Nam Kỳ là tên gọi để chỉ vùng đất Nam Bộ ngày nay. Dưới thời vua Minh
Mạng, Nam Kỳ được chia thành 6 tỉnh (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh
Long, An Giang, Hà Tiên) và địa danh Nam Kỳ Lục tỉnh có từ đó. Nam Kỳ được
xem là nơi cung cấp lúa gạo chính của triều đình Nguyễn. Tháng 2-1859, thực dân
Pháp tấn công Gia Định, với tinh thần yêu nước nồng nàn, phản ứng đầu tiên của
nhân dân Nam Kỳ là đứng lên chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Sau đó, bất chấp
việc triều đình ký các hiệp ước với thực dân Pháp, phong trào đấu tranh của nhân
dân Lục tỉnh vẫn tiếp diễn. Các cuộc đấu tranh từ buổi đầu chống Pháp đã vun đắp
thêm truyền thống yêu nước của nhân dân Nam Kỳ. Lòng yêu nước luôn hiện hữu
trong mỗi người dân và được thể hiện ở tinh thần đấu tranh kiên cường, bền bỉ cho
sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Tuy nhiên,
không phải tất cả mọi người dân Nam Kỳ đều có phản ứng cầm vũ khí chống trả
quân xâm lược, một bộ phận do điều kiện, hoàn cảnh không thể trực triếp tham gia
các phong trào vũ trang đã thể hiện tinh thần yêu nước bằng hình thức phản ứng đấu
tranh phi vũ trang. Phong trào phi vũ trang chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1884-
1900 diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, thể hiện rõ
tính sáng tạo, ý chí kiên cường, không chịu khuất phục của người dân nơi đây.
Nhìn chung, phản ứng của nhân dân Nam Kỳ đối với thực dân Pháp nửa cuối thế
kỷ XIX vô cùng đa dạng, nhiều màu sắc, cung bậc, mang dấu ấn riêng đặc thù của
vùng đất phương Nam. Trong thời gian qua, đã có nhiều học giả nghiên cứu về
phong trào vũ trang chống Pháp ở Việt Nam nói chung cũng như ở Nam Kỳ nói
riêng trong giai đoạn 1858-1884 ở những khía cạnh, góc độ khác nhau. Tuy nhiên,
về phong trào vũ trang và phi vũ trang chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1884-1900
mới chỉ được nghiên cứu trong các công trình riêng lẻ. Đến nay, chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về các phong trào này. Do đó, việc làm
tìm hiểu những vấn đề về phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1884-1900
có ý nghĩa quan trọng và cần thiết để làm sáng tỏ các dạng thức phản ứng của nhân
dân Nam Kỳ đối với thực dân Pháp.
284 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phản ứng của nhân dân Nam kỳ đối với thực dân Pháp trong nửa cuối thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ TUYẾT NHUNG
PHẢN ỨNG CỦA NHÂN DÂN NAM KỲ
ĐỐI VỚI THỰC DÂN PHÁP
TRONG NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ TUYẾT NHUNG
PHẢN ỨNG CỦA NHÂN DÂN NAM KỲ
ĐỐI VỚI THỰC DÂN PHÁP
TRONG NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 62 22 03 13
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. LÊ VĂN ĐẠT
2. TS. NGUYỄN ĐÌNH THỐNG
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các trích dẫn khoa học và tài liệu tham khảo nêu trong luận án là trung
thực. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận án chưa từng được công bố trong một
công trình nào khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 03 năm 2023
Tác giả luận án
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 4
5. Đóng góp của luận án ....................................................................................... 5
6. Bố cục của luận án ........................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .................... 8
1.1. Nghiên cứu của tác giả nước ngoài ............................................................... 8
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến vùng đất Nam
Kỳ ........................................................................................................ 8
1.1.2. Nhóm các công trình viết về việc xâm lược và đô hộ Nam Kỳ
của thực dân Pháp ............................................................................. 10
1.2. Nghiên cứu của tác giả Việt Nam ............................................................... 12
1.2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến vùng đất Nam
Kỳ ...................................................................................................... 12
1.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về Việt Nam thời Pháp xâm
lược và đô hộ .................................................................................... 14
1.2.3. Nhóm các công trình nghiên cứu về thái độ của quan chức, văn
thân, sĩ phu Nam Kỳ ......................................................................... 20
1.2.4. Nhóm các công trình nghiên cứu về các cuộc khởi nghĩa vũ
trang ở Nam Kỳ ................................................................................ 22
1.2.5. Luận án, bài báo khoa học ................................................................. 25
