Luận án Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng với hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

Theo Luật Các tổ chức tín dụng ban hành ngày 16/6/2010, Ngân hàng thương mại (gọi tắt là ngân hàng trong luận án này) là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan, như: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán tài khoản. Theo Nguyễn Minh Kiều (2012), các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại bao gồm huy động vốn, hoạt động cấp tín dụng, hoạt động thanh toán, hoạt động ngân quỹ, và các hoạt động khác như góp vốn mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các nghiệp vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

pdf158 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng với hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN    NGUYỄN THU NGA PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyªn ngµnh: Tµi chÝnh Ng©n hµng M· sè: 62340201 LUËN ¸N TIÕN SÜ KINH TÕ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài Hµ Néi - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Tôi xin cam đoan các số liệu được sử dụng trong luận án tiến sĩ “ Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng với hiệu quả kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam” hoàn toàn được thu thập từ thực tế, chính xác, đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, được xử lý trung thực và khách quan. Hà Nội, tháng 08 năm 2017 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài Học viên Nguyễn Thu Nga LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, lời cảm ơn xin được gửi đến các nhà khoa học và các chuyên gia của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là các lãnh đạo cùng các đồng nghiệp tại Công ty Stoxplus và các ngân hàng TMCP Việt Nam đã luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện trong quá trình học tập, nghiên cứu giúp tác giả hoàn thành Luận án tiến sĩ. Lòng chân thành và biết ơn xin được gửi đến Viện Ngân hàng - Tài chính và Viện Đào tạo Sau đại học, cùng các thầy cô tham gia giảng dạy chương trình nghiên cứu sinh của trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Qua đây, tác giả đã tiếp thu được những kiến thức, phương pháp nghiên cứu làm hành trang quan trọng giúp tác giả thực hiện nghiên cứu. Lời tri ân sâu sắc nhất xin được gửi đến nhà khoa học hướng dẫn là PGS.TS Nguyễn Hữu Tài đã gắn bó cùng tác giả trong suốt 4 năm học tập, nghiên cứu. Các định hướng đúng đắn của thầy cùng sự chỉ bảo tận tình, tâm huyết đã giúp tác giả hoàn thành Luận án. Cuối cùng, xin được gửi tặng kết quả cho gia đình thân yêu và các anh, chị, các bạn đồng hành cùng tác giả trong quá trình nghiên cứu. Chính sự yêu thương, chia sẻ và niềm tin của mọi người là động lực to lớn cho tác giả hoàn thành Luận án. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 08 năm 2017 Tác giả Luận án Nguyễn Thu Nga MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NGÂN HÀNG ............... 5 1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh ngân hàng ......................................................................................... 5 1.1.1. Ngân hàng và các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng ...................................... 5 1.1.2. Rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng ........................... 6 1.1.3. Khái quát về hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại ............... 10 1.2. Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại theo cách tiếp cận truyền thống ....................................................................................... 11 1.3. Hiệu quả kinh doanh ngân hàng theo cách tiếp cận đường biên hiệu quả ... 14 1.3.1. Phân loại hiệu quả kinh doanh ngân hàng .................................................... 14 1.3.2. Các cách tiếp cận trong xây dựng đường biên hiệu quả ............................... 15 1.3.3. Khái quát các cách tiếp cận về hoạt động kinh doanh ngân hàng ................. 18 1.3.4. Đo lường hiệu quả kinh doanh ngân hàng ................................................... 20 1.4. Lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng ................................................................................ 30 1.4.1. Tác động của rủi ro tín dụng tới hiệu quả kinh doanh của ngân hàng........... 31 1.4.2. Tác động của hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tới rủi ro tín dụng........... 31 1.5. Tổng quan nghiên cứu về mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh ngân hàng và rủi ro tín dụng .................................................................... 33 1.5.1. Nghiên cứu ngoài nước về hiệu quả kinh doanh ngân hàng trong mối quan hệ với rủi ro tín dụng ................................................................................... 33 1.5.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................... 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 58 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 59 2.1. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................... 59 2.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................ 60 2.3. Khung phân tích của luận án ................................................................... 61 2.4. Nguồn dữ liệu nghiên cứu ......................................................................... 63 2.5. Phương pháp lựa chọn biến nghiên cứu .................................................. 67 2.6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 70 2.6.1. Phương pháp truyền thống .......................................................................... 70 2.6.2. Phương pháp hiện đại .................................................................................. 71 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM ... 78 3.1. Lịch sử ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam ............. 78 3.2. Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam theo phương pháp truyền thống ...................................................... 80 3.2.1. Mức độ tăng trưởng tài sản và vốn .............................................................. 80 3.2.2. Mức độ tăng trưởng tín dụng ....................................................................... 84 3.2.3. Khả năng sinh lời và tỷ lệ nợ xấu ................................................................ 85 3.3. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam theo phương pháp tham số SFA .............................................. 97 3.3.1. Khái quát về phương pháp tham số SFA sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng ................................................................................. 97 3.3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam theo phương pháp tham số SFA .......................................................... 98 3.4. Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ................................ 101 3.4.1. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng khi có tác động của rủi ro tín dụng ................................................................................................. 101 3.4.2. Đánh giá sự thay đổi của hiệu quả kinh doanh ngân hàng khi có tác động của rủi ro tín dụng .................................................................................... 105 3.4.3. Lượng hóa sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam ......................................................... 109 3.4.4. So sánh hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam giữa mô hình 3 với phương pháp truyền thống ........................................................ 111 3.4.5. Đánh giá tác động của hiệu quả kinh doanh đối với rủi ro tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam ...................................................................... 114 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 116 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 117 4.1. Phát hiện của đề tài ................................................................................. 117 4.1.1. Phát hiện về hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam theo cách tiếp cận truyền thống ................................................................. 117 4.1.2. Phát hiện về hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam theo cách tiếp cận hiện đại ........................................................................ 117 4.1.3. Phát hiện về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam ................................................................ 118 4.2. Kiến nghị đối với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.......... 119 4.2.1. Hoàn thiện phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng ..... 119 4.2.2. Ước tính mức hiệu quả kinh doanh và rủi ro tín dụng ................................ 120 4.3. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ......................... 124 4.3.1. Chứng khoán hóa nợ xấu ........................................................................... 124 4.3.2. Phát triển thị trường mua bán nợ ............................................................... 125 4.4. Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo .......................... 127 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................. 128 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 129 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tăt Diễn giải CNNHNN Chi nhánh ngân hàng nước ngoài NHLD Ngân hàng liên doanh NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại MTV Một thành viên TNHH Trách nhiệm hữu hạn TMCP Thương mại cổ phần DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các biến đầu vào và đầu ra theo các cách tiếp cận về hoạt động ngân hàng .................................................................................................... 19 Bảng 1.2. Tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả kinh doanh ngân hàng trong mối quan hệ với rủi ro tín dụng ......................................... 34 Bảng 1.3. Các biến trong mô hình hoạt động của ngân hàng theo các cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu của Pasiouras (2007)......................... 39 Bảng 2.1. Tổng hợp các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu .................................. 64 Bảng 2.2. Các biến trong mô hình SFA ............................................................... 69 Bảng 2.3. Lựa chọn dạng hàm để xây dựng đường biên hiệu quả ....................... 77 Bảng 3.1. Cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại giai đoạn 2009-2015 ............. 79 Bảng 3.2. Qui mô tăng trưởng tài sản .................................................................. 81 Bảng 3.3. Qui mô tăng trưởng vốn điều lệ ........................................................... 82 Bảng 3.4. Qui mô tăng trưởng vốn tự có ............................................................. 82 Bảng 3.5. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ................................................................... 83 Bảng 3.6. Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ........................................... 84 Bảng 3.7. Tỷ lệ thu nhập thuần từ lãi/doanh thu thuần ........................................ 86 Bảng 3.8. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng tài sản .................................................................... 87 Bảng 3.9. Hệ số NIM của một số ngân hàng ....................................................... 88 Bảng 3.10. ROE của các ngân hàng thương mại Việt Nam ................................... 90 Bảng 3.11. ROA của các ngân hàng thương mại Việt Nam ................................... 91 Bảng 3.12. So sánh xếp hạng các NHTM Việt Nam theo ROA và ROE................ 93 Bảng 3.13. Kết quả tính toán hiệu quả kinh doanh ngân hàng theo mô hình 1 ..... 100 Bảng 3.14. Kết quả tính toán hiệu quả kinh doanh ngân hàng theo mô hình 2 ..... 102 Bảng 3.15. Kết quả tính toán hiệu quả kinh doanh ngân hàng theo mô hình 3 ..... 104 Bảng 3.16. So sánh hiệu quả kinh doanh của ngân hàng giữa mô hình 1 và mô hình 2 ................................................................................................ 106 Bảng 3.17. So sánh hiệu quả kinh doanh ngân hàng giữa mô hình 1 và mô hình 3 .... 108 Bảng 3.18. Kiểm định các dạng hàm Cobb-Douglas ........................................... 109 Bảng 3.19. Ước lượng các hệ số hồi quy ............................................................. 110 Bảng 3.20. So sánh hiệu quả kinh doanh ngân hàng từ mô hình 3 và ROA ......... 112 Bảng 3.21. Phân tích tương quan giữa phương pháp phân tích hiện đại và phương pháp truyền thống ................................................................ 114 Bảng 3.22. Kết quả phân tích nhân quả Granger ................................................. 