Luận án Nguồn vốn cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Thành phố Cần Thơlà trung tâm kinh tế, văn hóa,xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL), có tiềm năng rất lớn về công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và thương mại dịch vụ. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ, hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) luôn có vị trí rất quan trọng. Trong những năm qua, các DNNVV đã có những bước tiến đáng kể, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố (đóng góp khoảng 45% GDP, 29% tổng kim ngạch xuất khẩu, khoảng 25% tổng thu ngân sách, góp phần giải quyết hơn 60% lao động phi nông nghiệp). Có thểnói, hệthống DNNVV đã và đang trởthành bộphận quan trọng trong kinh tếcủa thành phốCần Thơ, là nơi tạo động lực phát triển kinh tế (tốc độtăng trưởng của loại hình doanh nghiệp này luôn hơn tốc độtăng trưởng của GDP và của các loại hình doanh nghiệp khác), góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù có nhiều thuận lợi từ những chính sách phát triển của nhà nước cũng như của thành phố Cần Thơ, tuy nhiên, hệ thống doanh nghiệp này vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình phát triển như: quy mô nhỏ, thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn, trình độ công nghệ còn lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu,thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao, thiếu mặt bằng để phát triển sản xuất kinh doanh, đại bộ phận ch ưa quan tâm đến xây dựng thương hiệu, khó liên kết để tạo thế mạnh chung. Trong những hạn chế đó thì thiếu vốn cũng như trở ngại trong tiếp cận nguồn vốnlà vấn đề nghiêm trọng nhất cản trở đến tiến trình phát triển. Trong khi đó, mặc dù có nhiều nguồn cung ứng nguồn vốn, nhưng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian qua vẫn khó tiếp cận. Để phát triển các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ thì vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong bối cảnh hiện tại là: Đánh giá được quy mô, cơ cấu và nhu cầu nguồn vốn đối với từng nhóm ngành nghề trong hệ thống các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ? Những hạn chế, trở ngại dẫn đến tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn cũng như những nguyên nhân của nó? Làm thế nào để mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ? Đây cũng chính là lý do tác gi ả chọn đề tài: “Nguồn vốn cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ”để nghiên cứu trong luận án của mình nhằmtháo gỡ một trong những những tồn tại, khó khăn chính của hệ thống doanh nghiệp này trên địa bàn thành phố Cần Thơ với mục đích phát huy đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hình kinh tế này phục vụ cho sự nghiệp chung là đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong xu thế hội nhập.

pdf243 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2053 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nguồn vốn cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THẾ BÍNH NGUỒN VỐN CHO PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THẾ BÍNH NGUỒN VỐN CHO PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Đoàn Thanh Hà Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Ngô Gia Lưu TP.HỒ CHÍ MINH NĂM 2013 LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận án có lời cam đoan danh dự về công trình nghiên cứu khoa học này là của mình, như sau: Tôi tên là: Nguyễn Thế Bính Sinh ngày 30 tháng 1 năm 1969 Quê quán: Nghệ An Hiện công tác tại: Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, Là nghiên cứu sinh khóa 15, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Đề tài: Nguồn vốn cho phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.,TS. Đoàn Thanh Hà Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Ngô Gia Lưu Luận án được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM. Đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, các dữ liệu trong nghiên cứu trung thực và được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. TP. Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 8 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thế Bính BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHŨ VIẾT NGHĨA TIẾNG VIỆT NGHĨA TIẾNG NƯỚC TẮT NGOÀI CN-XD Công nghiệp – Xây dựng CP Chính phủ TCTD Tổ chức tín dụng CTTC Cho thuê tài chính CVHTLS Cho vay hỗ trợ lãi suất DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐVT Đơn vị tính ĐTMH Đầu tư mạo hiểm ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long KTNN Kinh tế Nhà nước GTGT Giá trị gia tăng KTTN Kinh tế tư nhân NHTM Ngân hàng thương mại NHTMNN Ngân hàng thương mại Nhà nước NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NSNN Ngân sách Nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TCTC Tổ chức tài chính TNHH Trách nhiệm hữu hạn TM-DV Thương mại – dịch vụ TTCK Thị trường chứng khoán TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân XTTM Xúc tiến thương mại Phòng Thương mại và Công nghiệp Vietnam Chamber of VCCI Việt Nam Commerce and Industry Vietnam Association of Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa VINASME Small and Medium Việt Nam Enterprises ADB Ngân hàng phát triển châu Á Asian Development Bank CIC Trung tâm thông tin tín dụng Credit Information Center EU Liên minh châu Âu European Union FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment International Monetary IMF Quỹ tiền tệ quốc tế Fund Japan Bank for JBIC Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản International Coorperation Official Development ODA Hỗ trợ phát triển chính thức Assistantce Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và