Sự chuyển biến kinh tế- xã hội không những là quy luật vận động, phát
triển của nền văn minh nhân loại mà nó còn minh chứng cho khát vọng vươn
lên và khảnăng thực hiện của con người. Tất nhiên, quá trình chuyển biến kinh
tế- xã hội còn chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tốkhác, mà điển hình là tác
động của điều kiện tựnhiên, điều kiện xã hội của từng giai đoạn lịch sửcụ
thể. Đối với Bình Dương, sựthăng trầm của nền kinh tế- xã hội trong suốt hơn
300 năm qua cũng không nằm ngoài quy luật trên. Dưới tác động của điều kiện
tựnhiên, xã hội của vùng đất phương Nam, của cảnước, từnăm 1698 đến nay,
sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Bình Dương trải qua nhiều thăng
trầm và ẩn chứa cảtrí thông minh, lòng quảcảm, sựnăng động, tính dám nghĩ,
dám làm, sựchịu thương, chịu khó của cư dân Bình Dương. Suốt trong chiều
dài lịch sử đó, mồ hôi, nước mắt và cả máu của nhiều thế hệ cư dân Bình
Dương nối tiếp nhau đổxuống và xây dựng nên tỉnh Bình Dương hôm nay.
Dù đã và đang trởthành một điểm sáng trong vùng kinh tếtrọng điểm ở
phương Nam, dù cánh buồm kinh tế- xã hội Bình Dương đang no gió và lao
nhanh ra biển lớn, nhưng hiện nay nền kinh tế- xã hội Bình Dương vẫn còn ẩn
chứa nhiều bất cập. Điều này không chỉxảy ra ởBình Dương mà còn xảy ra ở
nhiều địa phương khác trên khắp cảnước, nhất là ởcác tỉnh công nghiệp. Do
đó, sựchuyển biến kinh tế- xã hội đang trởthành đềtài khoa học nóng hổi,
thu hút sựquan tâm của giới nghiên cứu, nhằm làm sáng tỏnhững vấn đềlý
luận và thực tiễn cho sựphát triển đi lên của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. Vềvấn đềnày, trong chuyến đi thăm và làm việc tại Bình Dương,
274 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3063 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Những chuyển biến kinh tế - Xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN VĂN HIỆP
NHỮNG CHUYỂN BIẾN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
TỪ 1945 ĐẾN 2005
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2007
MỤC LỤC
DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................. 1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .............................................. 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................... 5
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 6
5. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN................................. 8
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN.............................................................. 9
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊA
LÝ HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN..................................................................... 11
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI ........................................................ 15
1.2.1. Đặc điểm kinh tế........................................................................ 15
1.2.2. Đặc điểm xã hội......................................................................... 18
1.3. ĐẶC ĐIỂM HÀNH CHÍNH ............................................................... 23
CHƯƠNG 2
NHỮNG CHUYỂN BIẾN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
TỪ 1945 ĐẾN 1975
2.1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH
THỦ DẦU MỘT GIAI ĐOẠN 1945 - 1954 ............................................... 29
2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh
Thủ Dầu Một giai đoạn 1945-1954............................................................... 29
2.1.2. Chuyển biến kinh tế - xã hội trong vùng tạm chiếm............................ 31
Chuyển biến về kinh tế ....................................................................... 31
Chuyển biến xã hội ............................................................................. 39
2.1.3. Chuyển biến về kinh tế - xã hội ở vùng kháng chiến.......................... 46
Chuyển biến kinh tế ............................................................................ 47
Chuyển biến xã hội .............................................................................. 55
2.2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN
1954 - 1975 .......................................................................................... 63
2.2.1. Chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Thủ Dầu Một trong vùng tạm
chiếm.................................................................................................... 64
Chuyển biến kinh tế ............................................................................. 64
Chuyển biến xã hội .............................................................................. 81
2.2.2. Chuyển biến kinh tế - xã hội ở chiến khu, vùng giải phóng................ 92
Chuyển biến kinh tế ............................................................................. 92
Chuyển biến xã hội ............................................................................. 99
CHƯƠNG 3
NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH
DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 1975 - 2005
3.1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN
1975 - 1986....................................................................................................... 108
3.1.1. Tình hình Bình Dương sau ngày giải phóng và những định
hướng phát triển kinh tế- xã hội .............................................. 108
3.1.2. Chuyển biến kinh tế .................................................................. 111
3.1.3. Chuyển biến xã hội ................................................................... 117
3.2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN
1986 - 1996 ...............................................................................................122
3.2.1. Định hướng phát triển .............................................................. 122
3.2.2. Chuyển biến kinh tế .................................................................. 124
3.2.3. Chuyển biến xã hội ................................................................... 132
3.3. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH
BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 - 2005 ....................................... 137
3.3.1. Tình hình Bình Dương sau khi tái thành lập và những định
hướng phát triển kinh tế - xã hội ............................................. 137
3.3.2. Chuyển biến kinh tế .................................................................. 140
3.3.3. Chuyển biến xã hội ................................................................... 165
KẾT LUẬN............................................................................................... 184
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 200
PHỤ LỤC ................................................................................................ 223
1
DẪN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự chuyển biến kinh tế - xã hội không những là quy luật vận động, phát
triển của nền văn minh nhân loại mà nó còn minh chứng cho khát vọng vươn
lên và khả năng thực hiện của con người. Tất nhiên, quá trình chuyển biến kinh
tế - xã hội còn chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, mà điển hình là tác
động của điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của từng giai đoạn lịch sử cụ
thể. Đối với Bình Dương, sự thăng trầm của nền kinh tế - xã hội trong suốt hơn
300 năm qua cũng không nằm ngoài quy luật trên. Dưới tác động của điều kiện
tự nhiên, xã hội của vùng đất phương Nam, của cả nước, từ năm 1698 đến nay,
sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Bình Dương trải qua nhiều thăng
trầm và ẩn chứa cả trí thông minh, lòng quả cảm, sự năng động, tính dám nghĩ,
dám làm, sự chịu thương, chịu khó của cư dân Bình Dương. Suốt trong chiều
dài lịch sử đó, mồ hôi, nước mắt và cả máu của nhiều thế hệ cư dân Bình
Dương nối tiếp nhau đổ xuống và xây dựng nên tỉnh Bình Dương hôm nay.
Dù đã và đang trở thành một điểm sáng trong vùng kinh tế trọng điểm ở
phương Nam, dù cánh buồm kinh tế - xã hội Bình Dương đang no gió và lao
nhanh ra biển lớn, nhưng hiện nay nền kinh tế - xã hội Bình Dương vẫn còn ẩn
chứa nhiều bất cập. Điều này không chỉ xảy ra ở Bình Dương mà còn xảy ra ở
nhiều địa phương khác trên khắp cả nước, nhất là ở các tỉnh công nghiệp. Do
đó, sự chuyển biến kinh tế - xã hội đang trở thành đề tài khoa học nóng hổi,
thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý
luận và thực tiễn cho sự phát triển đi lên của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. Về vấn đề này, trong chuyến đi thăm và làm việc tại Bình Dương,
2
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã chỉ đạo: “Bình Dương cần tổng kết kinh
nghiệm không chỉ cho riêng mình mà cho cả nước khi bước vào ngưỡng cửa công
nghiệp hóa, có thể từ thực tiễn nâng lên thành lý luận, góp phần tăng nhanh tốc độ
tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và nên tiếp tục nghiên cứu vị trí vai trò
của mình và biết cách khai thác tiềm năng, thu hút trí tuệ, công nghệ hiện đại...” [50,
tr.235]. Vì vậy, việc nghiên cứu về những chuyển biến kinh tế - xã hội trong chiều
dài lịch sử 60 năm qua ở Bình Dương trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm lý giải
những thành công cũng như những hạn chế của quá trình phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh, từ đó rút tỉa những bài học kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm trong
việc thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phục
vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đó cũng là
lý do để tác giả luận án chọn đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh
Bình Dương từ 1945 đến 2005” làm luận án tiến sĩ sử học, chuyên ngành lịch sử
Việt Nam cận đại và hiện đại.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẦN ĐỀ
Là những lĩnh vực trọng yếu trong tiến trình phát triển của mỗi quốc
gia cũng như của từng địa phương, nên những vấn đề kinh tế - xã hội luôn
thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu cũng như của các cơ
quan nghiên cứu, kể cả của các cấp chính quyền từ trước tới nay. Trước
năm 1975 ở miền Nam, cũng như sau ngày giải phóng hoàn toàn miền
Nam đến nay, trên phạm vi cả nước, đã có không ít công trình khoa học,
luận án, luận văn, sách, bài báo khoa học… đề cập đến những nội dung
liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài của luận án này.
