Người khuyết tật là đối tượng được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước
ta, chiếm vị trí trọng tâm trong hệ thống phúc lợi xã hội quốc gia. Trong những năm
qua, nhà nước đã rất chú trọng tới việc chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật một cách
toàn diện, từ các chính sách giáo dục, y tế cho đến những chính sách về bảo trợ và
hòa nhập xã hội.cụ thể là Luật người khuyết tật Việt Nam được ban hành và hiện
thực hoá thành những hoạt động trợ giúp người khuyết tật và có đã có những kết quả
đáng khích lệ. Tuy nhiên, trợ giúp người khuyết tật là một hoạt động rất cần sự phối
hợp và nỗ lực của các Ban, Ngành, đoàn thể, các cơ quan, tổ chức và của của toàn xã
hội. Trong bối cảnh đó, công tác xã hội, với những đặc trưng của mình, có một vai trò
rất lớn trong việc thúc đẩy sự phối hợp toàn diện trong quá trình trợ giúp người
khuyết tật. Việc tìm ra một phương pháp công tác xã hội phù hợp đối với người
khuyết tật sẽ giúp rất nhiều vào hoạt động trợ giúp người khuyết tật ở nước ta.
Quản lý trường hợp là một phương pháp trong thực hành công tác xã hội, trong
tiếng Anh được gọi là Case Management, phương pháp này được áp dụng phổ biến
trong ngành công tác xã hội ở trên thế giới để trợ giúp các đối tượng yếu thế, tuy
nhiên đây là vấn đề mới đối với Việt Nam, về cả lý luận và thực tiễn. Về lý luận,
chưa có nhiều nghiên cứu ở nước ta về vấn đề này ở quy mô lớn như luận án hay đề
tài cấp bộ, cấp nhà nước mà chỉ có những nghiên cứu trong phạm vi hẹp như QLTH
tại một trung tâm, một xã Về thực tiễn, công tác triển khai thực hiện QLTH cũng
chưa thực sự diễn ra tại địa phương, tại cơ quan nào một cách có hệ thống và mang
đúng tính chất của QLTH, QLTH đối với NKT cũng nằm trong thực trạng chung đó.
Chính vì vậy, việc làm rõ các vấn đề lý luận về Quản lý trường hợp như mục đích,
triết lý, quy trình là một yêu cầu cấp thiết của ngành công tác xã hội. Mặt khác,
những vấn đề mang tính chất thực hành của Quản lý trường hợp như phương pháp tổ
chức, kỹ thuật thực hiện, vai trò của nhân viên công tác xã hội trong công tác này khi
trợ giúp các đối tượng yếu thế, đặc biệt là NKT ở Việt Nam như thế nào cũng là vấn
đề rất cần được nghiên cứu, tìm hiểu.
237 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người khuyết tật từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ NGHIÊM THANH PHƢƠNG
NHIỆM VỤ QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƢỜI
KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Hà Nội, năm 2023
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỖ NGHIÊM THANH PHƢƠNG
NHIỆM VỤ QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƢỜI
KHUYẾT TẬT TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Ngành: Công tác xã hội
Mã số : 9.900101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Hữu Chí
2. TS. Hà Thị Thƣ
Hà Nội, năm 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là kết quả nghiên
cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong công trình này
là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào
đã được công bố trước đó. Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Tác giả
Đỗ Nghiêm Thanh Phƣơng
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
CTXH Công tác xã hội
CBQLTH Cán bộ quản lý trường hợp
ĐTB Điểm trung bình
NKT Người khuyết tật
CBQLTH Nhiệm vụ quản lý trường hợp
PVS Phỏng vấn sâu
QLTH Quản lý trường hơp
TLN Thảo luận nhóm
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 4
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................................. 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ............................................................... 14
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP
ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT ........................................................................ 15
1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................... 15
1.1.1. Hướng nghiên cứu về quản lý trường hợp ...................................................... 15
1.1.2. Hướng nghiên cứu về quản lý trường hợp đối với người khuyết tật ............... 21
1.1.3. Hướng nghiên cứu về nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người khuyết tật .... 26
1.2. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam ......................................................... 27
1.2.1. Hướng nghiên cứu về quản lý trường hợp ...................................................... 27
1.2.2. Hướng nghiên cứu về quản lý trường hợp đối với người khuyết tật ............... 28
1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu ................................................................ 31
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP
ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT ........................................................................ 33
