa học của đề tài:
Sức bền là tố chất vận động cơ sở, là nền tảng của mọi hoạt động sống và
hoạt động thể lực, vì vậy trong quá trình huấn luyện nếu chú trọng phát triển sức
bền, sẽ góp phần nâng cao trình độ tập luyện và kết quả thi đấu cho nữ VĐV đội
tuyển bóng đá TP.HCM.
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở pháp lý, thể chế, chính sách về phát triển thể thao thành tích cao
và chuyên nghiệp hoá thể thao
Thực hiện đường lối của Đảng ta về phát triển công tác thể dục thể thao
trong thời kỳ đổi mới, Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm
2020 đề ra những nhiệm vụ, bước đi cụ thể nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ
trương của Đảng ta đối với sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao Việt Nam thời
kỳ hội nhập quốc tế trong 10 năm tới là cần thiết, góp phần tạo dựng đội ngũ
nhân lực có đủ trí tuệ và sức lực đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Nhiệm vụ phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp:
Đổi mới cơ chế tổ chức và nội dung tuyển chọn và đào tạo tài năng thể thao
thành tích cao theo định hướng chuyên nghiệp. Tăng cường nguồn nhân lực có
trình độ chuyên môn cao cho công tác đào tạo tài năng thể thao thành tích cao;
Đào tạo khoảng 2000 – 2500 huấn luyện viên (giai đoạn 2011 - 2015) và 2500 –
3000 huấn luyện viên (giai đoạn 2016 - 2020); kết hợp sử dụng số lượng hợp lý
huấn luyện viên nước ngoài đối với các môn thể thao trọng điểm loại 1 và 2.
Đào tạo, bồi dưỡng khoảng 200 – 250 trọng tài quốc tế và 2500 – 3000 trọng tài
quốc gia. Tuyển chọn và đào tạo khoảng 30.000 vận động viên; Đẩy mạnh công
tác đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao thành tích cao tham dự các kỳ
Đại hội thể thao Olympic (2012, 2016, 2020), ASIAD (2011, 2015, 2019), Đại
hội thể thao Olympic trẻ (2010, 2014, 2018), Đại hội thể thao Đông Nam Á
(2011, 2013, 2015, 2017, 2019) [62].
Quy hoạch vùng, ngành trọng điểm tuyển chọn, đào tạo tài năng cho các
môn thể thao trọng điểm (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Trường Đại học Thể
5
dục thể thao Bắc Ninh, Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí
Minh, Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng).
Các môn thể thao trọng điểm bao gồm: 10 môn thể thao trọng điểm loại I
(điền kinh, bơi, cử tạ, Taekwondo, vật (hạng cân nhẹ), bắn súng, Karatedo,
boxing (nữ), cầu lông, bóng bàn; 22 môn thể thao trọng điểm loại 2 (bóng đá,
bóng chuyền, Judo, Wushu, cầu mây, đấu kiếm, thể dục dụng cụ, Pencak Silat,
bắn cung,