1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Ở Việt Nam, hiện nay có 63 trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi chung là trường chính trị), được Đảng, Nhà nước
giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ là tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh
đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức ở địa phương
về lý luận chính trị - hành chính; đường lối, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ
về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội; kiến thức về pháp luật và quản lý nhà nước và một số lĩnh
vực khác [17].
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với sự phát triển đi lên
của đất nước, trong những năm qua hệ thống các trường chính trị đã không
ngừng phát triển, có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở, từng bước đáp ứng
yêu cầu đặt ra của sự nghiệp đổi mới đất nước. Những kết quả đạt được trong
việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các trường chính trị tỉnh, thành phố có
sự đóng góp quyết định của đội ngũ trí thức nói chung và nữ trí thức nói riêng
đang làm việc ở các cơ sở đó.
182 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 62369 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nữ trí thức trong các trường chính trị tỉnh, thành phố ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ LAN
NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ LAN
NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
TỈNH, THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ THỊ THẠCH
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Nguyễn Thị Lan
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN 7
1.1. Những công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án 7
1.2. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến luận án 22
1.3. Đánh giá những công trình tổng quan và những vấn đề luận án tiếp tục
làm sáng tỏ 26
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 31
2.1. Quan niệm về nữ trí thức, nữ trí thức trong các trường chính trị ở Việt Nam 31
2.2. Đặc điểm và vai trò của nữ trí thức trong các trường chính trị ở Việt Nam
hiện nay 35
2.3. Những yếu tố tác động đến vai trò của nữ trí thức trong các trường chính trị 55
Chương 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA NỮ TRÍ THỨC
TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
HIỆN NAY 68
3.1. Thực trạng thực hiện vai trò của nữ trí thức trong các trường chính trị
hiện nay 68
3.2. Những vấn đề đặt ra đối với phát huy vai trò nữ trí thức trong các trường
chính trị hiện nay 97
Chương 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT
HUY VAI TRÒ NỮ TRÍ THỨC TRONG CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY 114
4.1. Quan điểm cơ bản phát huy vai trò nữ trí thức trong các trường chính trị ở
Việt Nam hiện nay 114
4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của nữ trí thức trong các
trường chính trị hiện nay 121
4.3. Đề xuất một số khuyến nghị 142
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 164
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một số trường chính trị có tỷ lệ nữ trí thức thấp trong tổng số
đội ngũ trí thức của nhà trường 41
Bảng 2.2: Một số trường chính trị có số lượng nữ trí thức chiếm tỷ lệ cao
trong tổng số đội ngũ trí thức nhà trường 42
Bảng 2.3: Trình độ học vấn của nữ trí thức ở một số trường chính trị
trong cả nước 45
Bảng 3.1: Chức danh giảng dạy của nữ giảng viên ở một số trường
chính trị 69
Bảng 3.2: Nữ trí thức ở một số trường chính trị tham gia các chương
trình đào tạo, bồi dưỡng 72
Bảng 3.3: Số lượng lớp và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của một số
trường chính trị trong năm học 2015 - 2016 77
Bảng 3.4: Số lượng nữ trí thức tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp
cơ sở ở một số trường chính trị 81
Bảng 3.5: Số lượng nữ trí thức tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp
tỉnh, thành phố ở một số trường chính trị từ năm 2008 đến 2015 82
Bảng 3.6: Số lượng nam/nữ trí thức tham gia đề tài nghiên cứu khoa học
cấp tỉnh, thành phố ở một số trường chính trị 84
Bảng 3.7: Số lượng nữ trí thức tham gia Ban chấp hành Đảng bộ ở một
số trường chính trị nhiệm kỳ 2010 - 2015 và 2015 - 2020 91
Bảng 3.8: Số lượng nữ trí thức tham gia Ban Giám hiệu ở một số trường
chính trị hiện nay 92
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Ở Việt Nam, hiện nay có 63 trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi chung là trường chính trị), được Đảng, Nhà nước
giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ là tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh
đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức ở địa phương
về lý luận chính trị - hành chính; đường lối, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ
về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
chính trị - xã hội; kiến thức về pháp luật và quản lý nhà nước và một số lĩnh
vực khác [17].