3
Có thể kể đến một số công trình và tác phẩm được công bố ở miền Nam
trước năm 1975 nghiên cứu về các vấn đề kinh tế - xã hội của Thủ Dầu Một -
Bình Dương như: Vấn đề cao su Việt Nam của Đỗ Văn Minh (Luận án tốt
nghiệp Trường QGHC Sài Gòn), Việc mậu dịch lúa gạo và cao su tại Việt Nam
Cộng hòa từ 1954 đến 1968 của Trần Thị Khánh Vân (Luận văn cao học, Đại
học Văn khoa, Sài gòn, 1970); Thực trạng kinh tế quận Bến Cát trước ngày
đóng quân của quân đội Hoa Kỳ: tình hình an ninh, chính trị, đồn điền cao su,
lúa gạo, ngũ cốc, tiểu công nghệ, chăn nuôi…của Huỳnh Viết Sơn (Luận văn
tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chính Sài Gòn, 1973); Thực trạng nền giáo
dục tại tỉnh Bình Dương hiện nay - vấn đề giáo dục tỉnh Bình Dương của Lâm
Châu Ngọc Bửu (Luận văn tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chính Sài Gòn,
1973); Chăn nuôi gà tại Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương (phúc trình của sinh viên
Lê Việt Dũng, Viện đại học Đà Lạt, 3/1975) v.v... Ở một phạm vi không gian
rộng lớn hơn là toàn miền Nam, có các công trình và tác phẩm như Nền kỹ
nghệ Việt Nam của Nguyễn Trọng Đạt (Luận văn tốt nghiệp Học viện Quốc
gia Hành chính Sài Gòn, 1969); Nhận định tình hình kinh tế Việt Nam từ 1955
đến 1970 của Nguyễn Văn Hảo (Ngân hàng Quốc gia Sài Gòn, 1972); Kinh tế
Việt Nam cộng hoà của Nguyễn Văn Ngôn (Nhà xuất bản Cấp Tiến, Sài Gòn ,
1972); Nhân lực trong công cuộc tái thiết và phát triển quốc gia của Nguyễn
Văn Ánh (Sài Gòn, 1973)… Ngoài ra còn có nhiều bài báo có liên quan được
đăng tải trên Việt Nam kinh tế tập san, Chấn hưng kinh tế, Phát triển xã hội và
báo Công luận…
Nội dung các ấn phẩm trên đây đã cung cấp được những số liệu và nhận
định đáng chú ý về thực trạng và kế hoạch phát triển kinh tế của chính quyền
Sài Gòn; làm rõ diện mạo kinh tế và hoạt động thương mại của tỉnh Bình
Dương hoặc một số đơn vị hành chính trực thuộc; giới thiệu thực trạng giáo
4
dục và nguồn nhân lực của địa phương trong "công cuộc tái thiết, phát
triển"…Tuy nhiên, do đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể nên các công trình này
chưa thể hiện được toàn cảnh đời sống kinh tế - xã hội ở Thủ Dầu Một - Bình
Dương với những chuyển biến của nó qua các giai đoạn lịch sử. Mặt khác, một
số nhận định đánh giá trong các công trình, tác phẩm này cũng cần được xem
xét theo quan điểm sử học mác xít để có cách nhìn khách quan, khoa học hơn.