Small&Medium Enterprise SMEDF vừa Development Fund Small Business SBA Cục Quản lý kinh doanh nhỏ Hoa Kỳ Administration World Intellectual WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới Property Organization WB Ngân hàng thế giới World Bank WTO Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization DANH MỤC BẢNG SỐ BẢNG TÊN BẢNG TRANG Bảng 1.1 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản 4 Bảng 1.2 Tiêu chuẩn phân định doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam 8 Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ 48 Bảng 2.2 Thu chi ngân sách giai đoạn 2008 – 2012 49 Bảng 2.3 Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 50 Bảng 2.4 Vốn đầu tư phát triển do địa phương quản lý 50 Bảng 2.5 Huy động vốn và dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng 51 Một số chỉ tiêu về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Bảng 2.6 55 thành phố Cần Thơ Bảng 2.7 Doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực Nhà nước 56 Bảng 2.8 Doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực ngoài Nhà nước 56 Bảng 2.9 Doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 57 Bảng 2.10 Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành kinh tế 58 Bảng 2.11 Đóng góp của hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa 65 Bảng 2.12 Các chỉ tiêu về nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 67 Bảng 2.13 Quy mô nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 68 Bảng 2. 14 Cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 69 Bảng 2.15 Cơ cấu nguồn vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 69 Bảng 2.16 Tình trạng nguồn vốn 70 Bảng 2.17 Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng 72 Bảng 2.18 Cơ cấu dư nợ của các tổ chức tín dụng 73 Bảng 2.19 Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 73 Bảng 2.20 Hoạt động của các ngân hàng thương mại Nhà nước 74 Bảng 2.21 Hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần 75 Bảng 2.22 Hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân 76 Bảng 2.23 Vốn huy động qua ngân hàng thương mại 83 Bảng 2.24 Vốn huy động qua tổ chức tài chính phi ngân hàng 84 Bảng 2.25 Vốn huy động vốn qua bạn bè người thân 85 Bảng 2.26 Vốn huy động qua các nguồn khác 85 Bảng 2.27 Trở ngại khi tiếp cận vốn vay 90 Bảng 2.28 Lãi suất bình quân của khoản vay phải trả 92 DANH MỤC BIỂU ĐỒ SỐ BIỂU TÊN BIỀU ĐỒ TRANG ĐỒ Biểu đồ 2.1 Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn 71 Biểu đồ 2.2 Nhu cầu thời hạn khoản vay 71 Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng các nguồn huy động vốn 83 Biểu đồ 2.4 Tình hình tiếp cận các khoản vay ưu đãi 86 MỤC LỤC Trang: BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................i DANH MỤC BẢNG ........................................................................................iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ....................................................................................iv MỞ ĐẦU ........................................................................................................viii CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.................................................................................................. 1 1.1 LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .................................. 1 1.1.1 Các tiêu chí phân định doanh nghiệp nhỏ và vừa.................................... 1 1.1.2 Những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa .......................9 1.1.3 Vai trò của hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................14 1.2 NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ......................16 1.2.1 Vốn chủ sở hữu. ....................................................................................16 1.2.2 Các khoản nợ .........................................................................................21 1.2.3 Những nhân tố tác động đến nguồn vốn của các DNNVV ...................32 1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NGUỒN VỐN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN THẾ GIỚI...................................................36 1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế về nguồn vốn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa......... 36 1.3.2 Bài học cho Việt Nam ...........................................................................42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................44 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ...........................................................46 2.1 TỔNG QUAN VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ................................................................................46 2.1.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội ....................................................46 2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa........................................... 51 2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................... 