Lý luận và thực tiễn đều khẳng định vai trò quy ết định của nguồn nhân lực
(NNL), nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC) đối với sự phát triển kinh
t ế - xã hội (KT - XH) nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nói
riêng. Thực tế, những quốc gia, địa phương nào quan tâm, đào tạo, sử dụng hợp lý
và có hiệu quả NNL đều d ẫn đến thành công. Sự hồi phục nhanh chóng của nước
Đức sau chiến tranh thế giới thứ II h ay sự phát triển thần kỳ của các quốc gia và
vùng lãnh thổ có nền công nghiệp phát triển ở Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singgapore. là nh ững minh chứng rõ ràng cho nhận định tr ên.
NNL giữ vai trò quyết định, song ở những trình độ phát triển khác nhau lại đặt
ra những yêu c ầu khác nhau đối với NNL. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa
học - công nghệ (KH - CN) phát triển nh ư vũ bão và xu t hế toàn cầu hoá (TCH)
kinh tế thúc đẩy sự lan toả nhanh của kinh tế tri thức (KTTTh), Việt Nam không thể
thực hiện CNH, HĐH theo con đường “truyền thống”, mà phải “đi tắt, đón đầu”, t ức
là CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng
đã khẳng định “ Tranh thủ thời cơ thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng,
l ợi thế của nước ta để rút n
gắn quá trình CNH, H ĐH đất n ước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa (XHCN) gắn với phát triển KTTTh”[43; 87]. Để thực hiện được mục
tiêu trên, trong Chi ến lược
phát triển KT - XH đến năm 2020 Đảng ta xác định có
ba khâu đột phá và một trong ba khâu đột phá đó là phát tri ển nhanh NNL, đặc biệt
là NNLCLC.
234 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HÀ THỊ HẰNG
NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRI THỨC Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2013
HÀ
TH
Ị H
Ằ
N
G
LUẬ
N
Á
N
T
IẾ
N
SỸ
K
IN
H
T
Ế
HÀ
NỘ
I
-2013
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HÀ THỊ HẰNG
NGUåN NH¢N LùC CHO C¤NG NGHIÖP HãA,
HIÖN §¹I HãA G¾N VíI PH¸T TRIÓN KINH TÕ TRI THøC
ë TØNH THõA THI£N HUÕ HIÖN NAY
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị
Mã số : 62 31 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Quang Lâm
2. TS. Vũ Thị Thoa
HÀ NỘI - 2013
HÀ
TH
Ị H
Ằ
N
G
LUẬ
N
Á
N
T
IẾ
N
SỸ
K
IN
H
T
Ế
HÀ
NỘ
I
-2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án
là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng; những phát hiện
đưa ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Hà Thị Hằng
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH Công nghiệp hóa
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CMKT Chuyên môn kỹ thuật
CNTT Công nghệ thông tin
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CNKT Công nhân kỹ thuật
CĐ Cao đẳng
ĐH Đại học
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GD - ĐT Giáo dục - Đào tạo
GS Giáo sư
KTTT Kinh tế thị trường
KTTTh Kinh tế tri thức
KT - XH Kinh tế - Xã hội
KH - CN Khoa học - Công nghệ
KCN Khu công nghiệp
LLLĐ Lực lượng lao động
LLSX Lực lượng sản xuất
LĐ Lao động
NCS Nghiên cứu sinh
NNL Nguồn nhân lực
NNLCLC Nguồn nhân lực chất lượng cao
NNLKH - CN Nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
PGS Phó giáo sư
SC Sơ cấp
SX - KD Sản xuất - Kinh doanh
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
THCN Trung học chuyên nghiệp
Ths Thạc sỹ
TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
TC Trung cấp
TCH Toàn cầu hóa
UBND Ủy ban nhân dân
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1.1
1.2
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP
HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRI THỨC
Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực phục vụ cho công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Các công trình nghiên cứu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong
nền kinh tế tri thức
6
6
16
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN
NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI
HOÁGẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
23
2.1 Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển
kinh tế tri thức
24
2.1.1 Nguồn nhân lực và đặc thù của nguồn nhân l ực cho công nghiệp
hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
24
2.1.2 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức và
yêu cầu của nguồn nhân lực
30
2.2 Tính quy luật trong dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
41
2.2.1 Các yếu tố tác động đến xu hướng dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
42
2.2.2 Xu hướng và tính quy luật trong dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
44
2.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia và một số tỉnh trong nước về phát
triển nguồn nhân lực
50
2.3.1 Kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực ở một số quốc gia Đông Á 51
2.3.2 Kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực của một số tỉnh ở Việt Nam 59
2.3.3 Những bài học rút ra đối với tỉnh Thừa Thiên Huế trong phát triển
nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát
triển kinh tế tri thức
64
Chương 3: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG
NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT
TRỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở THỪA THIÊN HUẾ
67
3.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa
Thiên Huế ảnh hưởng đến hình thành và phát triển nguồn nhân lực
cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
67
3.1.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh hưởng tới sự hình
thành và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại
hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
67
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế ảnh hưởng tới sự hình
thành và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn
với phát triển kinh tế tri thức
69
3.1.3 Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới sự
hình thành và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện
đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế
71
3.2 Thực trạng phát triển và dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực cho công
nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa
Thiên Huế
73
3.2.1 Thực trạng quy mô và chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp
hoa, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa
Thiên Huế
73
3.2.2 Thực trạng dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực cho công nghiệp
hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa
Thiên Huế
88
3.2.3 Thực trạng hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại
hoá gắn với kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế
100
3.3 Đánh giá chung về nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại
hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế
105
3.3.1 Những lợi thế, ưu điểm trong phát triển và dịch chuyển cơ cấu
nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát
triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế
105
3.3.2 Những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và những vấn đề đặt ra
trong phát triển và dịch chuyển cơ cấu nguồn nhân lực cho công
nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
107
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH
TẾ TRI THỨC Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
117
4.1 Quan điểm và dự báo về phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá,
hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế
117
4.1.1 Dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá
gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
117
4.1.2 Những quan điểm cơ bản trong phát triển nguồn nhân lực cho công
nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh
Thừa Thiên Huế
119
4.2 Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện
đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế
125
4.2.1 Nhóm các giải pháp tạo tiền đề phát triển nguồn nhân lực cho công
nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa
Thiên Huế
125
4.2.2 Nhóm các giải pháp trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức
ở tỉnh Thừa Thiên Huế
131
4.2.3 Nhóm các giải pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân
lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri
thức ở tỉnh Thừa Thiên Huế
147
KẾT LUẬN 155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
Số hiệu Tên bảng và hình Trang
Bảng 2.1 LLLĐ thông tin trong tổng LLLĐ ở các nước phát triển 48
Bảng 2.2 LLLĐ trong lĩnh vực phần mềm ở các nước phát triển 48
Bảng 2.3 Sự phát triển việc làm theo các khu vực kinh tế ở các nước
tiên tiến
49
Bảng 3.1 Cơ cấu dân số trong tuổi LĐ phân theo trình độ học vấn 78
Bảng 3.2 Đội ngũ trí thức của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 79
Bảng 3.3 Đội ngũ cán bộ KH - CN của Đại học Huế giai đoạn 2001 - 2011 80
Bảng 3.4 LĐ làm việc trong ngành CNTT năm 2009 81
Bảng 3.5 Đánh giá của cơ quan sử dụng LĐ về khả năng sáng tạo
trong công việc của người LĐ
84
Bảng 3.6 Dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ C MKT chia theo bậc
đào tạo
91
Bảng 3.7 LLLĐ từ 15 tuổi trở lên chia theo lĩnh vực đào tạo năm 2011 93
Bảng 3.8 LĐ có việc làm từ 15 tuổi trở lên theo trình độ CMKT và
lĩnh vực đào tạo năm 2011
94
Bảng 3.9 Số lượng LĐ có việc làm chia theo nghề nghiệp 98
Bảng 3.10 LĐ qua đào tạo nghề tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2001 - 2010 102
Hình 3.1 Cơ cấu NNL theo trình độ CMKT giai đoạn 1999 - 2011 89
Hình 3.2 Cơ cấu LĐ theo ngành kinh tế giai đoạn 1999 - 2010 96
Hình 3.3 Cơ cấu LĐ có việc làm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn
1999 - 2011
97
1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lý luận và thực tiễn đều khẳng định vai trò quyết định của nguồn nhân lực
(NNL), nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC) đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội (KT - XH) nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) nói
riêng. Thực tế, những quốc gia, địa phương nào quan tâm, đào tạo, sử dụng hợp lý
và có hiệu quả NNL đều dẫn đến thành công. Sự hồi phục nhanh chóng của nước
Đức sau chiến tranh thế giới thứ II hay sự phát triển thần kỳ của các quốc gia và
vùng lãnh thổ có nền công nghiệp phát triển ở Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singgapore... là những minh chứng rõ ràng cho nhận định trên.
