Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong
lịch sử bang giao, Việt Nam và Trung Hoa đã xây dựng một mối quan hệ lâu
dài. Tùy từng giai đoạn mà vị thế bang giao có những thay đổi nhất định, song một
điều có thể khẳng định rằng quan hệ bang giao với các triều đại Trung Quốc ở thời
nào cũng nắm giữ vị trí quan trọng trong kế sách của các vị vua Việt Nam. Nghiên
cứu các tư liệu Hán Nôm để hiểu thêm các vấn đề như triều cống, sách phong, sự
nhu cương khôn khéo trong mối quan hệ ngoại giao, sự giao lưu văn hóa, kinh tế
với Trung Hoa là việc làm cần thiết.
1.2. Lý Văn Phức 李文馥 (1785-1849) là một vị quan ngoại giao xuất sắc
của triều Nguyễn. Bên cạnh đó, ông cũng là một tác gia văn học nổi tiếng của nhà
Nguyễn với một di sản thơ văn đồ sộ cả chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó, nổi bật là
các tác phẩm liên quan đến các chuyến đi nước ngoài, được sáng tác trong mười năm
hải ngoại từ tây sang đông (1831-1841). Các tác phẩm của Lý Văn Phức được nhiều
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Các nghiên cứu đã đề cập đến cuộc
đời, hành trạng làm quan, đi sứ, hệ thống các tác phẩm gắn với những chuyến đi
trong nghiên cứu mối quan hệ bang giao Việt Nam và Trung Hoa thế kỉ XIX; và hình
ảnh đất nước, con người Trung Hoa qua góc nhìn của Lý Văn Phức. Tuy nhiên đóng
góp này so với số lượng thơ văn sứ trình của ông để lại hiện quả là chưa tương xứng.
275 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu văn bản tác phẩm chu nguyên tạp Vịnh thảo của Lý Văn Phức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THỊ MAI HƢƠNG
NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÁC PHẨM
CHU NGUYÊN TẠP VỊNH THẢO CỦA LÝ VĂN PHỨC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM
Hà Nội, 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ THỊ MAI HƢƠNG
NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TÁC PHẨM
CHU NGUYÊN TẠP VỊNH THẢO CỦA LÝ VĂN PHỨC
Chuyên ngành: Hán Nôm
Mã số: 9.22.01.04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh
2. TS. Vƣơng Thị Hƣờng
Hà Nội, 2018
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án Tiến sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám
đốc, Khoa Hán Nôm, Học viện Khoa học Xã hội và các thầy, cô giáo đã trực tiếp
giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Trân trọng cám ơn Ban Lãnh đạo Trường Đại học Hải Phòng, Khoa Ngữ
văn - Địa lý cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình học tập NCS và viết luận án.
Đặc biệt, NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn PGS.TS. Trịnh Khắc Mạnh và TS. Vương Thị Hường, đã luôn tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên NCS.
Tác giả
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi. Các tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu
của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác.
