Luận án Nghiên cứu văn bản và đặc điểm sử dụng chữ hán trong ngôn chí thi tập của phùng khắc khoan

Phùng Khắc Khoan là tác giả văn học lớn ở cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Giáo trình Văn học Việt Nam (Thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVIII) đánh giá: “thơ văn Phùng Khắc Khoan vừa có phần đối lập vừa có phần thống nhất với thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hai tác gia lớn này dƣờng nhƣ đã bổ sung cho nhau tạo nên diện mạo đa dạng và phong phú của việc phản ánh lịch sử xã hội Việt Nam thời bấy giờ” [39, 418]. Tuy nhiên, cho tới nay, mặc dù đƣợc nghiên cứu và đề cập nhiều, đã có hai hội thảo lớn đƣợc tổ chức, nhƣng những khảo cứu về Phùng Khắc Khoan lại chƣa thực sự đầy đủ. Thành công và có nhiều đóng góp nhất là mảng nghiên cứu về cuộc đời, hành trạng, nội dung sáng tác văn học của Phùng Khắc Khoan, còn mảng khuyết thiếu nhiều nhất là những nghiên cứu chuyên sâu về văn bản và đặc điểm ngôn ngữ văn tự trong sáng tác thơ chữ Hán Phùng Khắc Khoan. 1.2. Ngôn chí thi tập 言志詩集 (NCTT) đƣợc đánh giá là tập thơ thành công nhất của Phùng Khắc Khoan trong 4 tập thơ chữ Hán còn lại tới ngày nay. Các nhà nghiên cứu thuộc những lĩnh vực khác nhau (văn học, sử học, văn học sử, triết học,.) khi tìm hiểu về Phùng Khắc Khoan đều lấy tập thơ này làm dẫn chứng tiêu biểu trong phân tích, chứng minh. Tuy nhiên, chƣa có một chuyên luận nào khảo sát, nghiên cứu toàn diện về các vấn đề văn bản cũng nhƣ ngôn ngữ văn tự của tác phẩm. Chƣa có một sơ đồ truyền bản nào đƣợc thiết lập cũng chƣa có một thiện bản nào đƣợc đƣa ra trên cơ sở hiệu khám tỉ mỉ văn bản hiện tồn ngõ hầu có thể làm căn cứ cho những nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, đặc điểm sử dụng ngôn ngữ văn tự của tác giả trong tác phẩm vẫn gần nhƣ bị bỏ ngỏ. Luận án của chúng tôi cố gắng bổ sung phần nhỏ vào mảng khuyết thiếu đó

pdf448 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu văn bản và đặc điểm sử dụng chữ hán trong ngôn chí thi tập của phùng khắc khoan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI *************** PHÙNG DIỆU LINH NGHIÊN CỨU VĂN BẢN VÀ ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CHỮ HÁN TRONG NGÔN CHÍ THI TẬP CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI- 2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................... 3 5. Đóng góp mới của luận án .................................................................................................. 7 6. Cấu trúc của luận án ............................................................................................................ 8 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI.......... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu văn bản và đặc điểm sử dụng chữ Hán trong Ngôn chí thi tập .................................................................................................... 9 1.2. Giới thuyết một số khái niệm thuộc cơ sở lí luận của luận án .................... 20 1.3. Định hƣớng nghiên cứu của đề tài ............................................................... 26 Tiểu kết ............................................................................................................... 27 CHƢƠNG 2: XÁC ĐỊNH BẢN NỀN VĂN BẢN NGÔN CHÍ THI TẬP ................................ 28 2.1. Các bản Ngôn chí thi tập hiện tồn ............................................................... 28 2.2. Đánh giá chung về các văn bản hiện tồn ..................................................... 