2.1.5. Các quy định về giải quyết tranh chấp đất di tích lịch sử - văn hóa 2.1.5.1. Quy định về hòa giải tranh chấp đất di tích lịch sử - văn hóaPháp luật đất đai hiện hành chƣa có quy định riêng về hòa giải tranh chấp đất đai có di tích LSVH. Do vậy, khi tranh chấp về đất có di tích LSVH giữa những ngƣời SDĐ xảy ra thì tranh chấp này đƣợc giải quyết theo quy định chung của pháp luật hiện hành. Tranh chấp đất đai có thể đƣợc giải quyết thông qua phƣơng thức thƣơng lƣợng, hòa giải hoặc tòa án. Khi các bên không thể tự thƣơng lƣợng đƣợc thì hòa giải là một phƣơng thức đặc biệt quan trọng để giải quyết tranh chấp đất di tích LSVH. Cụ thể Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Nhà nƣớc khuyến khích các bên tranh chấp đất di tích LSVH tự hòa giải hoặc giải quyết thông qua hòa giải ở cơ sở theo Luật hòa giải tại cơ sở năm 2013. Tranh chấp đất di tích LSVH mà các bên tranh chấp không hòa giải đƣợc thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất di tích LSVH tại địa phƣơng mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất có di tích LSVH tại UBND cấp xã đƣợc thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận đƣợc đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải phải đƣợc lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải đƣợc gửi đến các bên tranh chấp, lƣu tại UBND cấp xã nơi có đất di tích LSVH tranh chấp. Vấn đề là pháp luật vẫn chƣa quy định rõ là thành phần tham gia hòa giải tranh chấp đất có di tích LSVH thì có cần có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý văn hóa hay không?
213 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 17 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật về đất di tích lịch sử - Văn hóa từ thực tiễn thi hành tại Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRẦN MAI VÂN
PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TRẦN MAI VÂN
PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT DI TÍCH
LỊCH SỬ - VĂN HÓA TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 9 38 01 07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Hữu Nghị
HÀ NỘI - 2024 i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đƣợc thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS. TS. Phạm Hữu Nghị. Các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chƣa
từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trần Mai Vân
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ..................................... 8
1. Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hóa ............................. 8
1.1. Các công trình nghiên cứu chung về di tích lịch sử - văn hóa ............ 8
1.1.1. Nghiên cứu trong nƣớc ................................................................. 8
1.1.2. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài .......................................................... 16
1.2. Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn
thành phố Hà Nội .............................................................................. 23
2. Các công trình nghiên cứu pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa ..... 29
2.1. Các công trình nghiên cứu pháp luật về đất di tích lịch sử- văn hóa
nói chung ........................................................................................... 29
2.1.1. Nghiên cứu trong nƣớc ............................................................... 29
2.1.2. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài ............................................................ 37
2.2. Các công trình nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật về đất di tích
lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................. 41
2.3. Đánh giá khái quát những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu ...................... 44
3. Cơ sở lý thuyết của đề tài ........................................................................ 46
3.1. Lý thuyết nghiên cứu ......................................................................... 46
3.2. Các câu hỏi nghiên cứu ...................................................................... 47
3.3. Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 47
4. Về hƣớng tiếp cận của đề tài và các phƣơng pháp nghiên cứu ............... 48
Kết luận Tổng quan ..................................................................................... 50 iii
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ ĐẤT DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA VÀ VỀ
PHÁP LUẬT ĐẤT DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở VIỆT NAM ........... 53
1.1. Khái niệm, đặc điểm, cấu trúc của pháp luật về đất di tích lịch sử- văn hóa .. 53
1.1.1. Khái niệm di tích lịch sử văn hóa và pháp luật về đất di tích lịch
