Đề tài nuôi sinh khối Artemia trên bể lót bạt được thực hiện gồm hai thí
nghiệm:
Trong thí nghiệm 1 Artemiađượcbố trí trong chai 500 mlchứa 400 ml
nước 50‰, với mật độ nuôi 200 con/chai. Thức ăn là5 loại phụ phẩm nông
nghiệp gồm: đậu nành rang, đậu nành tươi, cám gạo, cám ủ men và bột mì
tinh. Kết quả sau 14 ngày nuôi cho thấytỷ lệ sống của Artemia ở nghiệm thức
bột mì tinh cao nhất (53,3±15,3%) kế đến là cám ủ men (46,6±9,3%), cám gạo
(41,3±5,4%), đậu nành rang có tỷ lệ sống thấp nhất (2,0±1,8%) và ở nghiệm
thức cho ăn bằng đậu nành tươi thì Artemiachết toàn bộ vào ngày thứ 5. Về
tăng trưởng nhanh nhất là cám ủ(8,32±0,1 mm), kế đến là cám gạo (7,80±0,03
mm), bột mì tinh (5,52±0,47 mm) và thấp nhất là đậu nành rang (2,20±0,2
mm).
Ở thí nghiệm2, Artemia được thả nuôitrong các bể lót bạt 2 m3
ngoài
trờivới thức ăn là cám ủ vàcấp nước từ ao bón phân. Sau thời gian nuôi là 14
ngày kết quả cho thấy tỷ lệ sốngcókhác biệtnhưngkhông có ý nghĩa thống
kê(p<0,05), mật độ 1.000 con/Llà 19,9±6,4%, 1.500 con/Llà 17,4±2, 4% và
2.000 con/L là 14,6±2,0%. Tuy nhiên, có sự khác biệt về tăng trưởng giữa các
nghiệm thức (p<0,05). Mật độ 1000 con/Lcó tăng trưởng tốt nhất, kế đến là
1.500 con/L vàchậm nhất là 2.000 con/L.Năng suất sinh khối thu được sau
14 ngày nuôi tương ứng với 3 mật độ là 2.226±262 g, 2.010±149 g và
1917±145 g và khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tómlại, khi nuôi sinh
khối ở mật độ cao nênthu hoạch ở giai đoạn từ 7 đến 9 ngày. Nếu kéo dài thời
gian nuôi sẽ không hiệu quả vì tỷ lệsống và năng suất sinh khối có xu hướng
giảm.
57 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2568 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nuôi sinh khối artemiatrên bể lót bạt với mật độ cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
ĐẶNG KIM THANH
NUÔI SINH KHỐI ARTEMIA TRÊN BỂ LÓT BẠT VỚI
MẬT ĐỘ CAO
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
ĐẶNG KIM THANH
NUÔI SINH KHỐI ARTEMIA TRÊN BỂ LÓT BẠT VỚI
MẬT ĐỘ CAO
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG VÂN
KS. TRẦN HỮU LỄ
2009
LỜI CẢM TẠ
Xin gởi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến:
* Ban chủ nhiệm Khoa Thủy sản-Trường Đại học Cần Thơ
* Qúy thầy cô Khoa Thủy sản
* Cô Nguyễn Thị Hồng Vân
* Thầy Trần Hữu Lễ
* Các anh chị trong Trung Tâm Ứng Dụng và Chuyển Giao Công
Nghệ.
* Các anh công nhân tại trại thực nghiệm Artemia Vĩnh Châu-Khoa
Thủy sản
* Tập thể lớp Liên Thông Nuôi Trồng Thủy Sản K33
Đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành Luận văn Tốt
nghiệp, cũng như giúp tôi hoàn thành khóa học này.
Do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên Luận văn còn nhiều
điểm thiếu sót. Kính mong quý Thầy cô và các bạn góp ý để bài viết hoàn
chỉnh hơn.
TÓM TẮT
Đề tài nuôi sinh khối Artemia trên bể lót bạt được thực hiện gồm hai thí
nghiệm:
Trong thí nghiệm 1 Artemia được bố trí trong chai 500 ml chứa 400 ml
nước 50‰, với mật độ nuôi 200 con/chai. Thức ăn là 5 loại phụ phẩm nông
nghiệp gồm: đậu nành rang, đậu nành tươi, cám gạo, cám ủ men và bột mì
tinh. Kết quả sau 14 ngày nuôi cho thấy tỷ lệ sống của Artemia ở nghiệm thức
bột mì tinh cao nhất (53,3±15,3%) kế đến là cám ủ men (46,6±9,3%), cám gạo
(41,3±5,4%), đậu nành rang có tỷ lệ sống thấp nhất (2,0±1,8%) và ở nghiệm
thức cho ăn bằng đậu nành tươi thì Artemia chết toàn bộ vào ngày thứ 5. Về
tăng trưởng nhanh nhất là cám ủ (8,32±0,1 mm), kế đến là cám gạo (7,80±0,03
mm), bột mì tinh (5,52±0,47 mm) và thấp nhất là đậu nành rang (2,20±0,2
mm).