1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu .............................................. 26
1.3.1. Những nội dung luận án kế thừa........................................................ 26
1.3.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ........................................ 26
CHƯƠNG 2. NHÂN DÂN NAM KỲ ĐẤU TRANH VŨ TRANG CHỐNG
PHÁP NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ............................................................................. 28
2.1. Quá trình xâm lược Nam Kỳ của thực dân Pháp nửa cuối thế kỷ XIX ...... 28
2.2. Các yếu tố tác động đến phong trào chống Pháp của nhân dân Nam
Kỳ vào nửa cuối thế kỷ XIX .............................................................................. 30
2.2.1. Các yếu tố chủ quan tác động đến phong trào chống Pháp của
nhân dân Nam Kỳ vào nửa cuối thế kỷ XIX .................................... 30
2.2.2. Các yếu tố khách quan tác động đến phong trào chống Pháp của
nhân dân Nam Kỳ vào nửa cuối thế kỷ XIX .................................... 33
2.3. Nhân dân Nam Kỳ đấu tranh vũ trang chống Pháp giai đoạn 1859-
1884 .................................................................................................................... 63
2.3.1. Khởi nghĩa Trương Định ................................................................... 63
2.3.2. Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực ........................................................ 64
2.3.3. Khởi nghĩa Võ Duy Dương ............................................................... 65
2.3.4. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân .......................................................... 67
2.4. Nhân dân Nam Kỳ đấu tranh vũ trang chống Pháp giai đoạn 1884-
1900 .................................................................................................................... 68
2.4.1. Hoạt động của những người yêu nước Nam Kỳ sau khi tỵ địa ra
Bình Thuận ....................................................................................... 69
2.4.2. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong những năm 1883-1884 ............ 71
2.4.3. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu từ năm 1885-1891 ............................. 72
2.4.4. Cuộc vận động vũ trang chống Pháp 1885-1896 ............................... 81
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................................... 88
CHƯƠNG 3. NHÂN DÂN NAM KỲ ĐẤU TRANH PHI VŨ TRANG
CHỐNG PHÁP NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX ............................................................ 91
3.1. Phong trào phá đường dây điện báo của thực dân Pháp cuối thế kỷ
XIX ..................................................................................................................... 91
3.1.1. Vài nét về lịch sử bưu chính viễn thông tại Nam Kỳ nửa cuối
thế kỷ XIX ........................................................................................ 92
3.1.2. Mục đích và hiệu quả của đường dây điện báo trong chính sách
cai trị của thực dân Pháp ở Nam Kỳ cuối thế kỷ XIX ...................... 94
3.1.3. Nhân dân Nam Kỳ phá đường dây điện báo ..................................... 95
3.1.4. Chính sách của thực dân Pháp nhằm ngăn chặn phong trào phá
đường dây điện báo ......................................................................... 100
3.2. Phong trào phản đối chính sách binh dịch ................................................ 101
3.2.1. Về việc tuyển lính của thực dân Pháp ở Nam Kỳ ........................... 102
3.2.2. Nhân dân Nam Kỳ không đi lính cho thực dân Pháp ...................... 104
3.3. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ trên mặt trận
văn chương ....................................................................................................... 109
3.3.1. Phong trào đấu tranh chống Pháp phản ánh qua văn học dân
gian.................................................................................................. 109
3.3.2. Phong trào đấu tranh chống Pháp phản ánh qua văn học thành
văn ................................................................................................... 112
3.4. Cuộc đấu tranh của các nghị viên người Việt trong Hội đồng thuộc địa
nửa cuối thế kỷ XIX ......................................................................................... 120
3.4.1. Các chính sách của chính quyền thuộc địa đối với nhân viên
người Việt ....................................................................................... 120
3.4.2. Cuộc đấu tranh của các nghị viên người Việt trong Hội đồng
