Cũng như ở nhiều quốc gia đang phát triển khác, ở Việt Nam, luật môi trường
xuất hiện muộn. Vấn đề bảo vệ môi trường thực sự được quan tâm bắt đầu từ những
năm 90 của thế kỷ XX, đánh dấu bằng việc ghi nhận một cách chính thức trong Hiến
pháp năm 1992. Sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 với tư cách là một
đạo luật độc lập về môi trường tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Nhà nước Việt
Nam đối với việc bảo vệ môi trường 1.
So với một số lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật môi trường được coi là lĩnh
vực pháp luật còn mang nhiều tính hình thức. Một số quy định không khả thi và khó
triển khai trên thực tế do thiếu các thiết chế đảm bảo thực thi, cơ chế giải quyết bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra chưa phù hợp, các biện pháp xử lý vi
phạm pháp luật về môi trường còn chưa thực sự hiệu quả
Trong giai đoạn gần đây - giai đoạn 2011- 2015, công tác bảo vệ môi trường có
nhiều khởi sắc theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, sức ép từ quá trình phát triển
kinh tế - xã hội cùng với những tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai đã và đang
tiếp tục làm gia tăng nhiều áp lực đối với môi trường, gây ra không ít vấn đề bức xúc
về môi trường, tác động tới sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng và làm thiệt hại đến kinh
tế, làm gia tăng các xung đột liên quan đến môi trường trong xã hội.Trong vài năm
trở lại đây, vấn đề ô nhiễm bụi và tiếng ồn tại các đô thị lớn, các trục giao thông trọng
điểm tiếp tục có những diễn biến phức tạp2.
223 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 709 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền theo pháp luật môi trường Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________
VÕ TRUNG TÍN
NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN
THEO PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________
VÕ TRUNG TÍN
NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN
THEO PHÁP LUẬT MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 9.38.01.07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận án là trung thực, có trích dẫn
rõ ràng. Nếu có sự gian dối, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả luận án
Võ Trung Tín
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA
ĐỀ TÀI ....................................................................................................................... 8
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ................................................................ 8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................... 8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................... 18
1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................. 23
1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp tiếp cận đề tài ........................................... 25
1.2.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 25
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 26
1.2.3. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 26
1.2.4. Phương pháp tiếp cận đề tài ...................................................................... 27
Kết luận Chương 1 .................................................................................................. 28
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM
PHẢI TRẢ TIỀN ..................................................................................................... 29
2.1. Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của nguyên tắc người gây ô
nhiễm phải trả tiền .......................................................................................... 29
2.2. Nội dung của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ......................... 40
2.3. Mục đích và yêu cầu của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ...... 49
2.4. Mối liên hệ giữa nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền với các
nguyên tắc khác của luật môi trường............................................................ 56
Kết luận Chương 2 .................................................................................................. 70
Chương 3
THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM .......................................................................... 71
3.1. Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền thông qua pháp
luật về thuế bảo vệ môi trường ...................................................................... 71
3.1.1. Khái niệm về thuế bảo vệ môi trường ...................................................... 71
3.1.2. Nội dung pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ....................................... 75
3.1.3. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế bảo vệ môi
trường ....................................................................................................... 80
3.2. Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền thông qua pháp
luật về thuế tài nguyên .................................................................................... 85
3.2.1. Khái niệm về thuế tài nguyên ................................................................... 85
3.2.2. Nội dung pháp luật về thuế tài nguyên ..................................................... 89
3.2.3. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn thực hiện pháp luật về thuế tài nguyên .. 92
3.3. Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền thông qua pháp
luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải .......................................... 97
3.3.1. Khái niệm về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ........................ 97
3.3.2. Nội dung pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải ............. 99
3.3.3. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn thực hiện pháp luật về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải ......................................................................... 102
3.4. Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền thông qua pháp
luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra ..................... 109
3.4.1. Khái niệm về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra ......... 109
3.4.2. Nội dung pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây
ra ............................................................................................................. 114
3.4.3. Những vấn đề đặt ra từ thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường
thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra .................................................. 120
3.5. Bảo đảm thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền thông
qua các quy định pháp luật có liên quan và thông qua hoạt động tuyên
truyền, giáo dục ............................................................................................ 127
3.5.1. Bảo đảm thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền thông
qua pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi gây ô
nhiễm môi trường .................................................................................. 127
3.5.2. Bảo đảm thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền thông
qua pháp luật về xử lý hình sự đối với các tội phạm liên quan đến ô
nhiễm môi trường .................................................................................. 133
3.5.3. Bảo đảm thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền thông
qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục ..................................................... 136
Kết luận Chương 3 ................................................................................................ 143
Chương 4
NHU CẦU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM NHẰM ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGUYÊN
TẮC NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN ............................................. 144
4.1. Nhu cầu và định hướng hoàn thiện pháp luật môi trường Việt Nam
nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ... 144
4.1.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật môi trường Việt Nam nhằm đảm bảo
thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ........................... 144
4.1.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật môi trường Việt Nam nhằm đảm bảo
thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ........................... 147
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật môi trường Việt Nam nhằm đảm bảo
thực hiện hiệu quả nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền .............. 149
4.2.1. Sửa đổi các quy định pháp luật về thuế bảo vệ môi trường ................... 149
4.2.2. Sửa đổi các quy định pháp luật về thuế tài nguyên ................................ 153
4.2.3. Sửa đổi các quy định pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với nước
thải .......................................................................................................... 155
4.2.4. Sửa đổi các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường ....................................................................................................... 157
4.2.5. Các giải pháp khác ................................................................................... 160
Kết luận Chương 4 ................................................................................................ 167
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 168
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT
QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
BTTH Bồi thường thiệt hại
BVMT Bảo vệ môi trường
CCKT Công cụ kinh tế
CERCLA The Comprehensive Environmental Response,
Compensation and Liability Act (Đạo luật về Trách
nhiệm pháp lý, Bồi Thường và Phản ứng toàn diện về
môi trường)
LMT Luật môi trường
OECD Organisation for Economic Co-operation and
Development (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế)
ÔNMT Ô nhiễm môi trường
PPP Polluter Pays Principle (Nguyên tắc người gây ô nhiễm
phải trả tiền)
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
VPHC Vi phạm hành chính
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cũng như ở nhiều quốc gia đang phát triển khác, ở Việt Nam, luật môi trường
xuất hiện muộn. Vấn đề bảo vệ môi trường thực sự được quan tâm bắt đầu từ những
năm 90 của thế kỷ XX, đánh dấu bằng việc ghi nhận một cách chính thức trong Hiến
pháp năm 1992. Sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 với tư cách là một
đạo luật độc lập về môi trường tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Nhà nước Việt
Nam đối với việc bảo vệ môi trường 1.
So với một số lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật môi trường được coi là lĩnh
vực pháp luật còn mang nhiều tính hình thức. Một số quy định không khả thi và khó
triển khai trên thực tế do thiếu các thiết chế đảm bảo thực thi, cơ chế giải quyết bồi
thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra chưa phù hợp, các biện pháp xử lý vi
phạm pháp luật về môi trường còn chưa thực sự hiệu quả
Trong giai đoạn gần đây - giai đoạn 2011- 2015, công tác bảo vệ môi trường có
nhiều khởi sắc theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, sức ép từ quá trình phát triển
kinh tế - xã hội cùng với những tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai đã và đang
tiếp tục làm gia tăng nhiều áp lực đối với môi trường, gây ra không ít vấn đề bức xúc
về môi trường, tác động tới sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng và làm thiệt hại đến kinh
tế, làm gia tăng các xung đột liên quan đến môi trường trong xã hội.Trong vài năm
trở lại đây, vấn đề ô nhiễm bụi và tiếng ồn tại các đô thị lớn, các trục giao thông trọng
điểm tiếp tục có những diễn biến phức tạp2. Nhiều “điểm nóng môi trường” cần được
xử lý3, tiêu biểu là sự cố môi trường biển miền Trung do nước thải công nghiệp của
Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (công ty Formosa) gây ra
1 Võ Trung Tín (2017), “Một số đánh giá về pháp luật môi trường Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
số 08 (336), tr.15.