Ở thí nghiệm 2, Artemia được thả nuôi trong các bể lót bạt 2 m3 ngoài
trời với thức ăn là cám ủ và cấp nước từ ao bón phân. Sau thời gian nuôi là 14
ngày kết quả cho thấy tỷ lệ sống có khác biệt nhưng không có ý nghĩa thống
kê (p<0,05), mật độ 1.000 con/L là 19,9±6,4%, 1.500 con/L là 17,4±2,4% và
2.000 con/L là 14,6±2,0%. Tuy nhiên, có sự khác biệt về tăng trưởng giữa các
nghiệm thức (p<0,05). Mật độ 1000 con/L có tăng trưởng tốt nhất, kế đến là
1.500 con/L và chậm nhất là 2.000 con/L. Năng suất sinh khối thu được sau
14 ngày nuôi tương ứng với 3 mật độ là 2.226±262 g, 2.010±149 g và
1917±145 g và khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tóm lại, khi nuôi sinh
khối ở mật độ cao nên thu hoạch ở giai đoạn từ 7 đến 9 ngày. Nếu kéo dài thời
gian nuôi sẽ không hiệu quả vì tỷ lệ sống và năng suất sinh khối có xu hướng
giảm.
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................ iii
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................v
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................vi
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................1
1.1 Giới thiệu.........................................................................................1
1.2 Mục tiêu .........................................................................................2
1.3 Nội dung .......................................................................................2
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...........................................................3
2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học của Artemia.......................................3
2.2 Lịch sử nghiên cứu về nuôi sinh khối Artemia trong nước ...............7
2.3 Giá trị dinh dưỡng của Artemia........................................................8
2.4 Sơ lược về tầm quan trọng và giá trị sử dụng sinh khối Artemia ......8
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................10
3.1 Vật liệu nghiên cứu........................................................................10
3.1.1 Dụng cụ, vật tư và hóa chất .....................................................10
3.1.2 Nguồn trứng Artemia ..............................................................10
3.1.3 Nguồn nước ............................................................................10
3.1.4 Thời gian và địa điểm .............................................................10
3.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................10
3.2.1 Xử lý nước..............................................................................11
3.2.2 Gây màu nước.........................................................................11
3.2.3 Phương pháp ấp trứng Artemia................................................11
3.2.4 Thả giống................................................................................12
3.2. 5 Phương pháp bố trí thí nghiệm ...............................................12
3.2.6 Thu hoạch ...............................................................................15
3.3 Phương pháp tính toán một số chỉ tiêu ...........................................16
3.4 Phương pháp phân tích mẫu và xử lý số liệu .................................16
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN.........................................................17
4.1 Thí nghiệm 1 .................................................................................17
4.1.1Điều kiện môi trường ...............................................................17
4.1.2 Tỷ lệ sống và chiều dài của Artemia........................................19
4.2 Thí nghiệm 2 .................................................................................20
42.1 Điều kiện môi trường ..............................................................20
4.2.2 Tỷ lệ sống, chiều dài và trọng lượng .......................................26