thuộc địa nửa cuối thế kỷ XIX ........................................................ 122
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 145
CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT VỀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA
NHÂN DÂN NAM KỲ NỬA CUỐI THẾ KỶ XIX .............................................. 147
4.1. Nhận xét về các yếu tố tác động đến phong trào chống Pháp của nhân
dân Nam Kỳ nửa cuối thế kỷ XIX.................................................................... 147
4.2. Nhận xét về phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân
Nam Kỳ nửa cuối thế kỷ XIX .......................................................................... 149
4.3. Nhận xét về phong trào đấu tranh phi vũ trang chống Pháp của nhân
dân Nam Kỳ nửa cuối thế kỷ XIX.................................................................... 156
Tiểu kết chương 4 ....................................................................................................... 164
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 167
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI................................................................................................. 176
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 177
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ............................................................................... 177
II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI ............................................................. 180
III. TÀI LIỆU CÔNG BÁO TẠI TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA II .. 182
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. BẢN ĐỒ
PHỤ LỤC 2. TƯ LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC 3. CÁC ẢNH TƯ LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NCLS : Nghiên cứu Lịch sử
Nxb : Nhà xuất bản
TTLTQGII : Trung tâm Lưu trữ quốc gia II
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nam Kỳ là tên gọi để chỉ vùng đất Nam Bộ ngày nay. Dưới thời vua Minh
Mạng, Nam Kỳ được chia thành 6 tỉnh (Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh
Long, An Giang, Hà Tiên) và địa danh Nam Kỳ Lục tỉnh có từ đó. Nam Kỳ được
xem là nơi cung cấp lúa gạo chính của triều đình Nguyễn. Tháng 2-1859, thực dân
Pháp tấn công Gia Định, với tinh thần yêu nước nồng nàn, phản ứng đầu tiên của
nhân dân Nam Kỳ là đứng lên chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Sau đó, bất chấp
việc triều đình ký các hiệp ước với thực dân Pháp, phong trào đấu tranh của nhân
dân Lục tỉnh vẫn tiếp diễn. Các cuộc đấu tranh từ buổi đầu chống Pháp đã vun đắp
thêm truyền thống yêu nước của nhân dân Nam Kỳ. Lòng yêu nước luôn hiện hữu
trong mỗi người dân và được thể hiện ở tinh thần đấu tranh kiên cường, bền bỉ cho
sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Tuy nhiên,
không phải tất cả mọi người dân Nam Kỳ đều có phản ứng cầm vũ khí chống trả
quân xâm lược, một bộ phận do điều kiện, hoàn cảnh không thể trực triếp tham gia
các phong trào vũ trang đã thể hiện tinh thần yêu nước bằng hình thức phản ứng đấu
tranh phi vũ trang. Phong trào phi vũ trang chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1884-
1900 diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, thể hiện rõ
tính sáng tạo, ý chí kiên cường, không chịu khuất phục của người dân nơi đây.
Nhìn chung, phản ứng của nhân dân Nam Kỳ đối với thực dân Pháp nửa cuối thế
kỷ XIX vô cùng đa dạng, nhiều màu sắc, cung bậc, mang dấu ấn riêng đặc thù của
vùng đất phương Nam. Trong thời gian qua, đã có nhiều học giả nghiên cứu về
phong trào vũ trang chống Pháp ở Việt Nam nói chung cũng như ở Nam Kỳ nói
riêng trong giai đoạn 1858-1884 ở những khía cạnh, góc độ khác nhau. Tuy nhiên,
về phong trào vũ trang và phi vũ trang chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1884-1900
mới chỉ được nghiên cứu trong các công trình riêng lẻ. Đến nay, chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về các phong trào này. Do đó, việc làm
tìm hiểu những vấn đề về phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ giai đoạn 1884-1900
có ý nghĩa quan trọng và cần thiết để làm sáng tỏ các dạng thức phản ứng của nhân
dân Nam Kỳ đối với thực dân Pháp.
2
Bên cạnh đó, mỗi nhà khoa học có cách tiếp cận vấn đề khác nhau, cách tiếp
cận nguồn tư liệu khác nhau. Riêng tác giả luận án đã dựa vào nguồn tư liệu gốc,
chủ yếu là tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II ở thành phố Hồ Chí
Minh để nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến đề tài. Cụ thể, đó là mảng tài liệu
công báo được xuất bản ở Nam Kỳ vào nửa cuối thế kỷ XIX mà nhiều công trình
nghiên cứu trước đây đã tiếp cận nhưng chưa có điều kiện khai thác một cách
triệt để.