sử- văn hóa .................................................................................... 53
1.1.2. Đặc điểm, cấu trúc của pháp luật về đất di tích lịch sử- văn hóa . 65
1.2. Vai trò và các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về đất di tích lịch
sử- văn hóa ........................................................................................... 70
1.2.1. Vai trò đảm bảo thực hiện pháp luật về đất di tích lịch sử- văn hóa ..... 70
1.2.2. Các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về đất di tích lịch sử- văn
hóa ................................................................................................. 74
Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 83
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT DI TÍCH LỊCH SỬ -
VĂN HÓA TỪ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...... 84
2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa ..... 84
2.1.1. Thực trạng các quy định chung về đất di tích lịch sử - văn hóa ... 84
2.1.2. Thực trạng các quy định về chế độ quản lý đất di tích lịch sử - văn hóa ... 91
2.1.3. Các quy định về chế độ sử dụng đất di tích lịch sử - văn hóa .... 114
2.1.4. Các quy định về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sử
dụng đất di tích lịch sử - văn hóa ................................................ 122
2.1.5. Các quy định về giải quyết tranh chấp đất di tích lịch sử - văn hóa ..... 128
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa tại thành
phố Hà Nội ......................................................................................... 130
2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội thành phố Hà
Nội ảnh hƣởng đến pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa .... 130
2.2.2. Những kết quả đạt đƣợc trong thực tiễn thi hành pháp luật về đất
di tích lịch sử - văn hóa tại thành phố Hà Nội ............................ 135 iv
2.2.3. Những hạn chế, vƣớng mắc trong quy định trong quy định pháp
luật và thi hành pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa tại thành
phố Hà Nội .................................................................................. 149
Kết luận chƣơng 2 ..
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT DI TÍCH
LỊCH SỬ- VĂN HÓA TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................... 164
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả về thi hành pháp
luật về đất di tích lịch sử - văn hóa ở Việt Nam hiện nay ................. 164
3.1.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa ...... 164
3.1.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về đất di tích lịch
sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội ............................... 169
3.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về đất di tích lịch sử- văn
hóa và nâng cao hiệu quả thi hành tại thành phố Hà Nội .................. 173
Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................... 193
KẾT LUẬN ................................................................................................... 195
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................ 197
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 198
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
LSVH Lịch sử - văn hóa
NCS Nghiên cứu sinh
QSDĐ Quyền sử dụng đất
SDĐ Sử dụng đất
TN&MT Tài nguyên và môi trƣờng
UBND Ủy ban nhân dân
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng số liệu thống kê diện tích đất di tích LSVH thành phố Hà Nội
năm 2018 ....................................................................................................... 137
Bảng 2.2 Bảng số liệu thống kê diện tích đất di tích LSVH thành phố Hà Nội
năm 2019 ....................................................................................................... 138
Bảng 2.3 Bảng số liệu thống kê diện tích đất di tích LSVH thành phố Hà Nội
năm 2020 ....................................................................................................... 139
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một đất nƣớc với lịch sử văn hóa lâu đời và phong phú. Từ
bắc vào nam, khắp nơi trên lãnh thổ đều có những di tích lịch sử văn hóa đặc
biệt, thể hiện sự phong phú và đa dạng của văn hóa dân tộc Việt Nam qua các
thời kỳ lịch sử. Trải dài từ các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Huế, Sài Gòn đến
các vùng quê nhỏ bé, mỗi di tích đều mang đậm dấu ấn của một giai đoạn lịch
sử, một nền văn hóa riêng biệt. Di tích lịch sử văn hóa là những di sản quý
giá, là những dấu tích đáng quý của quá khứ, ghi lại những sự kiện lịch sử,
những giá trị văn hóa của dân tộc. Bảo tồn và gìn giữ chúng không chỉ là
nhiệm vụ của chính quyền và cộng đồng mà còn là trách nhiệm của mỗi ngƣời
dân Việt Nam.
Pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa tại Việt Nam hiện nay rất
đƣợc quan tâm và đƣợc xem xét cẩn thận để đảm bảo các di tích này đƣợc bảo
vệ và phát triển bền vững. Luật Đất đai là một trong những cơ sở pháp lý
quan trọng, cung cấp khung pháp luật cơ bản cho việc bảo tồn, quản lý và sử
dụng di tích lịch sử - văn hóa. Ngoài ra, cũng có các quy định cụ thể khác
đƣợc ban hành để thúc đẩy việc bảo vệ và phát triển di tích. Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt đƣợc, lĩnh vực pháp luật này còn bộc lộ một số hạn
chế nhƣ: các quy định nằm rải rác ở những văn bản pháp luật do nhiều cơ quan
ban hành nên khó tránh khỏi tính thiếu thống nhất, đồng bộ; Luật Đất đai năm
2013 đề cập đến đất di tích LSVH mới dừng lại ở những quy định mang tính
nguyên tắc, thiếu chi tiết, cụ thể nên gặp nhiều trở ngại khi thi hành trên thực
tế; chế tài xử lý vi phạm pháp luật về đất di tích LSVH chƣa đủ sức răn đe,
giáo dục v.v... Bên cạnh đó Luật Di sản văn hóa hiện hành chƣa quy định nội
dung các hoạt động, cơ chế để thu hút các nguồn lực của xã hội, huy động
đƣợc sự đóng góp, tham gia của tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ, khai 2
thác, sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa trong khi thực tiễn xã hội
hiện đại, các địa phƣơng tập trung khai thác, phát huy giá trị di sản trong phát
triển kinh tế – xã hội nên thu hút doanh nghiệp có đóng góp cho việc bảo vệ
và phát huy giá trị di sản văn hóa nhƣng chƣa có cơ chế phù hợp. Nguồn kinh
phí hỗ trợ cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa còn rất thấp
so với nhu cầu thực tế: đầu tƣ tu bổ di tích còn thấp nên mới chỉ thực hiện
chống đỡ cục bộ chứ chƣa đặt di tích ở trong tình trạng bền vững lâu dài để
trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh có sức hấp dẫn thu hút khách tham quan
nên việc tạo nguồn thu tái đầu tƣ cho tu bổ, tôn tạo di tích còn bị hạn chế. Di
sản tƣ liệu, di sản văn hóa phi vật thể sau khi đƣợc ghi danh chƣa có đầy đủ
chƣơng trình, đề án, kế hoạch để bảo vệ và phát huy giá trị di sản. Hoạt động
bảo tàng chƣa đƣợc quan tâm, đầu tƣ kinh phí để xây dựng, cải tạo trụ sở,
mua sắm trang bị thiết yếu để bảo vệ, bảo quản hiện vật còn hạn chế.
Điều này đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thực trạng thi
hành pháp luật về đất di tích LSVH một cách toàn diện, có hệ thống để nhận
diện những bất cập, hạn chế và nguyên nhân của nó; trên cơ sở đó, đƣa ra
định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi.
Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn của nƣớc ta với hệ thống di sản văn
hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, phong phú và đặc sắc đƣợc bồi đắp qua
hàng nghìn năm lịch sử. Hiện nay, Hà Nội là địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc về
số lƣợng di sản văn hóa với gần 6.000 di tích văn hóa, lịch sử, trong đó có 16
di tích, cụm di tích quốc gia đặc biệt, gần 1.200 di tích đƣợc xếp hạng quốc
gia, đặc biệt Khu Di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long đƣợc Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di
sản văn hóa thế giới. Các khu di tích lịch sử, công trình văn hóa nổi tiếng của
Hà Nội từ lâu đã thu hút rất nhiều du khách, nhƣ Văn Miếu - Quốc Tử Giám,
chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Quán Sứ, đền Voi Phục, đền Bạch Mã, 3
đền Quán Thánh, Tháp Rùa - đền Ngọc Sơn, chùa Hƣơng, chùa Tây Phƣơng,
chùa Thầy, Khu Di tích thành Cổ Loa, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Hà Nội cũng có hệ thống bảo tàng, nhà hát đƣợc khách du lịch trong và ngoài
nƣớc quan tâm, đánh giá tốt, nhƣ Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, Bảo
tàng Dân tộc học, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo
tàng Hà Nội, Nhà hát Lớn Hà Nội... Đặc biệt, một trong những điểm du lịch
văn hóa hấp dẫn của Hà Nội thời gian qua là khu phố cổ - “bảo tàng sống” về