4.3 Thảo luận.......................................................................................29
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Vòng đời của Artemia (Jumalon và ctv., 1982) ............................4
Hình 2.2: Hình mô phỏng ấu trùng và Artemia trưởng thành .......................5
Hình 2.3: Artemia trưởng thành và hiện tượng bắt cặp ................................6
Hình 3.1 Cân và cho nở trứng Artemia ......................................................12
Hình 3.2 Artemia giai đoạn Instar I, II, III .................................................12
Hình 3.3 Bể thí nghiệm nuôi Artemia sinh khối.........................................14
Hình 3.4 Thu hoạch sinh khối Artemia......................................................16
Hình 4.1: Sự biến động pH trong quá trình nuôi ........................................17
Hình 4.2a: Biến động hàm lượng NH3 trong thời gian thí nghiệm ............18
Hình 4.2b: Biến động hàm lượng NO2- trong thời gian thí nghiệm ...........18
Hình 4.3: Nhiệt độ trung bình lúc 7 giờ và 14 giờ của các bể thí nghiệm...21
Hình 4.4: pH trung bình của các bể nuôi thí nghiệm..................................24
Hình 4.5: Biến động NH3 (mg/l) theo thời gian nuôi..................................25
Hình 4.6: Hàm lượng NO2- trong các bể thí nghiệm ................................26
Hình 4.7: Năng suất sinh khối (kg/2m3) thu được sau 14 ngày nuôi .........28
Hình 4.8: Artemia bị dính chân khi cho ăn bột đậu nành ...........................30
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1: Theo dõi một số yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm ..14
Bảng 4.1: Tỷ lệ sống (%) của Artemia sau 8, 11, và 14 ngày nuôi .............19
Bảng 4.2: Chiều dài của Artemia (mm) sau 7 và 14 ngày nuôi (TB±ĐLC) 20
Bảng 4.3: Một số yếu tố môi trường trong bể nuôi (TB±ĐLC) ..................21
Bảng 4.4: Tỷ lệ sống của Artemia (%) trong quá trình nuôi (TB±ĐLC) ....26
Bảng 4.5: Chiều dài của Artemia (mm) trong thời gian nuôi (TB±ĐLC) ...27
Bảng 4.6: Trọng lượng của Artemia (cá thể/1g) trong thời gian nuôi ........28
Bảng 4.7: Hạch toán kinh tế trên bể lót bạt với mật độ 1000 cá thể/lít .....32
Bảng 4.8: Hạch toán kinh tế trên bể lót bạt với mật độ 1500 cá thể/lít .....32
Bảng 4.9: Hạch toán kinh tế trên bể lót bạt với mật độ 2000 cá thể/lít ......32
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Trong thời gian gần đây, nghề nuôi thủy sản ở Việt Nam đang phát
triển mạnh. Theo kế hoạch của bộ Thủy sản, đến năm 2010 tổng sản lượng
nuôi trồng thủy sản nước ta sẽ phấn đấu đạt trên 2.000.000 tấn. Nhắm tới mục
tiêu này, diện tích nuôi thủy sản sẽ được mở rộng và cùng với việc gia tăng
diện tích nuôi thì nhu cầu con giống để đáp ứng cho người nuôi cũng ngày một
gia tăng. Do đó, nghề nuôi sinh vật làm thức ăn cho ấu trùng thủy sản (nuôi
thức ăn tự nhiên) đóng vai trò rất quan trọng.
Trong số những nguồn thức ăn tự nhiên được sử dụng cho nuôi trồng
thủy sản thì Artemia được sử dụng rộng rãi nhất, Artemia từ lâu đã được biết
đến như một nguồn thức ăn tươi sống giàu dinh dưỡng cho ấu trùng tôm cá,
đặc biệt là các giống loài hải sản. Theo truyền thống, các trại giống thường chỉ
sử dụng Artemia nauplii được nở từ trứng bán rộng rãi trên thị trường và như
vậy giá thành của con giống phần nào phụ thuộc vào sự biến động về giá cả
của trứng Artemia, chưa kể đến sự khan hiếm trứng khi nhu cầu cao hơn
nguồn có thể cung cấp. Để hạn chế phần nào sự phụ thuộc này người ta nghĩ
đến việc sử dụng nguồn sinh khối Artemia. Nhiều kết quả nghiên cứu đã
chứng minh rằng Artemia tiền trưởng thành và trưởng thành có giá trị dinh
dưỡng cao hơn ấu trùng mới nở (Sorgeloos, 1980; Leger et al, 1986) với hàm
lượng đạm trên 50%, chất béo trên 10% và HUFA biến động trong khoảng
0,3-15 mg/DW (Sorgeloos et al.,1996), sinh khối Artemia càng trở thành
nguồn thức ăn được lựa chọn để thay thế cho nhiều loại thức ăn tự nhiên như
Moina, Trùn chỉ, giun đỏ,…trong ương nuôi tôm, cua, cá giai đoạn giống.
