2.3.3 Nghiên cứu tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế nghèo ở ĐBSCL
Ở Việt Nam, nông dân nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương nhất ở các vùng đồng bằng do tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai. Các hiện tượng cực đoan như mực nước biển dâng, gia tăng bão và áp thấp nhiệt đới, lũ lụt và sạt lỡ đất, xâm nhập mặn là các tác nhân chính dẫn đến tổn thương do biến đổi khí hậu của hộ nghèo trong vùng đồng bằng (Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Môi trường, 2011). Trong báo cáo của Ofxam (2022), thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2018 bị giảm sút một cách có ý nghĩa thống kê do các loại hình thiên tai khác nhau gây ra như lũ lụt, bão, hạn hán. Tình trạng nghèo theo chi tiêu cũng tăng theo số lượng các cơn bão xảy ra trong năm dựa trên kết quả ước lượng của báo cáo này.
Một số nghiên cứu đã được tiến hành để xem xét khía cạnh tác động trực tiếp và gián tiếp của thiên tai đến tình trạng nghèo của hộ gia đình Việt Nam. Nghiên cứu của Thomas et al., (2010) tìm thấy tác động của thiên tai lên các nguồn vốn sinh kế và gián tiếp thông qua ảnh hưởng đến các thị trường sản phẩm, yếu tố sản xuất, cơ sở hạ tầng,… làm giảm thu nhập và tiêu dùng của hộ gia đình. Ở khía cạnh khác, Anh et al. (2014), Karim (2014), Narloch (2016) và Narloch & Bangalore (2016) chứng minh rằng cả thu nhập và tiêu dùng đều rõ ràng bị tác động bất lợi bởi thiên tai, tuy nhiên tiêu dùng giảm ở mức độ thấp hơn thu nhập. Các hộ nghèo dường như giảm tiêu thụ thực phẩm bằng cách giảm tiêu thụ các mặt hàng phi thực phẩm; đặc biệt là sức khỏe và giáo dục, và điều này cho thấy những hậu quả bất lợi tiềm ẩn lâu dài (Ofxam, 2022). Điều này cũng được nghiên cứu của Arouri (2015) làm rõ trong nghiên cứu về tác động bất lợi của thiên tai đến thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình nghèo ở Việt Nam trước và sau thảm họa. Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực bị thiên tai có xu hướng gia tăng sau tác động so với các khu vực khác (Bangalore, 2016). Các nghiên cứu này cho thấy các hộ gia đình nghèo phải đối mặt với nhiều rủi ro thiên tai hơn và những rủi ro đó không chỉ gây ra mức thu nhập thấp hơn mà còn ảnh hưởng đến tiêu dùng theo thời gian, hậu quả là nghèo ngày càng gia tăng trong khu vực bị ảnh hưởng bởi các thảm họa thiên tai.
231 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 41 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo ở nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
LÊ THỊ KIM LOAN
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA XÂM NHẬP MẶN
ĐẾN SINH KẾ CỦA HỘ NGHÈO Ở NÔNG THÔN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ 62620115
NĂM 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
LÊ THỊ KIM LOAN
MÃ SỐ NCS: P0817002
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA XÂM NHẬP MẶN
ĐẾN SINH KẾ CỦA HỘ NGHÈO Ở NÔNG THÔN
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ 62620115
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
TS. NGÔ THỊ THANH TRÚC
TS. DƯƠNG ĐĂNG KHOA
NĂM 2024
i
TÓM TẮT
Nghiên cứu này xem xét tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo ở
nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long một cách toàn diện ở cả ba thành phần sinh
kế là nguồn vốn sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Nghiên cứu sử dụng dữ
liệu của 344 hộ gia đình nông thôn có sinh kế nông nghiệp thuộc bốn tỉnh Bến Tre, Trà
Vinh, Hậu Giang và Sóc Trăng từ Bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2014
và 2018 của Tổng cục Thống kê và kết quả khảo sát thực địa bổ sung năm 2022 về mức
độ nhận thức và các hành động thích ứng với xâm nhập mặn của hộ để xây dựng cơ chế
tác động. Nghiên cứu đã kiểm tra mối tương quan giữa xâm nhập mặn và sinh kế của hộ
gia đình nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long, dẫn đến kết luận cốt lõi trong nghiên
cứu của luận án là: (1) Xâm nhập mặn có tác động tiêu cực đáng kể đến sinh kế của hộ
gia đình nông thôn dù thuộc trường hợp bị xâm nhập mặn lần đầu hay thường xuyên, từ
đó làm giảm tính bền vững của sinh kế; (2) Xâm nhập mặn gây thiệt hại nặng nề đến thu
nhập của các hộ nghèo nhiều hơn so với hộ không nghèo; và (3) Xâm nhập mặn làm
tăng nguy cơ nghèo cho hộ gia đình nông thôn thông qua hạn chế khả năng tiếp cận các
nguồn vốn sinh kế, khó khăn trong việc thực hiện chiến lược kết hợp sinh kế và ảnh
hưởng xấu đến thu nhập, giảm khả năng thoát nghèo của hộ.
