Đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới, phấn
đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. Để đạt được mục tiêu đó Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương giải
pháp; trong đó có giải pháp hết sức quan trọng là xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật đồng bộ về giao thông vận tải. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
khẳng định: xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong ba khâu đột phá
chiến lược giai đoạn 2011 - 2020.
190 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM ANH
NgUåN nh©n lùc PHI C¤NG
CñA Ngµnh hµng kh«ng ViÖt Nam
trong héi nhËp quèc tÕ
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 62 31 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. ĐOÀN XUÂN THỦY
2. TS. MAI VĂN BẢO
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Phạm Anh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9
1.1. Khái quát về các công trình nghiên cứu của nước ngoài liên quan
đến nguồn nhân lực phi công 9
1.2. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến
nguồn nhân lực phi công 24
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC PHI CÔNG CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG TRONG
HỘI NHẬP QUỐC TẾ 27
2.1. Khái niệm, đặc điểm nguồn nhân lực phi công 27
2.2. Vai trò của nguồn nhân lực phi công và các nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển nguồn nhân lực phi công trong hội nhập quốc tế 38
2.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực phi công của một số quốc
gia, vùng lãnh thổ và bài học cho ngành hàng không Việt Nam 51
Chương 3: THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC PHI CÔNG CỦA
NGÀNH HÀNG KHÔNG VIỆT NAM 59
3.1. Khái quát chung về ngành hàng không Việt Nam 59
3.2. Thực trạng nguồn nhân lực phi công trong ngành hàng không Việt
Nam giai đoạn 2007- 2014 71
3.3. Đánh giá chung về nguồn nhân lực phi công của ngành hàng
không Việt Nam 101
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC PHI CÔNG CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG
VIỆT NAM 110
4.1. Phương hướng 110
4.2. Giải pháp 113
KẾT LUẬN 159
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ATPL Bằng lái bay vận tải
B777/A321 bay Boeing 777/ bay Airbus 321
CAAV Cục Hàng không dân dụng Việt Nam
CCLL Cao cấp lý luận
CDG Sân bay Charles de Gaulle - Pháp
CPL Bằng lái thương mại
CV Công việc
CX Cathay Pacific
ETOPS Mở rộng tầm khai thác bay biển đối với bay 02 động cơ
FAR-OPS Quy chế khai thác bay vận tải thương mại liên bang Mỹ
FBS Buồng lái mô phỏng tĩnh
FFS Buồng lái mô phỏng động
FOM Tài liệu hướng dẫn khai thác
FTO Tổ chức huấn luyện bay
HAN Sân bay Nội Bài
IATA Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế
ICAO Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
IFR Quy tắc bay bằng thiết bị
JAR-OPS1 Quy chế khai thác bay vận tải thương mại châu Âu
LOMS Chương trình giám sát bay tự động
MCC Phối hợp tổ lái
MTCV Bản mô tả công việc
NOTAM Các cảnh báo đối với người lái
PCNN Phi công nước ngoài
PCVN Phi công Việt Nam
PPL Bằng lái bay sơ cấp
SCLL Sơ cấp lý luận
SGN Sân bay Tân Sơn Nhất
SIM Buồng lái giả - Simulator
SQ Singapore Airlines
TCCB-LĐTL Ban Tổ chức cán bộ - Lao động tiền lương
TCCD Bản tiêu chuẩn chức danh công việc
TCLL Trung cấp lý luận
TOEIC/TOEFL Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
TRTO Tổ chức huấn luyện năng định loại máy bay
VALC Công ty cho thuê máy bay Việt Nam
VAR-OPS1 Quy chế khai thác bay vận tải thương mại Việt Nam
VASCO Công ty Bay dịch vụ hàng không
VFR Quy tắc bay bằng mắt thường
VNA Tổng công ty Hàng không Việt Nam- Vietnam Airlines
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 3.1. Số lượng phi công của Tổng Công ty hàng không Việt Nam
giai đoạn 2007-2014 72
Bảng 3.2. Số lượng phi công Việt Nam của Tổng Công ty Hàng không
Việt Nam phân theo lái chính và lái phụ giai đoạn 2007-2014 73
Bảng 3.3. Số lượng phi công Việt Nam làm việc tại Tổng Công ty Hàng
không Việt Nam phân theo theo các loại hình máy bay giai