Nghiên cứu sinh
Đỗ Thị Mai Hƣơng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................. 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI ......................................................................................................................................................... 5
1.1.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................................. 5
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. .......................................... 30
1.3. Định hƣớng nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 31
1.4. Các thuật ngữ sử dụng trong luận án ........................................................................ 32
Chƣơng 2 LÝ VĂN PHỨC VÀ CHUYẾN ĐI SỨ YÊN KINH (TRUNG QUỐC)
NĂM 1841 ......................................................................................................................................... 37
2.1. Tình hình xã hội, quan hệ bang giao Việt Nam – Trung Quốc nửa đầu thế
kỉ XIX ................................................................................................................................................. 37
2.2. Giới thiệu chung về cuộc đời và tác phẩm của Lý Văn Phức ........................ 41
2.3. Chuyến đi sứ Yên Kinh năm 1841 ............................................................................... 50
Chƣơng 3 KHẢO SÁT VĂN BẢN CHU NGUYÊN TẠP VỊNH THẢO CỦA LÝ
VĂN PHỨC ..................................................................................................................................... 60
3.1. Tình hình văn bản Chu Nguyên tạp vịnh thảo 周原襍咏草 ............................. 60
3.2. Khảo sát dị văn trong 14 bản Chu Nguyên tạp vịnh thảo ................................. 75
3.3. Tổng hợp tình hình văn bản và sơ đồ biểu thị mối liên hệ giữa các bản sao
của văn bản CNTVT .......................................................................................... 95
Chƣơng 4 GIÁ TRỊ CỦA CHU NGUYÊN TẠP VỊNH THẢO ................................. 103
4.1. Giá trị nội dung ................................................................................................................... 103
4.2. Giá trị nghệ thuật .............................................................................................................. 128
KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT
A Bản A.1188 (hoặc A.1188)
B Bản VHv.111 (hoặc VHv.111)
C Bản VHv.1146 (hoặc VHv.1146)
D Bản A.304 (hoặc A.304)
E Bản A.2992 (hoặc A.2992)
F Bản A.2805 (hoặc A.2805)
G Bản A.2497 (hoặc A.2497)
H Bản VHv.110 (hoặc VHv.110)
I Bản R.240 (hoặc R.240)
K Bản HN.660 (hoặc HN.660)
L Bản A.1250 (hoặc A.1250)
M Bản A.2636 (hoặc A.2636)
N Bản A.1308 (hoặc A.1308)
O Bản A.1757 (hoặc A.1757)
CNTVT Chu Nguyên tạp vịnh thảo
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 3.1: Tổng hợp các văn bản hiện tồn có sao chép CNTVT được khảo sát trong
luận án. ...................................................................................................................... 60
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả khảo sát và mô tả 14 bản CNTVT. ......................... 74
Bảng 3.3 : Số lượng, tình hình xuất nhập và trật tự sao chép các bài thơ, văn trong
14 dị bản CNTVT. .................................................................................................. 80
Bảng 3.4: Danh mục 17 bài thơ xuất hiện trong cả 14 bản CNTVT ............................. 82
Bảng 3.5: Khảo sát từ ngữ sai khác trong nhan đề các bài thơ, văn .............................. 86
Bảng 3.6 : Tổng hợp số lượng sai khác ở nhan đề các bài thơ, văn .............................. 89
Bảng 3.7: Bảng số lượng và tỉ lệ các loại sai khác trong nội dung 17 bài thơ được
khảo sát ..................................................................................................................... 91
Bảng 3.8: Tình hình phân bố các loại sai khác trong 17 bài thơ được khảo sát......... 92
Bàng 3.9: Số lượng sai khác ở thi tự của 17 bài thơ được khảo sát .............................. 93
Bảng 3.10: Tổng hợp kết quả khảo dị trong 14 bản CNTVT ......................................... 94
Bảng 3.11: Tình hình viết húy trong 14 bản CNTVT ....................................................... 95
Bảng 4.1: Bảng thống kê thể loại ......................................................................................... 128
Biểu đồ 3.1: Tình hình phân bố, số lượng sai khác ở 13 bản CNTVT ..................... 94
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ biểu thị mối liên hệ giữa các dị bản của văn bản CNTVT ............ 99
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong
lịch sử bang giao, Việt Nam và Trung Hoa đã xây dựng một mối quan hệ lâu
dài. Tùy từng giai đoạn mà vị thế bang giao có những thay đổi nhất định, song một
điều có thể khẳng định rằng quan hệ bang giao với các triều đại Trung Quốc ở thời
nào cũng nắm giữ vị trí quan trọng trong kế sách của các vị vua Việt Nam. Nghiên
cứu các tư liệu Hán Nôm để hiểu thêm các vấn đề như triều cống, sách phong, sự
nhu cương khôn khéo trong mối quan hệ ngoại giao, sự giao lưu văn hóa, kinh tế
với Trung Hoa là việc làm cần thiết.