quá trình hình thành và phát triển của kinh thành Thăng Long - Hà Nội qua bao
thăng trầm của lịch sử. Nơi đây hiện còn lƣu giữ đƣợc những nếp nhà với kiến
trúc cổ, độc đáo, phản ánh đặc điểm địa lý và điều kiện sinh hoạt của ngƣời dân
Thủ đô nói riêng, ngƣời Việt nói chung từ ngàn đời nay, thể hiện đặc điểm tôn
giáo và tín ngƣỡng, có sự hòa trộn của các nền văn hóa đa dạng, phong phú, sự
đan xen kiến trúc nhiều thời kỳ cũng nhƣ kiến trúc phƣơng Đông và phƣơng
Tây. Khu phố cổ không chỉ là một trung tâm kinh tế, mà còn là một trung tâm
văn hóa đa dạng, giàu bản sắc văn hóa đô thị Hà Nội, có mật độ công trình di
tích cao nhất thành phố với hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa, nhƣ đình, chùa,
miếu, đền, các di tích lịch sử, cách mạng Tuy nhiên, dƣới tác động của quá
trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số với tốc độ “chóng mặt” cùng với “cơn
lốc” của kinh tế thị trƣờng đã đe dọa, xâm hại nhiều di tích LSVH. Đất di tích
LSVH bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích; gia tăng các hành vi vi phạm pháp
luật đối với loại đất này. Điều này cần phải có những đánh giá toàn diện, có hệ
thống, khách quan và khoa học để tìm ra nguyên nhân hạn chế, yếu kém; trên
cơ sở đó đề xuất định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu
quả thi hành pháp luật về đất di tích LSVH nhằm khôi phục, bảo tồn và phát
huy giá trị của di tích LSVH của Hà Nội.
Với suy nghĩ và nhận thức nhƣ vậy, nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn đề
tài “Pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa từ thực tiễn thi hành tại thành 4
phố Hà Nội” làm luận án tiến sĩ luật học. Thông qua kết quả nghiên cứu đề tài,
hy vọng sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật về đất di tích LSVH và nâng cao hiệu
quả thực thi lĩnh vực pháp luật này ở Hà Nội.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài có mục đích là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của
pháp luật về đất di tích lịch sử- văn hoá, từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp
hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về đất đai di tích
LSVH từ thực tiễn thi hành thành phố Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích mà đề tài đặt ra, luận án xác định các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Làm sáng tỏ những vấn đề chung về đất di tích LSVH thông qua việc
giải mã các khái niệm di tích LSVH, đất di tích LSVH; xây dựng lý luận pháp
luật về đất di tích LSVH thông qua việc phân tích khái niệm và đặc điểm của
pháp luật về đất di tích LSVH, xác định cấu trúc của pháp luật về đất di tích
LSVH; lý giải vai trò và các điều kiện đảm bảo thi hành pháp luật về đất di
tích LSVH.
- Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về đất di tích LSVH và
đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về đất di tích LSVH tại Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất di tích LSVH và
nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đất di tích LSVH từ thực tiễn thi hành
tại Hà Nội.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án khu trú vào một số vấn đề cơ bản sau: 5
+ Nhóm các quy định của pháp luật:
- Do luận án đƣợc thực hiện và hoàn thành trong thời gian Luật Đất đai
năm 2013 đang có hiệu lực thi hành nên đối tƣợng nghiên cứu của luận án là
các quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành
về đất di tích LSVH.
- Luật Di sản văn hóa năm 2001 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành về
đất di tích LSVH.
- Thực tiễn thi hành pháp luật về đất di tích LSVH tại Hà Nội.
- Quan điểm, đƣờng lối của Đảng về hoàn thiện chính sách, pháp luật
đất đai nói chung và chính sách, pháp luật về đất di tích LSVH nói riêng.
- Các công trình nghiên cứu, tài liệu, sách chuyên khảo và sách, báo,
tạp chí liên quan đến pháp luật về đất di tích LSVH.