54 2.2.1 Số lượng, quy mô ..................................................................................54 2.2.2 Cơ cấu, thành phần ................................................................................55 2.2.3 Năng lực hoạt động................................................................................59 2.2.4 Những đóng góp cho kinh tế, xã hội thành phố Cần Thơ .....................64 2.2.5 Những tồn tại, hạn chế cơ bản...............................................................65 2.3 THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ TIẾP CẬN VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ .............67 2.3.1 Thực trạng nguồn vốn............................................................................67 2.3.2 Thực trạng tiếp cận nguồn vốn..............................................................72 2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ TIẾP CẬN VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ...............................................................................................87 2.4.1 Những thuận lợi.....................................................................................87 2.4.2 Những khó khăn, trở ngại......................................................................88 2.4.3 Nguyên nhân..........................................................................................90 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................99 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.....................................................................................................100 3.1 QUAN ĐỂM, MỤC TIÊU VÀ LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.............................................................................................................................100 3.1.1 Quan điểm phát triển ...........................................................................100 3.1.2 Mục tiêu và lộ trình phát triển.............................................................101 3.2 GIẢI PHÁP TIẾP CẬN NGUỒN VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ...............................................................................................................105 3.2.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp ..........................................................106 3.2.2 Giải pháp đối với nguồn cung ứng vốn...............................................115 3.2.3 Giải pháp đối với các Tổ chức hiệp hội ..............................................130 3.3 KIẾN NGHỊ ...........................................................................................131 3.3.1 Đối với Nhà nước ...............................................................................131 3.3.2 Đối với chính quyền thành phố Cần Thơ ............................................136 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..............................................................................141 KẾT LUẬN....................................................................................................142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. LÝ DO NGHIÊN CỨU: Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có tiềm năng rất lớn về công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản và thương mại dịch vụ. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ, hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) luôn có vị trí rất quan trọng. Trong những năm qua, các DNNVV đã có những bước tiến đáng kể, đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của Thành phố (đóng góp khoảng 45% GDP, 29% tổng kim ngạch xuất khẩu, khoảng 25% tổng thu ngân sách, góp phần giải quyết hơn 60% lao động phi nông nghiệp). Có thể nói, hệ thống DNNVV đã và đang trở thành bộ phận quan trọng trong kinh tế của thành phố Cần Thơ, là nơi tạo động lực phát triển kinh tế (tốc độ tăng trưởng của loại hình doanh nghiệp này luôn hơn tốc độ tăng trưởng của GDP và của các loại hình doanh nghiệp khác), góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù có nhiều thuận lợi từ những chính sách phát triển của nhà nước cũng như của thành phố Cần Thơ, tuy nhiên, hệ thống doanh nghiệp này vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình phát triển như: quy mô nhỏ, thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn, trình độ công nghệ còn lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu, thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao, thiếu mặt bằng để phát triển sản xuất kinh doanh, đại bộ phận chưa quan tâm đến xây dựng thương hiệu, khó liên kết để tạo thế mạnh chung. Trong những hạn chế đó thì thiếu vốn cũng như trở ngại trong tiếp cận nguồn vốn là vấn đề nghiêm trọng nhất cản trở đến tiến trình phát triển. Trong khi đó, mặc dù có nhiều nguồn cung ứng nguồn vốn, nhưng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong thời gian qua vẫn khó tiếp cận. Để phát triển các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ thì vấn đề đặt ra cần được giải quyết trong bối cảnh hiện tại là: Đánh giá được quy mô, cơ cấu và nhu cầu nguồn vốn đối với từng nhóm ngành nghề trong hệ thống các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ? Những hạn chế, trở ngại dẫn đến tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn cũng như những nguyên nhân của nó? Làm thế nào để mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ? Đây cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài: “Nguồn vốn cho phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Cần Thơ” để nghiên cứu trong luận án của mình nhằm tháo gỡ một trong những những tồn tại, khó khăn chính của hệ thống doanh nghiệp này trên địa bàn thành phố Cần Thơ với mục đích phát huy đến mức cao nhất hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh cũng như tiềm năng của loại hình kinh tế này phục vụ cho sự nghiệp chung là đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong xu thế hội nhập. 2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN: Cho đến thời điểm nghiên cứu này thực hiện, đã có nhiều công trình nghiên cứu có đề cập đến nguồn vốn của loại hình DNNVV ở nhiều cấp độ nghiên cứu khác nhau. Cụ thể:  Trong nghiên cứu “Mở rộng và nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2009) các tác giả đã chỉ ra rằng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn là một trong những cản trở lớn nhất trong quá trình phát triển của loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay. Theo nghiên cứu này, tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận nguồn vốn của các DNNVV xuất phát từ cả hai phía, bản thân doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích những rào cản đối với các DNNVV trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng mà không đề cập đến các nguồn vốn cũng như những kênh cung ứng vốn khác mà trong thực tế, DNNVV có thể tiếp cận để giải quyết những khó khăn về nguồn vốn của mình [77].  