NNL giữ vai trò quyết định, song ở những trình độ phát triển khác nhau lại đặt
ra những yêu cầu khác nhau đối với NNL. Trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa
học - công nghệ (KH - CN) phát triển như vũ bão và xu t hế toàn cầu hoá (TCH)
kinh tế thúc đẩy sự lan toả nhanh của kinh tế tri thức (KTTTh), Việt Nam không thể
thực hiện CNH, HĐH theo con đường “truyền thống”, mà phải “đi tắt, đón đầu”, tức
là CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng
đã khẳng định “Tranh thủ thời cơ thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng,
lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa (XHCN) gắn với phát triển KTTTh”[43; 87]. Để thực hiện được mục
tiêu trên, trong Chiến lược phát triển KT - XH đến năm 2020 Đảng ta xác định có
ba khâu đột phá và một trong ba khâu đột phá đó là phát triển nhanh NNL, đặc biệt
là NNLCLC.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh của miền Trung có điều kiện tự nhiên tương đối
khắc nghiệt, các nguồn lực để phát triển KT - XH hạn chế. Nhận thức rõ tầm quan
trọng của việc phát triển NNL, NNLCLC đối với sự tăng trưởng và phát triển KT -
XH, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng Đề án 02/TU/2008 về đào tạo tiến sỹ (TS),
thạc sỹ (Ths) tại cơ sở nước ngoài; Đề án 03/TU/2008 về đào tạo cán bộ cơ sở chủ
chốt xã, phường, thị trấn theo chức danh; Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo
(GD - ĐT) đến năm 2015 và định hướng đến 2020; Đề án phát triển dạy nghề giai
2đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020... Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng
được đội ngũ NNL không chỉ đông về số lượng, đa dạng về cơ cấu nghề nghiệp, mà
còn đảm bảo về mặt chất lượng. Trình độ học vấn của dân số trong độ tuổi lao động
(LĐ) có sự chuyển biến tích cực: tỷ lệ LĐ biết chữ năm 2005 là 83% đến năm 2010
tăng lên 93,5%; tỷ lệ LĐ có trình độ học vấn từ trung học cơ sở (THCS) và trung
học phổ thông (THPT) ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao, năm 2001 chiếm
33,6% đến năm 2010 chiếm 49,5%. Cùng với trình độ học vấn của người LĐ được
nâng lên, xu hướng tri thức hoá để hình thành NNLCLC ngày càng rõ nét: năm
2010 số người có trình độ trên đại học (ĐH) là 2.024 người, 41.744 người có trình
độ ĐH, 13.505 người có trình độ cao đẳng (CĐ), 34.198 người có trình độ trung cấp
(TC), công nhân kỹ thuật (CNKT), sơ cấp (SC) là 202.860 người, 148 giáo sư (GS)
và phó giáo sư (PGS), 106 nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú, 15 thầy thuốc nhân
dân và thầy thuốc ưu tú, 16 nghệ sỹ ưu tú. Ngoài ra, năng lực, khả năng sáng tạo,
biết vận dụng những tri thức, kỹ năng được đào tạo vào nghiên cứu khoa học, giảng
dạy, lãnh đạo, quản lý, LĐ sản xuất, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng cũng được nâng
lên: năm 2006 đã có 98 nhà nghiên cứu khoa học được tặng giải th ưởng cố đô về
KH - CN; giai đoạn 2003 - 2008 có 13.100 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến,
sáng tạo của công nhân viên chức được ứng dụng ... Tuy nhiên, NNL của tỉnh còn
chưa tương xứng với yêu cầu CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh. Những biểu
hiện chủ yếu: 1) LĐ từ 15 tuổi trở lên không có trình độ CMKT chiếm tỷ lệ khá cao
(năm 2009 là 87,4%), số LĐ có trình độ CMKT chỉ chiếm 12,6% ; 2) Các bậc đào
tạo chậm chuyển biến; 3) Cơ cấu đào tạo t rình độ giữa các cấp nghề có sự bất cập: SC
nghề và tương đương chiếm hơn 84%; trong khi TC nghề và tương đương chỉ 14%, còn
CĐ nghề lại quá ít, chỉ có 1,79%; 4) Đội ngũ cán bộ cấp xã, phường, thị trấn hiện rất hạn
chế về năng lực, trình độ chuyên m ôn nghiệp vụ, hiện hơn 50% cán bộ xã, phường, thị
trấn chưa đạt chuẩn...