2.1. Khái niệm và phân loại về người khuyết tật ...................................................... 33
2.1.1. Khái niệm người khuyết tật ............................................................................. 33
2.1.2. Phân loại người khuyết tật .............................................................................. 35
2.1.3. Khó khăn của người khuyết tật ....................................................................... 37
2.2. Khái quát chung về quản lý trường hợp và quản lý trường hợp người khuyết tật .... 42
2.2.1. Khái niệm quản lý trường hợp ........................................................................ 42
2.2.2. Quản lý trường hợp người khuyết tật .............................................................. 44
2.3. Nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người khuyết tật .................................... 56
2.3.1. Nhiệm vụ thu thập thông tin về người khuyết tật ............................................ 56
2.3.2. Nhiệm vụ đánh giá nhu cầu người khuyết tật ................................................. 59
2.3.3. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch trợ giúp người khuyết tật ................................. 65
2.3.4. Nhiệm vụ thực hiện kế hoạch trợ giúp người khuyết tật ................................. 69
2.3.5. Theo dõi, đánh giá và kết thúc quản lý trường hợp với người khuyết tật ....... 77
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 79
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG NHIỆM VỤ QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP NGƢỜI
KHUYẾT TẬT TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................................... 86
3.1. Thực trạng nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người khuyết tật của cán bộ
quản lý trường hợp .................................................................................................... 86
3.1.1. Đánh giá chung về các nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người khuyết tật .... 92
3.1.2. Thực trạng nhiệm vụ thu thập thông tin của cán bộ quản lý trường hợp ............ 96
3.1.3. Thực trạng nhiệm vụ đánh giá nhu cầu người khuyết tật ................................. 100
3.1.4. Thực trạng nhiệm vụ lập kế hoạch can thiệp ................................................... 104
3.1.5. Thực trạng nhiệm vụ thực hiện kế hoạch ......................................................... 108
3.1.6. Thực trang nhiệm vụ theo dõi, lượng giá và kết thúc quản lý trường hợp ........ 114
3.2. Thực trạng một số yếu tố tác động đến nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với
người khuyết tật tại thành phố Đà Nẵng ................................................................. 117
3.2.1. Thực trạng về kiến thức, kỹ năng, thái độ của cán bộ quản lý trường hợp ....... 118
3.2.3. Thực trạng chế độ chính sách đối với người khuyết tật và cán bộ quản lý
trường hợp ............................................................................................................... 123
3.2.4. Thực trạng nguồn lực và dịch vụ trợ giúp tại địa phương ............................ 126
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 132
CHƢƠNG 4. THỰC NGHIỆM CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUẢN LÝ TRƢỜNG HỢP
ĐỐI VỚI NGƢỜI KHUYẾT TẬT ...................................................................... 134
4.1. Diễn giải quy trình và phương pháp thực hiện................................................. 138
4.1.1. Cơ sở thực nghiệm ........................................................................................ 138
4.1.2. Diễn giải phương pháp thực nghiệm ............................................................ 140
4.2. Kế hoạch, nội dung và phương pháp tập huấn ................................................. 143
4.3. Kết quả thực nghiệm tác động nhằm nâng cao kỹ năng quản lý trường hợp
đối với người khuyết tật của cán bộ quản lý trường hợp ........................................ 155
4.3.1. Thực trạng kỹ năng quản lý trường hợp của cán bộ quản lý trường hợp
trước và sau thực nghiệm ........................................................................................ 155
4.3.2. Kết quả đánh giá kỹ năng đánh giá nhu cầu của cán bộ quản lý trường hợp
trước và sau tập huấn. ............................................................................................. 159
4.3.3. Kết quả đánh giá kỹ năng huy động nguồn lực của cán bộ quản lý trường hợp
trước và sau tập huấn. ............................................................................................. 161
4.3.4. Kết quả đánh giá kỹ năng chuyển tuyến và kết nối của cán bộ quản lý trường
hợp trước và sau tập huấn. ..................................................................................... 164