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, cùng với sự phát triển đi lên
của đất nước, trong những năm qua hệ thống các trường chính trị đã không
ngừng phát triển, có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở, từng bước đáp ứng
yêu cầu đặt ra của sự nghiệp đổi mới đất nước. Những kết quả đạt được trong
việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các trường chính trị tỉnh, thành phố có
sự đóng góp quyết định của đội ngũ trí thức nói chung và nữ trí thức nói riêng
đang làm việc ở các cơ sở đó.
Là một bộ phận chủ lực trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học,
lãnh đạo, quản lý trong các trường chính trị, trong những năm qua, được sự
quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, nhà trường và sự vươn lên của
bản thân, đội ngũ nữ trí thức các trường chính trị không ngừng phát triển cả
về số lượng, cơ cấu và chất lượng. Họ đã và đang làm việc hăng say, nhiệt
huyết với tinh thần, trách nhiệm cao nhất trong thực hiện nhiệm vụ chuyên
môn. Một số chị đã trở thành nhà giáo ưu tú, giáo viên dạy giỏi toàn quốc; có
chị trở thành nhà quản lý giỏi với cương vị là thủ trưởng đơn vị. Hiện nay, nữ
2
trí thức các trường chính trị tham gia công tác lãnh đạo, quản lý từ cấp khoa,
phòng trở lên chiếm trên 20%, trong đó cán bộ quản lý cấp trường chiếm tỷ lệ
khoảng 8%; tỷ lệ có học hàm, học vị cũng được tăng lên, Những đóng góp
của các chị góp phần không nhỏ vào thành tích to lớn của các nhà trường
trong công tác đào tạo cán bộ của Đảng, nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, qua
đó góp phần khẳng định vị thế, vai trò của nữ trí thức Việt Nam nói chung
trong tiến trình xây dựng đất nước.
Tuy nhiên, từ thực tiễn ở các trường chính trị hiện nay, cho thấy, đội
ngũ nữ trí thức ở đây, chưa thực sự phát huy hết tiềm năng, vai trò; chưa đáp
ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý
cấp cơ sở cũng như công tác nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội địa phương. Tỷ lệ nữ trí thức ở các trường chính trị có trình độ đại học
trở lên chiếm ưu thế tuyệt đối (100%), nhưng càng ở bậc cao, tỷ lệ này càng
thấp đi, thậm chí rất thấp (tiến sỹ chỉ khoảng 2%, chỉ có 12,1% nhà giáo ưu
tú, chưa có nữ giáo sư, phó giáo sư...). Số lượng nữ trí thức người dân tộc
thiểu số chiếm tỷ lệ rất thấp. Phần lớn nữ trí thức có trình độ cao đều đã ở tuổi
cao, nữ trí thức trẻ làm lãnh đạo, quản lý nhà trường còn ít. Trình độ ngoại
ngữ, tin học, kiến thức, kỹ năng, năng lực lãnh đạo, quản lý của một bộ phận
không nhỏ nữ trí thức chưa tương xứng với yêu cầu phân cấp quản lý công
việc ở các trường chính trị hiện nay,
Bất cập trên do nhiều nguyên nhân, như nhận thức xã hội về vai trò của
nữ trí thức chưa có sự công bằng so với nam trí thức; môi trường, điều kiện
làm việc, cơ chế, chính sách có tính đặc thù cho nữ trí thức trong các trường
chính trị còn hạn chế; do sự tự ty, an phận của một bộ phận không nhỏ nữ trí
thức v.v.. Vì vậy, trước yêu cầu của sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ cho cấp
cơ sở, nâng cao chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như công tác
nghiên cứu khoa học góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cần
3
phải phát huy vai trò của toàn thể đội ngũ cán bộ các nhà trường, trong đó có
vai trò quan trọng của đông đảo nữ trí thức các trường chính trị là rất cần
thiết, đòi hỏi phải có các giải pháp toàn diện, động bộ, khả thi.