44 2.3. Phả hệ văn bản hiện tồn của Ngôn chí thi tập xây dựng bằng phần mềm PAUP V4 ....................................................................................................................... 50 2.4. Bản nền, bản đối hiệu, bản tham khảo văn bản Ngôn chí thi tập ................ 55 Tiểu kết ............................................................................................................... 57 CHƢƠNG 3: XÁC LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ THIỆN BẢN NGÔN CHÍ THI TẬP ...................... 59 3.1. Hiệu khám và biện ngụy quyển 1, 2 văn bản Ngôn chí thi tập .................................. 59 3.2. Hiệu khám và biện ngụy quyển 3, 4, 5 văn bản Ngôn chí thi tập .............................. 72 3.3. Đặc điểm thiện bản Ngôn chí thi tập ........................................................................... 92 Tiểu kết ............................................................................................................... 93 CHƢƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CHỮ HÁN CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN TRONG NGÔN CHÍ THI TẬP .......................................................................................................................... 95 4.1. Đặc điểm tần số xuất hiện trung bình của chữ Hán trong Ngôn chí thi tập ....... 95 4.2. Đặc điểm kết hợp và ý nghĩa của nhóm từ có số lần xuất hiện cao ............ 99 trong Ngôn chí thi tập ......................................................................................... 99 4.3. Giá trị biểu đạt của nhóm từ có số lần xuất hiện cao trong Ngôn chí thi tập ... 113 4.4. Đặc điểm phong cách sử dụng ngôn ngữ trong Ngôn chí thi tập .............. 133 Tiểu kết ............................................................................................................. 141 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng dữ liệu đối hiệu 80 bài đầu thuộc 8 bản Ngôn chí thi tập dùng trong xây dựng sơ đồ phả hệ văn bản. Phụ lục 2: Đơn vị tác phẩm thuộc thiện bản Ngôn chí thi tập. Phụ lục 3: Biện ngụy dị văn quyển 1, 2 văn bản Ngôn chí thi tập Phụ lục 4: Bảng văn tự Hán xuất hiện trong thơ Phùng Khắc Khoan thuộc Ngôn chí thi tập 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Phùng Khắc Khoan là tác giả văn học lớn ở cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Giáo trình Văn học Việt Nam (Thế kỷ X- nửa đầu thế kỷ XVIII) đánh giá: “thơ văn Phùng Khắc Khoan vừa có phần đối lập vừa có phần thống nhất với thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hai tác gia lớn này dƣờng nhƣ đã bổ sung cho nhau tạo nên diện mạo đa dạng và phong phú của việc phản ánh lịch sử xã hội Việt Nam thời bấy giờ” [39, 418]. Tuy nhiên, cho tới nay, mặc dù đƣợc nghiên cứu và đề cập nhiều, đã có hai hội thảo lớn đƣợc tổ chức, nhƣng những khảo cứu về Phùng Khắc Khoan lại chƣa thực sự đầy đủ. Thành công và có nhiều đóng góp nhất là mảng nghiên cứu về cuộc đời, hành trạng, nội dung sáng tác văn học của Phùng Khắc Khoan, còn mảng khuyết thiếu nhiều nhất là những nghiên cứu chuyên sâu về văn bản và đặc điểm ngôn ngữ văn tự trong sáng tác thơ chữ Hán Phùng Khắc Khoan. 