114 Bảng 3.23. Kết quả phân tích hàm hồi quy .......................................................... 115 Bảng 4.1. Dự báo kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) ........................................................................ 121 Bảng 4.2. Dự báo kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) ........................................................................ 122 Bảng 4.3. Dự báo kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) khi rủi ro tín dụng thay đổi ............................. 123 DANH MỤC HÌNH HÌNH Hình 1.1. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ theo cách tiếp cận hướng về đầu vào ............................................................................................... 16 Hình 1.2. Đường đồng lượng tuyến tính từng khúc ............................................. 17 Hình 1.3. Hiệu quả kinh doanh hướng về đầu ra ................................................. 18 Hình 2.1. Khung phân tích của luận án ............................................................... 62 Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ................................................................ 85 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Rủi ro tín dụng là những tổn thất của ngân hàng khi người đi vay không hoàn thành một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của mình (Coyle, 2000). Có thể nói rằng, so với các rủi ro khác mà ngân hàng thương mại gặp phải, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng lớn nhất tới sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Do vậy, quản trị rủi ro tín dụng vừa là hoạt động cần thiết mà mỗi ngân hàng cần thực hiện trong nội bộ ngân hàng đồng thời hoạt động này cũng chịu sự giám sát thường xuyên của các cơ quan quản lý Nhà nước. Nhận thức về vai trò của kiểm soát rủi ro tín dụng, các ngân hàng thương mại đã tiến hành quản trị rủi ro tín dụng ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, là một tổ chức hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, các nhà quản lý ngân hàng cần phải cân nhắc mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng và lợi ích mang lại từ hoạt động này. Nói cách khác, rủi ro tín dụng có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại như thế nào cần được xem xét và đánh giá một cách cụ thể và khoa học. Như Mester (1996) đã phát biểu “hiệu quả kinh doanh của ngân hàng chỉ được đánh giá chính xác khi các yếu tố thuộc về rủi ro được tính đến”. Trên thế giới, việc nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại đã được thực hiện từ khá lâu. Berger và DeYoung (1997) lần đầu tiên đưa ra lý thuyết về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh cũng như kiểm định về mối quan hệ này, sử dụng các dữ liệu từ các ngân hàng của Mỹ. Kể từ đó, các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan cũng đã được thực hiện trong các bối cảnh khác nhau với sự hoàn thiện của các phương pháp tiếp cận trong đó phải kể đến sự hoàn thiện của các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh ngân hàng, có thể thấy, các nghiên cứu này sử dụng các phương pháp nghiên cứu hết sức đa dạng. Sự đa dạng này thể hiện ở việc lựa chọn biến rủi ro tín 2 dụng, cách tiếp cận hoạt động kinh doanh ngân hàng và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng: phương pháp tham số và phi tham số. Tuy nhiên, mỗi cách tiếp cận có ưu và nhược điểm cũng như điều kiện áp dụng riêng, vì thế, làm cho kết quả nghiên cứu cũng không đồng nhất trong các bối cảnh nghiên cứu. Thêm nữa, hai câu hỏi nghiên cứu liên quan đến mức độ rủi ro tín dụng mà một ngân hàng thương mại có thể chấp nhận được hay mức độ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng khi rủi ro tín dụng thay đổi là bao nhiêu hầu như còn bỏ ngỏ trong các nghiên cứu đã tiến hành. Xuất phát từ tầm quan trọng của nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh ngân hàng, cùng với sự tồn tại khoảng trống nghiên cứu, tác giả quyết định chọn mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam làm đề tài nghiên cứu của luận án này. Kết quả nghiên cứu hi vọng có những đóng góp đối với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mục tiêu chính là đánh giá mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể bao gồm: - Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam bằng các cách tiếp cận khác nhau. - Lượng hóa tác động của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam. - Đánh giá ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam đối với rủi ro tín dụng. Từ các mục tiêu nghiên cứu trên đây, luận án xây dựng các câu hỏi nghiên cứu cụ thể bao gồm: 1. Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam được đánh giá như thế nào khi sử dụng phương pháp truyền thống với các chỉ tiêu tài chính tính toán từ các báo cáo của ngân hàng? 2. Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam theo cách phân tích biên ngẫu nhiên SFA (phương pháp hiện đại) được đánh giá như thế nào? 3 3. Đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam và rủi ro tín dụng của ngân hàng? 4. Các đề xuất nào đối với các ngân hàng TMCP Việt Nam để nâng cao hiệu quả kinh doanh và kiểm soát rủi ro tín dụng? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về không gian là các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam và phạm vi nghiên cứu về thời gian là 7 năm từ 2009 đến 2015. Đối tượng nghiên cứu: là mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP trong đó hiệu quả kinh doanh là hiệu quả kỹ thuật được ước lượng từ các phương pháp khác nhau. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp định tính và định lượng. - Phương pháp định tính: thống kê mô tả, so sánh, phân tích. - Phương pháp định lượng: chủ yếu sử dụng các mô hình khác nhau thiết kế cho phương pháp tham số để đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng. Ngoài ra, luận án còn sử dụng phân tích phân tích tương quan và phân tích nhân quả Granger để ước lượng mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu. 5. Đóng góp và kết quả mong đợi của luận án Xuất phát từ những khoảng trống tri thức, nghiên cứu này mong muốn có những đóng góp cả về lý thuyết và thực tiễn như sau: Đóng góp về mặt lý thuyết Nghiên cứu đã đánh giá sự tác động của rủi ro tín dụng đối với hiệu quả kinh doanh ngân hàng bằng cách xem xét rủi ro tín dụng như một biến đầu vào độc lập (biến nội sinh) v
Luận văn liên quan