Tuy nhiên, cho đến nay, ở nước ta chưa có một công trình nào nghiên
cứu cụ thể về nữ trí thức trong các trường chính trị. Đây là một khoảng trống
cần nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, của Đảng, Nhà nước, các
địa phương. Là một giảng viên đang giảng dạy tại trường chính trị, tác giả đã
lựa chọn đề tài “Nữ trí thức trong các trường chính trị tỉnh, thành phố ở
Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Chủ nghĩa xã
hội khoa học với mong muốn góp phần đề xuất các hướng phát triển đội ngũ
nữ trí thức các trường chính trị đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ của Đảng,
Nhà nước hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của nữ trí thức trong các
trường chính trị ở Việt Nam, luận án đề xuất một số quan điểm cơ bản, giải
pháp chủ yếu góp phần phát huy vai trò nữ trí thức trong các trường chính trị
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống
chính trị cấp cơ sở hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Thứ nhất, làm rõ đặc điểm, vai trò và những yếu tố tác động đến nữ trí
thức trong các trường chính trị ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, phân tích thực trạng thực hiện vai trò của nữ trí thức trong các
trường chính trị ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra.
Thứ ba, đề xuất các quan điểm cơ bản, những giải pháp chủ yếu nhằm
phát huy vai trò nữ trí thức trong các trường chính trị ở Việt Nam đáp ứng yêu
4
cầu, nhiệm vụ đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ
sở hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ nữ trí thức trong các trường chính trị ở
Việt Nam (vai trò, thực hiện vai trò).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Hiện nay, cả nước có 63 trường chính trị tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, trong luận án tác giả đã lựa chọn tiến
hành nghiên cứu, khảo sát nữ trí thức ở 08 trường chính trị đại diện cho các
vùng miền trong cả nước.
Phía Bắc: Trường Chính trị tỉnh Lào Cai, Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ,
Trường Chính trị Tô Hiệu thành phố Hải Phòng.
Miền Trung và Tây Nguyên: Trường Chính trị tỉnh Nghệ An, Trường
Chính trị tỉnh Quảng Ngãi, Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk.
Phía Nam: Trường Chính trị tỉnh Tây Ninh và Trường Chính trị thành phố
Cần Thơ.
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu nữ trí thức trong các trường chính trị
từ năm 2008 đến nay (Từ khi có Quyết định 184-QĐ/TW, ngày 03/9/2008 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy
của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
- Về nội dung: Nữ trí thức trong các trường chính trị hiện nay tham gia
vào nhiều hoạt động khác nhau của nhà trường từ giảng dạy lý luận chính trị,
nghiên cứu khoa học, lãnh đạo, quản lý, công tác quản trị văn phòng, công tác
tài chính kế toán, Tuy nhiên, trong giới hạn của luận án, tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu vai trò, thực hiện vai trò của nữ trí thức trong các trường chính trị
5
trên 03 lĩnh vực chủ yếu: (1) Hoạt động đào tạo, (2) Hoạt động nghiên cứu
khoa học và (3) Hoạt động lãnh đạo, quản lý của nhà trường.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đội
ngũ trí thức, nữ trí thức, vai trò của đội ngũ nữ trí thức.
Luận án tham khảo các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở trong
nước và nước ngoài liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử, luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh và một số phương pháp liên ngành.
Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, gồm 01 mẫu phiếu
khảo sát, với số lượng: 425 phiếu; phạm vi: 08 trường chính trị tỉnh, thành phố
đã được lựa chọn ở mục phạm vi không gian; đối tượng phiếu khảo sát: 220 nữ
trí thức và 205 nam trí thức là cán bộ giảng viên, chuyên viên, lãnh đạo, quản
lý các cấp của nhà trường; kết quả khảo sát (Phụ lục 7).
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Một là, luận án góp phần làm rõ đặc điểm, vai trò, điểm mạnh, điểm hạn
chế trong thực hiện vai trò của nữ trí thức trong các trường chính trị hiện nay;
chỉ rõ những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò của nữ trí thức trong
các trường chính trị hiện nay.