2 Bộ TN&MT (2015), Báo cáo môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015, tr.235.
3 Như hiện tượng cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại khu vực biển thuộc xã Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa; Công ty
TNHH Chin Well Fasteners Việt Nam tại tỉnh Đồng Nai chôn lấp bùn thải trái phép; Công ty Cổ phần DAP Đình
Vũ, Hải Phòng thải chất thải rắn thạch cao chứa photpho cực độc với khối lượng lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường; Công ty TNHH Gạch men Hoàng Gia tại KCN Mỹ Xuân A, xã Mỹ Xuân, huyện Tân Thành có hành vi
thải khói, bụi gây ô nhiễm môi trường không khí kéo dài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân
trong khu vực; cơ sở tái chế nhựa trái phép tại huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng gây ô nhiễm môi trường;
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên xử lý và chế biến chất thải Phú Thọ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng;
tình trạng ô nhiễm môi trường do các trang trại chăn nuôi trong khuôn viên đất Tiểu đoàn 26 và Trung đoàn 916 tại
huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội; Công ty TNHH MTV Dịch vụ Môi trường Ánh Dương (Đà Nẵng) chôn lấp
chất thải trái phép. (Bộ TN&MT (2017), Báo cáo tổng kết công tác tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016 và
kế hoạch công tác năm 2017 của ngành TN&MT).
2
vào tháng 4 năm 2016. Vụ gây ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa “lộ ra”
từ hiện tượng các chết ngày 6 tháng 4 năm 2016 trên vùng biển cảng Vũng Áng thuộc
địa phận thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Hiện tượng thủy sản chết lan trên diện rộng, bắt
đầu từ vùng ven biển Hà Tĩnh, lan tiếp dọc ven biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị
và Thừa Thiên-Huế. Sự cố này đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, xã hội và môi
trưởng, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nhất là ngành thủy sản, tiếp đến là hoạt động
kinh doanh, dịch vụ, du lịch và đời sống sinh hoạt của ngư dân. Nguyên nhân được
xác định do công ty Formosa gây ra trong quá trình vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà
máy, đã có những vi phạm và để xảy ra sự cố, dẫn tới nước thải có chứa độc tố phenol,
xyanua chưa được xử lý đạt chuẩn xả ra môi trường. Công ty Formosa đã nhận trách
nhiệm, xin lỗi Chính phủ, nhân dân và bồi thường 500 triệu USD4.
Pháp luật môi trường Việt Nam hiện nay chưa ghi nhận đầy đủ và chính xác các
chủ thể gây ra ô nhiễm môi trường (tác nhân chính dẫn đến thực trạng môi trường
đáng báo động hiện nay), cũng như chưa ràng buộc đầy đủ nghĩa vụ của các chủ thể
này; dẫn đến việc xem nhẹ các quy định pháp luật môi trường hoặc sẵn sàng đánh đổi
theo quan điểm “phát triển bằng mọi giá”, kể cả hy sinh những lợi ích về môi trường
cho các hoạt động phát triển kinh tế. Điều này đặt ra nhu cầu cần xây dựng các quy
định pháp luật môi trường theo hướng tác động tương xứng vào lợi ích kinh tế của
các chủ thể, từ đó định hướng hành vi xử sự của họ theo hướng có lợi cho môi trường.
Nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền” (hoặc “người gây ô nhiễm phải
trả giá”, “người gây ô nhiễm phải trả” – Polluter Pays Principle), đã trở nên phổ biến
tại nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây, khi vấn đề môi trường đang
ngày càng trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với sự phát triển bền vững của hầu
hết các quốc gia. Khi con người nhận thức được rõ hơn rằng hoạt động sản xuất của
nền kinh tế thế giới đang ngày càng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tác động
tiêu cực đến điều kiện sống của toàn nhân loại, thì nguyên tắc người gây ô nhiễm phải
trả tiền được xem như là một nguyên tắc thể hiện việc áp dụng công cụ kinh tế để
quản lý và giải quyết các vấn đề môi trường.
Trong tổng thể sự phát triển bền vững của một quốc gia, chính sách môi trường
và chính sách kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ. Ở các nước, nguyên tắc người gây ô
nhiễm phải trả tiền được sử dụng là một công cụ chính thức để kiểm soát các hoạt
4“Formosa đúng đầu các vụ gây ô nhiễm năm 2016”, https://tuoitre.vn/formosa-dung-dau-cac-vu-gay-o-nhiem-
nam-2016-1351267.htm (truy cập ngày 26/12/2017).