- Thực tiễn pháp lý của một số nƣớc về đất di tích LSVH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung: Nhƣ đã trình bày ở trên, do luận án đƣợc thực
hiện và hoàn thành trong thời gian Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực nên đề
tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các quy định của Luật Đất đai năm 2013 và
các văn bản hƣớng dẫn thi hành về đất di tích LSVH, cũng nhƣ pháp luật hiện
hành về di sản văn hóa có liên quan;
Giới hạn về phạm vi: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở thực tiễn thi
hành pháp luật về đất di tích LSVH trên địa bàn Hà Nội.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Phương pháp luận
Đề tài “Pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa từ thực tiễn thi hành
tại thành phố Hà Nội” đƣợc thực hiện dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
quan điểm, đƣờng lối của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất 6
đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới tạo nền tảng để nƣớc
ta sớm trở thành nƣớc công nghiệp phát triển theo hƣớng hiện đại.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện công trình nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu sau đây:
i) Phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp bình luận, diễn giải, đƣợc sử
dụng trong nghiên cứu tổng quan tình hình liên quan đến đề tài và cơ sở lý
thuyết của đề tài luận án.
ii) Phƣơng pháp lịch sử, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp đánh
giá... đƣợc sử dụng trong Chƣơng 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp
luật về đất di tích LSVH.
iii) Phƣơng pháp so sánh luật học, phƣơng pháp điều tra, thống kê xã
hội học v.v... đƣợc sử dụng trong Chƣơng 2 khi tìm hiểu thực trạng pháp luật
về đất di tích LSVH qua thực tiễn thi hành tại Hà Nội.
iv) Phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp quy
nạp... đƣợc sử dụng ở Chƣơng 3 khi xem xét, tìm hiểu về giải pháp góp phần
hoàn thiện pháp luật về đất di tích LSVH và nâng cao hiệu quả thực thi pháp
luật về đất di tích LSVH qua thực tiễn thi hành tại Hà Nội.
5. Những điểm mới và giá trị khoa học của luận án
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu, kết quả nghiên cứu của các công trình
khoa học về vấn đề này đã đƣợc công bố, luận án tiến sĩ luật học với đề tài: “Pháp
luật về đất di tích lịch sử - văn hóa từ thực tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội”
hoàn thành với những kết quả nghiên cứu đạt đƣợc cụ thể nhƣ sau:
- Góp phần hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận pháp luật đất di tích
LSVH, lý luận về thực hiện pháp luật về đất di tích LSVH thông qua việc đƣa
ra khái niệm, lý giải các đặc điểm, cấu trúc của pháp luật về đất di tích LSVH; 7
nêu vai trò và các điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về đất di tích LSVH.
- Đánh giá đƣợc thực trạng các quy định pháp luật về đất di tích LSVH,
nêu các hạn chế, thiếu sót, bất cập của lĩnh vực pháp luật này, phản ánh thực
tiễn thi hành tại Hà Nội, từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về đất
di tích LSVH, đồng thời nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đất di tích
LSVH.
Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích đối với các nhà lập pháp; đối với
đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về đất đai, đối với các cơ quan quản lý nhà
nƣớc về di tích LSVH nói chung, cơ quan quản lý nhà nƣớc về di tích LSVH
của Hà Nội nói riêng; đối với ngƣời SDĐ. Kết quả nghiên cứu của luận án là
tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo luật học ở nƣớc ta và đối với những
ai quan tâm đến lĩnh vực pháp luật này.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài, kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Lý luận về đất di tích lịch sử - văn hóa và về pháp luật đất di
tích lịch sử - văn hóa ở Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về đất di tích lịch sử - văn hóa từ thực
tiễn thi hành tại thành phố Hà Nội.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thi hành pháp luật về đất di tích lịch sử- văn hóa tại thành phố Hà Nội. 8
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Các công trình nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hóa
1.1. Các công trình nghiên cứu chung về di tích lịch sử - văn hóa
1.1.1. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về đất di tích LSVH không thể không
đề cập đến các công trình nghiên cứu về di tích LSVH ở Việt Nam. Bởi lẽ đây
là một loại đất đặc biệt không thể tách rời khỏi các di tích LSVH. Hay nói
cách khác, tiêu chí quan trọng nhất để nhận diện đất di tích LSVH so với các
loại đất khác; đó là đất mà trên đó có các di tích LSVH đƣợc cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền ra quyết định công nhận và xếp hạng. Với một nƣớc có bề
dày truyền thống văn hiến mấy nghìn năm lịch sử nên đã có rất nhiều các công
trình khoa học nghiên cứu về di tích LSVH đƣợc công bố mà tiêu biểu phải kể
đến một số công trình khoa học cụ thể sau đây.