Nghiên cứu vận dụng lý thuyết về khung sinh kế bền vững của DFID (1999) đặt
trong bối cảnh nông thôn theo khung sinh kế nông thôn bền vững của Scoones (1998)
và các phương pháp tiếp cận sinh kế và nghèo của FAO (2005), bẫy nghèo do thảm họa
thiên tai của Barbier (2015) để xây dựng khung nghiên cứu. Bên cạnh các phương pháp
thống kê mô tả thực trạng sinh kế hộ gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều
phương pháp phân tích được sử dụng để khai thác tối đa các góc nhìn khác nhau về tác
động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ gia đình nông thôn. Các kết quả nghiên cứu cho
thấy xâm nhập mặn tác động tiêu cực đến toàn bộ sinh kế của hộ gia đình nông thôn dù
ảnh hưởng lần đầu hay thường xuyên. Tác động này của xâm nhập mặn càng nặng nề
hơn đối với hộ nghèo, vốn đã có nhiều hạn chế trong sở hữu hoặc tiếp cận các nguồn
vốn sinh kế. Xâm nhập mặn làm hiệu quả sản xuất nông nghiệp giảm sút, làm kiệt quệ
tài chính của hộ gia đình, khiến hộ nghèo luẩn quẩn trong bẫy nghèo. Nghiên cứu cũng
cho thấy hộ gia đình sống ở vùng bị xâm nhập mặn thường xuyên sẽ tăng nguy cơ nghèo
thêm 7,3% so với vùng còn lại. Điều này càng khẳng định tác động tiêu cực của xâm
nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo nông thôn trong vùng.
Cơ chế tác động chính yếu của xâm nhập mặn là nguồn vốn tự nhiên, từ đó gây tác
động thứ yếu đến hoạt động sinh kế của hộ và cuối cùng làm giảm sút thu nhập. Hộ gia
đình đứng trước lựa chọn hành động thích ứng hoặc không thích ứng. Tuy nhiên, việc
không hành động thích ứng hoặc thích ứng nhưng không thành công đều gây tác động
tiêu cực trầm trọng thêm cho kết quả sinh kế và suy giảm các nguồn vốn sinh kế. Hộ
nghèo gặp nhiều khó khăn về nguồn lực để có thể hành động thích ứng và dễ rơi vào
bẫy nghèo hơn. Các kết quả nghiên cứu này có giá trị hữu ích trong việc xây dựng chính
ii
sách quản lý rủi ro thiên tai kết hợp với giảm nghèo phù hợp cho từng vùng, từng giai
đoạn bị ảnh hưởng. Một số giải pháp được đề xuất để tăng cường năng lực hoạt động
sinh kế của hộ gia đình nông thôn nói chung và hộ nghèo nói riêng ở Đồng bằng sông
Cửu Long, tập trung vào nâng cao nguồn vốn sinh kế để hộ có thể xây dựng chiến lược
thích ứng và thoát nghèo phù hợp với điều kiện sinh kế hộ gia đình cụ thể.
Từ khóa: Xâm nhập mặn, sinh kế nông thôn bền vững, nghèo, phân tích tác động
iii
ABSTRACT
This study examines the impact of salinity intrusion on the livelihoods of poor
households in the rural Mekong Delta in a comprehensive way across all three livelihood
components: livelihood capital, livelihood strategies, and livelihood outcomes. The
study used data from 344 rural households with agricultural livelihoods in the four
provinces of Ben Tre, Tra Vinh, Hau Giang, and Soc Trang, collected from the 2014
and 2018 Vietnam Household Living Standards Surveys conducted by the General
Statistics Office. Additional survey results in 2022 on the level of awareness and actions
to adapt to salinity intrusion by households to build an impact mechanism. The study
examined the correlation between salinity intrusion and the livelihoods of rural
households in the Mekong Delta, leading to the core conclusions of the thesis's research:
(1) Salinity intrusion has a significantly negative impact on the livelihoods of rural
households whether in the case of first-time or regular saltwater intrusion, thereby
reducing the sustainability of livelihoods; (2) Salinity intrusion causes more serious
damage to the livelihood outcomes of poor households than non-poor households; and
(3) Salinity intrusion increases the risk of poverty for rural households through limited
access to livelihood capital sources, difficulties in implementing livelihood integration
strategies, and adverse impacts on income, reducing households' ability to escape
poverty.
This study applies the theory of sustainable livelihood framework developed by
DFID (1999) within the context of rural areas based on Scoones (1998) sustainable rural
livelihood framework and FAO's (2005) approach to poverty alleviation. It also
incorporated Barbier's (2015) concept of poverty traps caused by natural disasters to
construct the research framework. In addition to statistical methods describing the
current situation of household livelihoods in the Mekong Delta, many analytical
methods are used to maximize different perspectives on the impact of salinity intrusion
on the livelihoods of rural households. Research results show that salinity intrusion
negatively impacts the entire livelihood of rural households, whether the impact is short-
term or long-term. This impact of salinity intrusion is even more severe for poor
households, which already have many limitations in owning or accessing livelihood
capital sources. Salinity intrusion reduces agricultural production efficiency, exhausts
household finances, and makes poor households trapped in a poverty trap. The study
also shows that households living in areas with frequent saltwater intrusion will increase
their risk of poverty by 7.3% compared to other areas. This further confirms the negative
impact of saltwater intrusion on the livelihoods of poor rural households in the region.