Vấn đề đặt ra, để tiếp thu, ứng dụng những thành tựu tri thức của nhân loại, sáng
tạo ra tri thức mới và thực hiện Kết luận 48/KL - TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính
trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 , đòi hỏi tỉnh cần tập
trung phát triển NNL, NNLCLC. Đây là thách thức lớn đối với Thừa Thiên Huế -
3một tỉnh mà phần đông dân cư sống bằng nghề nông với trình độ sản xuất còn lạc
hậu, LĐ phổ thông, giản đơn là chủ yếu. Do đó, phát triển NNL đáp ứng yêu cầu
CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh cần được nghiên cứu sâu sắc cả về lý luận và
thực tiễn để có sự thống nhất trong nhận thức, cũng như cách thức thực hiện. Xuất
phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh (NCS) chọn đề tài “Nguồn nhân lực cho
công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở tỉnh Thừa
Thiên Huế hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về NNL cho CNH,
HĐH gắn với phát triển KTTTh, luận án phân tích, đánh giá thực trạng NNL cho
CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở tỉnh Thừa Thiên Huế . Từ đó đề xuất một
số giải pháp phát triển NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở tỉnh Thừa
Thiên Huế trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận án có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, hệ thống hoá và phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn về NNL
cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh.
Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia và một số tỉnh trong
nước về phát triển NNL, luận án rút ra những bài học bổ ích, có giá trị tham khảo để
học hỏi, lựa chọn mô hình và cách thức phát triển NNL nhằm đáp ứng yêu cầu
CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Thứ ba, phân tích thực trạng NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh
ở tỉnh Thừa Thiên Huế . Trên cơ sở đó , luận án đưa ra các quan điểm và đề xuất một
số giải pháp nhằm phát triển NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở tỉnh
Thừa Thiên Huế từ nay đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh dưới
góc độ khoa học Kinh tế chính trị, chủ yếu là nghiên cứu thực trạng phát triển và
4dịch chuyển cơ cấu NNL ở tỉnh Thừa Thiên Huế , từ đó đề xuất các giải pháp xây
dựng NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở tỉnh Thừa Thiên Huế từ
nay đến năm 2020.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về không gian: Nghiên cứu NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh
ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Về thời gian: Nghiên cứu NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở
tỉnh Thừa Thiên Huế với trọng tâm số liệu được giới hạn trong khoảng thời gian từ
năm 1999 đến năm 2012, các giải pháp đưa ra cho thời kỳ đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về
phát triển NNL và các lý thuyết kinh tế liên quan. Cơ sở thực tiễn của luận án là
phân tích kinh nghiệm của một số nước , địa phương của nước ta và đánh giá thực
trạng phát triển và dịch chuyển cơ cấu NNL theo hướng CNH, HĐH gắn với phát
triển KTTTh ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -
Lênin, luận án sử dụng các phương pháp cụ thể: phương pháp phân tích - tổng hợp,
phương pháp thu thập và xử lý thông tin. Đồng thời có sự kế thừa các kết quả
nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Đặc biệt, đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đề thu thập ý
kiến của người LĐ về các vấn đề liên quan đến NNL. Do giới hạn về t hời gian, kinh
phí nên luận án tiến hành khảo sát 500 LĐ, bao gồm công nhân trong các xí nghiệp
(100 mẫu), LĐ làm công tác quản lý (100 mẫu); LĐ trong lĩnh vực tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm (100 mẫu); LĐ làm công tác GD - ĐT (100 mẫu) và LĐ trong
ngành xây dựng, CNTT, viễn thông (100 mẫu). Ngoài ra, luận án sử dụng phương
pháp chuyên gia: phỏng vấn 80 người làm công tác lãnh đạo, qu ản lý NNL ở nhiều cơ
quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh và trao đổi trực tiếp với một số nhà khoa
học để làm rõ thêm các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến luận án.
55. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Đưa ra khái niệm NNL, NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh trên
cơ sở tiếp thu tư tưởng của C. Mác về sức LĐ, các công trình nghiên cứu trước đó
và làm rõ các đặc thù của NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh.
- Làm rõ các đặc điểm của CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh. Từ đó luận
án khẳng định, ở những trình độ phát triển khác nhau đặt ra những yêu cầu khác
nhau đối với NNL. Trong mô hình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh, NNL
phải đáp ứng được các yêu cầu nhất định về số l ượng, chất lượng và cơ cấu .
- Làm rõ các yếu tố tác động, xu hướng và tính quy luật trong dịch chuyển cơ
cấu NNL theo hướng CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh.
- Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phát triển NNL của một số nước Đông Á
và các tỉnh trong nước , luận án đúc rút một số bài học bổ ích có khả năng vận dụng để
phát triển NNL cho CNH, HĐH gắn với phát triển KTTTh ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Làm rõ thực trạng phát triển và dịch chuyển cơ cấu NNL theo hướng CNH,
HĐH gắn với phát triển KTTTh ở tỉnh Thừa Thiên Huế với những nét đặc thù riêng
có của một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Dựa vào đặc điểm tự nh iên, con người và thực trạng NNL, luận án nêu ra 6
quan điểm và đề xuất 3 nhóm giải pháp lớn nhằm phát triển NNL cho CNH, HĐH
gắn với phát triển KTTTh ở tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được
kết cấu thành 4 chương, 8 tiết
6Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
CHO CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRI THỨC
Trong những năm gần đây, vấn đề NNL, NNLCLC được nhiều nhà khoa học
trong và ngoài nước quan tâm và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học có
giá trị, được công bố rộng rãi dưới dạng sách tham khảo, luận án, bài báo khoa
học... Để đảm bảo tính kế thừa và khẳng định những đóng góp của luận án, luận án
chia các công trình nghiên cứu khoa học theo 2 nhóm vấn đề: các công trình nghiên
cứu về NNL phục vụ CNH, HĐH và các công trình nghiên cứu về NNLCLC trong
nền KTTTh. Trên cơ sở sự phân định đó, luận án tiến hành chọn lọc và thực hiện
tổng quan những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến luận án như sau:
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHO
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ
1.1.1. Sách tham khảo và chuyên khảo
- Nolwen Henaff, Jean - Yves Martin biên tập khoa học (2001), LĐ, việc làm
và NNL ở Việt Nam 15 năm đổi mới, Nxb Thế giới, Hà Nội. Đây là cuốn sách tập
hợp nhiều bài viết của các nhà khoa học trong và ngoài nước về: chính sách giáo
dục, việc làm, tổ chức lại nền kinh tế, phá t triển doanh nghiệp, phát triển NNL... của
các nhà nghiên cứu tiêu biểu như: TS.Nolwen Henaff, TS.Jean - Yves Martin,
GS.Geoffrey B.Hainsworth, TS.Fiona Hơwell, TS.Nguyễn Hữu Dũng, TS.Trần
Khánh Đức, PGS.Võ Đại Lược, TS.Trần Tiến Cường... Trong công trình nghiên
cứu này, đáng chú ý có bài viết của GS.Geoffrey B.Hainsworth “Phát triển NNL
đáp ứng với những thách thức của quá trình toàn cầu hoá (TCH) mạnh mẽ và một
nền kinh tế dựa trên những hiểu biết mới” . Tác giả có cách tiếp cận độc đáo khi đặt
các câu hỏi: Làm thế nào để mở rộng sự lựa chọn nghề nghiệp và viễn cảnh cuộc
sống dân cư nông thôn - những người đang nắm giữ những nguồn lực to lớn nhất và
chưa được phát huy của quốc gia? Làm cách nào để