1.2. Ngôn chí thi tập 言志詩集 (NCTT) đƣợc đánh giá là tập thơ thành công nhất của Phùng Khắc Khoan trong 4 tập thơ chữ Hán còn lại tới ngày nay. Các nhà nghiên cứu thuộc những lĩnh vực khác nhau (văn học, sử học, văn học sử, triết học,...) khi tìm hiểu về Phùng Khắc Khoan đều lấy tập thơ này làm dẫn chứng tiêu biểu trong phân tích, chứng minh. Tuy nhiên, chƣa có một chuyên luận nào khảo sát, nghiên cứu toàn diện về các vấn đề văn bản cũng nhƣ ngôn ngữ văn tự của tác phẩm. Chƣa có một sơ đồ truyền bản nào đƣợc thiết lập cũng chƣa có một thiện bản nào đƣợc đƣa ra trên cơ sở hiệu khám tỉ mỉ văn bản hiện tồn ngõ hầu có thể làm căn cứ cho những nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, đặc điểm sử dụng ngôn ngữ văn tự của tác giả trong tác phẩm vẫn gần nhƣ bị bỏ ngỏ. Luận án của chúng tôi cố gắng bổ sung phần nhỏ vào mảng khuyết thiếu đó. 1.3. Trong chƣơng trình Ngữ văn ở các cấp học phổ thông, tác phẩm Văn học trung đại chiếm số lƣợng không nhỏ, việc giảng dạy hay cảm thụ những tác phẩm này luôn là một thách thức bởi cách biệt về lịch sử, tƣ tƣởng, văn hóa, ý thức hệ. Những thứ trƣớc kia gần gũi đơn giản với ngƣời đọc thì nay phải thông qua công tác huấn hỗ, chú giải, dịch thuật,...mới khỏa lấp phần nào khoảng cách lịch sử này. Với mục tiêu xây dựng thiện bản văn bản đồng thời nghiên cứu về đặc điểm sử dụng chữ Hán trên cơ sở thiện bản đã đƣợc xác lập, luận án của chúng tôi cố gắng góp phần khắc phục sự đứt gãy thuộc về lịch sử nói trên. 2 1.4. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hƣớng hội nhập của đất nƣớc, nhiệm vụ bảo tồn và phát triển văn hóa ngày càng trở nên thiết yếu. Thƣ tịch cổ của cha ông để lại là một mảng quan trọng trong di sản văn hóa thành văn của dân tộc. Một trong những trách nhiệm của ngƣời làm công tác văn bản học Hán Nôm là tích cực hoàn thiện những công việc chuyên môn để công bố văn bản tới đại chúng, vừa để bảo tồn vừa để phổ biến văn hiến dân tộc. Luận án là một nỗ lực nhằm thực hiện nhiệm vụ này. 2. Mục đích nghiên cứu Luận án Nghiên cứu văn bản và đặc điểm sử dụng chữ Hán trong Ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan hƣớng tới hai mục đích chính: Thứ nhất: Luận án nghiên cứu các vấn đề văn bản học của văn bản Ngôn chí thi tập 言志詩集, đánh giá văn bản, xây dựng phả hệ, xác lập thiện bản từ đó công bố văn bản khả tín làm cơ sở cho các nghiên cứu về tác giả, tác phẩm Phùng Khắc Khoan. Thiết lập hồ sơ tác giả Phùng Khắc Khoan, góp phấn chuẩn hóa kho thƣ tịch Hán Nôm của dân tộc, hỗ trợ công tác giảng dạy, nghiên cứu là mục đích xa hơn mà luận án hƣớng tới. Thứ hai: Từ số liệu thống kê ngôn ngữ văn tự Hán (tần số sử dụng trung bình của văn tự, các nhóm văn tự có số lần xuất hiện cao) trong tác phẩm, thông qua phân tích đặc điểm kết hợp của một số từ có số lần xuất hiện cao đột biến, luận án nghiên cứu đặc điểm sử dụng ngôn ngữ văn tự trong thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan, trên cơ sở đó góp phần tìm hiểu phong cách ngôn ngữ tác giả Phùng Khắc Khoan. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng - Các vấn đề văn bản học của văn bản NCTT. - Đặc điểm sử dụng chữ Hán của Phùng Khắc Khoan trong NCTT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: ở phƣơng diện văn bản, luận án tập trung khảo sát, đánh giá văn bản hiện tồn, xây dựng phả hệ văn bản, hiệu khám, xác lập thiện bản NCTT. Ở phƣơng diện ngôn ngữ, luận án nghiên cứu đặc điểm cách sử dụng ngôn ngữ văn tự Hán (chủ yếu tập trung ở đặc điểm kết hợp, ý nghĩa và giá trị biểu đạt của từ đơn) qua 227 bài thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan trong NCTT. 3 - Về tƣ liệu: nghiên cứu của luận án tập trung ở 09 văn bản hiện tồn có sao chép NCTT hiện đang lƣu trữ tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam và kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu đặc thù của ngành Văn bản học 4.