The primary impact mechanism of salinity intrusion is natural capital, which in
turn causes secondary impacts on household livelihood activities and ultimately reduces
income. Households are faced with the choice of adapting or not adapting. However,
failure to act to adapt or adapt without success will have a serious negative impact on
iv
livelihood outcomes and a decline in livelihood capital resources. Poor households face
many difficulties in having enough resources to act adaptively and are more likely to
fall into the poverty trap. These research results are useful in developing natural disaster
risk management policies combined with poverty reduction appropriate for each
affected region and period. Some solutions are proposed to enhance the livelihood
capacity of rural households in general and poor households in particular in the Mekong
Delta, focusing on enhancing livelihood capital so that households can develop
adaptation and poverty escape strategies suitable to specific household livelihood
conditions.
Keywords: Saltwater intrusion, sustainable rural livelihoods, poverty, impact analysis
v
vi
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. i
TÓM TẮT ...................................................................................................................... ii
ABSTRACT .................................................................................................................. iv
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................... xi
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................. xiii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... xv
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1
1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.2.1 Mục tiêu chung ....................................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................... 3
1.3 Câu hỏi và giả thuyết trong nghiên cứu ..................................................................... 4
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 4
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................. 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.4.2 Không gian nghiên cứu........................................................................................... 5
1.4.3 Thời gian nghiên cứu .............................................................................................. 5
1.5 Những điểm mới của luận án .................................................................................... 6
1.5.1 Về học thuật ............................................................................................................ 6
1.5.2 Về thực tiễn ............................................................................................................ 7
1.6 Cấu trúc của luận án .................................................................................................. 7
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 10
2.1 Khái niệm cơ bản ..................................................................................................... 10
2.1.1 Xâm nhập mặn ...................................................................................................... 10
2.1.2 Nghèo.................................................................................................................... 12
2.2 Cơ sở lý thuyết ......................................................................................................... 14
vii
2.2.1 Lý thuyết về sinh kế bền vững ............................................................................. 14
2.2.2 Lý thuyết về khung sinh kế nông thôn bền vững ................................................. 17
2.2.3 Lý thuyết về sinh kế và nghèo .............................................................................. 19
2.2.4 Lý thuyết về bẫy nghèo ........................................................................................ 21
2.3 Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm.................................................................. 22
2.3.1 Nghiên cứu về sinh kế giảm nghèo ...................................................................... 22
2.3.2 Nghiên cứu tác động của thiên tai đến sinh kế hộ nghèo ..................................... 26
2.3.3 Nghiên cứu tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế nghèo ở ĐBSCL .............. 34
2.3.4 Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................... 36
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 38
3.1 Cách tiếp cận nghiên cứu......................................................................................... 38
3.1.1 Khung phân tích ................................................................................................... 38
3.1.2 Tiến trình nghiên cứu ........................................................................................... 42
3.2 Phương pháp thu nhập dữ liệu ................................................................................. 43
3.2.1 Địa bàn nghiên cứu ............................................................................................... 43
3.2.2 Dữ liệu thứ cấp ..................................................................................................... 44
3.2.3 Dữ liệu sơ cấp ....................................................................................................... 46
3.3 Phương pháp phân tích ............................................................................................ 48
3.3.1 Xây dựng hệ thống biến cho mô hình nghiên cứu thực nghiệm .......................... 49
3.3.2 Phương pháp phân tích tác động của xâm nhập mặn đến nguồn vốn sinh kế:
Phương pháp trọng số entropy ....................................................................................... 55
3.3.3 Phương pháp phân tích tác động của xâm nhập mặn đến chiến lược sinh
kế ................................................................................................................................... 61
3.3.4 Phương pháp phân tích tác động của xâm nhập mặn đến thu nhập và tình trạng
nghèo ............................................................................................................................. 70
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 75
4.1 Tác động của xâm nhập mặn đến vốn sinh kế của hộ gia đình nông thôn .............. 75
4.1.1 Đặc điểm vốn sinh kế của hộ gia đình nông thôn ở các vùng bị xâm nhập mặn khác
nhau ............................................................................................................................... 75
