Luận án Nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới

Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, mọi quốc gia, dân tộc nhất định sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành chính quyền đã đánh dấu sự ra đời nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, dân chủ XHCN chính thức trở thành mục tiêu, nhiệm vụ lịch sử của cách mạng Việt Nam kể từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

pdf179 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2763 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ANH TUẤN NHËN THøC MíI VÒ D¢N CHñ X· HéI CHñ NGHÜA Vµ X¢Y DùNG NÒN D¢N CHñ X· HéI CHñ NGHÜA ë VIÖT NAM THêI Kú §æI MíI LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA Xà HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2016 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ANH TUẤN NHËN THøC MíI VÒ D¢N CHñ X· HéI CHñ NGHÜA Vµ X¢Y DùNG NÒN D¢N CHñ X· HéI CHñ NGHÜA ë VIÖT NAM THêI Kú §æI MíI LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA Xà HỘI KHOA HỌC Mã số: 62 22 03 08 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VIẾT THÔNG HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Anh Tuấn MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Những công trình nghiên cứu về dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa 6 1.2. Những công trình nghiên cứu về xây dựng nền dân chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 12 1.3. Giá trị của những công trình tổng quan và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu 21 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ DÂN CHỦ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ Xà HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI 25 2.1. Cơ sở lý luận của nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới 25 2.2. Cơ sở thực tiễn của nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới 48 Chương 3: NHỮNG NỘI DUNG MỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG NHẬN THỨC VỀ DÂN CHỦ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ Xà HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI 67 3.1. Những nội dung mới trong nhận thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới 67 3.2. Những nội dung mới trong nhận thức về xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới 87 3.3. Những vấn đề đặt ra trong nhận thức lý luận về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới 101 Chương 4: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC VỀ DÂN CHỦ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ Xà HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 115 4.1. Một số quan điểm nhằm bổ sung, phát triển nhận thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 115 4.2. Các nhóm giải pháp nhằm bổ sung, phát triển nhận thức về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 126 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 169 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCVS : Chuyên chính vô sản CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội DCTS : Dân chủ tư sản LLSX : Lực lượng sản xuất XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, mọi quốc gia, dân tộc nhất định sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành chính quyền đã đánh dấu sự ra đời nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga, dân chủ XHCN chính thức trở thành mục tiêu, nhiệm vụ lịch sử của cách mạng Việt Nam kể từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Khác với các nền dân chủ đã tồn tại trước đó trong lịch sử, nền dân chủ XHCN không thể ra đời, phát triển một cách tự phát. Nó không thể tự nhiên xuất hiện và hoàn thiện ngay sau sự kiện giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền. Xây dựng nền dân chủ XHCN là nhiệm vụ lịch sử mới mẻ, chưa có tiền lệ. Những thăng trầm của chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực ở các nước trên thế giới trong gần 100 năm qua đã cho thấy rõ tính dích dắc, phức tạp của tiến trình xây dựng nền dân chủ XHCN. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, sức sống thực tế của dân chủ XHCN trước hết phụ thuộc vào nhận thức và hành động của đảng cộng sản cầm quyền. Ở nước ta, từ năm 1986, bằng việc khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục thể hiện rõ trí tuệ, bản lĩnh và trách nhiệm của của mình trước những vấn đề hệ trọng của Tổ quốc, nhân dân. Việc xây dựng nền dân chủ XHCN trở thành một trong những mối quan tâm thường trực trong nhận thức và hành động của Đảng. Theo đó, dân chủ hóa các lĩnh vực đời sống xã hội luôn được Đảng ta khẳng định là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của công cuộc đổi mới. Tư duy, nhận thức mới của Đảng về dân chủ XHCN chỉ đạo quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội; và thực tiễn dân chủ hóa lại là căn cứ, cơ sở để kiểm nghiệm, bổ sung nhận thức về dân chủ XHCN và nhận thức về xây dựng nền dân chủ XHCN. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, theo tinh thần dân chủ, đổi mới, 30 năm qua đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trong đó, thành tựu về xây dựng và phát huy dân chủ XHCN có giá trị và ý nghĩa đặc biệt. Quyền lực của nhân dân, lợi ích của nhân dân, vai trò của nhân dân, tính tích cực chính trị của nhân dân ngày càng được thể hiện và phát huy mạnh mẽ. Thực hành dân chủ, phát huy dân chủ trở thành nội dung, phương thức tổ chức, hoạt động của cả hệ thống chính trị và 2 của mỗi tổ chức thành viên. Dân chủ XHCN là kết quả của đổi mới vừa là động lực thúc đẩy đổi mới. Nhận thức lý luận về dân chủ XHCN đã có nhiều điểm mới, thực tiễn xây dựng dân chủ XHCN đã có những đổi thay có tính bước ngoặt. Tuy nhiên, những kết quả, thành tựu nói trên của quá trình nhận thức và thực hiện dân chủ XHCN ở nước ta mới chỉ là bước đầu. Trong 30 năm qua, trên nhiều khía cạnh, quá trình nhận thức về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN còn nhiều thiếu sót, hạn chế và nảy sinh không ít vấn đề gai góc, phức tạp. Nhiều khía cạnh nội dung về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN chưa được nhận thức đầy đủ, thể hiện sự phiến diện, giáo điều, máy móc dẫn đến thiếu thống nhất trong hành động, gây lúng túng trong thực thi. Đó là vấn đề thực hiện dân chủ XHCN trong điều kiện một đảng cộng sản cầm quyền; vấn đề đảm bảo quyền lực của nhân dân, thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội, xây dựng con người và phát triển văn hóa Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; vấn đề kiểm soát quyền lực, chống suy thoái, quan liêu, tham nhũng Những vấn đề này nếu không được nhận thức và giải quyết đúng đắn, kịp thời thì sẽ là lực cản lớn cho sự phát triển đất nước, sẽ là nguyên nhân trực tiếp gây ra những bất ổn về chính trị - xã hội, đe dọa đến sự thành bại của công cuộc đổi mới, sự tồn vong của chế độ XHCN và nền dân chủ XHCN ở nước ta. Thực tế đang đòi hỏi chúng ta phải có những tổng kết công phu trên phương diện lý luận và thực tiễn về dân chủ XHCN, từ đó tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta trong điều kiện mới. Với mong muốn góp phần từng bước giải quyết những công việc phức tạp và hệ trọng nói trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới” làm đề tài luận án Tiến sĩ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Từ việc phân tích cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn; đánh giá, phân tích những nội dung mới và những vấn đề đặt ra trong nhận thức về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới, luận án đề xuất những quan điểm và 3 giải pháp nhằm tiếp tục bổ sung, phát triển nhận thức về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ: - Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về dân chủ, dân chủ XHCN, xây dựng nền dân chủ, xây dựng nền dân chủ XHCN; từ đó, xác định sự cần thiết và các nội dung luận án tập trung nghiên cứu. - Phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn của nhận thức về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. - Phân tích, làm rõ những nội dung mới và những vấn đề đặt ra trong nhận thức về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta trong thời kỳ đổi mới. - Đề xuất một số quan điểm, giải pháp tiếp tục bổ sung, phát triển nhận thức về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng Nghiên cứu làm rõ những nhận thức mới về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu nhận thức mới về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đây là vấn đề rất rộng lớn, luận án chỉ tập trung nghiên cứu những nội dung mới trong nhận thức của Đảng về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta từ năm 1986 đến nay thể hiện qua các văn kiện của Đảng, trước hết là văn kiện Đại hội Đảng và văn kiện Hội nghị Trung ương Đảng từ năm 1986 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận về dân chủ XHCN của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng, Nhà nước về dân chủ, về hệ thống chính trị Đồng thời, luận án cũng kế thừa có chọn lọc các công trình và các bài viết có liên quan của các tác giả khác đã được công bố ở trong và ngoài nước về dân chủ và dân chủ XHCN. 4 4.2. Cơ sở thực tiễn Dựa vào kết quả quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước từ năm 1986 đến nay. Trong đó, chú trọng thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và sự vận động của thực tiễn dân chủ hóa đời sống xã hội ở nước ta trong 30 năm qua. Đồng thời, trong chừng mực nhất định, có liên hệ với thực tiễn dân chủ hóa của các nước trên thế giới cũng như thực tiễn thực thi dân chủ ở nước ta thời kỳ trước đổi mới. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích - tổng hợp, hệ thống - cấu trúc, logic - lịch sử, nghiên cứu văn bản, so sánh đối chiếu 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án làm rõ nội hàm khái niệm dân chủ, nền dân chủ, dân chủ XHCN, xây dựng nền dân chủ, xây dựng nền dân chủ XHCN; làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của những nhận thức mới về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam thời kỳ đổi mới. - Luận án hệ thống hóa, phân tích, làm rõ những nhận thức mới của Đảng ta về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam thời kỳ đổi mới trong sự so sánh, đối chiếu với quan điểm của Đảng thời kỳ trước đổi mới cũng như quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ XHCN (theo 5 nội dung) và xây dựng nền dân chủ XHCN (theo 4 nội dung). - Luận án phân tích những vấn đề đặt ra và đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục bổ sung, phát triển nhận thức về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. 6. Ý nghĩa thực tiễn của của luận án - Kết quả nghiên cứu góp phần để công tác tư tưởng, lý luận của Đảng “tự ý thức về mình”, không ngừng vươn lên phản ánh đúng đắn, sâu sắc quy luật, tính quy luật của quá trình dân chủ hóa XHCN ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Qua đó, góp phần để công tác tư tưởng, lý luận của Đảng thực hiện tốt hơn vai trò “mở đường” đối với thực tiễn xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta trong điều kiện mới. 5 - Kết quả nghiên cứu góp phần tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động để toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện tốt hơn việc phát huy dân chủ XHCN cũng như phê phán các quan điểm sai trái về dân chủ và dân chủ XHCN. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập các nội dung liên quan đến dân chủ và hệ thống chính trị trong Chủ nghĩa xã hội khoa học và các chuyên ngành khoa học khác. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ Xà HỘI CHỦ NGHĨA 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa Có thể kể đến một số tác phẩm đã được dịch và lưu hành ở nước ta như: David Held, trong cuốn Các mô hình quản lý nhà nước hiện đại [67] đã trình bày, phân tích các mô hình dân chủ và những biến thể của nó. Qua đó, thấy rằng, dân chủ có một lịch sử phức tạp với nhiều quan niệm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, và mô hình dân chủ là rất đa dạng. Tác giả viết: “Chúng ta không thể hài lòng với những mô hình dân chủ hiện hữu. Xuyên suốt tác phẩm này chúng ta đã nhận thấy lí do vững chắc để không chấp nhận bất cứ mô hình nào, dù đó là mô hình cổ điển hay hiện đại” [67, tr.438]. N.M. Voskresenskaia, N.B. Davletshina trong cuốn Chế độ dân chủ, nhà nước và xã hội [203] trình bày nhiều vấn đề về dân chủ, trong đó có nêu, phân tích các quan niệm khác nhau về dân chủ; giá trị dân chủ; cơ chế dân chủ; thể chế dân chủ, cấu trúc của chế độ dân chủ. Các tác giả cho rằng, dân chủ XHCN theo mô hình Xôviết chỉ là một chế độ toàn trị, xa lạ với nguyên tắc, giá trị dân chủ nên nó đã thành quá khứ của nước Nga. Tác phẩm Dân chủ trực tiếp: sổ tay IDEA quốc tế [200] của Viện quốc tế về dân chủ và hỗ trợ bầu cử trình bày tổng quan về việc vận dụng dân chủ trực tiếp, nhất là trưng cầu ý dân, sáng kiến công dân, sáng kiến chương trình nghị sự và bãi miễn được thực hiện ở các vùng trên thế giới. Ở đây, dân chủ được tiếp cận theo nghĩa là chế độ chính trị, hệ thống tổ chức quyền lực và cơ chế, quy trình vận hành hệ thống dân chủ. Theo đó, dân chủ trực tiếp được xem là một cơ chế độc đáo khuyến khích sự tham gia của công dân và tự do ngôn luận để thúc đẩy xây dựng nền dân chủ trong các xã hội đang phát triển. O.T.Bogomolov trong bài Dân chủ và tiến bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội [18] đã trình bày các nguyên tắc nền tảng của dân chủ; cuộc khủng hoảng của dân chủ Phương Tây; mối quan hệ giữa dân chủ và phát triển ở các nước trên thế giới và ở Nga. Tác giả cho rằng, chính ảnh hưởng của Liên Xô và những thành tựu 7 mà Liên Xô đạt được trong lĩnh vực xã hội đã thúc đẩy sự ra đời của mô hình nhà nước phúc lợi. Theo đó, ở Nga hiện nay, việc xây dựng nhà nước phúc lợi theo mô hình Bắc Âu là phù hợp với tâm lý của nhiều người và phù hợp với kinh nghiệm lịch sử của thời kỳ XHCN. Bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm cải cách mở cửa của Hồ Cẩm Đào trong Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu tổng kết 30 năm đổi mới [131] khẳng định:“Nước Trung Quốc là nhà nước XHCN chuyên chính dân chủ nhân dân, lấy liên minh công nông làm nền tảng, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Dân chủ nhân dân là sinh mệnh của XHCN, nhân dân làm chủ là hạt nhân và bản chất của chính trị dân chủ XHCN. Không có dân chủ là không có XHCN, cũng là không có hiện đại hóa XHCN” [131, tr.299-300]. Luận án Tiến sĩ Triết học Vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào hiện nay [90] của Khăm Phon Bun Na Di đi sâu luận giải quá trình xây dựng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân ở Lào: lịch sử ra đời, phát triển; quan điểm đổi mới của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của chế độ dân chủ nhân dân; thực trạng và giải pháp xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Lào xét trên các nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và hoạt động đối ngoại. 