đoạn 2007-2014 74
Bảng 3.4. Số lượng phi công Việt Nam làm việc tại Tổng Công ty Hàng
không Việt Nam phân theo theo các loại hình máy bay và
phân theo lái chính, lái phụ giai đoạn 2007-2014 76
Bảng 3.5. Tỷ trọng phi công Việt Nam đang làm việc tại Tổng Công ty
Hàng không Việt Nam phân theo lái chính, lái phụ giai đoạn
2007 - 2013 77
Bảng 3.6. Tỷ trọng phi công Việt Nam trong tổng số phi công đang làm
việc tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam phân theo loại
máy bay 78
Bảng 3.7. Cơ cấu đội ngũ phi công Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
về trình độ chuyên môn kỹ thuật giai đoạn 2011-2014 79
Bảng 3.8. Cơ cấu đội ngũ phi công Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
theo trình độ lý luận chính trị giai đoạn 2011-2014 80
Bảng 3.10. Các bước đào tạo phi công cơ bản của Tổng Công ty Hàng
không Việt Nam 88
Bảng 3.11. Hiệu quả sử dụng nguồn lực phi công của Tổng Công ty Hàng
không Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014 94
Bảng 3.12. Khung tiền lương cơ bản của phi công Việt Nam áp dụng tại
Vietnam Airlines từ 1 tháng 1 năm 2015 100
Bảng 4.1. Loại bài trắc nghiệm để tuyển dụng phi công 124
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu phi công Tổng Công ty Hàng không Việt Nam phân
theo quốc tịch giai đoạn 2007-2013 77
Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng các nhóm phi công Tổng Công ty Hàng không Việt
Nam phân theo độ tuổi giai đoạn 2011-2014 82
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất nước đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào khu vực và thế giới, phấn
đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. Để đạt được mục tiêu đó Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương giải
pháp; trong đó có giải pháp hết sức quan trọng là xây dựng hệ thống kết cấu hạ
tầng kỹ thuật đồng bộ về giao thông vận tải. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
khẳng định: xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong ba khâu đột phá
chiến lược giai đoạn 2011 - 2020. Những quốc gia phát triển và có trình độ khoa
học - công nghệ cao hơn nước ta đã chứng minh muốn làm giàu trước tiên phải
làm đường. Đường được hiểu là ngành giao thông vận tải nói chung với tất cả
các phương thức vận tải, giao thông như: đường thủy, đường biển, dường sắt,
đường bộ, đường không . Cùng với sự phát triển của những phương thức vận
tải khác, đường hàng không với những ưu thế của mình đang ngày càng chiếm
giữ vai trò, vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân cũng như quá trình mở
cửa hội nhập với khu vực và thế giới.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và
đầu tư phát triển ngành hàng không với qui mô ngày càng lớn. Nhờ đó, ngành
hàng không dân dụng nước ta đã phát triển nhanh, đạt được nhiều thành tựu to
lớn. Tính đến năm 2015 Việt Nam đã có 4 hãng hàng không là Vietnam
Airlines, Jestar Pacific Airlines, VASCO, VietJet Air (Air Mekong và
Indochine airlines đã dừng hoạt động) với đội máy bay trên 100 chiếc các
loại, trong đó có nhiều chủng loại hiện đại nhất như Airbus A350, Boeing
B787-9. Ngành hàng không đang khai thác 20 cảng hàng không 45 đường bay
quốc tế, 40 đường bay nội địa. Trong giai đoạn 2010-2014, ngành hàng không
dân dụng Việt Nam đã vận chuyển được trên 105 triệu lượt khách, quốc tế và
nội địa, 2,2 triệu tấn hàng hóa. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành đạt
15%/năm về vận chuyển hành khách và 12%/năm về vận tải hàng hóa [68].
Những thành tựu mà ngành hàng không Việt Nam đạt được kể trên đã
đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội và thúc đẩy hội nhập khu vực
2
và quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, những yêu cầu, nhiệm vụ của giai đoạn
phát triển mới của đất nước trong bối cảnh tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hòa nhập ngày càng sâu rộng hơn vào các quan hệ kinh tế
- chính trị- xã hội thế giới, đang đòi hỏi ngành hàng không Việt Nam phải có
những bước đi nhanh, mạnh và vững chắc hơn.