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản: Nghiên cứu văn bản ở đây đƣợc dùng với nghĩa hẹp, vốn chỉ Bản bản học (版本学), là phƣơng pháp “lấy hình thái vật chất của sách vở làm đối tƣợng, lấy giám định và khảo đính văn bản làm nội dung trung tâm, lấy công bố giá trị văn hiến của thƣ tịch làm mục tiêu khoa học cuối cùng” [225,49]. Luận án đã vận dụng các phƣơng pháp đặc thù của nghiên cứu văn bản học nhƣ giám định, khảo đính văn bản vào nghiên cứu văn bản NCTT của Phùng Khắc Khoan. 4.2. Phương pháp hiệu khám: Mục đích của hiệu khám (校勘) là cầu “chân”, tức là cố hết sức hoàn nguyên diện mạo cổ thƣ. “Bản chất của hiệu khám chính là lấy dị văn của cổ thƣ làm đối tƣợng khảo sát, đối với những thay đổi lịch đại của văn bản cần “cầu đồng tồn dị”, không ngừng truy cầu văn bản có tính ổn định tƣơng đối [225,75]. Có nhiều quan niệm khác nhau về phƣơng pháp đặc thù của hiệu khám học nhƣng phổ biến và đƣợc vận dụng nhiều nhất là 4 phƣơng pháp đƣợc Trần Viên đề xuất trong Hiệu khám học thích liệt: đối hiệu, tha hiệu, bản hiệu, lí hiệu [195]. Đối với NCTT, 9 văn bản đƣợc khảo sát có nhiều bất đồng ở những phƣơng diện khác nhau nên việc sử dụng phƣơng pháp hiệu khám văn bản là hợp lí. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Tân Phả hệ văn bản (New - stemmatics): Tân phả hệ văn bản (New - stemmatics/ Cladistic textual criticism) là bƣớc phát triển của Phả hệ văn bản (Stemma/ Stemmatics hay Lachmann) - một phƣơng pháp nghiên cứu thuộc ngành Phê bình văn bản học (textual criticism) 1 . Tân phả hệ văn bản ứng dụng thành tựu ngành Phân loại học phân tích nhánh (Cladistic) trong Sinh 1 Dịch giả Nguyễn Đức Dân trong bản dịch Nhà văn và tác phẩm của B.V. Tomasevxki dịch Textual criticism là “phê phán văn bản” (dẫn theo tác giả Trịnh Khắc Mạnh [70,11]). Từ criticism đƣợc từ điển Cambrigde định nghĩa là: “the act of giving your opinion or judgment about the good or badqualities of something or someone, especially books, films, etc” (hành động đƣa ra ý kiến hoặc phán xét về những điều tốt hay không tốt của một việc gì đó hoặc một ai đó đặc biệt là sách, phim ảnh v.v ). Với định nghĩa trên, theo chúng tôi dịch thành “phê bình” sẽ khách quan và toàn diện hơn “phê phán” do đó chúng tôi lựa chọn “phê bình văn bản” để dịch cụm Textual criticism. 4 học để phân tích dị văn giữa các văn bản bằng những phƣơng pháp khoa học, chính xác. Từng văn bản đƣợc coi nhƣ những cá thể khác nhau của cùng một loài, hệ thống dị văn giữa những văn bản đó đƣợc xem nhƣ bộ gen của sinh vật. Tận dụng thành tựu đột phá trong công nghệ gen cùng với sự hỗ trợ của các phần mềm xây dựng phả hệ phát sinh loài (nhƣ PAUP, MacClade, PHYLIP,...) các nhà thƣ tịch học Phƣơng tây xây dựng sơ đồ phả hệ văn bản để biểu thị mối quan hệ giữa những văn bản hiện tồn [177]. Đối với NCTT của Phùng Khắc Khoan, chúng tôi sƣu tầm đƣợc 9 văn bản đều là bản chép tay, cả 9 bản đều khuyết thiếu nhiều thông tin sao chép, do đó luận án hƣớng tới vận dụng thành tựu của Tân phả hệ văn bản để xây dựng sơ đồ phả hệ của hệ thống văn bản này. Từ phả hệ văn bản cùng với bảng tỉ lệ dị văn giữa các văn bản có thể lựa chọn đƣợc bản nền và các bản đối hiệu một cách chính xác nhằm phục vụ cho công tác hiệu khám văn bản. 4.