Trong những năm gần đây, các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và
hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam nói riêng đang từng
bước đổi mới hội nhập với kinh tế thế giới. Tuy nhiên gắn liền với những cơ hội và
thách thức mới mà mối quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế mang lại là các rủi ro tiềm
ẩn, các NHTM ở nước ta bên cạnh việc gặp phải những rủi ro của nội tại nền kinh tế
trong nước thì còn đối phó với sự cạnh tranh cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau
của khu vực và quốc tế. Thực tế kể từ đầu năm 2008 đến nay, trong hoạt động kinh
doanh của hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta gặp phải những rủi ro lớn bởi lạm
phát cao, sự phát triển nóng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán. Bên
cạnh đó, những yếu kém về quản lý của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước; diễn
biến thiên tai và dịch bệnh đối với sản xuất nông nghiệp. đồng thời cũng bị ảnh
hưởng không nhỏ bởi cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và khủng hoảng nợ tại nhiều
nước Châu Âu. Đặc biệt là những vụ phá sản lớn xảy ra gần đây ở Mỹ và sự thất bại
của các ngân hàng ở Châu Á đã khiến nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính trên thế
giới nhận ra sự cần thiết phải quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình
(Wang, 2013; Li, 2015) và các NHTM Việt Nam cũng không ngoại trừ.
176 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 905 | Lượt tải: 10
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
ĐẶNG HỮU NGỌC
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN
HÀ NỘI – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
ĐẶNG HỮU NGỌC
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
Mã số: 9340301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS NGUYỄN QUANG QUYNH
2. PGS.TS NGUYỄN THỊ MÙI
HÀ NỘI – 2022
i
LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng Luận án tiến sĩ này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Nghiên cứu sinh
Đặng Hữu Ngọc
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn tới Giáo viên hướng dẫn khoa học GS.TS Nguyễn
Quang Quynh và PGS.TS Nguyễn Thị Mùi đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đồng
hành cùng tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tác giả xin cảm ơn các đồng nghiệp của trường Đại học Kinh tế quốc dân đặc
biệt là Viện Kế toán – Kiểm toán và Viện đào tạo Sau đại học đã hỗ trợ trong việc tìm
kiếm tài liệu cũng như góp ý cho tác giả sửa chữa luận án.
Xin trân trọng cảm ơn các Quý Ông/Bà lãnh đạo và các cán bộ nhân viên của
các ngân hàng thương mại Việt Nam đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập các
số liệu thứ cấp phục vụ cho luận án.
Cuối cùng, tác giả xin được gửi lòng tri ân sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và khích lệ cho tác giả có thêm động lực phấn đấu
để hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ .............................................................. viii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............... 10
1.1. Tổng quan nghiên cứu ....................................................................................... 10
1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về rủi ro tín dụng của ngân hàng
thương mại .............................................................................................................. 10
1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về phân tích các nhân tố tác động đến
rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại ............................................................. 15
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................. 27
1.2. Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương
mại .............................................................................................................................. 29
1.2.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại .................. 29
1.2.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại ....................... 31
1.2.3. Các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại ......... 39
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 47
2.1. Phương pháp ước lượng dữ liệu bảng .............................................................. 47
2.1.1. Phương pháp ước lượng mô hình dữ liệu bảng tĩnh (Static panel data) ....... 47
2.1.2. Phương pháp ước lượng mô hình dữ liệu bảng động (Dynamic panel data) .... 50
2.2. Phương pháp chuyên gia ................................................................................... 53
2.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 65
2.3.1. Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 65
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................... 68
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 74
3.1. Khái quát về hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam .............................. 74
iv
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt
Nam ........................................................................................................................ 74
3.1.2. Quy mô vốn điều lệ, chi nhánh và sở giao dịch của hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam ............................................................................................. 76
3.2. Khái quát về hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong
phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 80
3.2.1. Về tài sản ...................................................................................................... 80
3.2.2. Về kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................. 81
3.3. Kết quả nghiên cứu về thực trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương
mại Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu ............................................................... 82
3.3.1. Tỷ lệ nợ xấu .................................................................................................. 82
3.3.2. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro ...................................................................... 86
3.3.3. Chỉ tiêu Dư nợ cho vay/Tổng tài sản ............................................................ 88
3.3.4. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ......................................................................... 91
3.4. Đánh giá về thực trạng rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt
Nam trong phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 94
3.4.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... 94
3.4.2. Những hạn chế .............................................................................................. 96
3.5. Kết quả nghiên cứu về phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng
tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam ................................................................ 98
3.5.1. Phương pháp và trình tự phân tích dữ liệu ................................................... 98
3.5.2. Kết quả phân tích dữ liệu .............................................................................. 99
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT ............. 117
4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................ 117
4.2. Một số đề xuất .................................................................................................. 120
4.2.1. Đối với nhân tố “Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD” .................................... 120
4.2.2. Đối với nhân tố “Tỷ lệ nợ xấu” .................................................................. 122
4.2.3. Đối với nhân tố “Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi” ................................................ 126
4.2.4. Đối với nhân tố “Tăng trưởng số lượng chi nhánh và sở giao dịch của ngân
hàng” ..................................................................................................................... 129
4.2.5. Đối với nhân tố “Tỷ lệ tăng trưởng GDP” ................................................. 130