4.4. Kết quả thực nghiệm quản lý trường hợp người khuyết tật của cán bộ quản lý
trường hợp ............................................................................................................... 167
4.4.1. Thông tin chung về CBQLTH và NKT .......................................................... 167
4.4.2. Kết quả thực nghiệm ..................................................................................... 169
Tiểu kết chương 4.................................................................................................... 173
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 174
1. Kết luận ............................................................................................................... 174
2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 175
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 177
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Mức độ thực hiện các nhiệm vụ quản lý trường hợp ................................... 94
Bảng 3.2. Mức độ thực hiện các nhiệm vụ thu thập thông tin .................................... 98
Bảng 3.3. Nhiệm vụ đánh giá nhu cầu người khuyết tật .......................................... 103
Bảng 3.4. Mức độ thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch ................................................ 108
Bảng 3.5. Mức độ thực hiện nhiệm vụ thực hiện kế hoạch trợ giúp ......................... 109
Bảng 3.6. Nhiệm vụ lượng giá và kết thúc trường hợp ............................................. 115
Bảng 3.7. Kiến thức chuyên môn được đào tạo của cán bộ quản lý trường hợp ...... 118
Bảng 3.8. Thực trạng kỹ năng của cán bộ quản lý trường hợp ............................... 120
Bảng 3.9. Thực trạng thái độ của cán bộ quản lý trường hợp ............................... 121
Bảng 3.10. Chính sách dành cho người khuyết tật ................................................... 123
Bảng 3.11. Chế độ chính sách dành cho cán bộ quản lý trường hợp ........................ 125
Bảng 3.12. Nguồn lực và dịch vụ dành cho người khuyết tật tại Đà Nẵng ............ 127
Bảng 4.1. Nhu cầu tập huấn về kiến thức và kỹ năng trong quản lý trường hợp
đối với NKT của cán bộ quản lý trường hợp ........................................ 139
Bảng 4.2. Mức độ thực hiện kỹ năng của cán bộ quản lý trường hợp trước và sau
thực nghiệm .......................................................................................... 155
Bảng 4.3. Kiểm định giá trị trung bình về kỹ năng của cán bộ quản lý trường hợp
trước và sau thực nghiệm. ..................................................................... 156
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Thực trạng nhiệm vụ quản lý trường hợp (điểm trung bình) ...................... 93
Biểu đồ 3.2. Mức độ thực hiện các nhiệm vụ thu thập thông tin (điểm trung bình) ..... 97
Biểu đồ 3.3 Mức độ thực hiện đánh giá nhu cầu người khuyết tật (điểm trung bình) 101
Biểu đồ 3.4. Mức độ thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch (điểm trung bình) ............. 104
Biểu đồ 3.5. Mức độ thực hiện nhiệm vụ thực hiện kế hoạch (điểm trung bình) ... 113
Biểu đồ 3.6. Mức độ thực hiện lượng giá, kết thúc trường hợp (ĐTB) .................. 115
Biểu đồ 4.1.Mức độ kỹ năng đánh giá nhu cầu của CBQLTH trước và sau
thực nghiệm .......................................... Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 4.2 Mức độ kỹ năng huy động nguồn lực của CBQLTH trước và sau
thực nghiệm ........................................................................................ 162
Biểu đồ 4.3. Mức độ kỹ năng chuyển tuyến và kết nối của CBQLTH trước và
sau thực nghiệm .................................................................................. 164
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người khuyết tật là đối tượng được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước
ta, chiếm vị trí trọng tâm trong hệ thống phúc lợi xã hội quốc gia. Trong những năm
qua, nhà nước đã rất chú trọng tới việc chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật một cách
toàn diện, từ các chính sách giáo dục, y tếcho đến những chính sách về bảo trợ và
hòa nhập xã hội...cụ thể là Luật người khuyết tật Việt Nam được ban hành và hiện
thực hoá thành những hoạt động trợ giúp người khuyết tật và có đã có những kết quả
đáng khích lệ. Tuy nhiên, trợ giúp người khuyết tật là một hoạt động rất cần sự phối
hợp và nỗ lực của các Ban, Ngành, đoàn thể, các cơ quan, tổ chức và của của toàn xã
hội. Trong bối cảnh đó, công tác xã hội, với những đặc trưng của mình, có một vai trò
rất lớn trong việc thúc đẩy sự phối hợp toàn diện trong quá trình trợ giúp người
khuyết tật. Việc tìm ra một phương pháp công tác xã hội phù hợp đối với người
khuyết tật sẽ giúp rất nhiều vào hoạt động trợ giúp người khuyết tật ở nước ta.