i) Lưu Trần Tiêu (Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam) (2013), Di
tích Lịch sử - văn hóa Bắc miền Trung - Truyền thống và bình tuyến, bảo tồn
và phát huy giá trị, Tạp chí Di sản văn hóa, số 3(44).
Công trình nghiên cứu của tác giả Lƣu Trần Tiêu đề cập đến những
khái niệm cụ thể về di sản văn hóa vật thể (bao gồm di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia) và di sản văn hóa phi
vật thể (bao gồm tiếng nói, chữ viết, ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn
dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ hội truyền thống; nghề thủ công
truyền thống; tri thức dân gian). Qua việc tiếp cận nội dung này, ngƣời đọc
hiểu đƣợc thế nào là di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa vật thể, di sản
văn hóa phi vật thể nói riêng cũng nhƣ các loại hình cụ thể của di sản văn hóa.
Giá trị của công trình này thể hiện ở chỗ tác giả Lƣu Trần Tiêu đƣa ra cách 9
tiếp cận, quan niệm mới về cách thức nghiên cứu LSVH theo truyền thống và
bình tuyến, đây là “chiều dọc” và “chiều ngang” trong lĩnh vực nghiên cứu
văn hóa nói chung và có thể ứng dụng khi nghiên cứu di tích nói riêng.
“Chiều dọc” phản ánh bối cảnh LSVH, xã hội gắn với những điều kiện cụ thể
trong một không gian và thời gian nhất định mà con ngƣời tạo nên các loại
hình, đặc trƣng, phong cách của di tích, ghi dấu các bƣớc phát triển của lịch
sử. Bình tuyến, hay mực ngang đánh dấu trình độ phát triển, sự biến chuyển
và có thể cả sự giao thoa, sự tiếp biến văn hóa giữa các cộng đồng gần nhau
trên cùng một lát cắt thời gian, một giai đoạn lịch sử. Với cách tiếp cận
nghiên cứu này, tác giả Lƣu Trần Tiêu cho rằng di tích LSVH bao giờ cũng
nằm trong không gian lịch sử, không gian văn hóa và môi trƣờng sinh thái
nhân văn quanh nó. Việc làm biến dạng, sai lệch, lấn chiếm, thậm chí hủy
hoại không gian, môi trƣờng quanh di tích làm giảm đi rất nhiều giá trị vốn có
của nó. Việc phân vùng văn hóa để nghiên cứu là một vấn đề rất phức tạp,
phụ thuộc vào nhiều yếu tố và phƣơng pháp tiếp cận. Truyền thống đƣợc hình
thành trong những điều kiện nhất định và bằng những con đƣờng khác nhau,
không phải lúc nào cũng đƣợc tiếp nối liên tục và đơn tuyến do bị tác động
bởi các điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội- môi trƣờng sinh thái nhân văn.
Đây là những nội dung, thông tin tham khảo rất bổ ích giúp tác giả
trong quá trình nghiên cứu luận án, đặc biệt trong phân tích vai trò quản lý
của Nhà nƣớc đối với các di tích LSVH ở nƣớc ta rất cần tầm nhìn xa để có
thể bảo vệ, phát huy giá trị của di sản lâu dài và bền vững.
ii) Lê Thị Thảo (2016), Tiếp cận lịch sử qua di sản văn hóa, Tạp chí Di
sản văn hóa vật thể, số 4(57).