Do vậy, việc phát triển sản phẩm mới Artemia sinh khối mang tính chất
chiến lược vô cùng quan trọng trong bối cảnh mà sản phẩm trứng Artemia
đang bị cạnh tranh gay gắt và tiềm năng cho sản phẩm Artemia sinh khối (sử
dụng cho các giai đoạn ương tôm, cá giống, giai đoạn nuôi vỗ tôm cá bố
mẹ,…hoặc sử dụng cho nghề nuôi cá cảnh) đang ngày một gia tăng. So với
sinh khối nuôi ngoài ao thì sinh khối nuôi trong bể có ưu điểm là có thể thu
theo kích thước mong muốn để phù hợp với kích cỡ bắt mồi của ấu trùng tôm
cá, đồng thời có thể kiểm soát được chất lượng dinh dưỡng, nguồn bệnh và
không phụ thuộc vào mùa vụ. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài “Nuôi sinh khối
Artemia trên bể lót bạt với mật độ cao” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu
Tìm hiểu khả năng nuôi sinh khối mật độ cao trên bể lót bạt, hướng tới
phục vụ cho các trại giống thủy sản trong nuôi vỗ cá bố mẹ và ương nuôi
giống.
1.3 Nội dung
+ Khả năng sử dụng một số phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho
Artemia
+ Theo dõi tỷ lệ sống, tăng trưởng và năng suất sinh khối khi nuôi
Atemia ở các mật độ khác nhau (1.000, 1.500 và 2.000 con/L)
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế
Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học của Artemia
2.1.1 Hệ thống phân loại
Artemia có hệ thống phân loại như sau:
Ngành: Arthropoda (Chân khớp)
Lớp: Crustacea (Giáp xác)
Lớp phụ: Branchiopoda (Chân mang)
Bộ: Anostraca
Họ: Artemiidae
Giống: Artemia, Leach (1819).
Tùy thuộc vào đặc điểm di truyền và phân bố về địa lý của Artemia
chia nó thành những dòng sau đây:
Artemia franciscana
Artemia tusiana
Artemia persimilis
Artemia urmiana
Artemia monica
Artemia pathenogentica
Trong sáu dòng trên thì có năm dòng đầu là lưỡng tính và dòng cuối
cùng là trinh sản.
2.1.2 Phân bố và môi trường sống
Theo Sorgeloos (1986) các quần thể Artemia được tìm thấy ở hơn 300
hồ tự nhiên và nhân tạo trên thế giới với các vùng địa lý khác nhau, Artemia
có khả năng sống rất tốt trong nước biển tự nhiên nhưng vì cơ thể không có
khả năng lẩn tránh kẻ thù nên chúng không thể phát tán ngang các biển nơi có
quá nhiều loài cạnh tranh và địch hại. Do vậy Artemia phân bố chủ yếu ở vùng
nước có độ mặn cao (trên 70‰) để hạn chế kẻ thù. Chúng có thể sống ở cả độ
mặn gần bảo hoà (250‰). Artemia sống được trong môi trường có nhiệt độ từ
6-35oC và sự thích ứng này tuỳ theo dòng, thường sinh trưởng và sinh sản tốt
từ 24-32,5oC, ngưỡng gây chết 0oC và 37-38oC nếu kéo dài, pH thích hợp cho
chúng phát triển là 7,5-8 (Sorgeloos, 1986). Ở Việt Nam hiện nay đang nuôi
rộng rãi Artemia thuộc dòng Franciscana FSB (Mỹ), gần như loài này đã
được thuần hóa với môi trường nước ta, chúng có thể phát triển tốt trong điều
kiện:
Độ mặn: 80-120‰.
Nhiệt độ: 22-35oC.
Ôxy hòa tan không thấp hơn 2 mg/l.ít
pH từ trung tính đến kiềm (7,0-9,0) (Nguyễn Văn Hòa, 2007).
2.1.3 Vòng đời của Artemia
Trứng bào xác của Artemia là trứng khô với trạng thái ngưng hoạt
động. Trứng màu nâu, trứng bào xác có dạng hình cầu hai mặt lõm, kích
thước 200-300m và trôi nổi trong các ao, hồ, ruộng nước mặn hay dạt vào
ven bờ. Khi được giữ khô trong điều kiện không có Oxy, trứng sẽ ngưng
hoạt động nhưng không ảnh hưởng đến khả năng sống và nở của trứng
trong nhiều năm. Khi được hấp thụ nước trở lại, phôi nang sẽ chấm dứt quá
trình gián đoạn trao đổi chất và bắt đầu hoạt động (Vos và Rosa, 1980 trích
dẫn bởi Sorgeloos, 1986).