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam về dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa Thái Ninh, Hoàng Chí Bảo trong cuốn Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa [132], đã phân tích những quan điểm, tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ, lịch sử ra đời, phát triển, thực trạng, bản chất, khuyết tật của dân chủ tư sản (DCTS); bản chất, sự hình thành và những thách thức của dân chủ XHCN. Ở đây, dân chủ XHCN được tiếp cận toàn diện, hệ thống với 5 khía cạnh: hình thức tổ chức xã hội, tổ chức nhà nước; giá trị xã hội; điều kiện để hình thành nhân cách trung thực, sáng tạo; cơ chế, nguyên tắc lãnh đạo, quản lý xã hội (tập trung dân chủ); động lực, bản chất tốt đẹp của CNXH. Tác giả Hoàng Chí Bảo trong cuốn Dân chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn trong tiến trình đổi mới [4] cho rằng, nội dung dân chủ và dân chủ XHCN có thể tiếp cận theo những góc độ khác nhau. Ví dụ: tiếp cận theo theo lĩnh vực đời sống xã hội có nội dung chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa; tiếp cận từ các lớp quan hệ và cấu trúc xã hội sẽ có dân chủ của cá nhân (lợi ích, quyền hạn gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ, sự gắn 8 liền giữa ý thức dân chủ với năng lực dân chủ, thực hành dân chủ) và dân chủ của xã hội (của tập thể, của cộng đồng, tầng lớp, giai cấp đến của toàn thể xã hội, dân tộc); tiếp cận theo các nhóm chủ thể, các quan hệ nghề nghiệp: dân chủ của công nhân, nông dân, trí thức khoa học và sáng tạo văn hóa, của nghệ sĩ...; tiếp cận theo góc độ tổ chức, bộ máy, thể chế hoạt động có dân chủ trong Đảng, trong Nhà nước, trong các tổ chức đoàn thể cấu thành hệ thống chính trị [4, tr.49-50]. Cuốn Dân chủ với phát triển cộng đồng [130] của Trần Quang Nhiếp trình bày, phân tích nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ và dân chủ ở cơ sở: tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ; vai trò của dân chủ đối với phát triển cộng đồng; những thuận lợi, khó khăn, thành tựu, hạn chế trong thực hiện dân chủ cơ sở ở nước ta; vấn đề đặt ra và các giải pháp phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta trong tiến trình đổi mới. Cuốn Dân chủ, độc tài và phát triển [151] của Hồ Sĩ Quý nghiên cứu nhiều vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa dân chủ, độc tài và phát triển. Tác giả cho rằng, ngoài quan niệm cơ bản: “Dân chủ là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó, quyền lực thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân và vì quyền lợi của nhân dân” còn có nhiều quan niệm về những khía cạnh khác nhau của dân chủ nhưng đôi khi người ta cũng xem khía cạnh này là định nghĩa khái niệm dân chủ [151, tr.37-38]. Cuốn sách khẳng định: sự vận động phát triển của các nền dân chủ luôn phải trải qua những bước quanh co và không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết, nhưng “dân chủ nếu có khiếm khuyết, nó sẽ được sửa chữa bằng một trình độ dân chủ cao hơn” [151, tr.256]. Cuốn Dân chủ và tập trung dân chủ - Lý luận và thực tiễn [135] của Nguyễn Tiến Phồn và cuốn Nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác xây dựng Đảng hiện nay [181] do Cao Văn Thống sưu tầm và biên soạn bàn những vấn đề lý luận và thực tiễn về dân chủ, dân chủ XHCN, nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị XHCN. Theo đó, tập trung dân chủ là cơ chế, nguyên tắc cốt tử trong tổ chức, vận hành của Đảng, Nhà nước và của nền dân chủ XHCN. Lê Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo và Bùi Đình Bôn (đồng chủ biên) trong Đổi mới quan hệ giữa Đảng Nhà nước và các tổ chức chính tri - xã hội trong hệ thống chính trị ở Việt Nam [122] khẳng định: “Đổi mới, hoàn thiện các quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội liên quan tới nội tại từng tổ chức và hệ thống các tổ 9 chức; đồng thời liên quan tới quan hệ giữa các tổ chức này với nhân dân và xã hội mà mục tiêu sâu xa là cùng hướng vào phát triển dân chủ, phát huy quyền làm chủ của dân để phục vụ dân” [122, tr.472]. Cuốn Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986 - 2005, (2 tập) [156, 157] do Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt và Lê Ngọc Tòng (Đồng chủ biên) là công
Luận văn liên quan