Bài viết tập trung nghiên cứu hƣớng tiếp cận lịch sử từ các di tích (qua
thực tiễn tại Thanh Hóa). Qua đó nhìn nhận lịch sử từ nhiều góc cạnh để có
thể tiến tới gần nhất bản chất của vấn đề lịch sử. Tác giả đã phân tích các di 10
tích chứa đựng lịch sử còn “sống” (hiện hữu) cho các thế hệ sau, tạo ra cầu
nối giữa quá khứ và hiện tại. Nghiên cứu di tích giúp cho con ngƣời biết đƣợc
cội nguồn dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trƣng văn hóa của
đất nƣớc và do đó có tác động ngƣợc trở lại tới việc hình thành nhân cách con
ngƣời Việt Nam hiện đại. Qua đó giúp chúng ta góp phần định hƣớng tƣơng lai,
đồng thời khẳng định các di tích là đại diện cho một trong những khía cạnh nổi
bật nhất của LSVH Việt Nam. Tác giả đã thống kê hệ thống di tích lịch sử Việt
Nam đƣợc phân thành bốn loại hình cơ bản: di tích lịch sử, di tích kiến trúc -
nghệ thuật, di tích khảo cổ. Theo cấp độ có: di tích cấp tỉnh, di tích quốc gia và
di tích quốc gia đặc biệt. Hƣớng tiếp cận lịch sử từ di tích đã chỉ ra nhiều dẫn dụ
đƣợc khái quát hóa thành nguyên tắc, phƣơng pháp nghiên cứu.
Những kết quả nghiên cứu này đƣợc tác giả luận án tham khảo khi tìm
hiểu, phân tích những vấn đề lý luận pháp luật về đất di tích LSVH ở Chƣơng
1 luận án; đặc biệt là Tiểu mục 1.1 lý luận về di tích LSVH khi nghiên cứu
khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa và phân loại di tích LSVH.
iii) Doãn Minh Khôi (Viện quy hoạch và Kiến trúc đô thị) (2010), Bảo tồn
di tích trong phát triển không gian đô thị, Tạp chí Di sản Văn hóa, số 2(31).
Nội dung bài viết đề cập cơ sở khoa học, thực tiễn của việc chỉnh
trang và cải tạo di tích trong đô thị; bản chất và nội dung việc bảo tồn di tích
với quá trình phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa. Nếu kiến trúc và quy
hoạch là những yếu tố luôn biến đổi thì những yếu tố ít biến đổi và bất biến
cũng luôn nhận đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, bởi đó
chính là những yếu tố quan trọng tạo nên cái lõi cố định cho sự phát triển
của các đô thị. Tác giả Doãn Minh Khôi đã làm rõ việc bảo tồn di tích trƣớc
hết phải đƣợc các nhà quy hoạch và phát triển đô thị nhìn nhận ngay từ giai
đoạn quy hoạch tổng thể 1/2000, cần phải đánh dấu các điểm bảo tồn (đình,
đền, chùa, miếu) các tuyến cần bảo tồn (các tuyến phố) và các mảng cần bảo 11
tồn (ô phố, quảng trường, không gian mặt nước ). Bảo tồn di tích phải gắn
liền với không gian và địa điểm. Các di tích phải đƣợc bảo tồn đúng với vị
trí của nó trong không gian đô thị, hơn thế nữa nó cần phải đƣợc bảo tồn
trong sự xâm lấn của các yếu tố kiến trúc đô thị bao quanh. Tác giả đã phân
tích các thách thức trong việc bảo tồn di tích trong không gian đô thị, đặc
biệt là ở Hà Nội, luôn luôn bị chèn ép bởi các công trình xây dựng mới, tốc
độ đô thị hóa và sự bùng nổ dân số mạnh mẽ. Để khắc phục đƣợc tình trạng
này, nhà thiết kế và chỉnh trang đô thị cần phải có cách tiếp cận với đời sống
di tích trên cả hai phƣơng diện quản lý và giáo dục cộng đồng.