Quản lý trường hợp là một phương pháp trong thực hành công tác xã hội, trong
tiếng Anh được gọi là Case Management, phương pháp này được áp dụng phổ biến
trong ngành công tác xã hội ở trên thế giới để trợ giúp các đối tượng yếu thế, tuy
nhiên đây là vấn đề mới đối với Việt Nam, về cả lý luận và thực tiễn. Về lý luận,
chưa có nhiều nghiên cứu ở nước ta về vấn đề này ở quy mô lớn như luận án hay đề
tài cấp bộ, cấp nhà nước mà chỉ có những nghiên cứu trong phạm vi hẹp như QLTH
tại một trung tâm, một xãVề thực tiễn, công tác triển khai thực hiện QLTH cũng
chưa thực sự diễn ra tại địa phương, tại cơ quan nào một cách có hệ thống và mang
đúng tính chất của QLTH, QLTH đối với NKT cũng nằm trong thực trạng chung đó.
Chính vì vậy, việc làm rõ các vấn đề lý luận về Quản lý trường hợp như mục đích,
triết lý, quy trìnhlà một yêu cầu cấp thiết của ngành công tác xã hội. Mặt khác,
những vấn đề mang tính chất thực hành của Quản lý trường hợp như phương pháp tổ
chức, kỹ thuật thực hiện, vai trò của nhân viên công tác xã hội trong công tác này khi
trợ giúp các đối tượng yếu thế, đặc biệt là NKT ở Việt Nam như thế nào cũng là vấn
đề rất cần được nghiên cứu, tìm hiểu.
2
Nằm trong khuôn khổ của của Đề án phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt
Nam giai đoạn 2010-2020, ngày 6 tháng 1 năm 2015, Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội đã ra Thông tư Số 01/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn về quản lý trường hợp
người khuyết tật và có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 2 năm 2015. Thông tư đã
đưa ra những hướng dẫn khá cụ thể về những vấn đề liên quan đến Quản lý trường
hợp người khuyết tật như định nghĩa, quy trình, nhiệm vụ cũng như cách thức tổ
chức, trách nhiệm của các cơ quan, các dịch vụ trong quản lý trường hợp người
khuyết tật. Đây là một thông tư có ý nghĩa to lớn trong việc trợ giúp Người khuyết tật
tại nước ta, nếu được thực hiện tốt, một mặt, nó sẽ giúp cho người khuyết tật được trợ
giúp một cách toàn diện và có hệ thống, được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tốt nhất có
thể; mặt khác, việc thực hiện thông tư này cũng sẽ đảm bảo một cơ chế phối hợp
thống nhất giữa những đơn vị chịu trách nhiệm hỗ trợ người khuyết tật của các ngành
như y tế, giáo dục, lao động và các ban ngành đoàn thể khác trong xã hội. Tuy nhiên,
việc thực tế triển khai Quản lý trường hợp người khuyết tật tại từng địa phương ra
sao, có những thuận lợi, khó khăn hay vướng mắc gì, các dịch vụ, nguồn nhân lực
thực hiện và hỗ trợ công tác Quản lý trường hợp người khuyết tật đáp ứng như thế
nào cũng cần có một đánh giá tổng thể để đưa ra những điều chỉnh hợp lý.