4.1.2 Đo lường chỉ số vốn sinh kế của hộ gia đình nông thôn ...................................... 84
4.1.3 So sánh vốn sinh kế của hộ gia đình ở vùng bị xâm nhập mặn khác nhau .......... 87
viii
4.1.4 Tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến vốn sinh kế của hộ gia đình
nông thôn ....................................................................................................................... 92
4.2 Tác động của xâm nhập mặn đến chiến lược sinh kế hộ gia đình nông thôn .......... 94
4.2.1 Đặc điểm chiến lược sinh kế của hộ gia đình nông thôn ở các vùng bị xâm nhập
mặn khác nhau ............................................................................................................... 94
4.2.2 So sánh chiến lược sinh kế của hộ gia đình ở các vùng bị xâm nhập mặn khác nhau
..................................................................................................................................... 100
4.2.3 Tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến chiến lược sinh kế của hộ gia
đình nông thôn ............................................................................................................. 115
4.3 Tác động của xâm nhập mặn đến thu nhập và tình trạng nghèo của hộ gia đình nông
thôn .............................................................................................................................. 120
4.3.1 So sánh thu nhập của hộ gia đình ở vùng bị xâm nhập mặn khác nhau ............. 120
4.3.2 Tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đối với thu nhập của hộ nghèo và
hộ không nghèo ........................................................................................................... 123
4.3.3 Tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến thu nhập của hộ gia đình nông
thôn .............................................................................................................................. 126
4.4 Cơ chế tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ gia đình nông thôn .............. 129
4.4.1 Nhận thức của hộ gia đình nông thôn về xâm nhập mặn ................................... 130
4.4.2 Cơ chế tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ gia đình nông thôn ........... 132
4.5 Giải pháp................................................................................................................ 141
4.5.1 Giải pháp nâng cao năng lực vốn sinh kế của hộ nghèo .................................... 141
4.5.2 Giải pháp chuyển đổi hoạt động sinh kế thích ứng của hộ nghèo ...................... 145
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................... 148
5.1 Kết luận.................................................................................................................. 148
5.2 Đề xuất ................................................................................................................... 150
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương ........................................................................ 150
5.2.2 Đối với doanh nghiệp ......................................................................................... 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 154
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ ......................................................... 163
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 164
Phụ lục 1 Phiếu khảo sát hộ gia đình nông thôn ......................................................... 164
Phụ lục 2 Phiếu khảo sát cán bộ địa phương .............................................................. 168
ix
Phụ lục 3 Phiếu khảo sát chuyên gia .......................................................................... 171
Phụ lục 4 Kết quả xử lý so sánh tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến
nguồn vốn sinh kế (DID) ............................................................................................. 173
Phụ lục 5 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập .......................... 177
Phụ lục 6 Kết quả xử lý các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn sinh kế (Mô hình probit đa
biến) ............................................................................................................................. 178
Phụ lục 7 Kết quả xử lý các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu sinh kế (Mô hình tobit đa
biến) ............................................................................................................................. 182
Phụ lục 8 Kết quả xử lý các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa sinh kế (Mô hình logit
nhị thức) ....................................................................................................................... 186
Phụ lục 9 Kết quả xử lý các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kết hợp sinh kế (Mô hình
logit đa thức) ................................................................................................................ 187
Phụ lục 10 Kết quả xử lý tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến chiến lược
sinh kế (Chi-square và Probit) ..................................................................................... 190
Phụ lục 11 Kết quả xử lý các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập (Mô hình hồi quy tuyến
tính bội - OLS) ............................................................................................................. 197
Phụ lục 12 Kết quả xử lý so sánh tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến thu
nhập giữa các vùng bị mặn khác nhau (PSM) ............................................................. 199
Phụ lục 13 Kết quả xử lý các yếu tố ảnh hưởng đến ngũ phân vị thu nhập (Mô hình
probit thứ bậc) ............................................................................................................. 201
Phụ lục 14 Kết quả xử lý so sánh tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến hộ
nghèo (Mô hình hồi quy tuyến tính bội - OLS) ........................................................... 202
Phụ lục 15 Kết quả xử lý các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo (Mô hình logit nhị
thức) ............................................................................................................................. 204
Phụ lục 16 Kết quả xử lý tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến thu nhập
(Mô hình hồi quy tuyến tính bội - FE) ........................................................................ 206
Phụ lục 17 Kết quả xử lý so sánh tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến thu