Bài viết cung cấp những thông tin tham khảo có giá trị đƣợc tác giả
luận án tiếp thu khi đánh giá thực tiễn thi hành việc bảo tồn di tích LSVH ở
Hà Nội nói chung và bảo tồn di tích phố cổ nói riêng tại Chƣơng 2 luận án.
iv) Trịnh Thị Hòa (2009), Bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong bối
cảnh hội nhập và phát triển, Tạp chí Di sản văn hóa vật thể, số 2(27).
Tác giả bài viết đã khẳng định Đảng và Nhà nƣớc luôn hết sức quan
tâm đến vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di tích trong bối cảnh hội nhập và
phát triển quốc tế hiện nay thông qua việc tạo những thuận lợi về mặt pháp lý,
cơ chế, kinh phí, đào tạo nguồn nhân lực v.v...; cụ thể: Một là, ban hành nhiều
văn bản pháp luật quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn và phát
huy giá trị các di tích LSVH; Hai là, đầu tƣ kinh phí cho công tác tu bổ, chống
xuống cấp di tích. Từ năm 1994 đến năm 2001, ngân sách trung ƣơng chi 26.718
tỷ đồng; ngân sách địa phƣơng chi 360.170 tỷ đồng cho công tác tu bổ, chống
xuống cấp di tích LSVH; Ba là, đào tạo nguồn nhân lực cho công tác bảo tồn và
phát huy giá trị của các di tích LSVH, lập hồ sơ khoa học cho 5 di sản văn hóa
và thiên nhiên thế giới, hơn 3.000 di tích cấp quốc gia và hơn 5.000 di tích cấp
tỉnh; Bốn là, thu hút, hấp dẫn du khách trong và ngoài nƣớc tham quan, góp phần
tạo ra lợi ích kinh tế cho Nhà nƣớc và địa phƣơng; Năm là, phổ biến tri thức 12
khoa học cho quảng đại công chúng trong nƣớc thông qua công tác tuyên truyền
giáo dục truyền thống, tạo niềm tin cho quần chúng và khách tham quan nƣớc
ngoài, tranh thủ sự ủng hộ với nƣớc ta trong công cuộc kiến thiết đất nƣớc.
Đồng thời, tác giả bài viết đã phân tích những mặt hạn chế của công tác
bảo tồn, phát huy các giá trị di tích LSVH nhƣ:
- Chƣa có chiến lƣợc mang tầm cỡ quốc gia, còn tùy tiện, manh mún.
- Chính quyền các cấp chƣa thực sự quan tâm đến trách nhiệm đã đƣợc
quy định trong Luật.
- Công tác nghiên cứu, bảo tồn di tích LSVH có nơi còn chƣa đƣợc coi trọng.
- Nguồn nhân lực làm công tác chuyên môn còn thiếu, còn yếu nên ảnh
hƣởng đến chất lƣợng và hiệu quả của công tác bảo tồn.
- Thực trạng trộm cổ vật, xâm hại di tích vẫn diễn ra phổ biến, gây thất
thoát di sản và làm giảm giá trị di tích.
Những kết quả nghiên cứu của bài viết này đƣợc tác giả tham khảo, kế
thừa khi đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ di tích LSVH nói chung và đất di tích LSVH nói riêng
tham chiếu từ thành phố Hà Nội tại Chƣơng 2 luận án.
v) Lê Thành Vinh (2005), Bảo tồn di tích, nhân tố quan trọng của phát
triển bền vững, Tạp chí Di sản văn hóa, số 4(13).
Tác giả bài viết phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề bảo tồn
di tích ở nƣớc ta hiện nay. Công tác bảo tồn và phát triển là nhiệm vụ quan
trọng, có ý nghĩa chiến lƣợc của mỗi quốc gia. Phát huy đƣợc giá trị của di
tích một cách đúng mức sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực cho kinh tế - xã
hội phát triển; đánh giá thực trạng công tác quản lý và SDĐ. Trên cơ sở đó, đề
xuất một số giải pháp về quản lý và bảo tồn di tích.