Hai là, luận án góp phần đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm
phát huy vai trò của nữ trí thức trong các trường chính trị đáp ứng yêu cầu
trong công tác đào tạo cán bộ cấp cơ sở hiện nay.
6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án cung cấp một số cơ sở lý luận, thực tiễn góp phần trong xây
dựng và thực hiện chính sách đối với nữ trí thức trong các trường chính trị nói
riêng, nữ trí thức làm công tác lý luận chính trị nói chung.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu,
giảng dạy và học tập những chuyên đề liên quan đến vấn đề con người, đội
ngũ trí thức, nữ trí thức, phụ nữ và các chuyên ngành khác có liên quan.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công
bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm
4 chương, 11 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu về trí thức
Trong những năm qua, các công trình nghiên cứu về trí thức Việt Nam
rất đa dạng, phong phú, tiêu biểu như:
Hoàng Phê trong cuốn Từ điển Tiếng Việt cho rằng, trí thức là “người
chuyên làm việc lao động trí óc và có chuyên môn cần thiết cho hoạt động
nghề nghiệp của mình” [68]. Cách định nghĩa này đã chỉ ra một số đặc
điểm của trí thức, nhưng, cho đến nay, nó đã bị vượt qua, bởi nó chưa nhấn
mạnh được đặc điểm lao động đặc thù của người trí thức là lao động trí óc
sáng tạo, phức tạp, tạo ra những sản phẩm có giá trị đặc biệt về tinh thần,
vật chất.
Với hai công trình Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước
[44] và Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại [45] của Nguyễn Đắc Hưng đã
làm rõ quan niệm về trí thức; vị trí, vai trò của trí thức; những phương hướng
chủ yếu để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức ở nước ta đáp ứng yêu cầu
của thời đại. Trên cơ sở khẳng định nội hàm rất rộng của khái niệm trí thức,
tác giả đã chỉ rõ: Trí thức là những người không chỉ có trình độ học vấn cao
mà điều quan trọng nhất là họ thực sự lao động bằng trí tuệ có tính sáng tạo,
có những cống hiến nhất định hữu ích cho xã hội và phải được xã hội kiểm
định chất lượng thông qua hoạt động thực tiễn [45, tr.16-17]. Đây là sự đổi
mới tư duy về trí thức, từ chỗ coi trọng trình độ chuyên môn được đào tạo đến
chỗ thừa nhận và đòi hỏi năng lực lao động thực tế thông qua sự kiểm định
khách quan của xã hội.
8
Nguyễn An Ninh, Phát huy tiềm năng của trí thức khoa học xã hội và
nhân văn trong công cuộc đổi mới đất nước [67]. Từ những kiến giải về tiềm
năng của trí thức khoa học xã hội và nhân văn trong giai đoạn hiện nay, tác giả
đã đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm phát huy tiềm năng của đội ngũ này
góp phần vào quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong hai công trình nghiên cứu: Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ
Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước [48] và công trình Nguồn lực
trí tuệ Việt Nam - Lịch sử, hiện trạng và triển vọng [49] của Nguyễn Văn
Khánh đã tập trung luận chứng khoa học về vấn đề trí thức, nguồn lực trí tuệ
với cách tiếp cận liên ngành. Đội ngũ trí thức được tác giả quan niệm là tầng
lớp tinh hoa của nguồn lực trí tuệ Việt Nam. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá chất
lượng của nguồn nhân lực này, ông đã đưa ra hệ thống giải pháp có ý nghĩa
thiết thực đối với việc xây dựng và phát huy vai trò của nguồn lực trí tuệ đáp
ứng yêu cầu, đòi hỏi của sự nghiệp chấn hưng đất nước.
Nguyễn Khánh Bật, Trần Thị Huyền, Xây dựng đội ngũ trí thức thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh [10].