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study): “Nghiên cứu trƣờng hợp hay phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp là một công trình nghiên cứu mà đối tƣợng của nó là một trƣờng hợp đơn lẻ hoặc vài cá thể đƣợc lựa chọn ra từ một thực thể xã hội - nhƣ cộng đồng, nhóm xã hội, sự kiện,...và sử dụng đồng thời nhiều phƣơng pháp để nghiên cứu chúng” [190]. NCTT đƣợc luận án lựa chọn nhƣ một trƣờng hợp đại diện cho toàn bộ sáng tác thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan. Ngoài ra, phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp cũng đƣợc dùng trong khai thác các chữ có số lần xuất hiện đặc biệt cao trong văn bản. 4.5. Phương pháp tiếp cận liên ngành: Phƣơng pháp tiếp cận liên ngành vận dụng thành tựu và cách tiếp cận của nhiều bộ môn có liên quan đến nhau hoặc có tác dụng tƣơng hỗ, bổ trợ cho nhau để khai thác đối tƣợng. Để nghiên cứu đặc điểm cách sử dụng chữ Hán của Phùng Khắc Khoan trong NCTT, luận án đã vận dụng kiến thức và thành tựu của những ngành có liên quan nhƣ: văn tự học, thi học, văn học sử, thi pháp học, từ vựng ngữ nghĩa học, ngữ pháp học, phong cách học,để tiếp cận và giải mã thông tin trong phân tích đối tƣợng. 4.6. Thao tác xây dựng phả hệ văn bản bằng phần mềm PAUP V4: Christopher Howe đã hệ thống hóa thao tác xây dựng phả hệ văn bản bằng phần mềm PAUP V4 trong bài giảng Phả hệ văn bản chép tay Trung đại [161]. 5 Dị văn của các văn bản đƣợc mã hóa theo nguyên tắc nhị phân: các dị văn có xuất hiện ở bản nào thì vị trí đó nhập dữ liệu là “1”, không xuất hiện là “0”, bảng tổng hợp dị văn đƣợc coi nhƣ là một chuỗi đặc điểm của văn bản. Trên cơ sở dữ liệu này, các văn bản sẽ đƣợc phần mềm phân tích dữ liệu PAUP hệ thống hóa theo phƣơng pháp Maximum Parmisimony(MP) (O’Hara, Ben Salemans) hoặc tổng hợp các phƣơng pháp maximum parsimony, distance matrix hay likelihood methods trong MacClade hoặc PHYLIP (Lee AR), nhờ đó các văn bản sẽ đƣợc hiển thị trên cây phả hệ và mối quan hệ giữa chúng đƣợc biểu hiện một cách nhanh chóng, khoa học và rõ ràng. Phầm mềm đồng thời cũng cho ta một bảng tỉ lệ dị văn sai khác và số lƣợng sai khác giữa các văn bản [160], [161], [162]. 6 Một số ví dụ về sơ đồ phả hệ văn bản văn học: Ví dụ 1: Sơ đồ phả hệ 14 văn bản kịch Hà Lan Lanseloet van Denemerken xây dựng bằng phần mềm PAUP [160] Ví dụ 2: Sơ đồ phả hệ 20 bản chép tay trường thi Parzival của Volfram von Eschenbach [169]. Hƣớng đi này có thể áp dụng để nghiên cứu văn bản học Hán Nôm trong trƣờng hợp các bản hiện tồn không còn bản gốc, bản khắc in hoặc những yếu tố giúp xây dựng sơ đồ truyền bản bị khuyết thiếu. Thành quả thu đƣợc sau khi xây dựng phả hệ văn bản giúp chúng ta: Chia các văn bản hiện tồn thành nhóm, biểu thị trên sơ đồ phả hệ; hiểu thêm về lịch sử của các bản chép, các bản cùng nguồn gốc có thể đƣợc sao chép cùng hoặc gần địa điểm với nhau; có một cái nhìn khách quan và chân thực hơn về bản gốc. Bản càng gần gốc cây phả hệ càng ít biến đổi và nó càng gần với bản lai diện mục của văn bản gốc; từ sơ đồ đã thiết lập, nhà nghiên cứu thƣ tịch học có thể lựa chọn từ các nhóm một bản nền, bản đối hiệu bản tham khảo chính xác, khoa học, để phục vụ cho công tác hiệu khám thƣ tịch. 7 Bản nền phải là văn bản ít biến đổi nhất tức là có tỉ lệ dị văn sai khác so với các bản khác thấp nhất, bản đối hiệu là bản có khả năng đại diện cho cả nhóm. Đối với NCTT, với 9 bản đƣợc khảo sát toàn bộ là văn bản chép tay, việc xác định sơ đồ truyền bản gặp nhiều khó khăn, luận án ứng dụng lí luận ngành Tân phả hệ văn bản và các thao tác xây dựng phả hệ văn bản này bằng phần mềm PAUP V4 (phần mềm đƣợc giới nghiên cứu Di truyền học đánh giá là mạnh về xây dựng phả hệ phát sinh loài dựa trên phân tích giải trình tự gen) [184]. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1 Luận án trƣớc tiên có đóng góp về tƣ liệu. Lần đầu tiên các bản hiện tồn NCTT lƣu trữ tại thƣ viện Quốc gia và kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm đƣợc mô tả, khảo sát, đánh giá kĩ lƣỡng. Luận án cũng giới thiệu một bản chép NCTT kí hiệu R7 vốn chƣa đƣợc đề cập tới trong công trình của những nhà nghiên cứu khác. 5.2. Trên cơ sở lí luận ngành Phả hệ văn bản (Stemma/ Phƣơng pháp Lachmann) mà cụ thể là Tân Phả hệ văn bản (New - Stemmatics) luận án lần đầu tiên đặt vấn đề ứng dụng phần mềm phân tích trong di truyền học (PAUP V4) để xây dựng phả hệ văn bản, phác thảo mối liên hệ giữa các văn bản hiện tồn của NCTT. Phƣơng pháp này không chỉ đƣợc ứng dụng với NCTT mà nó có khả năng áp dụng với tất cả các thƣ tịch khác trong trƣờng hợp dữ liệu nhằm xác định truyền bản không thể truy nguyên đƣợc. Bảng dữ liệu đầu vào của phần mền PAUP V4 (phụ lục 1) chính là bảng đối hiệu tỉ mỉ chi tiết 80 bài đầu của 8 văn bản đƣợc đối hiệu. Bảng dữ liệu này là tƣ liệu tham khảo quan trọng với những ngƣời không có điều kiện tiếp xúc với cả 8 văn bản NCTT (phụ lục 1). 5.3. Thông qua hiệu khám, biện ngụy cụ thể chi tiết 5 quyển hiện tồn, luận án lần đầu tiên xác lập thiện bản cho văn bản NCTT của Phùng Khắc Khoan ngõ hầu làm cơ sở cho các nghiên cứu Ngữ văn học về sau (phụ lục 2). 5.4. Luận án cung cấp phần biện ngụy cho từng trƣờng hợp dị văn, đây là công cụ tra cứu hữu ích đối với việc nghiên cứu NCTT nói riêng và những nghiên cứu Ngữ văn học, lịch sử, thƣ tịch, văn hóa,... nói chung (phụ lục 3). 5.5. Trên cơ sở kết quả thống kê tần số sử dụng văn tự, luận án phân tích, đánh giá đặc điểm kết hợp, đặc điểm ý nghĩa của văn tự từ đó chỉ ra giá trị biểu đạt của ngôn ngữ văn tự mang phong cách riêng của Phùng Khắc Khoan trong NCTT. 8 5.6. Bảng thống kê các chữ xuất hiện trong NCTT (phụ lục 4) là dữ liệu để xây dựng từ điển, tự điển ngôn ngữ văn tự của NCTT, góp phần hoàn thiện hồ sơ tác giả Phùng Khắc Khoan nói riêng và các tác giả văn học Trung đại nói chung. 6. Cấu trúc của luận án Luận án đƣợc cấu trúc làm 6 phần: mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến đề tài luận án, thƣ mục tham khảo và phụ lục. Phần nội dung của luận án đƣợc triển khai thành bốn chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài Chƣơng 2: Xác định bản nền văn bản Ngôn chí thi tập Chƣơng 3: Xác lập và đánh giá thiện bản Ngôn chí thi tập Chƣơng 4: Đặc điểm sử dụng chữ Hán của Phùng Khắc Khoan trong Ngôn chí thi tập 9 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI Trong phần tổng quan, luận án điểm lại những nghiên cứu liên quan tới đề tài, cụ thể là những nghiên cứu về văn bản và đặc điểm cách sử dụng chữ Hán trong NCTT của Phùng Khắc Khoan. Trên cơ sở những tƣ liệu này, luận án chỉ ra những khoảng trống trong nghiên cứu đối tƣợng từ đó đề xuất hƣớng triển khai dựa trên nền tảng cơ sở lí luận ngành Văn bản học, Tân phảf hệ văn bản và nghiên cứu liên ngành Ngữ văn học. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu văn bản và đặc điểm sử dụng chữ Hán trong thơ Ngôn chí thi tập Phùng Khắc Khoan 馮克寬 (1528- 1613) sinh tháng giêng năm Mậu Tí (1528) niên hiệu Minh Đức thứ hai đời Mạc Thái Tổ, mất ngày 24 tháng 9 năm Quí Sửu (1613) niên hiệu Hoằng Định thứ mƣời ba đời Lê Kính Tông, hƣởng thọ 86 tuổi. Ông sinh và mất ở làng Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Phùng Khắc Khoan tự là Hoằng Phu 弘夫, hiệu Nghị Trai 議齋, biệt hiệu là Mai Nham Tử 梅巖子. Trong thƣ tịch, bi kí làng Bùng, Phùng Khắc Khoan còn có tự là Văn Tĩnh 文靜, thụy là Nghị Trai tiên sinh 議齋先生. Phùng Khắc Khoan học giỏi, tinh thông lí số, đắc chí trên con đƣờng khoa hoạn dù muộn màng. Cuối đời ông còn lập công trạng vẻ vang với chuyến đi sứ năm Đinh Dậu (1597) nhằm khôi phục quan hệ bang giao với triều Minh. Phùng Khắc Khoan đƣ
Luận văn liên quan