nhập (DID) ................................................................................................................... 212
x
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Ảnh hưởng của xâm nhập mặn ở cấp độ hộ gia đình ................................... 11
Bảng 2.2: Chuẩn nghèo thế giới giai đoạn 2011-2020 .................................................. 12
Bảng 2.3: Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ........................................ 13
Bảng 3.1: Tổng hợp nguồn thu thập số liệu thứ cấp...................................................... 46
Bảng 3.2: Phân bổ hộ gia đình nông thôn được chọn nghiên cứu ................................. 47
Bảng 3.3: Hệ thống chỉ báo đánh giá vốn sinh kế của hộ gia đình nông thôn .............. 50
Bảng 3.4: Biến giải thích cốt lõi được sử dụng trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm
....................................................................................................................................... 55
Bảng 3.5: Hệ thống các chỉ báo về chỉ số vốn sinh kế và trọng số entropy của nó ...... 59
Bảng 3.6: Các biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình lựa chọn hoạt động sinh kế
....................................................................................................................................... 62
Bảng 3.7: Biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình kết hợp sinh kế ...................... 67
Bảng 4.1: Đặc điểm vốn con người của hộ gia đình nông thôn .................................... 75
Bảng 4.2: Đặc điểm vốn tự nhiên của hộ gia đình nông thôn ....................................... 78
Bảng 4.3: Đặc điểm vốn vật chất của hộ gia đình nông thôn ........................................ 79
Bảng 4.4: Tỷ lệ hộ gia đình trong vùng sở hữu một số đồ dùng lâu bền điển hình ...... 80
Bảng 4.5: Đặc điểm các khoản vay vốn của hộ gia đình nông thôn ............................. 81
Bảng 4.6: Đặc điểm vốn xã hội của hộ gia đình nông thôn .......................................... 83
Bảng 4.7: Đặc điểm các hình thức vốn sinh kế của các chiến lược sinh kế khác nhau 87
Bảng 4.8: So sánh vốn sinh kế của hộ gia đình nông thôn ở vùng bị xâm nhập mặn khác
nhau ............................................................................................................................... 88
Bảng 4.9: So sánh các chỉ báo vốn sinh kế của các hộ gia đình nông thôn ở vùng bị xâm
nhập mặn khác nhau ...................................................................................................... 90
Bảng 4.10: Tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến thu nhập hộ gia đình nông
thôn: Phương pháp DID................................................................................................. 93
Bảng 4.11: So sánh thu nhập từ các hoạt động sinh kế của hộ gia đình nông thôn ở các
vùng bị xâm nhập mặn khác nhau ................................................................................. 97
Bảng 4.12: So sánh số hoạt động sinh kế của các hộ gia đình nông thôn ..................... 99
Bảng 4.13: Tác động của xâm nhập mặn đến quyết định lựa chọn sinh kế của hộ gia đình
nông thôn: Mô hình probit đa biến .............................................................................. 101
xi
Bảng 4.14: Tác động của xâm nhập mặn đến nguồn thu từ các hoạt động sinh kế của hộ
gia đình nông thôn: Mô hình tobit đa biến .................................................................. 102
Bảng 4.15: Tác động của xâm nhập mặn đến khả năng kết hợp sinh kế của các hộ gia
đình nông thôn: Mô hình logit nhị thức ....................................................................... 111
Bảng 4.16: Tác động của xâm nhập mặn đến quyết định lựa chọn chiến lược kết hợp
sinh kế của các hộ gia đình nông thôn: Mô hình logit đa thức .................................... 112
Bảng 4.17: Thay đổi sinh kế của hộ gia đình nông thôn ở các vùng bị xâm nhập mặn
khác nhau năm 2018 so với năm 2014 ........................................................................ 117
Bảng 4.18: Tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến chiến lược sinh kế của hộ
gia đình: Mô hình probit .............................................................................................. 119
Bảng 4.19: Tác động của xâm nhập mặn đến thu nhập của hộ gia đình nông thôn: Phương
pháp OLS ..................................................................................................................... 121
Bảng 4.20: So sánh tác động của xâm nhập mặn đối với thu nhập của hộ gia đình nông
thôn ở các vùng bị xâm nhập mặn khác nhau: Phương pháp PSM ............................. 122
Bảng 4.21: Tác động của xâm nhập mặn đến ngũ phân vị thu nhập của hộ gia đình nông
thôn: Mô hình probit thứ bậc ....................................................................................... 123
Bảng 4.22: Tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến thu nhập của hộ nghèo
và hộ không nghèo: Phương pháp OLS ....................................................................... 124
Bảng 4.23: Tác động của xâm nhập mặn tình trạng nghèo của các hộ gia đình nông thôn:
Mô hình logit nhị thức ................................................................................................. 125
Bảng 4.24: Tác động không đồng nhất của xâm nhập mặn đến thu nhập hộ gia đình:
Phương pháp FE .......................................................................................................... 127
Bảng 4.25: Tác động của xâm nhập mặn đến thu nhập hộ gia đình bị xâm nhập mặn
thường xuyên: Phương pháp DID ............................................................................... 128
Bảng 4.26: Tác động ngắn hạn của xâm nhập mặn đến thu nhập hộ gia đình: Phương
pháp DID (Nhóm can thiệp 2 và nhóm đối chứng) ..................................................... 129
Bảng 4.27: Nguồn tiếp cận về thông tin xâm nhập mặn của hộ gia đình nông thôn... 131
Bảng 4.28: Nhận thức của hộ gia đình nông thôn về tác động của xâm nhập mặn đến
sinh kế .......................................................................................................................... 133
Bảng 4.29: Hành động ứng phó với xâm nhập mặn của hộ gia đình nông thôn theo vùng
bị xâm nhập mặn khác nhau ........................................................................................ 137
Bảng 4.30: Tổng hợp các kết quả chính của phân tích định lượng về tác động của xâm
nhập mặn đến sinh kế hộ gia đình nông thôn .............................................................. 140