Đây là công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu về trí thức dưới góc độ
tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhóm tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, làm rõ sự vận dụng sáng tạo của
Đảng và Nhà nước ta trong công tác xây dựng trí thức đồng thời đánh giá
những đóng góp, hạn chế của đội ngũ này trong cách mạng Việt Nam, trên
có sở đó, đi sâu phân tích những giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức ở nước
ta thời kỳ 2011 - 2020 đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Phạm Tất Dong trong đề tài Luận cứ khoa học cho các chính sách
nhằm phát huy năng lực sáng tạo của giới trí thức và sinh viên [15] đã tập
trung phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và tính pháp lý của việc
9
hoạch định chính sách, giải pháp hướng vào việc khơi dậy, khai thác, sử
dụng năng lực sáng tạo của giới trí thức và sinh viên trong hoạt động giáo
dục và đào tạo.
Đàm Đức Vượng, Nguyễn Viết Thông, Xây dựng đội ngũ trí thức Việt
Nam giai đoạn 2011- 2020 [122]. Đây là công trình nghiên cứu công phu và
có hệ thống về trí thức. Trên cơ sở đánh giá tổng thể về thực trạng đội ngũ trí
thức Việt Nam, đề tài đi sâu phân tích, kiến nghị những giải pháp nhằm xây
dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước.
Đề tài đã làm rõ thêm nội hàm của khái niệm trí thức trên bình diện rộng.
Không những chỉ ra tính chất lao động trí óc cùng với những yêu cầu về sự
hiểu biết, trình độ, khát vọng dân chủ, công bằng, tự do và kết quả sáng tạo
trong việc truyền bá, phổ biến, ứng dụng vào đời sống xã hội của trí thức,
các tác giả đề tài còn xác định rõ thiên chức, phẩm chất, tính cách của người
trí thức Việt Nam. Đây là tư liệu quan trọng cho tác giả luận án khi nghiên
cứu về đặc điểm của đội ngũ nữ trí thức ở các trường chính trị ở Việt Nam
hiện nay.
Luận án Trí thức Việt Nam trong phát triển kinh tế tri thức [92] của
Nguyễn Công Trí, đã chỉ ra những đặc trưng, tiêu chí cơ bản để xác định trí
thức, vai trò của đội ngũ này trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức. Luận
án xác định, trí thức là người lao động trí óc và thường có trình độ học vấn
cao, được đào tạo hoặc tự đào tạo. Tuy nhiên, “giá trị quan trọng nhất của
người trí thức chân chính đó là chân lý và lẽ phải; trí thức là người tự tin và
ngay thẳng, có lòng tự trọng, khả năng hành xử đúng mực và thích ứng cao
với các biến đổi của môi trường tự nhiên, xã hội” [92, tr.30].
Trần Thị Lan trong cuốn Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo
dục đại học Việt Nam [55] đã nêu lên cơ sở lý luận về chất lượng lao động
của trí thức giáo dục đại học; đánh giá thực trạng chất lượng lao động của đội
ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam và đề xuất những giải pháp cơ bản để
10
nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ này. Tác giả luận án cho rằng “trí
thức là một tầng lớp xã hội được đặc trưng bởi phương thức lao động trí óc,
sáng tạo. Họ là lực lượng chủ yếu tham gia trực tiếp vào việc phát kiến, giữ
gìn và truyền bá tri thức góp phần thúc đẩy sự phát triển nhận thức khoa học
và sự tiến bộ của xã hội” [55, tr.26].
Tiếp tục làm rõ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự nhận thức
đúng đắn của Đảng ta trong quan điểm về trí thức, một số bài viết đăng trên
các tạp chí trong thời gian qua đã đề cập đến vấn đề này, tiêu biểu như: Đội
ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [50];
Những bài học từ quan điểm của Lênin về trí thức [51] của Phan Thanh Khôi;
và Suy ngẫm và nhận thức về vấn đề tri thức [6] của Nguyễn Đức Bách
Đồng thời, nhiều bài viết đã khai thác những khía cạnh mới về chức năng,
nhiệm vụ, chính sách sử dụng, đãi ngộ trí thức và giải pháp phát huy vai trò
của đội ngũ trí thức nhằm đáp ứng đòi hỏi, yêu cầu của quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, hội nhập, phát triển kinh tế tri thức. Có thể kể đến một số
bài viết như có giá trị khoa học như: Mấy vấn đề cần đổi mới tạo động lực và
điều kiện để trí thức nước ta phát huy tài