v
4.2.6. Đối với nhân tố “Tỷ lệ lạm phát” ............................................................... 132
4.3. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .................. 133
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 135
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 138
PHỤ LỤC 01 .............................................................................................................. 152
PHỤ LỤC 02 .............................................................................................................. 155
PHỤ LỤC 03 .............................................................................................................. 157
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
CAR Hệ số an toàn vốn tối thiểu
CE Rủi ro tài chính
CFHĐ Tỷ lệ chi phí hoạt động của ngân hàng
CSH Chủ sở hữu
DPRRTD Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
FEM Mô hình tác động cố định
FGLS Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GLS Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát
GMM Phương pháp dữ liệu bảng động
1.TLNX Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong quá khứ
LP Tỷ lệ lạm phát
M&A Mua lại và sáp nhập
MTV Một thành viên
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NPL Tỷ lệ nợ xấu
OLS Phương pháp bình phương nhỏ nhất
QMNH Quy mô ngân hàng
REM Mô hình tác động ngẫu nhiên
ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
RRTD Rủi ro tín dụng
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNNL Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng
vii
TTCN Tăng trưởng số lượng chi nhánh và sở giao dịch
GDP Tốc độ tăng trưởng GDP
TTTD Tốc độ tăng trưởng tín dụng
VACC Công ty quản lý tài sản
VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1. Nội dung phỏng vấn chuyên gia lần 1 .......................................................... 54
Bảng 2.2. Bảng thống kê về mẫu phỏng vấn chuyên gia lần 1 ..................................... 55
Bảng 2.3. Chi tiết kết quả phỏng vấn 10 chuyên gia lần 1 ............................................ 56
Bảng 2.4. Nội dung phỏng vấn chuyên gia lần 2 .......................................................... 59
Bảng 2.5. Chi tiết kết quả phỏng vấn 10 chuyên gia lần 2 ............................................ 60
Bảng 2.6. Tóm tắt các biến trong mô hình .................................................................... 65
Bảng 2.7. Các biến độc lập đã được mã hóa ................................................................. 67
Bảng 2.8. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu ............................................................. 73
Bảng 3.1. Các Ngân hàng thương mại nhà nước tính đến 31/12/2020 ......................... 76
Bảng 3.2. Các ngân hàng thương mại cổ phần tính đến 31/12/2020............................. 77
Bảng 3.3. Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tính đến 31/12/2020 ......................... 79
Bảng 3.4. Các ngân hàng liên doanh tính đến 31/12/2020 ............................................ 80
Bảng 3.5. Giá trị tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020 .................... 80
Bảng 3.6. Chênh lệch thu chi của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ............ 81
Bảng 3.7. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ...................... 83
Bảng 3.8. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam ............. 86
giai đoạn 2011-2020 ...................................................................................................... 86
Bảng 3.9. Tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam ...................... 88
giai đoạn 2011-2020 ...................................................................................................... 88
Bảng 3.10. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam ............................. 91
giai đoạn 2011-2020 ...................................................................................................... 91
Bảng 3.11. Các biến độc lập đã được mã hóa ............................................................... 99
Bảng 3.12. Thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu ........................................... 100
Bảng 3.13. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến nghiên cứu ................................ 102
Bảng 3.14. Kết quả hồi quy pooled OLS..................................................................... 103
Bảng 3.15. Kết quả ước lượng mô hình cố định FEM ................................................ 104
Bảng 3.16. Kết quả ước lượng mô hình ngẫu nhiên REM .......................................... 105
Bảng 3.17. Kiểm định so sánh mô hình pooled OLS và REM.................................... 106
Bảng 3.18. So sánh mô hình FEM và REM ................................................................ 107
ix
Bảng 3.19. Tổng hợp so sánh kết quả kiểm định mô hình pool OLS, FEM, REM .... 108
Bảng 3.20. Kiểm định đa cộng tuyến .......................................................................... 109
Bảng 3.21. Kiểm định phương sai thay đổi ................................................................. 110
Bảng 3.22. Kết quả ước lượng mô hình GLS .............................................................. 111
Bảng 3.23. Kết quả ước lượng mô hình GMM ........................................................... 113
Bảng 3.24. So sánh mô hình Pooled OLS, GLS, GMM .............................................. 114
Bảng 3.25. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................... 116
Biểu đồ 3.1. Hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2020 .................................... 75
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nợ xấu trung bình của các NHTM giai đoạn 2011-2020 ................. 84
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt Nam năm 2020 ................................... 85
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ trích lập dự phòng trung bình của các NHTM giai đoạn 2011-2020 ...... 87
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tài sản trung bình của các NHTM Việt Nam
giai đoạn 2011-2020 ...................................................................................................... 89
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ Dư nợ cho vay/Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam năm 2020 ...... 90
Biểu đồ 3.7. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam năm 2020 .......... 93
Sơ đồ 1.1. Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh rủi ro ........................ 34
Sơ đồ 1.2. Phân loại rủi ro tín dụng theo mức độ tổn thất ............................................. 35
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong những năm gần đây, các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và
hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam nói riêng đang từng
bước đổi mới hội nhập với kinh tế thế giới. Tuy nhiên gắn liền với những cơ hội và
thách thức mới mà mối quan hệ kinh tế khu vực và quốc tế mang lại là các rủi ro tiềm
ẩn, các NHTM ở nước ta bên cạnh việc gặp phải những rủi ro của nội tại nền kinh tế
trong nước thì còn đối phó với sự cạnh tranh cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau
của khu vực và quốc tế. Thực tế kể từ đầu năm 2008 đến nay, trong hoạt động kinh
doanh của hệ thống ngân hàng thương mại ở nước ta gặp phải những rủi ro lớn bởi lạm
phát cao, sự phát triển nóng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán. Bên
cạnh đó, những yếu kém về quản lý của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước; diễn
biến thiên tai và dịch bệnh đối với sản xuất nông nghiệp.... đồng thời cũng bị ảnh
hưởng không nhỏ bởi cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và khủng hoảng nợ tại nhiều
nước Châu Âu. Đặc biệt là những vụ phá sản lớn xảy ra gần đây ở Mỹ và sự thất bại
của các ngân hàng ở Châu Á đã khiến nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính trên thế
giới nhận ra sự cần thiết phải quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình
(Wang, 2013; Li, 2015) và các NHTM Việt Nam cũng không ngoại trừ.
Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của NHTM từ trước đến nay thì hoạt
động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống và là hoạt động kinh doanh quan trọng
nhất, mang lại tỷ trọng lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. Song, nó cũng là hoạt động
phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể tác động lớn
đến các hoạt động kinh doanh khác và có thể làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân
hàng. Thực tiễn trong những năm qua, hệ thống NHTM Việt Nam đã thực hiện nhiều
biện pháp có tính đồng bộ, triển khai trong toàn hệ thống để tăng cường hạn chế và
phòng ngừa rủi ro tín dụng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng cho vay, không ngừng hoàn
thiện các quy định nội bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường giáo dục
đạo đức nghề nghiệp cho toàn thể cán bộ nhân viên ... Tuy nhiên, do nhiều nguyên
nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu dẫn đến tỷ lệ nợ xấu có xu
hướng gia tăng trong các năm 2012 - 2015, nhiều khoản nợ có khả năng mất vốn tiếp
2
tục xuất hiện trong năm 2018 mặc dù tỷ lệ nợ xấu có giảm. Đặc biệt là những yếu kém
trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đã gây ra tình trạng “mất” cán bộ, thu
nhập của các ngân hàng ngày càng bị giảm sút trong các năm 2012-2015. Không những
vậy, năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam cũng bị giảm sút so với các ngân
hàng khác trong khu vực và trên thế giới; mặc dù trong 5 năm 2016-2020 sau thời gian
thực hiện đề án tái cơ cấu thì hệ thống các NHTM Việt Nam đã có sự phục hồi nhưng
vẫn còn dư âm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế.
Tóm lại, để tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD)
Việt Nam giai đoạn 2 theo Quyết định của Thủ trướng Chính phủ, đồng thời để hệ
thống NHTM Việt Nam có sức cạnh tranh cao, năng động, thực hiện tốt mục tiêu hoạt
động an toàn và hiệu quả trong kinh doanh; việc nghiên cứu để tìm ra các nguyên nhân
ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng, từ đó đề ra các giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế
rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam là vô cùng cần
thiết. Vì thế, hiện nay vấn đề rủi ro tín dụng ngân hàng trở thành mối quan tâm của rất
nhiều các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Ở
nước ngoài nghiên cứu theo hướng như quản trị rủi ro tín dụng, nhân tố ảnh hưởng, sự
tác động của rủi ro tín dụng tới khả năng sinh lời...ở phạm vi lãnh thổ khác nhau (Ấn
Độ, Trung Quốc, Kenya, Ethopia, Tusia). Ở Việt Nam, cũng có nhiều nhà nghiên
cứu về vấn đề này, nhưng các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đề rủi ro tín dụng
hay quản trị rủi ro tín dụng ở từng ngân hàng cụ thể, ít có nghiên cứu về các nhân tố
tác động đến rủi ro tín dụng và nhất là nghiên cứu với phạm vi lớn đối với cả hệ thống
NHTM Việt Nam. Xuất phát từ lý do trên, nghiên cứu này của tác giả cố gắng lấp đầy
khoảng trống trong các tài liệu bằng cách tập trung vào nghiên cứu các nhân tố tác
động đến rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam với đề tài “Phân tích các nhân tố
tác động đến rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án là phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro tín
dụng của các NHTM Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phòng ngừa
và hạn chế rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt Nam trong thời gian tới. Để thực hiện
được mục tiêu nghiên cứu đó, luận án hướng đến các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
3
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng của ngân hàng; các nhân tố tác
động đến rủi ro tín dụng tại NHTM nói chung.
• Phân tích và đánh giá thực trạng về rủi ro t