Để phát triển ngành hàng không nước ta theo hướng hiện đại có khả
năng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách và vận tải hàng hóa an toàn
thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả cần phải có những điều kiện cần thiết
như hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ về sân bay, cảng hàng không, cung cấp
dịch vụ không lưu, đội máy bay hiện đại và đặc biệt là nguồn nhân lực nói
chung và phi công nói riêng phù hợp. Là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù,
với nền tảng kỹ thuật công nghệ hiện đại và yêu cầu bảo đảm tuyệt đối an
toàn, an ninh nên nguồn nhân lực phi công phù hợp trong ngành hàng không
phải được xây dựng và phát triển cả về thể lực, trí lực, có phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao.
Trong những năm qua, nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không
luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc và đầu tư với quy mô ngày càng lớn của
Nhà nước, các hãng hàng không và của toàn xã hội đã không ngừng phát triển
cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu; góp phần tích cực vào những thành tựu
chung của toàn ngành hàng không. Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ trong
giai đoạn mới, nhân lực của ngành vẫn còn nhiều bất cập như chưa đủ về số
lượng, chất lượng và cơ cấu còn bất hợp lý, đặc biệt còn tới 43% phi công của
các hãng hàng không quốc tịch Việt Nam vẫn đang phải thuê nước ngoài,
trình độ nguồn nhân lực phi công còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh
hội nhập quốc tế ngày càng rộng và sâu.
Với tốc độ tăng trưởng nhu cầu vận tải hàng không tăng nhanh trong
giai đoạn tới, bên cạnh các hãng hàng không quen thuộc trên thị trường và sẽ
có nhiều hãng mới ra đời gấp rút tăng quy mô đầu tư đội máy bay và tương
ứng với sự tăng trưởng cung ứng tải là nhu cầu về phi công. Khu vực Đông
3
Nam Á, Đông Bắc Á, và tiểu vùng gồm bốn quốc gia: Campuchia, Laos,
Myanmar và Việt Nam (KLMV) trong vài ba thập kỷ tới vẫn sẽ luôn trong
trạng thái khan hiếm phi công, do vậy trên thị trường sức lao động người lái
máy bay thường xuyên có tình trạng cầu > cung, và tất nhiên phi công có lợi
thế hơn để gây sức ép đối với hãng hàng không. Các quy luật kinh tế thị
trường, đặc biệt là quy luật cung - cầu sẽ quy định và chi phối vị thế của mỗi
bên trong quá trình đàm phán (phi công và hãng hàng không)
Nếu không đề cập đến các yếu tố phá hoại, bị kích động hoặc “kẻ giấu
mặt” đưa thông tin sai lệch để gây rối, thì vấn đề chỉ còn là ở chỗ quan hệ lao
động mà cụ thể là tiền công, tiền lương cùng các đòi hỏi vật chất khác (chủ
yếu đối với phi công) chưa thật sự hợp lý.
Thời gian gần đây xuất hiện tình trạng bộ phận phi công của hãng hàng
không quốc gia - Vietnam Airlines đồng loạt báo ốm (đợt Tết Dương lịch năm
2015 có 117 phi công báo ốm, tăng đột ngột so với bình thường khoảng trên
dưới 10 trường hợp) góp phần gây nên tình trạng chậm hủy chuyến qui mô khá
lớn, làm ùn tắc nhất thời giao thông đường không, cản trở tốc độ lưu thông của
nền kinh tế và khó khăn nhất định tới các hoạt động chính trị, xã hội. Tuy sự
kiện này đã được các cấp, các ngành và đặc biệt là lãnh đạo của Vietnam
Airlines áp dụng nhiều giải pháp phù hợp, thỏa đáng do đó tình hình đã trở lại
bình thường, nhưng đó cũng là tín hiệu phản ánh cơ chế và phương thức giải
quyết mối quan hệ lợi ích giữa người sử dụng lao động- hãng hàng không và
người cung ứng lao động lái bay, tức là phi công có vấn đề. Bản chất của hiện
tượng là gì và như thế nào cần phải nghiên cứu để kết luận chính xác trên cơ sở
đó đề ra giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm thiết lập vững chắc sự bình
ổn và phát triển đúng định hướng thị trường người lái bay- phi công ở nước ta.
Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra giải pháp đối với nguồn nhân lực phi
công phục vụ sự phát triển của ngành hàng không nước nhà trong thời gian tới
đang là vấn đề vô cùng cấp thiết. Với lý do đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề
“Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội
nhập quốc tế” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị.
4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn về nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không trong hội nhập
quốc tế, trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực phi công
của ngành hàng không Việt Nam thời gian qua và đề xuất các giải pháp phát
triển phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đưa ngành hàng không trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về nguồn nhân lực, làm rõ đặc thù,
vai trò của nguồn nhân lực phi công với tư cách là bộ phận của nguồn nhân
lực chất lượng cao.
- Nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia, vùng lãnh thổ về phát triển
nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không và rút ra những bài học kinh
nghiệm cho ngành hàng không Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực phi công của ngành
hàng không Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014, trên cơ sở đó rút ra những thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, cũng như hạn chế.
- Trên cơ sở kết quả đánh giá, nhận xét về thực trạng đưa ra dự báo về xu
thế phát triển ngành hàng không thế giới và Việt Nam thời gian tới cũng như dự
báo nhu cầu nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam đồng thời
đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phi công của ngành
Hàng không Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nguồn nhân lực phi công với tư cách
là bộ phận đặc thù của nguồn nhân lực chất lượng cao, có vai trò quyết định đối
với sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Trọng tâm của đề tài chủ yếu nghiên cứu đội ngũ phi công đang làm việc
cho các hãng hàng không mang quốc tịch Việt Nam, không nghiên cứu sâu, tuy
5
nhiên có đề cập tới các mối quan hệ phái sinh, những phi công đã chuyền đổi,
nghỉ, hoặc chuyển sang lái cho lĩnh vực khác (hàng không chung).
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu nguồn nhân lực phi công
trên các phương diện về đặc điểm, vai trò, số lượng, chất lượng, cơ cấu,
khả năng cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Khi nghiên cứu mối
quan hệ cung cầu trên thị trường phi công, đề tài chủ yếu đề cập đội ngũ phi
công đang lái cho các hãng hàng không vận chuyển công cộng hành khách,
hàng hóa bưu kiện theo như định nghĩa về kinh doanh vận tải hàng không quy
định trong luật Doanh nghiệp và luật Hàng không. Thí dụ, phi công Nguyễn
Thành Trung hợp đồng lái cho ông chủ Bầu Đức không nằm trong phạm vi
nghiên của luận án, vì phi công đó rất khó tham gia vào thị trường sức lao động
người lái bay, không phải là phi công lái bay vận tải công cộng theo luật định.
- Về không gian: Luận án tập trung phân tích đánh giá nguồn nhân lực
phi công của ngành Hàng không Việt Nam, bao gồm nguồn nhân lực phi
công của các hãng hàng không Việt Nam, trong đó chủ yếu là nguồn nhân
lực phi công của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Luận án phân tích đánh giá thực trạng nguồn
nhân lực phi công của ngành Hàng không Việt Nam trong giai đoạn từ năm
năm 2007 đến năm 2014, nhằm đề xuất phương hướng và giải pháp phát
triển nguồn nhân lực phi công của ngành Hàng không Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận của luận án
Cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và kết quả nghiên cứu,
tổng kết thực tiễn của các nhà khoa học, các học giả đi trước về nhân lực,
nhân lực ngành hàng không, nhân lực phi công đối với mỗi quốc gia và từng
hãng hàng không.
6
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Trong luận án phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử
dụng là phương pháp nghiên cứu chủ yếu; đồng thời sử dụng các phương pháp
phân tích, tổng hợp, logic kết hợp với lịch sử, thống kê, so sánh, khái quát hóa.
Chương 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích để đánh giá về
quan điểm của các học giả và trường phái lý luận về vấn đề nghiên cứu, từ đó
rút ra những vấn đề đã được nghiên cứu đầy đủ và các vấn đề cần nghiên cứu
bổ sung và nghiên cứu mới.