Trong nước biển, sau 24 giờ màng ngoài cùng của trứng bào xác bị
vỡ, phôi xuất hiện và được bao quanh bởi màng nở. Vài giờ sau, phôi rời ra
khỏi vỏ nhưng vẫn gắn vào phần dưới vỏ trứng (giai đoạn bung dù). Một
thời gian ngắn sau đó, màng nở bị phá vỡ (giai đoạn nở), ấu trùng được
phóng thích và bơi lội tự do trong môi trường (Sorgeloos, 1986).
Hình 2.1: Vòng đời của Artemia (Jumalon và ctv., 1982)
Giai đoạn ấu trùng đầu tiên (Instar I) có kích thước từ 400-500 m, bơi
lội tự do trong nước. Ấu trùng Instar I có màu vàng nâu do còn noãn hoàng, ấu
trùng có 3 đôi phụ bộ và một điểm mắt màu đỏ trên đầu. Giai đoạn Instar I, ấu
Artemia
trùng chưa ăn thức ăn ngoài mà dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Sau 12 giờ, ấu
trùng lột xác chuyển sang giai đoạn II (Instar II), bắt đầu lọc các hạt thức ăn có
kích thước nhỏ từ 1-50m ở trong nước như tảo, mùn bã. Giai đoạn này, giá
trị dinh dưỡng giảm xuống còn 22- 39 %.
Ấu trùng phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ 28oC, độ mặn 35 ‰.
Ấu trùng sinh trưởng và trải qua 15 lần lột xác khác nhau, sau mỗi lần
có sự biệt hoá về hình dạng và kích thước để trở thành Artemia trưởng thành
(Sorgeloos et al., 1986).
Hình 2.2: Hình mô phỏng ấu trùng và Artemia trưởng thành (nguồn:
Từ giai đoạn 10 trở đi, Artemia có sự thay đổi đáng kể về hình thái và
chức năng, Râu mất dần chức năng ban đầu của chúng và có sự khác biệt ở cá
thể đực, cái. Ở con đực, râu phát triển thành mấu bám trong khi ở con cái, râu
phát triển thành phụ bộ cảm giác.
Artemia trưởng thành dài 8- 10 mm, có những mắt kép có cuống ở hai
bên, có râu cảm giác, ruột thẳng và 11 đôi chân ngực trên thân. Con đực có
một cặp cơ quan giao cấu ở phần sau của vùng thân. Ở con cái có đôi buồng
trứng nằm ở hai bên ống tiêu hoá sau các chân ngực.
2.1.4 Tính ăn của Artemia
Theo Reeve (1963) thì Artemia là loài sinh vật ăn lọc không chọn lựa,
và chúng có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như mùn bã hữu cơ, tảo
đơn bào và vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn 50µm. Trong nghề nuôi Artemia
trên ruộng muối, nông dân thường sử dụng phân chuồng (chủ yếu là phân gà)
kết hợp với phân vô cơ (URE, DAP,…) để gây màu. Phân gà được bón trực
tiếp vào ao nuôi, ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng kích thích tảo phát
triển, nó còn là nguồn thức ăn trực tiếp cho Atemia. Xuất phát từ đặc điểm sinh
học của Artemia là loài ăn lọc không chọn lựa, có thể ăn bất kỳ loại thức ăn
nào vừa với miệng của chúng (<50µm), nhiều loại thức ăn thương mại và phụ
phẩm nông nghiệp đã được thử nghiệm để nuôi sinh khối như cám gạo, bột
đậu nành, bột mì tinh, men bánh mì,…(Nguyễn Văn Hòa, 2007).
2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Đối với quần thể lưỡng tính, khi trưởng thành con đực dùng đôi càng
ôm phần bụng của con cái gọi là “hiện tượng bắt cặp”. Con đực sẽ dùng 1
trong 2 gai sinh dục để chuyển sản phẩm sinh dục vào buồng trứng của con cái
và trứng được thụ tinh.
Hình 2.3: Artemia trưởng thành và hiện tượng bắt cặp
Trứng phát triển trong trong hai buồng trứng dạng ống ở phần bụng.
Thông thường trứng thụ tinh phát triển thành ấu trùng bơi lội tự do (phương
thức đẻ con) và được con mẹ sinh ra ngoài môi trường. Trong điều kiện bất
lợi, các phôi chỉ phát triển đến giai đoạn phôi vị, lúc này chúng sẽ được bao
bọc bằng một lớp vỏ dày biến thành trứng hay còn gọi là trứng tiềm sinh và
được con cái phóng thích ra ngoài.
Trong vòng đời con cái có thể tham gia cả hai phương thức sinh sản đẻ
trứng và đẻ con. Con cái có thể đẻ 300 trứng/lần, 4 ngày đẻ một lần và trung
bình mỗi con đẻ khoảng 1.500-2.500 phôi (Sorgeloos et al., 1986).