xii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững của DFID ............................................................... 16
Hình 2.2: Sinh kế nông thôn bền vững .......................................................................... 18
Hình 2.3: Khung sinh kế bền vững: Tiếp cận sinh kế và nghèo của FAO .................... 20
Hình 2.4: Bẫy nghèo và biến đổi khí hậu ...................................................................... 21
Hình 2.5: Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu và các hiện tượng thiên tai cực
đoan đến nghèo .............................................................................................................. 28
Hình 2.6: Các kênh tác động của biến đổi khí hậu đến nghèo ...................................... 29
Hình 3.1: Khung lý thuyết của nghiên cứu .................................................................... 39
Hình 3.2: Khung phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ nghèo ở nông
thôn ................................................................................................................................ 41
Hình 3.3: Tiến trình nghiên cứu .................................................................................... 42
Hình 3.4: Bản đồ xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long qua các năm .............. 43
Hình 3.5: Quy trình lọc dữ liệu nghiên cứu Nguồn: Tổng hợp của tác giả ................... 45
Hình 3.6: Khu vực nghiên cứu ...................................................................................... 47
Hình 3.7. Phương pháp phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo
....................................................................................................................................... 48
Hình 4.1: Tháp lao động của hộ gia đình nông thôn ..................................................... 76
Hình 4.2: Trình độ giáo dục cao nhất của các thành viên trong hộ và của chủ hộ ........ 77
Hình 4.3: Diện tích đất canh tác trung bình của hộ gia đình nông thôn ........................ 78
Hình 4.4: Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có vay vốn ........................................................ 81
Hình 4.5: Chỉ số vốn sinh kế của từng hộ gia đình nông thôn ...................................... 85
Hình 4.6: Ngũ giác về vốn sinh kế của hộ gia đình nông thôn ..................................... 86
Hình 4.7: Chỉ số vốn sinh kế của hộ gia đình nông thôn giai đoạn 2014-2018 ............ 92
Hình 4.8: Tỷ lệ hộ gia đình nông thôn tham gia vào các hoạt động sinh kế khác nhau 94
Hình 4.9: Tỷ trọng đóng góp thu nhập từ các hoạt động sinh kế của hộ gia đình nông
thôn ................................................................................................................................ 95
Hình 4.10: Số hoạt động sinh kế của hộ gia đình nông thôn ......................................... 99
Hình 4.11: Tình trạng duy trì và thay đổi sinh kế của hộ gia đình nông thôn giai đoạn
2014-2018 .................................................................................................................... 116
xiii
Hình 4.12: Cơ chế tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ gia đình nông thôn .. 134
Hình 4.13: Bẫy nghèo của hộ gia đình nông thôn vùng bị xâm nhập mặn ................. 139
xiv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Diễn giải
Từ viết tắt
Tiếng Anh Tiếng Việt
ATT Average Treatment Effect of the Hiệu quả can thiệp trung bình
Treated
ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
DFID Department for International Bộ Phát triển quốc tế - Vương
Development – British quốc Anh
Governmen
DID Difference in Difference Phương pháp Khác biệt kép
FAO Food and Agriculture Tổ chức Lương thực và Nông
Organization of the United nghiệp của Liên Hiệp Quốc
Nations
FE Fixed Effects Hiệu ứng cố định
IPCC Intergovernmental Panel on Ủy ban liên chính phủ về biến đổi
Climate Change khí hậu
ME Marginal Effects Hiệu ứng cận biên
OLS Ordinary Least Square Bình phương tối thiểu thông
thường
PSM Propensity score matching Đối sánh điểm xu hướng
UN United Nations Liên Hiệp Quốc
UNDP United Nations Development Chương trình Phát triển của Liên
Programme Hiệp Quốc
UNISDR United Nations Office for Disaster Văn phòng Giảm nhẹ Rủi ro
Risk Reduction Thiên tai của Liên Hợp Quốc
VHLSS Vietnam household living Điều tra mức sống hộ gia đình
standard survey
xv
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Các quốc gia trên thế giới đã và đang phải gánh chịu những thiệt hại kinh tế to lớn
do thiên tai gây ra. Trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, thế giới đã phải hứng chịu
7.348 thảm họa thiên nhiên lớn, với tổng dân số bị ảnh hưởng hơn 4,2 tỷ người và thiệt
hại kinh tế toàn cầu khoảng 2,97 nghìn tỷ đô la Mỹ (UNDRR, 2020). Đặc biệt, do sự
xuất hiện thường xuyên của các thảm họa khí hậu cực đoan bởi sự nóng lên toàn cầu,
các hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện nay trên toàn thế giới đang bị đe dọa nghiêm
trọng (IPCC, 2022). Những biến đổi này đã gây ra những tác động tiêu cực đáng kể đến
sản xuất trồng trọt toàn cầu, cản trở sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp. Theo
Moore (2020) trong giai đoạn từ năm 1961 đến 2017, sự nóng lên toàn cầu đã làm giảm
năng suất các loại cây lương thực chính như ngô, lúa mì, lúa gạo và hiệu ứng ròng tiêu
cực là làm giảm 5,7% sản lượng toàn cầu của các loại cây trồng này. Trong khi đó, người
nghèo dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc bởi vì bất kỳ tác động nào đến tài sản hoặc
mức tiêu dùng của họ đều đe dọa đến sinh kế và triển vọng dài hạn và họ có ít nguồn
lực hơn để giảm thiểu rủi ro hoặc đối phó với các cú sốc khi nó xảy ra (Hallegatte et al.,
2020). Nghèo thường được coi là kết quả chính của tác động bởi các thảm họa tự nhiên
đối với các cá nhân và hộ gia đình. Nghèo do thiên tai luôn là thách thức to lớn để củng
cố công cuộc giảm nghèo. Người nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn không có thị
trường hoạt động, phụ thuộc nhiều vào thu nhập nông nghiệp và hệ sinh thái, do đó họ
dễ bị tổn thương trước tác động của thiên tai (Hallegatte et al., 2020). Các thảm họa do
biến đổi khí hậu có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo và
hình thành bẫy nghèo theo nhiều cách, đặc biệt là ở các nước và khu vực kém phát triển
(Leichenko & Silva, 2014). Qua đó, thiên tai ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trồng trọt
và sinh kế của hộ gia đình nông thôn, đe dọa đến nguồn thu nhập và điều kiện sống của
hộ dân, dễ đẩy hộ dân không nghèo vào cảnh nghèo và những người đã thoát nghèo lại
tái nghèo.