Nghiên cứu của TS. Trương Quang Thông (2010) trong đề tài “Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các DNNVV – Một nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh”, đã khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, qua đó gợi ý chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống doanh nghiệp này trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thông qua chính sách tài trợ tiếp cận vốn tín dụng từ hệ thống ngân hàng thương mại [38].  Hỗ trợ về vốn và tiếp cận nguồn vốn là một trong những nhóm giải pháp quan trọng được đề xuất nhằm phát triển DNNVV của Việt Nam đến năm 2020 trong nghiên cứu “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2010). Theo nghiên cứu này, để các DNNVV Việt Nam phát triển cần đầu tư đổi mới trang thiết bị - công nghệ, mở rộng liên kết và xúc tiến thị trường, nhưng thiếu vốn và không được hỗ trợ tiếp cận vốn đã ngăn cản tiến trình nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV của Việt Nam. Tuy vậy, nghiên cứu chỉ tập trung phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chưa làm rõ nguyên nhân cũng như nhưng chính sách hỗ trợ cụ thể để giúp hệ thống doanh nghiệp này giải quyết bài toán về vốn [76].  Luận án tiến sỹ của Nguyễn Minh Tuấn (2011) về đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam” tác giả đã đánh giá và đưa ra những giải pháp hoàn thiện và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng thương mại tạo điều kiện giúp phát triển các DNNVV [40].  Một số nghiên cứu trong các luận văn thạc sỹ chuyên ngành kinh tế, tài chính – ngân hàng đề cập đến chính sách nhằm mở rộng khả năng cung tín dụng cho các DNNVV như:  Luận văn thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện hoạt động tín dụng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Việt Hà (2008), đã phân tích tình trạng thiếu vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh của hệ thống DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhưng doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng do những bất cập trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, qua đó, qua đó đề xuất các giải pháp và chính sách nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại, giúp DNNVV thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng [14].  Nghiên cứu “Cho vay theo hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Thực trạng và giải pháp” trong luân văn thạc sỹ của Đoàn Vũ Thiên (2007) chỉ tập trung nghiên cứu tìm ra hạn mức tín dụng phù hợp trong hệ thống NHNN&PTNT với đối tượng khách hàng là các DNNVV [35].  Luận văn thạc sỹ của Hoàng Đức Kiên Thế (2007) với đề tài “Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - trên phương diện mở rộng cung tín dụng” đề cập đến chính sách hỗ trợ phát triển các DNNVV từ chính sách mở rộng cung tín dụng [34]..  Đề tài “Giải pháp nâng cao khả năng huy động nguồn vốn cho các DNNVV Việt Nam” trong luận văn thạc sỹ của Phan Thị Thanh Giang (2007), đề cập chung đến thực trạng nguồn vốn huy động của các DNNVV Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006, thời điểm bối cảnh quốc tế và trong nước chưa có những yếu tố tác động lớn đến các DNNVV như trong giai đoạn hiện nay [11]..  Một số luận văn nghiên cứu về hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng thương mại giúp phát triển DNNVV ở Việt Nam và một số địa phương như:  Đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ của Hồ Xuân Vũ (2006)“Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNNVV tại ngân hàng Thái Bình Dương” [41].; nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Cúc (2007) trong luận văn thạc sỹ “Kiểm soạt rủi ro tín dụng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” [7]; luận văn thạc sỹ “Phát triển dịch vụ ngân hàng phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố Hồ Chí Minh” của Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2007) [28].; nghiên cứu “Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam” của tác giả Lê Nguyễn Phương Ngọc (2007) [26], đề cập đến các nghiệp vụ ngân hàng cũng như cần đa dạng hóa các dịch vụ nhằm giúp hệ thống DNNVV thuận lợi hơn trong quá trình tiếp cận với các nguồn tài trợ từ hệ thống ngân hàng. Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã góp phần nhận diện những khó khăn về nguồn vốn trong quá trình phát triển các DNNVV tại Việt Nam cũng như tại một số địa phương, đề xuất những giải pháp, kiến nghị về mặt kỹ thuật (dịch vụ cung ứng vốn từ các ngân hàng thương mại) cũng như chính sách (các giải pháp hỗ trợ) giúp hệ thống DNNVV thuận lợi hơn trong tiếp cận nguồn vốn. Đối với hệ thống doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng trên địa bàn thành phố Cần Thơ, một số nghiên cứu có liên quan được công bố trong những năm gần đây có thể kể đến như:  Nghiên cứu của ThS. Trần Thanh Mẫn và cộng sự (2008) trong đề tài nghiên cứu cấp thành phố “Lộ trình phát triển sản xuất kinh doanh
Luận văn liên quan