Luận án Nhân tố tác động đến cảm nhận kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp – Trường hợp Việt Nam

Trong bối cạnh hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đang dần trở nên phổ biến, nhu cầu gia tăng các nghiên cứu khoa học về các khía cạnh quản trị doanh nghiệp liên quan đến vấn đề ứng dụng hệ thống ERP đã phát sinh. Nghiên cứu này đi theo xu hướng trên, tập trung nghiên cứu về các yếu tố tác động đến cảm nhận kết quả công việc của nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP. Nghiên cứu được thực hiện theo quy trình do Churchill (1979) đề xuất gồm giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Dựa vào các lý thuyết liên quan, nghiên cứu sơ bộ đã tiến hành kiểm tra thang đo các khái niệm nghiên cứu gồm cảm nhận kết quả công việc nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP, sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ, lợi ích kế toán do ứng dụng ERP, cảm nhận tính hữu ích của hệ thống ERP và sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP thông qua dữ liệu thu thập từ 110 nhân viên kế toán. Dựa vào kết quả thu được từ nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức được thực hiện với dữ liệu thu thập từ 219 nhân viên kế toán, thông qua kỹ thuật phân tích PLS_SEM, nhằm kiểm tra một mô hình đường dẫn được đề xuất. Kết quả nghiên cứu chính thức cho thấy cảm nhận về tính hữu ích của hệ thống ERP (PU), sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ (TTF) và sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP (JOBSA) lần lượt là các yếu tố có tác động theo thứ tự giảm dần đến cảm nhận kết quả công việc của nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP (PER). Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra hệ số R2 cho thấy mô hình đường dẫn có khả năng dự báo chính xác cao lên đến 72,1%. Tương tự như vậy, nếu dựa vào kết quả kiểm tra hệ số Q2 thì kết quả cũng cho thấy khả năng dự báo khá tốt của mô hình đường dẫn khi hệ số Q2 ở ngưỡng 62,9%.

pdf291 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhân tố tác động đến cảm nhận kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp – Trường hợp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ---------- PHẠM TRÀ LAM NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẢM NHẬN KẾT QUẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP – TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh – Năm 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ---------- PHẠM TRÀ LAM NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẢM NHẬN KẾT QUẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP – TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS VÕ VĂN NHỊ TP Hồ Chí Minh – Năm 2018 CAM KẾT V/v tuân thủ chuẩn mực đạo đức trong NCKH ---------- Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ kinh tế “Nhân tố tác động đến cảm nhận kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp – Trường hợp Việt Nam” tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực đạo đức chung trong nghiên cứu khoa học: - Thứ nhất, mọi nội dung được tham chiếu từ các nghiên cứu khác liên quan đã được trích dẫn đầy đủ. - Thứ hai, quy trình thu thập dữ liệu cho nghiên cứu được thực hiện khoa học và người tham gia khảo sát hoàn toàn tự nguyện đồng ý tham gia. - Thứ ba, mọi thông tin cá nhân của người tham gia khảo sát và thông tin về đơn vị đang công tác của người tham gia khảo sát chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu của đề tài, không một thông tin cụ thể nào được tiết lộ vì mục đích khác. - Thứ tư, các số liệu và kết quả xử lý dữ liệu là hoàn toàn trung thực. - Thứ năm, công trình nghiên cứu khoa học này không trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố (theo tìm hiểu của tác giả). - Thứ sáu, công trình nghiên cứu khoa học này hoàn toàn do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Nghiên cứu sinh PHẠM TRÀ LAM LỜI CẢM ƠN ---------- Trong thời gian qua, với sự hỗ trợ nhiệt tình từ quý thầy cô, các đồng nghiệp, bạn bè, người thân và các tổ chức liên quan, tôi đã hoàn thành luận án này. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm Khoa Kế toán và các thầy cô trưởng phó Bộ môn HTTT kế toán, nơi tôi đang công tác. Các Thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập nâng cao trình độ và hoàn thành luận án tiến sĩ. Trong quá trình học tập nâng cao trình độ của chương trình nghiên cứu sinh, tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích giúp tôi nâng cao trình độ cũng như hoàn thành luận án tiến sĩ. Vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý thầy cô tại Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt vô vàng kiến thức bổ ích cho tôi. Trong quá trình thực hiện luận án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ quý thầy cô là đồng nghiệp của tôi, trong và ngoài Khoa Kế toán. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các quý thầy cô đã hỗ trợ tôi hoàn thành luận án tiến sĩ. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Phước Bảo Ấn, người đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc tìm tài liệu và cách thức sử dụng kỹ thuật PLS_SEM để tiến hành phân tích dữ liệu trong luận án này. Bên cạnh đó, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Võ Văn Nhị, người thầy hướng dẫn khoa học của tôi. Trong suốt gần bốn năm qua, thầy đã tận tình dìu dắt, chỉ bảo, hướng dẫn tôi thực hiện luận án. Những nhận xét, đánh giá của thầy, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt tiến trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không chỉ cho việc thực hiện luận án này mà cả trong công việc và cuộc sống hiện tại của mình. Để hoàn thành luận án này, tôi đã phải nhờ sự hỗ trợ rất nhiều từ đồng nghiệp, người thân và các bạn cựu sinh viên của tôi trong việc thu thập dữ liệu. Vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu cho luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình thương yêu của tôi. Trong suốt những năm qua, với những bận rộn về công việc và học hành, gia đình luôn là nguồn cổ vũ và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án. TP. Hồ Chí Minh Ngày . tháng . Năm 2018 MỤC LỤC ---------- LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH TÓM TẮT PHẦN GIỚI THIỆU 1. Sự cần thiết của đề tài ii 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu v 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vi 4. Phương pháp nghiên cứu vi 5. Ý nghĩa của nghiên cứu viii 6. Cấu trúc của luận án x CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu 1 1.2. Khái quát các nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến kết quả công việc của cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT 2 1.3. Khái quát các nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố có thể có tác động đến kết quả công việc của cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT 5 1.3.1. Giới thiệu 5 1.3.2. Khái quát các nghiên cứu liên quan đến sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ 7 1.3.3. Khái quát các nghiên cứu liên quan đến lợi ích kế toán do ứng dụng ERP 9 1.3.4. Khái quát các nghiên cứu liên quan đến cảm nhận tính hữu ích của hệ thống ERP 10 1.3.5. Khái quát các nghiên cứu liên quan đến sự thỏa mãn của người sử dụng và sự thỏa mãn trong công việc trong HTTT/ hệ thống ERP 12 1.4. Khái quát các nghiên cứu trong nước về hệ thống ERP 14 1.5. Xác định khe hổng nghiên cứu 15 Kết luận chương 1 19 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Giới thiệu 20 2.2. Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) 21 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ERP 21 2.2.2. Khái niệm ERP 23 2.2.3. Cấu trúc của ERP 24 2.2.4. Đặc điểm cơ bản của ERP 25 2.2.5. Lợi ích của ERP 26 2.2.6. Hạn chế cơ bản của ERP 29 2.3. Các khái niệm nghiên cứu 29 2.4. Các lý thuyết nền 36 2.4.1. Lý thuyết sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ (TTF) 37 2.4.2. Mô hình kết hợp TAM và TTF 38 2.4.3. Mô hình xác nhận – kỳ vọng (ECM) 39 2.4.4. Lý thuyết thành công của HTTT (D&M IS Success Model) 41 2.5. Phát triển giả thiết nghiên cứu 46 2.6. Biến kiểm soát 48 2.6.1. Chi phí và số lượng phân hệ ứng dụng trong hệ thống ERP 49 2.6.2. Đặc điểm cá nhân của người sử dụng hệ thống ERP 50 2.7. Mô hình nghiên cứu 52 Kết luận chương 2 56 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu 57 3.2. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu 57 3.3. Thang đo các khái niệm nghiên cứu 60 3.3.1. Giới thiệu 60 3.3.2. Thang đo các khái niệm trừu tượng 61 3.3.3. Thang đo các khái niệm đo lường trực tiếp 68 3.4. Phương pháp nghiên cứu 69 3.5. Thiết kế nghiên cứu sơ bộ 69 3.5.1. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 69 3.5.2. Mẫu nghiên cứu 70 3.5.3. Công cụ xử lý dữ liệu 72 3.5.3.1. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 73 3.5.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA 74 3.6. Thiết kế nghiên cứu chính thức 76 3.6.1. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 76 3.6.2. Mẫu nghiên cứu 77 3.6.3. Kiểm tra sai lệch trong đo lường do phương pháp 77 3.6.4. Công cụ xử lý dữ liệu 82 3.6.5. Quy trình thực hiện nghiên cứu 84 3.6.6. Kiểm tra mô hình đo lường 85 3.6.7. Kiểm tra mô hình cấu trúc 88 Kết luận chương 3 92 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1. Giới thiệu 93 4.2. Kết quả nghiên cứu sơ bộ 93 4.2.1. Thực hiện nghiên cứu sơ bộ và kết quả thống kê mô tả 93 4.2.2. Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 95 4.2.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA 96 4.2.4. Tổng kết và bàn luận kết quả nghiên cứu sơ bộ 103 4.3. Mô hình nghiên cứu và thang đo các khái niệm nghiên cứu chính thức 107 4.4. Kết quả nghiên cứu chính thức 109 4.4.1. Thực hiện nghiên cứu chính thức và kết quả thống kê mô tả 109 4.4.2. Kiểm tra sai lệch trong đo lường do phương pháp 112 4.4.3. Kiểm tra mô hình đo lường 113 4.4.4. Kiểm tra mô hình cấu trúc 120 4.4.4.1. Đánh giá hiện tượng cộng tuyến 120 4.4.4.2. Đánh giá tính phù hợp của các mối quan hệ 121 4.4.4.3. Kiểm tra hệ số xác định R2 123 4.4.4.4. Kiểm tra hệ số quy mô tác động f2 124 4.4.4.5. Đánh giá khả năng dự báo của mô hình thông qua Q2 125 4.4.4.6. Đánh giá ảnh hưởng của quy mô q2 126 4.4.4.7. Kiểm tra vai trò của các biến trung gian 127 4.5. Tổng hợp kết quả nghiên cứu 128 4.6. Bàn luận kết quả nghiên cứu 133 4.6.1. So sánh kết quả kiểm tra mô hình lý thuyết và mô hình cạnh tranh 133 4.6.2. Bàn luận về kết quả nghiên cứu sơ bộ 135 4.6.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu chính thức 138 4.6.3.1. Bàn luận về các giả thiết nghiên cứu được chấp nhận 138 4.6.3.2. Bàn luận về giả thiết nghiên cứu bị bác bỏ 140 4.6.3.3. Bàn luận về kết quả kiểm tra các biến kiểm soát 143 Kết luận chương 4 145 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý 5.1. Giới thiệu 146 5.2. Kết luận 146 5.3. Hàm ý quản trị đối với các bên liên quan trong dự án ứng dụng hệ ERP 148 5.4. Ý nghĩa của nghiên cứu 151 5.5. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 153 Kết luận chương 5 155 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC PHỤ LỤC ---------- Phụ lục 1. Sự cần thiết của đề tài 1 Phụ lục 2. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến kết quả công việc của cá nhân sử dụng HTTT trong môi trường ứng dụng CNTT (PER) 5 Phụ lục 3. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến kết quả công việc của cá nhân sử dụng hệ thống ERP (PER) 8 Phụ lục 4. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ (TTF) 9 Phụ lục 5. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến lợi ích kế toán do ứng dụng ERP 13 Phụ lục 6. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến cảm nhận tính hữu ích của hệ thống ERP 16 Phụ lục 7. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến sự thỏa mãn trong công việc của người sử dụng HTTT/ hệ thống ERP 19 Phụ lục 8. Khái quát các nghiên cứu trong nước liên quan đến bối cảnh nghiên cứu là hệ thống ERP 22 Phụ lục 9. Khái quát thang đo khái niệm kết quả công việc của cá nhân sử dụng HTTT/ CNTT 24 Phụ lục 10. Khái quát thang đo khái sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ 27 Phụ lục 11. Khái quát thang đo khái niệm lợi ích kế toán khi ứng dụng ERP 37 Phụ lục 12. Khái quát thang đo khái niệm cảm nhận tính hữu ích của hệ thống ERP 44 Phụ lục 13. Khái quát thang đo khái niệm sự thỏa mãn trong công việc của người sử dụng HTTT/ CNTT 48 Phụ lục 14. Điều kiện để áp dụng EFA cho nghiên cứu 52 Phụ lục 15. Cách thức đánh giá vai trò của biến trung gian 54 Phụ lục 16. Bảng khảo sát sử dụng trong nghiên cứu sơ bộ 54 Phụ lục 17. Thống kê doanh nghiệp có nhân viên tham gia khảo sát định lượng sơ bộ 58 Phụ lục 18. Kết quả phân tích EFA cho khái niệm TTF 58 Phụ lục 19. Hệ số nhân tố trong phân tích EFA lần 1cho khái niệm lợi ích kế toán do ứng dụng ERP (ACBNE) 60 Phụ lục 20. Kết quả phân tích EFA cho khái niệm ACBNE 61 Phụ lục 21. Kết quả phân tích EFA cho hai khái niệm JOBSA và PER 62 Phụ lục 22. Kết quả phân tích EFA cho hai khái niệm JOBSA và PU 63 Phụ lục 23. Kết quả phân tích EFA cho hai khái niệm PER và PU 64 Phụ lục 24. Bảng khảo sát sử dụng trong nghiên cứu chính thức 65 Phụ lục 25. Thống kê doanh nghiệp có nhân viên tham gia khảo sát chính thức 69 Phụ lục 26. Thống kê mô tả khái niệm bậc 1 của khái niệm lợi ích kế toán do ứng dụng hệ thống ERP (BNEF) 71 Phụ lục 27. Thống kê mô tả khái niệm bậc 1 của khái niệm Sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ (TTF) 71 Phụ lục 28. Kết quả kiểm tra một yếu tố của Harman 71 Phụ lục 29. Kết quả kiểm tra CMV bằng phương pháp sử dụng biến đánh dấu 72 Phụ lục 30. Kết quả đánh giá tính ổn định nội bộ của thang đo các khái niệm nghiên cứu (phân tích mô hình đo lường lần 1) 73 Phụ lục 31. Kết quả kiểm tra hệ số nhân tố của biến quan sát trong mô hình đo lường lần 1 73 Phụ lục 32. Kết quả kiểm tra hệ số nhân tố của biến quan sát trong mô hình đo lường lần 2 74 Phụ lục 33. Kết quả đánh giá tính ổn định nội bộ và giá trị hội tụ của thang đo các khái niệm nghiên cứu (phân tích mô hình đo lường lần 2) 75 Phụ lục 34. Kết quả kiểm tra hệ số nhân tố của biến quan sát trong mô hình đo lường lần 3 75 Phụ lục 35. Kết quả kiểm tra tiêu chí Fornell-Larcker cho mô hình đo lường điều chỉnh77 Phụ lục 36. Kết quả kiểm tra hệ số nhân tố chéo (Cross Loadings) cho mô hình đo lường điều chỉnh 77 Phụ lục 37. Bảng tính chỉ số q2 đối với biến nội sinh của mô hình cấu trúc 79 Phụ lục 38. Bảng tính chỉ số q2 đối với biến nội sinh của mô hình cạnh tranh 79 Phụ lục 39. Kết quả kiểm tra các phương trình hồi quy trong nghiên cứu của Sykes và cộng sự (2014) 79 DANH MỤC CÁC K Ý HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ---------- CB – SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên tính chắc chắn của hiệp phương sai (certainly