1.2. Lý Văn Phức 李文馥 (1785-1849) là một vị quan ngoại giao xuất sắc
của triều Nguyễn. Bên cạnh đó, ông cũng là một tác gia văn học nổi tiếng của nhà
Nguyễn với một di sản thơ văn đồ sộ cả chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó, nổi bật là
các tác phẩm liên quan đến các chuyến đi nước ngoài, được sáng tác trong mười năm
hải ngoại từ tây sang đông (1831-1841). Các tác phẩm của Lý Văn Phức được nhiều
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Các nghiên cứu đã đề cập đến cuộc
đời, hành trạng làm quan, đi sứ, hệ thống các tác phẩm gắn với những chuyến đi
trong nghiên cứu mối quan hệ bang giao Việt Nam và Trung Hoa thế kỉ XIX; và hình
ảnh đất nước, con người Trung Hoa qua góc nhìn của Lý Văn Phức. Tuy nhiên đóng
góp này so với số lượng thơ văn sứ trình của ông để lại hiện quả là chưa tương xứng.
1.3. Chu Nguyên tạp vịnh thảo (CNTVT) 周原雜詠 tuy không đề là “Hoa
trình” hay “Sứ trình” nhưng là tập thơ được sáng tác trong chuyến đi sứ tới Yên
Kinh, cũng là chuyến đi ngoại giao cuối cùng trong cuộc đời Lý Văn Phức. Tác
phẩm vừa là sự nối tiếp mạch thơ con đường đi sứ đến Yên Kinh (Bắc Kinh) của
các sứ thần ta từ buổi đầu dựng nước, vừa có tính chất kết thúc sự nghiệp thơ ca sứ
trình của Lý Văn Phức. Thông qua nghiên cứu văn bản tác phẩm này, các nhà
nghiên cứu có thể định hình được diện mạo và tài năng thơ văn của tác giả một cách
đầy đủ hơn. Nhưng đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ
2
thống về tình hình văn bản, cũng như về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Luận án sẽ tiến hành nghiên cứu để khỏa lấp phần nào mảng còn thiếu đó.
1.4. Trong thời đại hội nhập, đối thoại và giao lưu quốc tế rộng mở như hiện
nay, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy di sản Hán Nôm càng trở nên cấp thiết. Thời cuộc
mới yêu cầu những người nghiên cứu và giảng dạy Hán Nôm tiếp tục nghiên cứu văn
bản, dịch thuật và công bố những phần còn lại của di sản này. Trong quá trình nghiên
cứu về văn bản tác phẩm CNTVT, luận án cố gắng góp phần thực hiện nhiệm vụ của
ngành Hán Nôm.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Luận án hướng đến cái nhìn toàn diện về chuyến đi sứ Yên Kinh năm 1841
của Lý Văn Phức và nghiên cứu văn bản học văn bản tác phẩm CNTVT. Trên cơ sở
đó, tiến hành xác lập thế hệ bản sao, xác định bản đáng tin cậy (thiện bản) và nghiên
cứu giá trị tác phẩm CNTVT trên các phương diện nội dung và nghệ thuật.
2.2. Nhiệm vụ
Luận án xác định những nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp trước tác của Lý Văn
Phức; đặc biệt là những nghiên cứu về tác phẩm CNTVT của các nhà nghiên cứu đi trước.
- Sưu tầm tư liệu liên quan đến chuyến đi sứ năm 1841 của Lý Văn Phức làm
sáng rõ hơn về chuyến đi ngoại giao cuối cùng của ông. Đây cũng là lần duy nhất ông
xuất ngoại trên cương vị Chánh sứ triều Nguyễn sang triều Thanh (Trung Quốc).
- Sưu tầm, khảo sát, hệ thống hóa các văn bản tác phẩm CNTVT hiện còn. Từ
đó tiến hành đối chiếu so sánh và xác lập thế hệ bản sao, xác định bản tin cậy (thiện
bản) của tác phẩm.
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá giá trị thơ văn của Lý Văn Phức qua tác
phẩm CNTVT trên hai phương diện: nội dung và nghệ thuật.