2.2 Lịch sử nghiên cứu về nuôi sinh khối Artemia ở trong nước
Năm 1984, thông qua các chương trình hợp tác quốc tế, khoa Thủy sản
trường Đại Học cần Thơ đã nhập nội và nghiên cứu đối tượng Artemia San
Francisco Bay (SFB, Mỹ) từ giữa những năm 80 để phục vụ cho nghề nuôi
trồng thủy sản nói chung và dự án tôm càng xanh nói riêng. Đến năm 1986
trung tâm nghiên cứu Artemia được thành lập ở khoa thủy sản trường Đại Học
Cần Thơ dưới sự hỗ trợ của tổ chức lương nông thế giới (FAO). Lúc này trung
tâm đã thực hiện nhiều nghiên cứu và đặc điểm sinh học cũng như quy trình
nuôi Artemia thu trứng bào xác và thu sinh khối trên ruộng muối tại Bạc Liêu
và Vĩnh Châu.
Lê Thị Ngọc Anh và Dương Thị Nhuận (1977) - Viện nghiên cứu biển:
nuôi Artemia trong phòng thí nghiệm đã có kết quả bước đầu, sử dụng các loại
thức ăn khuê tảo, lòng đỏ trứng, cám gạo. Kết quả cho thấy cám gạo là thức ăn
tốt cho Artemia.
Ngô Thị Thu Thảo (1992) đã nghiên cứu việc sử dụng các nguồn thức
ăn khác nhau để nuôi sinh khối Artemia, sau 3 tháng nuôi năng suất sinh khối
thu được từ nghiệm thức nước xanh có bón phân gà và bổ sung cám gạo đạt
năng suất 2,6 tấn/ha.
Nguyễn Thị Ngọc Anh (1994) đã thử nghiệm sản xuất Artemia trong hệ
thống nước tĩnh. Khối lượng sinh khối thu được cả hai vụ là 2.109,7 kg và
52,1 kg trứng cyst.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mức nước trong ao nuôi khác nhau đến
năng suất sinh khối (Nguyễn Thị Ngọc Anh et al., 1997).
Nghiên cứu ảnh hưởng chu kỳ nuôi đến năng suất sinh khối của
Nguyễn Thị Ngọc Anh et al., 1997, năng suất sinh khối thu được từ nghiệm
thức một chu kỳ là 2,3 tấn/ha/vụ và 3,8 tấn/ha/vụ ở nhiều chu kỳ.
Nguyễn Thị Ngọc Anh và Nguyễn Văn Hòa, 2004 đã nghiên cứu sự
ảnh hưởng của phương pháp thu hoạch đến năng suất sinh khối Artemia ở
ruộng muối. Thu hoạch sinh khối được bắt đầu sau 18-20 ngày nuôi đối với
NT1 (thu mỗi ngày) và NT2 (3 ngày thu một lần), sau 16 tuần nuôi thì năng
suất sinh khối trung bình NT2 cao hơn NT1. Ngoài thu sinh khối, cả hai
nghiệm thức còn thu được trứng bào xác Artemia với năng suất trung bình là
19,8 và 27,6 kg trứng tươi/ kg/ha/vụ ở NT1 và NT2.
Ảnh hưởng của tảo Chaetoceros sp lên chất lượng Artemia sinh khối
(Huỳnh Thanh Tới, Nguyễn Thị Hồng Vân Dương Thị Mỹ Hận và Nguyễn
Văn Hòa, 2006). Kết quả Artemia cho ăn bằng Chaetoceros sp cho tỷ lệ sống
cao, và tảo Oscillatoria thì Artemia chết toàn bộ sau 6 ngày nuôi.
2.3 Giá trị dinh dưỡng của Artemia
Sinh khối Artemia được sử dụng rộng rãi trong ương nuôi các loài thủy
sản, hàm lượng acid béo mạch cao nối đôi có trong Artemia sinh khối đóng
vai trò quan trọng trong ương nuôi các loài thủy sản (Treece, 2000 trích dẫn
bởi Huỳnh Thanh Tới, 2006).
Theo Sorgeloos et al., 1996, Artemia con trưởng thành được thu hoạch
từ môi trường tự nhiên có hàm lượng protein khá cao, chiếm khoảng 50-69%,
nhưng hàm lượng axit béo tổng cộng chỉ chiếm khoảng 2,4-19,3% tùy