covariance-based SEM) (tạm dịch) CFA Phân tích nhân tố khẳng định CMB Chệch do phương pháp (Common Method Bias) CMV Biến thiên do phương pháp (Common Method Variance) CNTT CNTT (Information Technology) ECM Mô hình xác nhận – kỳ vọng (Expectation–Confirmation Model) ECT Lý thuyết xác nhận – mong đợi (Expectation–Confirmation theory) EFA Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) ERP Hệ thống hoạch định các nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resources Planning) HTTT HTTT (Information System) PLS_SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên bình phương tối thiểu từng phần (Partial least squares SEM) (tạm dịch) TAM Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model) TTF Lý thuyết sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ (Task- Technology Fit theory) SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling) DANH MỤC BẢNG SỬ DỤNG ---------- Bảng 2.1. Khái niệm sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ 32 Bảng 2.2. Tổng hợp lý do sử dụng các lý thuyết nền cho nghiên cứu 45 Bảng 2.3. Kết quả nghiên cứu của Petter và cộng sự (2013) về tác động của đặc điểm cá nhân người sử dụng đến sự thành công của HTTT 50 Bảng 3.1. Quy tắc áp dụng trong lựa chọn sử dụng PLS_SEM và CB_SEM 82 Bảng 4.1. Tóm tắt thông tin mẫu chọn trong nghiên cứu sơ bộ 94 Bảng 4.2. Thống kê mô tả các khái niệm nghiên cứu trong nghiên cứu sơ bộ 94 Bảng 4.3. Cronbach’s Alpha của khái niệm lợi ích kế toán do ứng dụng ERP 95 Bảng 4.4. Cronbach’s Alpha của khái niệm nghiên cứu PER, PU và JOBSA 96 Bảng 4.5. Tóm tắt kết quả nghiên cứu sơ bộ: khái niệm ACBNE và TTF 103 Bảng 4.6. Tổng hợp thang đo sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ (TTF) từ nghiên cứu sơ bộ 105 Bảng 4.7. Thang đo lợi ích kế toán do ứng dụng ERP (BNEF) từ nghiên cứu sơ bộ 107 Bảng 4.8. Thang đo các khái niệm nghiên cứu dùng trong nghiên cứu chính thức 108 Bảng 4.9. Tóm tắt thông tin mẫu chọn trong nghiên cứu chính thức 110 Bảng 4.10. Thống kê mô tả các khái niệm nghiên cứu trong nghiên cứu chính thức 111 Bảng 4.11. Kết quả kiểm tra mô hình đo lường điều chỉnh 116 Bảng 4.12. Kết quả kiểm tra chỉ số HTMT cho mô hình đo lường điều chỉnh 118 Bảng 4.13. Kết quả kiểm tra chỉ số VIF 121 Bảng 4.14. Kết quả kiểm định giả thiết nghiên cứu 122 Bảng 4.15. Kết quả kiểm tra hệ số quy mô tác động 124 Bảng 4.16. Kết quả tính chỉ số q2 126 Bảng 4.17. Kết quả kiểm tra vai trò của các biến trung gian của mô hình cạnh tranh 127 Bảng 4.18. Kết quả kiểm tra loại biến trung gian của mô hình cạnh tranh 128 Bảng 4.19. Kết quả kiểm tra thang đo khái niệm sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ129 Bảng 4.20. Kết quả kiểm tra thang đo khái niệm lợi ích kế toán do ứng dụng ERP 130 Bảng 4.21. Tổng hợp kết quả kiểm tra mô hình cấu trúc 131 Bảng 4.22. Tổng hợp kết quả kiểm tra hệ số f2 và q2 132 Bảng 4.23. So sánh kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ với các nghiên cứu liên quan 136 Bảng 4.24. Giải thích các lợi ích kế toán do ứng dụng ERP bị loại khỏi nghiên cứu định lượng sơ bộ 137 Bảng 4.25. Các lý thuyết nền và nghiên cứu ủng hộ từng giả thiết nghiên cứu được chấp nhận 139 Bảng 4.26. Tổng hợp kết quả kiểm tra các mô hình phụ 155 DANH MỤC HÌNH SỬ DỤNG ---------- Hình 1. Quy trình nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu định lượng chính thức viii Hình 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của ERP 22 Hình 2.2. Mô hình tổng quát của lý thuyết sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ 38 Hình 2.3. Mô hình kết hợp TAM và TTF 39 Hình 2.4. Mô hình xác nhận – kỳ vọng (ECM) 41 Hình 2.5. Mô hình đo lường sự thành công của hệ thống thông tin cập