- Phiên dịch thơ, văn tác phẩm CNTVT.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3
- Các văn bản của tác phẩm CNTVT hiện còn lưu giữ được gồm 14 văn bản;
trong đó ở kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm có 12 bản, Thư viện Viện Văn học
có 1 bản và Thư viện Quốc gia Việt Nam có 1 bản.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Bao quát tình hình bang giao triều Nguyễn và triều Thanh, trong đó có những
chuyến đi sứ, đi công cán của Lý Văn Phức, đặc biệt là chuyến đi sứ năm 1841 của
ông. Tập trung khảo sát những vấn đề văn bản học của 14 văn bản tác phẩm CNTVT
hiện lưu giữ tại Hà Nội và xác định bản tin cậy để phiên dịch và công bố. Từ đó,
nghiên cứu, phân tích, đánh giá và nêu lên những giá trị tác phẩm CNTVT trong
dòng thơ đi sứ thế kỷ XIX và thơ đi sứ trung đại Việt Nam.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu:
- Phương pháp văn bản học Hán Nôm là phương pháp chủ đạo được vận
dụng nhằm xác lập hệ văn bản CNTVT, giám định niên đại, tác giả, quá trình truyền
bản, từ đó xác định văn bản tốt nhất để giới thiệu và công bố.
- Phương pháp định lượng thống kê số lượng bài, số lượng các dị văn trong
các bài thơ; từ đó đưa ra những phân tích biện luận về các dị văn và đưa ra những
nhận định tin cậy cho các dị văn.
- Phương pháp thông diễn học (thuyên thích học), được sử dụng để giải mã,
biên dịch ... làm nổi bật các thông tin từ tác phẩm một cách tối đa và có chiều sâu. Theo
phương pháp này, vấn đề minh giải văn bản được xem xét trong các mối quan hệ của
văn bản và liên văn bản, giúp người đọc hiểu được tác phẩm.
- Phương pháp nghiên cứu văn học sử với định hướng khai thác giá trị thi ca,
giá trị sử liệu của tác phẩm CNTVT.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành nhằm nêu ra những giá trị lịch sử, văn
hóa, văn học, phong tục tập quán, v.v được thể hiện trong tác phẩm CNTVT.
Luận án có sử dụng các thao tác phân tích tổng hợp, với mục tiêu tổng thuật
tình hình nghiên cứu về tác giả Lý Văn Phức và nhóm văn bản CNTVT, đưa ra
4
những nhận xét của người đi trước đã nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài,
từ đó định hướng nghiên cứu của đề tài.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Lần đầu tiên chuyến đi sứ năm 1841 của Lý Văn Phức được nghiên cứu
trong mối quan hệ bang giao triều Nguyễn và triều Thanh. Đây cũng là cơ sở cho
việc tìm hiểu bối cảnh ra đời tác phẩm CNTVT.
- Lần đầu tiên các dị bản CNTVT ở kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm,
Thư viện Quốc gia và Thư viện Viện Văn học được mô tả, khảo sát và đánh giá kĩ
lưỡng về văn bản học.
- Từ những kết quả khảo sát văn bản, luận án nêu lên vấn đề thế hệ cho 14
văn bản CNTVT hiện tồn. Tiến hành biện ngụy cho từng trường hợp dị văn đối với
các dị bản tác phẩm CNTVT. Từ đó xác định bản tin cậy cho tác phẩm CNTVT.
- Nghiên cứu đánh giá, nêu lên những giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật
của tác phẩm CNTVT.
- Biên dịch 1 bài tựa và 62 bài thơ trong tác phẩm CNTVT.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Tìm hiểu tác phẩm đi sứ của một sứ thần nổi tiếng triều Nguyễn có ý nghĩa
thực tiễn đối với công tác ngoại giao ngày nay, việc làm này đưa ra những bài học
bổ ích như sự kết hợp nhu cương, ý thức tinh thần dân tộc... được thể hiện trong
chính sách ngoại giao từng thời kỳ .