Từ năm 1975 đến nay, nếu không kể những công trình và tác phẩm
nghiên cứu về toàn cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam hoặc của khu vực Nam bộ
(trong đó có đề cập đến Bình Dương với một liều lượng nhất định) thì số lượng
các đề tài khoa học, các ấn phẩm viết về đời sống kinh tế - xã hội Sông Bé -
Bình Dương cũng còn khá khiêm tốn. Đáng chú ý, có thể kể đến một số công
trình như: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương - thực trạng và giải pháp phát
triển (Tỉnh ủy Bình Dương, 2000); Tác động của cải cách hình chính đối với
sực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương do Ban chỉ đạo Cải cách hành
chính của Chính phủ nghiên cứu (Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương phát
hành, 2002), Thủ Dầu Một - Bình Dương đất lành chim đậu của Vũ Đức
Thành (chủ biên, 1999), Bình Dương thế và lực mới trong thế kỷ XXI của Chu
Viết Luân (chủ biên, 2003). Bên cạnh đó là một số luận văn, luận án nghiên
cứu về sự hình thành và phát triển của các ngành sơn mài, gốm sứ… trên địa
bàn Thủ Dầu Một - Bình Dương; cùng các bài báo viết về tình hình kinh tế - xã
hội Sông Bé - Bình Dương trên các tạp chí, tập san, nhật báo: Học tập, Cộng
sản, Nhân dân, Xưa và Nay, Văn hóa Nghệ thuật…
Qua danh mục trên đây, có thể thấy tuy Bình Dương đã và đang thu
hút sự quan tâm của nhiều cơ quan nghiên cứu và nhiều nhà khoa học,
nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu tái hiện và phân tích
những chuyến biến kinh tế xã hội trên địa bàn Bình Dương trong quãng
5
thời gian 60 năm (từ 1945 đến 2005). Chính vì vậy, tác giả luận án này
mong muốn được tập hợp nhiều nguồn tài liệu và kế thừa những kết quả đã
có, để tiếp cận và nghiên cứu đề tài "Những chuyển biến Kinh tế - xã hội
của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005" một cách hệ thống, toàn diện và đầy
đủ hơn.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án đã được xác định như đúng tên gọi của đề tài,
đó là những chuyển biến trên hai lĩnh vực chính - kinh tế và xã hội - của tỉnh Bình
Dương từ 1945 đến 2005.
Trên lĩnh vực kinh tế, luận án sẽ tập trung nghiên cứu những chuyển
biến về cơ cấu kinh tế, sự phát triển của các ngành kinh tế, sự chuyển dịch của
các thành phần kinh tế.
Trên lĩnh vực xã hội, luận án đi sâu nghiên cứu các vấn đề về cơ cấu dân
cư, thiết chế xã hội (đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần
của cư dân), về hiện trạng và những vấn đề xã hội gắn liền với quá trình hình
thành và phát triển của tỉnh Bình Dương.
Từ hai lĩnh vực trên, luận án sẽ tiến hành phân tích và tìm ra những nguyên
nhân chủ yếu tạo nên sự chuyển biến tích cực về kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời,
tìm ra những tồn tại, những hạn chế cần nhanh chóng khắc phục để tiếp tục phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương một cách toàn diện và bền vững hơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian
6
Luận án nghiên cứu những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình
Dương từ 1945 đến 2005, qua các giai đoạn 1945-1954, 1954-1975, 1975-
1986, 1986-1996 và 1997-2005. Đồng thời, để có cái nhìn tổng thể, biện chứng
hơn về những bước phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong một chừng mực
nhất định, luận án có mở rộng thời gian về trước năm 1945, nhằm khắc họa rõ
nét hơn các đặc điểm về tự nhiên, dân cư và những yếu tố xã hội khác ảnh
hưởng đến những chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương thời kỳ 1945 -
2005.
- Phạm vi không gian
Luận án lựa chọn phạm vi không gian là địa bàn tỉnh Bình Dương hiện
nay (mặc dù qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, địa bàn tỉnh có nhiều biến đổi
với nhiều tên gọi khác nhau: Thủ Dầu Một, Sông Bé, Bình Dương...; trong đó,
một số địa phương trong từng thời kỳ đã cắt - nhập vào các tỉnh xung quanh).
Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, luận án cũng đề cập đến một
số địa bàn phụ cận nhằm so sánh, làm rõ sự chuyển biến kinh tế - xã hội
trong mối tương quan, sự tác động lẫn nhau giữa tỉnh Bình Dương với các
tỉnh khác ở miền Đông Nam Bộ, Nam Bộ và cả nước.
4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài “Những chuyển
biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005” gồm ba nguồn chính
sau đây:
- Một là, các văn bản, nghị quyết, báo cáo, báo cáo tổng kết, tài liệu lưu
trữ (của ta và của chế độ cũ), hiện đang lưu giữ tại các kho lưu trữ địa phương
7
và Trung ương như Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành, Viện nghiên cứu Xã hội
thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Trung
tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, III, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,… Đây
chính là nguồn tư liệu gốc và có vai trò “xương sống” để thể hiện nội dung
luận án.