3
động ảnh hưởng tới môi trường của các chủ thể. Ở Việt Nam, nguyên tắc người gây
ô nhiễm phải trả tiền cũng được xem xét và áp dụng trong việc quản lý môi trường
nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của các chủ thể vào môi trường.
Trong bối cảnh hiện nay, việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống các
vấn đề lý luận của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, các quy định pháp luật
thể hiện và thực hiện nguyên tắc, từ đó tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định
pháp luật môi trường và cơ chế triển khai thực hiện có hiệu quả nguyên tắc này ở Việt
Nam là rất cần thiết. Vì thế, tác giả chọn đề tài “Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải
trả tiền theo pháp luật môi trường Việt Nam” làm Luận án tiến sĩ luật học trong
chương trình đào tạo nghiên cứu sinh của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài luận án là luận giải và làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận và thực tiễn của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Từ đó, đề
xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật để bảo đảm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc
người gây ô nhiễm phải trả tiền, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập
quốc tế của quốc gia Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, tác giả đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của nguyên tắc người gây ô nhiễm
phải trả tiền; phân tích mối quan hệ giữa nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
với các nguyên tắc khác của luật môi trường.
Thứ hai, phân tích, đánh giá các quy định pháp luật thể hiện và thực hiện nguyên
tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền; phân tích, đánh giá thực tiễn thực hiện nguyên
tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ở Việt Nam.
Thứ ba, đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm
thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền ở Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền có thể được tiếp cận ở nhiều góc độ.
4
Trong khuôn khổ Luận án thuộc ngành luật học, tác giả tập trung nghiên cứu khía
cạnh pháp lý của nguyên tắc này. Với cách tiếp cận này, đối tượng nghiên cứu của
Luận án là những vấn đề lý luận của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, các
văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về môi trường liên quan đến nguyên tắc
người gây ô nhiễm phải trả tiền và thực tiễn áp dụng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các văn bản pháp luật của Việt Nam về môi trường hiện nay rất rộng, liên quan
đến nhiều vấn đề khác nhau. Trong khuôn khổ Luận án, tác giả khai thác các văn bản
nguồn của luật môi trường từ cách tiếp cận về đối tượng điều chỉnh của luật môi
trường (là những quan hệ phát sinh trực tiếp trong việc khai thác, quản lý và bảo vệ
môi trường). Do vậy, các văn bản nguồn này bao gồm các văn bản về bảo vệ môi
trường và các văn bản về khai thác, quản lý các yếu tố môi trường 5, bắt đầu từ Luật
Bảo vệ môi trường năm 19936. Trong một số nội dung, tác giả có so sánh với quy
định pháp luật một số nước.
Nội dung cơ bản của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền là các hình thức
thực hiện nguyên tắc này, nói cách khác, đó là tiền phải trả của chủ thể gây ô nhiễm.
Các nước trên thế giới áp dụng nhiều hình thức thực hiện nguyên tắc người gây ô
nhiễm phải trả tiền.
Trong luận án này, tác giả chọn các hình thức: thuế bảo vệ môi trường, thuế tài
nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi
trường để phân tích. Đây cũng chính là những hình thức thực hiện nguyên tắc người
gây ô nhiễm phải trả tiền mà Việt Nam đã và đang áp dụng. Nhiều nước trên thế giới
cũng đã có nhiều kinh nghiệm thực hiện các hình thức này. Do đó, tác giả có thể liên
hệ với việc thực hiện ở một số nước để có sự so sánh. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề
cập một số quy định nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả nguyên tắc người gây ô
nhiễm phải trả tiền như các quy định về tuyên truyền, giáo dục; chế tài hành chính;
chế tài hình sự.
5 Bao gồm “các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người và
sinh vật”. Đó là các yếu tố “đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác”
(khoản 1, khoản 2 Điều 3 Luật BVMT năm 2014). Các yếu tố tinh thần không được đề cập trong phạm vi Luận
án này.
6 Đây là đạo luật đầu tiên của Việt Nam về BVMT. Luật này sau đó được thay thế bằng Luật BVMT năm 2005
và Luật BVMT năm 2014.
5
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin với chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để giải
quyết các vấn đề về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đảm
bảo tiến bộ xã hội, giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng; mối quan hệ giữa
nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền với các nguyên tắc khác của pháp luật
môi trường; sự ra đời và phát triển của nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền;
vai trò của pháp luật môi trường tro