Việt Nam là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp, tỷ lệ dân số nông thôn cao
với nông nghiệp là nguồn thu nhập chính. Trong 30 năm qua, tăng trưởng nông nghiệp
mạnh mẽ đã làm thay đổi tình trạng kinh tế xã hội của Việt Nam như cải thiện an ninh
lương thực, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, tạo sinh kế cho người dân. Nhờ đó, Việt Nam
đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và được quốc
tế công nhận, tỷ lệ người nghèo đã giảm mạnh từ 57% vào đầu những năm 90 xuống
còn 5,2% vào năm 2020 (UNDP, 2021). Tuy nhiên, tỷ lệ nghèo ở khu vực nông thôn
Việt Nam vẫn còn cao so với tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước. Hơn nữa, Việt Nam
cũng đang đối mặt với những tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và là một trong
những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu (Espagne et al., 2021).
Ngành nông nghiệp của Việt Nam đang chịu nhiều tác động tiêu cực của sự biến đổi
1
thời tiết và các hiện tượng cực đoan do biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở hai đồng bằng và
ven biển. Vì vậy, những thành tựu của Việt Nam trong việc đưa hàng triệu người thoát
nghèo hiện đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng bởi các hiện tượng thời tiết khắc
nghiệt gia tăng như mưa lũ, hạn hán và các thảm họa thiên tai khác do biến đổi khí hậu
gây ra đang diễn ra dần dần như mực nước biển dâng hay nhiệt độ tăng lên (Oxfam,
2008). Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là một trong ba châu
thổ trên thế giới chịu tổn thương nặng nề nhất bởi nước biển dâng do biến đổi khí hậu
(IPCC, 2007). Trong những năm gần đây, ĐBSCL đã trải qua các đợt hạn hán và xâm
nhập mặn nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm qua, đặc biệt là vào mùa khô năm
2015-2016 và nặng nề hơn vào mùa khô năm 2019-2020. Xâm nhập mặn do nước biển
dâng và hạn hán nghiêm trọng trong thời gian qua đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế,
xã hội và môi trường cho vùng ĐBSCL. Đợt xâm nhập mặn xảy ra vào mùa khô 2015-
2016 làm cho 160 nghìn ha lúa bị ảnh hưởng, 800 nghìn người thiếu nước ngọt với tổng
thiệt hại hơn 7.900 tỷ đồng (Tổng cục Khí tượng thủy văn, 2019). Độ mặn gia tăng đã
ảnh hưởng đến 10 trên 13 tỉnh/thành ở ĐBSCL trong vụ mùa khô 2019-2020, ảnh hưởng
đến 58.000 ha lúa, 6.650 ha cây ăn quả, 1.241 ha rau màu, 8.715 ha nuôi trồng thủy sản
và có tới 96.000 hộ gia đình tương đương 430.000 người phải đối mặt với tình trạng
thiếu nước sinh hoạt (Espagne et al., 2021). Những tác động ngày càng sâu rộng của các
thảm họa khí hậu thời gian qua làm cho hiệu quả của chính sách giảm nghèo, an sinh xã
hội tại Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Lý thuyết về bẫy nghèo từ tác động của các thảm họa thiên tai (Barbier, 2015) cho
thấy rằng các thảm họa làm suy giảm nguồn vốn sinh kế và các kết quả sinh kế của hộ
gia đình nông thôn, dẫn đến sự thay đổi trong chiến lược sinh kế của hộ gia đình để ứng
phó với các cú sốc ấy. Lý thuyết về khung sinh kế bền vững (DFID, 1999) dựa trên sự
hiểu biết về khả năng tiếp cận của hộ gia đình đối với các nguồn vốn sinh kế được sử
dụng rộng rãi và đã trở thành một mô hình kinh điển trong nghiên cứu sinh kế gia đình,
được xem như là một công cụ nhằm xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến
sinh kế của con người. Bên cạnh đó, lý thuyết về khung sinh kế nông thôn (Scoones,
1998) chỉ ra rằng các cú sốc khí hậu dưới góc nhìn của khung sinh kế bền vững tác động
đến các thành phần sinh kế hộ gia đình nông thôn như khả năng tiếp cận các nguồn vốn
sinh kế (đặc biệt là nguồn vốn tự nhiên), các chiến lược sinh kế (khả năng đa dạng hóa)
và cuối cùng là các kết quả sinh kế (năng suất và thu nhập) mà hộ gia đình hướng đến.