- Hai là, các tác phẩm chuyên khảo về kinh tế - xã hội, địa chí văn hóa...
của các tỉnh, thành, đã được xuất bản; các công trình nghiên cứu khoa học về kinh
tế - xã hội đã được công bố và các bài viết về kinh tế - xã hội đăng trên các báo,
tạp chí chuyên ngành; các bài tham luận về kinh tế - xã hội in trong các kỷ yếu hội
thảo khoa học liên quan, hiện được lưu giữ tại các thư viện của các tỉnh, thành địa
phương và Trung ương.
- Ba là, nguồn tư liệu được khai thác từ các nhân chứng lịch sử - những
người đã từng sống, lao động, chiến đấu trong 30 năm kháng chiến chống xâm
lược và trong hơn 30 năm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Bình
Dương. Ngoài ra, nguồn tư liệu còn được khai thác trong những tài liệu thu thập
từ các chuyến khảo sát thực địa tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận Mácxít, đề tài “Những chuyển biến kinh tế -
xã hội tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005” được tiến hành chủ yếu bằng
phương pháp lịch sử, kết hợp với phương pháp lôgic. Mặt khác, tác giả cũng sử
dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp liên
ngành nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mang tính đặc thù, riêng biệt về những
8
chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương so với các địa phương khác ở
Nam Bộ và trong cả nước.
5. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ 1945
đến 2005” có những đóng góp khoa học cụ thể như sau:
- Sưu tầm, tập hợp, hệ thống nhiều nguồn tư liệu lịch sử, trong đó có
một số tư liệu lần đầu tiên được phát hiện và công bố. Trên cơ sở đó, luận án
phục dựng bức tranh toàn cảnh về kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương trong 60
năm (1945-2005) ; đồng thời, góp phần hiệu đính những sự kiện lịch sử chưa
chính xác đã công bố trong các ấn phẩm xuất bản trước đây.
- Làm rõ những thành quả và hạn chế của quá trình phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005 ; từ đó, rút tỉa một số kinh nghiệm
cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong mối quan hệ, tác động
qua lại với các địa phương khác ở Nam Bộ và cả nước qua từng thời kỳ lịch
sử.
- Làm rõ hơn về vai trò, vị trí của kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương trong
nền kinh tế - xã hội cả nước, nhằm phát huy hơn nữa vai trò, vị trí của Bình
Dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại đất nước hiện nay. Trên cơ
sở tổng kết thực tiễn của Bình Dương, cung cấp những luận cứ khoa học cho
việc hoàn thiện đường lối đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa
của Đảng và Nhà nước, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Tạo tiền đề cho việc tiếp cận, nghiên cứu các công trình khoa
học về sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương nói riêng, của
Nam Bộ và cả nước nói chung.
9
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 199 trang, bao gồm: dẫn luận (10 trang), ba chương nội
dung (173 trang), kết luận (16 trang). Ngoài ra, còn có tài liệu tham khảo (23
trang) và phụ lục (48 trang).
Chương 1
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊA
LÝ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG
Trình bày các đặc điểm về tự nhiên, dân số, dân cư và sự phân bố dân
cư, cũng như trình bày các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội và sự biến đổi
địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử của tỉnh đã tác động, ảnh hưởng đến
quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội Bình Dương giai đoạn từ 1945 đến 1975.
Chương 2
NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH
DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 (Chia thành 2 mục lớn)
Mục 2.1. Trình bày những chính sách kinh tế - xã hội của Pháp thực thi
ở Thủ Dầu Một; các hoạt động và sự chuyển biến của các ngành, các thành
phần kinh tế ở vùng tạm chiếm; cơ cấu giai cấp, tầng lớp xã hội, đời sống vật
chất và đời sống văn hóa tinh thần của cư dân; những chính sách kinh tế - xã
hội của Pháp, của Chính phủ kháng chiến tác động đến vùng kháng chiến; hoạt
động của các ngành và các thành phần kinh tế; những thay đổi nổi bật về kinh
tế - xã hội.
Mục 2.2. Trình bày chính sách kinh tế - xã hội của Mỹ - ngụy trên địa
bàn Bình Dương; diễn biến tình hình kinh tế - xã hội; hoạt động của các ngành
và các thành phần kinh tế; cơ cấu giai