Tóm lại, tác giả luận án thực hiện đề tài “Phản ứng của nhân dân Nam Kỳ đối
với thực dân Pháp trong nửa cuối thế kỷ XIX” nhằm góp phần dựng lại bức tranh
chân thực và sinh động về phản ứng (thái độ và hành động) của các tầng lớp nhân
dân Nam Kỳ trước cuộc chiến tranh xâm lược và việc thiết lập nền cai trị thuộc địa
của thực dân Pháp trong nửa cuối thế kỷ XIX, phân tích và lý giải các yếu tố tác
động đến phản ứng của các tầng lớp nhân dân nơi đây. Luận án tập trung phân loại
phản ứng theo hai cách cơ bản của các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống lại thực
dân Pháp (đấu tranh vũ trang và đấu tranh phi vũ trang), làm rõ hình thức, nội dung
đấu tranh trong giai đoạn đầu thực dân Pháp xâm lược, cai trị Việt Nam. Đặc biệt là
các hình thức đấu tranh phi vũ trang mang nhiều đặc tính Nam Kỳ giai đoạn đầu
thời thuộc địa, các hình thức phản ứng chưa có nhiều nghiên cứu và công bố (phong
trào phá đường dây điện báo, phong trào không đi lính cho Pháp, phong trào đấu
tranh của các nghị viên người Việt trong Hội đồng thuộc địa). Bên cạnh đó, mục
tiêu giáo dục hiện nay ở các trường phổ thông là giúp học sinh có những hiểu biết
nhất định về lịch sử địa phương thì việc nghiên cứu đề tài này lại càng cấp thiết.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn như trên, tác giả quyết định chọn vấn
đề: “Phản ứng của nhân dân Nam Kỳ đối với thực dân Pháp trong nửa cuối thế kỷ
XIX” làm đề tài luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khai thác nguồn tài liệu lưu trữ là chủ yếu, đề tài tập trung nghiên
cứu các hình thức đấu tranh phong phú của nhân dân Nam Kỳ (đặc biệt là phong
trào phá đường dây điện báo, phong trào không đi lính cho Pháp ) nhằm chống lại
3
sự xâm lược và đô hộ của thực dân Pháp cũng như đòi quyền lợi thiết thân. Từ thực
tiễn sinh động của quá trình đấu tranh này, đề tài rút ra một số bài học lịch sử, kiến
nghị cho các cấp lãnh đạo trong việc lấy dân làm gốc, phát huy sức dân trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tập trung làm rõ những vấn đề khoa học sau đây:
- Các yếu tố khách quan tác động đến phong trào kháng Pháp của nhân dân
Nam Kỳ bao gồm chính sách của triều đình nhà Nguyễn, chính sách của thực dân
Pháp.
- Luận án đi sâu nghiên cứu phong trào vũ trang chống Pháp ở Nam Kỳ giai
đoạn 1884-1900 và phong trào đấu tranh phi vũ trang gồm phong trào phá đường
dây điện báo, phong trào không đi lính cho Pháp.
- Luận án làm rõ cuộc đấu tranh của các nghị viên người Việt trong Hội đồng
thuộc địa nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhân dân Nam Kỳ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các phong trào đấu tranh vũ trang và
phi vũ trang chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ nửa cuối thế kỷ XIX trong đó đi sâu
tìm hiểu một số phong trào đấu tranh trong giai đoạn 1884-1900 mà các công trình
trước đây chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ như phong trào phá đường dây điện báo,
phong trào không đi lính cho Pháp, cuộc đấu tranh của các nghị viên người Việt
trong Hội đồng thuộc địa...
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu của đề tài là vùng đất Nam Kỳ
thời thuộc Pháp
Phạm vi thời gian: Phạm vi thời gian của đề tài là từ năm 1859 – khi thực dân
Pháp tấn công Gia Định đến năm 1900. Tuy nhiên, để có cái nhìn bao quát và để
hiểu rõ quá trình chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ, tác giả đã mở rộng nghiên cứu
của đề tài về trước năm 1859 cũng như sau năm 1900.