- Nghiên cứu văn bản và tác phẩm một tập thơ văn đi sứ viết bằng chữ Hán,
có ý nghĩa xã hội hóa tư liệu Hán Nôm trong đời sống văn hóa hiện nay. Hơn nữa
trong việc cung cấp tư liệu và giảng dạy thơ văn đi sứ thời trung đại ở trường phổ
thông hay bậc đại học hiện nay.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Luận án có
cơ cấu như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Lý Văn Phức và chuyến đi sứ Yên Kinh (Trung Quốc) năm 1841
Chương 3: Khảo sát văn bản Chu Nguyên tạp vịnh thảo
Chương 4: Giá trị của tác phẩm Chu Nguyên tạp vịnh thảo
5
NỘI DUNG
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong chương tổng quan, luận án tổng kết lại những nghiên cứu có liên quan
đến đề tài, cụ thể là: nghiên cứu về tác giả Lý Văn Phức trên các phương diện thân
thế, sự nghiệp của ông; các nghiên cứu về văn bản và tác phẩm CNTVT cả trong
nước và nước ngoài. Trên cơ sở đánh giá những nghiên cứu đi trước, luận án nêu ra
những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiến hành nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của
đề tài. Trong chương này, luận án tiến hành giới thuyết một số khái niệm được sử
dụng trong quá trình nghiên cứu.
1.1.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp và trước tác của Lý Văn Phức
Lý Văn Phức là một nhân vật tương đối đặc biệt của triều Nguyễn ở giai
đoạn đầu thế kỉ XIX. Ông vừa một vị quan ngoại giao, vừa là một tác gia văn học
và con đường hoạn lộ có nhiều thăng giáng. Vậy nên các nhà nghiên cứu rất quan
tâm đến nhiều vấn đề liên quan đến ông như: thân thế, sự nghiệp và trước tác. Trong
phần tư liệu mà chúng tôi khảo sát, các công trình nghiên cứu đã tập trung vào
những vấn đề như sau:
1.1.1.1. Các công trình biên mục, thư mục
Các bộ sử triều Nguyễn đều ghi chép những sự kiện trong cuộc đời làm quan
ngoại giao của Lý Văn Phức. Chi tiết, đầy đủ nhất phải kể đến Đại Nam thực lục
chính biên do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Bộ sách ghi chép theo lối biên
niên những thông tin liên quan đến Lý Văn Phức từ khi thi đỗ, làm quan đến khi
mất (từ năm 1819 đến 1849) [111] [112]. Trong bộ sử Đại Nam chính biên liệt
truyện, phần Truyện các quan, ở mục XV do Viện Sử học phiên dịch, có chép về Lý
Văn Phức [113]. Phần này, tóm tắt những thông tin về cuộc đời, quê quán, và sự
nghiệp làm quan. Những thông tin này đều thống nhất với Đại Nam thực lục. Ở đây,
có nhận xét Lý Văn Phức là người nổi tiếng văn học, với những trước tác: Tây hành
6
kiến văn lục, Mân hành thi thảo, Việt hành thi thảo, Việt hành tục ngâm, Kính hải
tục ngâm, Chu nguyên tập vịnh. Nói về cuộc đời và sự nghiệp của Lý Văn Phức,
Đại Nam liệt truyện có bình luận rằng: “Văn Phức có tiếng là văn học, làm quan
thường bị vấp, rồi lại được khôi phục. Trước sau hơn 30 năm. Phần nhiều phải làm
việc khó nhọc ở đường biển, sóng gió kinh khủng, mây khói mịt mờ, kinh lịch
không chỉ một chỗ nào, thường thấy biểu hiện ở thơ vậy” [113, tr. 501]. Cao Xuân
Dục trong Quốc triều Hương khoa lục chép rằng Lý Văn Phức và hai em trai ông là
Lý Văn Loát và Lý Văn Hảo đỗ Hương cống các khoa Kỷ Mão năm 1819 và Tân
Tỵ năm 1821 [22]. Sách sử Quốc sử di biên do Phan Thúc Trực biên soạn cũng ghi
chép theo lối biên niên, có nội dung về Lý Văn Phức. Sách này không ghi chép
thông tin về quê quán, cuộc đời, sự nghiệp. Nội dung này do những người biên dịch
chú bổ sung, và không có gì khác so với hai bộ sử của Quốc sử quán triều Nguyễn.