Chương 2: Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để rút ra
những khái niệm cơ bản như nguồn nhân lực, nguồn nhân lực phi công và
luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về đặc điểm, vai trò, nhân tố ảnh hưởng
đến nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không trong hội nhập quốc tế.
Đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu đánh giá thực tiễn đào tạo, thu
hút, sử dụng thu hút, sử dụng nguồn nhân lực phi công tại một số quốc gia để
rút ra bài học cho ngành Hàng không Việt Nam.
Chương 3: Sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp,
nhằm làm rõ thực trạng nguồn nhân lực phi công của ngành Hàng không
Việt Nam trong hội nhập quốc tế, rút ra những kết quả tích cực, tác động tiêu
cực và nguyên nhân.
Chương 4: Sử dụng phương pháp khái quát hóa những vấn đề đã
nghiên cứu ở chương hai và chương ba cùng với đánh giá dự báo về bối cảnh
và nhu cầu về nguồn nhân lực phi công của ngành Hàng không Việt Nam để
rút ra những phương hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực phi công
của ngành Hàng không Việt Nam trong thời gian tới.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
- Làm rõ khái niệm nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không
là bộ phận đặc thù của nguồn nhân lực ngành hàng không; đặc thù của
nguồn nhân lực phi công trong hội nhập quốc tế biểu hiện thông qua (1) trình
độ chuyên môn kỹ thuật cao theo chuẩn quốc tế, (2) là người lao động đa văn
7
hóa, đa sắc tộc, (3) thông thạo tiếng Anh và hiểu biết một số ngôn ngữ khác,
(4) thể lực, trí lực của đội ngũ phi công tăng cao cùng quá trình hội nhập;
nguồn nhân lực phi công có vai trò đặc biệt trong quá trình tái sản xuất và
phát triển của ngành hàng không; luận giải cụ thể tác động của các yếu tố ảnh
hưởng đến nguồn nhân lực phi công, đặc biệt là tác động của hội nhập quốc tế.
- Một số hạn chế của nguồn nhân lực phi công Việt Nam: 1) chưa đủ về
số lượng, tỷ lệ phi công thuê từ nước ngoài còn cao; 2) Cơ cấu chưa hợp lý về
chủng loại và độ tuổi; 3) Còn hạn chế về tính chuyên nghiệp và tác phong
công nghiệp; 4) Chưa có cơ sở đào tạo phi công trong nước. Nguyên nhân chủ
yếu của hạn chế là: i) Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và kinh tế chưa cao
nhưng nhu cầu phát triển vận tải hàng không trong hội nhập quốc tế tăng
nhanh; ii) Công tác đánh giá, tuyển dụng, đào tạo bổi dưỡng, sử dụng và đãi
ngộ phi công còn hạn chế và chưa đồng nhất giữa các hãng hàng không; iii)
nguồn vốn đầu tư cho nguồn nhân lực phi công còn hạn hẹp; iv) Hợp tác quốc
tế về đào tạo phi công và quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực phi
công còn nhiều bất cập.
- Đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực phi công của ngành Hàng
không Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 bao gồm (1) Đánh giá lại về
số lượng, chất lượng và cơ cấu, (2) Hoàn thiện tiêu chí và quy trình tuyển dụng,
(3) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyển dụng, (4) Nâng cao
chất lượng đào tạo, đào tạo lại đối với phi công, (5) Hoàn thiện cơ chế sử
dụng và luân chuyển phi công, (6) Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, (7) Tăng cường
huy động nguồn vốn để phát triển nguồn nhân lực phi công, (8) Tăng cường hợp
tác quốc tế và trao đổi kinh nghiệm với các nước về đào tạo, bồi dưỡng phi công,
(9) Tăng cường quản lý Nhà nước đối với đào tạo phi công ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Góp phần vào việc đưa ra những luận cứ khoa học về đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong giai
đoạn tới.
8
- Những vấn đề mà luận án đề cập và giải quyết góp phần vào việc
cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách phát triển
nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong giai đoạn tới.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo
cho các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học về nguồn nhân lực, nguồn