Đà Nẵng là một địa phương đi đầu trong cả nước về một số lĩnh vực, đặc biệt
là các lĩnh vực về xã hội, vấn đề phát triển công tác xã hội và trợ giúp người khuyết
tật cũng được chú trọng và quan tâm, bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng
kể. Từ đầu năm 2014, thành phố Đà Nẵng đã thành lập mạng lưới quản lý trường
hợp/giám sát trợ giúp người khuyết tật tại 56 xã, phường với sự tham gia của gần
200 cán bộ của 3 ngành Lao động- TBXH, Y tế, Giáo dục và Đào tạo. Đến nay, hệ
thống này đã đi vào vận hành tương đối tốt, cán bộ quản lý trường hợp đã cơ bản
thực hiện được các bước chính của quy trình quản lý trường hợp như đánh giá nhu
cầu toàn diện, mở hồ sơ quản lý trường hợp, xây dựng kế hoạch hỗ trợ cá nhân,
chuyển tuyến hoặc kết nối. Hiện nay, toàn thành phố đã thiết lập mở hồ sơ đưa vào
quản lý trường hợp cho hơn 1.680 người khuyết tật, đây là kết quản bước đầu rất
khả quan, giúp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho đối tượng xã hội, nâng
3
cao kỹ năng thực hành nghề CTXH của cán bộ CTXH tại địa phương, đồng thời tạo
tiền đề thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng theo mô hình quản lý trường hợp
theo định hướng của Bộ Lao động- TBXH trong thời gian tới. Chính vì vậy, nghiên
cứu việc thực hiện Quản lý trường hợp với người khuyết tật ở thành phố Đà Nẵng
sẽ cung cấp một bức tranh tổng thể về hoạt động này, xem xét các thành tựu cũng
như những khó khăn, hạn chế trong quá trình thực hiện, các dịch vụ, nguồn nhân
lực thực hiện và hỗ trợ công tác Quản lý trường hợp người khuyết tật đáp ứng như
thế nàođể từ đó đề xuất một quy trình Quản lý trường hợp với người khuyết tật
tối ưu trong thời gian tới tại Đà Nẵng và các địa phương trong cả nước.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Nhiệm vụ quản lý trường hợp người
khuyết tật từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” sẽ đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề
lý luận của Quản lý trường hợp trong công tác xã hội, đặc biệt là quản lý trường hợp
đối với người khuyết tật, nghiên cứu thực trạng thực hiện nhiệm vụ quản lý trường
hợp đối với người khuyết tật ở thành phố Đà Nẵng của CBQLTH và thực nghiệm
những biện pháp thực hiện phù hợp ở tại đây cũng như một số địa phương khác trong
cả nước.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu những vấn đề lý luận của
Quản lý trường hợp đối với người khuyết tật, nghiên cứu thực trạng và các yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý trường hợp của cán bộ QLTH
đối với người khuyết tật ở thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất và áp dụng một số biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý trường hợp đối với người khuyết
tật.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1). Nghiên cứu hệ thống lý luận về quản lý trường hợp, quản lý trường hợp
đối với người khuyết tật, nghiên cứu các vấn đề lý luận về nhiệm vụ quản lý trường
hợp và các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý trường hợp là cơ sở lý luận của
đề tài.
4
(2). Nghiên cứu thực tiễn các nhiệm vụ trong quản lý trường hợp đối với
người khuyết tật của CBQLTH ở thành phố Đà Nẵng bao gồm các vấn đề như tìm
hiểu về mức độ thực hiện nhiệm vụ QLTH, kỹ thuật tiến hành từ đó chỉ ra các
hạn chế trong quá trình thực hiện và đề xuất giải pháp điều chỉnh, thay đổi..
(3). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ
quản lý trường hợp đối với NKT của nhân viên QLTH tại Đà Nẵng như kiến thức,
kỹ năng của cán bộ quản lý trường hợp, năng lực của các cơ sở cung cấp dịch vụ.
(4). Thực nghiệm biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ quản
lý trường hợp của cán bộ quản lý trường hợp đối với người khuyết tật và đưa ra các
đề xuất điều chỉnh công tác thực hiện các nhiệm vụ này có hiệu quả hơn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhiệm vụ quản lý trường hợp đối với người khuyết tật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Đề tài đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ quản lý trường hợp và các yếu tố
ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ này ở cán bộ quản lý trường hợp người khuyết
tật.
3.2.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Luận án được thực hiện với khách thể nghiên cứu chính là 167 cán bộ Quản lý
trường hợp người khuyết tật tại phường, xã và trung tâm CTXH tại thành phố Đà
Nẵng.
3.2.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của luận án được xác định là nghiên cứu thực trạng trên tất cả
các quận huyện thuộc thành phố Đà Nẵng và áp dụng các biện pháp trên quận Hải Châu
4. Phƣơng