Tuy nhiên, sách có bổ sung thêm một số chi tiết mà chính sử không nhắc đến. Năm
1827, khi Lý Văn Phức đang làm Hộ bộ Thị lang bị cách chức, sách có nói đến
nguyên nhân là do “do tiết lộ chiếu chỉ, cho nên mắc tội”, sách còn chép thêm
“Phức đỗ Hương cống trong Ân khoa, cùng với Phạm Đình Trạc ở Liêu Trung làm
Hành tẩu. Phức được cất nhắc trước, Trạc nhiều năm vẫn chưa được điều động,
Phức khuyên Trạc hối lộ để được thăng tiến, Trạc không chịu. Người đời nhân đó
mà biết được ai là kẻ tốt, ai là kẻ xấu.” [110, tr. 322]. Đặc biệt, Quốc sử di biên
nhắc đến sự việc Lý Văn Phức đi sứ và làm bài Di biện luận. Tuy nhiên, sách chép
rằng sự việc này xảy ra vào năm 1841 khi Lý Văn Phức đi sứ Yên Kinh. Điều này
có lẽ do nhầm lẫn, vì thực tế sự kiện này xảy ra năm 1831 khi Lý Văn Phức đi công
cán đến Phúc Kiến. Sách chép năm 1841, trong chuyến đi sứ Yên Kinh, khi đến
công quán ở Trung Quốc, Lý Văn Phức thấy biển hiệu do quan địa phương ở đó đề
bốn chữ “Việt Di hội quán”. Ông đã giận dữ, “chê trách quan nước bạn, giọng nói
và sắc mặt đều rất nghiêm nghị, không chịu vào trong quán. Quan bạn sai người xóa
chữ Di đi mới chịu vào quán.” [110, tr. 506] Lý Văn Phức làm bài Di biện luận
(biện luận về Di) để tỏ rõ thái độ. Lời lẽ sắc sảo có đoạn viết “Việt Nam vốn dòng
Thánh đế họ Thần Nông, là tộc Hoa Hạ, không phải Di vậy. Đạo học theo thầy
7
Khổng, Mạnh, Trình, Chu. Pháp độ theo đời Chu, Hán, Đường, Tống. Chưa từng
kết tóc, khép vạt áo trái như phong tục của người Di Sao lại coi ta là Di được
đây”. Người Thanh “thẹn mà xin lỗi” [110, tr. 506]. Những bộ quốc sử đều là
những tài liệu đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp làm quan nhiều thăng giáng mà không
ít thành tựu của Lý Văn Phức.
Trong Lược truyện các tác gia Việt Nam tập 1 xuất bản năm 1971, ở mục Lý
Văn Phức, tác giả Trần Văn Giáp giới thiệu về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác. Cụ thể
Trần Văn Giáp đã đưa ra danh mục 12 trước tác của Lý Văn Phức và có chú thích
ngắn gọn về lĩnh vực nội dung (văn – sử - địa) hoặc văn tự (Hán - Nôm). 12 tác
phẩm đó là: Tây hành kiến văn kỉ lược (sử, văn, địa); Việt hành ngâm (văn); Kính
hải tục ngâm (văn); Chu Nguyên tạp vịnh thảo (văn); Sứ trình chí lược thảo (văn, sử);
Xuyết thập tạp ký (văn); Sứ trình tiện lãm khúc (Nôm); Nhị thập tứ hiếu diễn ca (Nôm);
Bản quốc ký sự lược biên (sử); Ngọc Kiều Lê tân truyện (văn, Nôm); Mân hành thi
thảo (văn). So với khối lượng trước tác của Lý Văn Phức thì danh mục 12 tác phẩm
này chưa thật đầy đủ, mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu ngắn gọn về Lý Văn Phức [21,
tr. 391]. Về mặt giá trị của các tác phẩm của Lý Văn Phức, Trần Văn Giáp đã chỉ ra giá
trị cốt lõi của hàng loạt các tác phẩm văn chương