Các lý thuyết này đều cho thấy rằng thiên tai và các hiện tượng cực đoan tác động tiêu
cực lên toàn bộ sinh kế của hộ gia đình, dẫn đến gia tăng nguy cơ nghèo. Vì vậy, nghiên
cứu về tác động cũng như mối quan hệ giữa các thảm họa thiên tai với các thành phần
sinh kế của hộ gia đình nông thôn, đặc biệt hộ nghèo là vô cùng cần thiết.
Mặc dù có nhiều báo cáo cho thấy rằng xâm nhập mặn có tác động tiêu cực đến
sinh kế của hộ gia đình nông thôn ĐBSCL, đặc biệt các đối tượng dễ tổn thương như hộ
nghèo (Anh và ctv., 2021). Tuy nhiên, các tài liệu hiện có xem xét tác động cụ thể của
xâm nhập mặn lên sinh kế và tình trạng nghèo của hộ gia đình nông thôn ĐBSCL là
2
tương đối khan hiếm. Các nghiên cứu tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ
gia đình thường tập trung vào phân tích kết quả sinh kế của hộ gia đình ở vùng bị mặn
như thu nhập nông nghiệp (Anh và ctv., 2022; Rate et al., 2023), chi phí sản xuất nông
nghiệp (Hải và ctv., 2021), hiệu quả sản xuất (Nguyệt & Trân, 2022). Trong khi đó, các
tài liệu nghiên cứu về tác động của xâm nhập mặn đến nguồn vốn sinh kế và chiến lược
sinh kế dường như còn bỏ ngỏ, phần lớn được lồng ghép bằng phương pháp mô tả khi
phân tích về các kết quả sinh kế của hộ gia đình. Các mô hình đa dạng hóa sinh kế được
đề xuất để giúp hộ gia đình nông thôn trong vùng cải thiện thu nhập và ứng phó với xâm
nhâp mặn (Tuấn và ctv., 2022). Tuy nhiên, việc phân tích các chiến lược đa dạng hóa
sinh kế của hộ gia đình đặt trong bối cảnh tác động của xâm nhập mặn cũng như tác
động của đa dạng hóa sinh kế đến việc cải hiện thu nhập và giảm nghèo còn dừng lại ở
phương pháp định tính, thống kê mô tả (Quế và ctv., 2020; Đào, 2021). Tương tự, hầu
hết các nghiên cứu về tác động của thiên tai nói chung đối với tình trạng nghèo của hộ
gia đình nông thôn đều tập trung vào phân tích tác động lên sản xuất nông nghiệp và sau
đó giải thích sự biến đổi tình trạng nghèo của nông dân dựa trên sự biến động của thu
nhập nông nghiệp (Carter et al., 2007). Các nghiên cứu thường kết luận rằng thiên tai
làm giảm thu nhập hoặc chi tiêu của nông dân. Vì vậy, khoảng trống cho nghiên cứu về
tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ gia đình nông thôn ĐBSCL, đặc biệt là
hộ nghèo là khá lớn.
Những tác động tiêu cực của xâm nhập mặn ảnh hưởng nặng nề hơn ở khu vực
nông thôn, đặc biệt là các hộ gia đình nghèo vì sự phụ thuộc cao vào tài nguyên thiên
nhiên và khả năng đối phó hạn chế, tuy nhiên việc điều tra mối quan hệ giữa xâm nhập
mặn với sinh kế của hộ gia đình nói chung là phức tạp. Chính vì vậy, nghiên cứu thực
hiện “Phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo ở nông thôn
vùng đồng bằng sông Cửu Long” có ý nghĩa thiết thực nhằm đề xuất giải pháp giúp hộ
gia đình áp dụng các chiến lược sinh kế phù hợp để ổn định sinh kế và giảm thiệt hại do
xâm nhập mặn. Đồng thời, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp
chính quyền địa phương xây dựng các chương trình thích ứng và giảm thiểu tác động
của xâm nhập mặn đến sinh kế hộ dân trong vùng, góp phần đạt được thành tựu giảm
nghèo bền vững.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tác động của xâm nhập mặn đến sinh kế của hộ nghèo ở nông thôn vùng
ĐBSCL nhằm đề xuất giải pháp giúp hộ áp dụng các chiến lược sinh kế phù hợp để giảm
thiệt hại do xâm nhập mặn, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung như trên, luận án tập trung thực hiện các mục tiêu cụ
thể như sau:
3