4
Phạm vi nội dung
Nhân dân Nam Kỳ gồm địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân người
Việt, người Hoa, người Khmer sống trên đất Nam Kỳ. Nhân dân Nam Kỳ còn bao
gồm những người Việt làm việc trong bộ máy chính quyền thuôc địa. Cụ thể, những
nghị viên người Việt trong Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ cũng là nhân dân Nam Kỳ,
họ đấu tranh đòi quyền lợi cho giai tầng của họ nhưng cũng đấu tranh vì quyền lợi
của quần chúng Nam Kỳ.
Về phạm vi nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu các phong trào đấu tranh
chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Kỳ vào nửa cuối thế kỷ XIX gồm các cuộc
đấu tranh vũ trang và phi vũ trang (phong trào không đi lính cho Pháp, phong trào
phá đường dây điện báo, cuộc đấu tranh của các nghị viên người Việt trong Hội
đồng thuộc địa). Luận án không đề cập đến các cuộc đấu tranh của các tù nhân,
chính trị phạm trong các ngục tù của thực dân Pháp nửa cuối thế kỷ XIX.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Nguồn tư liệu gốc mà tác giả dựa vào để nghiên cứu các vấn đề có liên quan
đến đề tài chủ yếu là tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia II ở Thành phố
Hồ Chí Minh. Cụ thể, đó là những công báo được xuất bản ở Nam Kỳ vào nửa cuối
thế kỷ XIX. Đây là nguồn tài liệu có giá trị cao, đảm bảo tính đương thời và tính
chính xác cao của sử liệu.
Các bộ lịch sử Việt Nam được xuất bản bởi các học giả và các nhà nghiên
cứu danh tiếng thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Các bộ sử do Quốc sử quán triều
Nguyễn biên soạn như Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện Trong đó, Đại
Nam thực lục là bộ sử lớn về triều đại nhà Nguyễn ghi chép về thời kỳ nhà Nguyễn
khôi phục vương triều đến giai đoạn mất nước (1802-1884). Tác giả nghiên cứu tác
phẩm này để tìm hiểu về chính sách của các vua triều Nguyễn nhất là vua Tự Đức
đối với phong trào chống Pháp của nhân dân. Với lối viết sử biên niên, ghi chép đầy
đủ các sự kiện, bộ sách này đã cung cấp tương đối đầy đủ vấn đề mà người viết
quan tâm như các chính sách của triều Nguyễn tác động đến tinh thần kháng Pháp
của nhân dân Nam Kỳ
5
Tài liệu tham khảo là các công trình, sách báo của các tác giả trong và ngoài
nước đã công bố liên quan đến đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Tác giả vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận trong việc nhìn nhận, đánh giá
vấn đề, đặt vấn đề trong các mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai
phương pháp cơ bản được tác giả sử dụng để nghiên cứu. Với phương pháp lịch sử,
tác giả nghiên cứu cụ thể quá trình đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ vào nửa cuối
thế kỷ XIX. Phương pháp logic được sử dụng nhằm tìm ra bản chất, tác động của
các phong trào chống Pháp ở Nam Kỳ trong thời gian này.
Ngoài ra, tác giả sử dụng thêm phương pháp liên ngành. Phương pháp thống
kê cũng được sử dụng nhằm hệ thống các số liệu kết hợp với phương pháp tổng hợp
để rút ra những kết luận cần thiết. Phương pháp điền dã: tác giả đến một số địa
phương diễn ra các phong trào đấu tranh tiêu biểu để ghi nhận dấu ấn của các nhân
vật lãnh đạo đối với nhân dân địa phương. Phương pháp so sánh cũng được vận
dụng để làm sáng tỏ quá trình phát triển của phong trào chống Pháp qua các
giai đoạn.
5. Đóng góp của luận án
Luận án góp phần dựng lại bức tranh chân thực về các hình thức đấu tranh
của nhân dân Nam Kỳ vào nửa cuối thế kỷ XIX trong đó, ngoài phong trào đấu
tranh vũ trang đã được nhiều nghiên cứu đề cập, còn có nhiều hình thức đấu tranh
phong phú khác như phong trào không đi lính cho Pháp, phong trào phá đường dây
điện báo, cuộc đấu tranh của các thành viên người Việt trong Hội đồng thuộc địa
mà các nghiên cứu trước đây chưa có điều kiện nghiên cứu sâu. Luận án chỉ ra đối
tượng mà các phong trào đấu tranh của nhân dân Nam K