nhật 42 Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất 52 Hình 2.7. Khuôn mẫu về các nghiên cứu ứng dụng TTF 54 Hình 2.8. Mô hình cạnh tranh 55 Hình 3.1. Khung nghiên cứu 58 Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu 60 Hình 3.3. Cách tiếp cận trong xử lý CMV 80 Hình 3.4. Quy trình thực hiện nghiên cứu chính thức 84 Hình 3.5. Quy trình đánh giá mô hình cấu trúc 89 Hình 4.1. Mô hình đo lường 113 Hình 4.2. Mô hình đo lường cạnh tranh 114 Hình 4.3. Mô hình đo lường điều chỉnh 119 Hình 4.4. Mô hình đo lường cạnh tranh điều chỉnh 120 Hình 4.5. Kết quả kiểm tra mô hình cấu trúc 121 Hình 4.6. Kết quả kiểm tra mô hình cấu trúc cạnh tranh 123 Hình 4.7. Kết quả kiểm tra hệ số Q2 125 Hình 4.8. Kết quả kiểm tra hệ số Q2 của mô hình cạnh tranh 126 [i] TÓM TẮT Trong bối cạnh hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đang dần trở nên phổ biến, nhu cầu gia tăng các nghiên cứu khoa học về các khía cạnh quản trị doanh nghiệp liên quan đến vấn đề ứng dụng hệ thống ERP đã phát sinh. Nghiên cứu này đi theo xu hướng trên, tập trung nghiên cứu về các yếu tố tác động đến cảm nhận kết quả công việc của nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP. Nghiên cứu được thực hiện theo quy trình do Churchill (1979) đề xuất gồm giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Dựa vào các lý thuyết liên quan, nghiên cứu sơ bộ đã tiến hành kiểm tra thang đo các khái niệm nghiên cứu gồm cảm nhận kết quả công việc nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP, sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ, lợi ích kế toán do ứng dụng ERP, cảm nhận tính hữu ích của hệ thống ERP và sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP thông qua dữ liệu thu thập từ 110 nhân viên kế toán. Dựa vào kết quả thu được từ nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức được thực hiện với dữ liệu thu thập từ 219 nhân viên kế toán, thông qua kỹ thuật phân tích PLS_SEM, nhằm kiểm tra một mô hình đường dẫn được đề xuất. Kết quả nghiên cứu chính thức cho thấy cảm nhận về tính hữu ích của hệ thống ERP (PU), sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ (TTF) và sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP (JOBSA) lần lượt là các yếu tố có tác động theo thứ tự giảm dần đến cảm nhận kết quả công việc của nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP (PER). Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra hệ số R2 cho thấy mô hình đường dẫn có khả năng dự báo chính xác cao lên đến 72,1%. Tương tự như vậy, nếu dựa vào kết quả kiểm tra hệ số Q2 thì kết quả cũng cho thấy khả năng dự báo khá tốt của mô hình đường dẫn khi hệ số Q2 ở ngưỡng 62,9%. [ii] PHẦN GIỚI THIỆU 1. Sự cần thiết của đề tài Công nghệ thông tin có thể làm thay đổi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp vượt qua đối thủ cạnh tranh (Wei và Wang, 2004). Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP (Enterprise Resource Planning) là một trong những kỹ thuật CNTT ra đời vào giữa cuối thập niên 1990 (Gunyung và cộng sự, 2009) và ngày nay, nó đang được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp. ERP là một phần mềm tích hợp tất cả các bộ phận và chức năng trong doanh nghiệp vào một hệ thống duy nhất, nó là một trong những phân khúc thị trường phần mềm phát triển mạnh nhất và là một sự phát triển quan trọng của CNTT trong thập niên 90 (Somers và Nelson, 2001). Tại Việt Nam, mặc dù việc ứng dụng hệ thống ERP phát triển sau thế giới nhưng theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2017 của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, tính đến hết năm 2016 cả nước có 17% doanh nghiệp sử dụng hệ thống ERP. Co
Luận văn liên quan