Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển của đất nước, ngành
viễn thông Việt Nam là một trong những ngành có những bước phát triển rất
nhanh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Với những chính sách
tích cực về viễn thông, Việt Nam đã tạo ra hành lang pháp lý để thúc đẩy cạnh
tranh, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Mạng
lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông và chất lượng dịch vụ viễn thông ngày
càng được hoàn thiện và nâng cao, trong khi giá cước từng bước giảm xuống
bằng và thấp hơn mức bình quân của khu vực và thế giới.
Trong suốt 03 năm qua, đại dịch COVID-19 đã chỉ ra vai trò đặc biệt quan
trọng của viễn thông trong việc tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh
cũng như đời sống của con người. Chưa bao giờ, chưa khi nào, công cuộc
chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, mọi hành vi của con người đều
có thể được thực hiện trực tuyến, các kênh mua bán trực tuyến, tài chính số,
giáo dục trực tuyến, y tế điện tử,. và nhiều hình thức khác cho thấy vai trò của
viễn thông trong xã hội hiện đại ngày nay.
Tuy nhiên, sự phát triển của viễn thông cũng nảy sinh những mặt trái, đặc
biệt là vấn đề về hạ tầng viễn thông, an toàn viễn thông, an ninh mạng và quản
lý thông tin trên hệ thống mạng viễn thông. Với tốc độ phát triển nhanh, tính
không giới hạn phạm vi không gian và thời gian, các nội dung thông tin trên
Internet mang sức mạnh to lớn đặt ra yêu cầu và thách thức không nhỏ cho công
tác quản lý. Đối mặt với những vấn đề phức tạp trên, nhiều quốc gia đã ban
hành chiến lược, hoàn thiện khung khổ pháp lý về viễn thông, quản lý thông tin
viễn thông nhằm tạo dựng một môi trường thông tin lành mạnh, bình đẳng cho
mọi cá nhân, tổ chức.
195 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp luật viễn thông Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐỖ XUÂN MINH
PHÁP LUẬT VIỄN THÔNG VIỆT NAM -
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐỖ XUÂN MINH
PHÁP LUẬT VIỄN THÔNG VIỆT NAM -
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 9.38.01.07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. PHAN CHÍ HIẾU
2. TS. ĐỒNG NGỌC BA
HÀ NỘI - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các thông tin, số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Các luận
điểm khoa học được kế thừa trong Luận án được trích dẫn nguồn
gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được công
bố trong công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HỘP
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ........................ 6
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU ........ 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỄN THÔNG VÀ PHÁP
LUẬT VỀ VIỄN THÔNG ............................................................................ 33
1.1. Những vấn đề lý luận về viễn thông ........................................................ 33
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm viễn thông và hoạt động viễn thông ............... 33
1.1.2. Vai trò của hoạt động viễn thông ..................................................... 38
1.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật viễn thông ........................................ 40
1.2.1. Khái niệm pháp luật viễn thông ....................................................... 40
1.2.2. Đặc điểm pháp luật viễn thông ......................................................... 43
1.2.3. Nội dung pháp luật viễn thông ......................................................... 46
1.2.4. Pháp luật viễn thông một số quốc gia trên thế giới .......................... 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................. 57
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
PHÁP LUẬT VỀ VIỄN THÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .................. 59
2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về kinh doanh dịch vụ
viễn thông ........................................................................................................ 59
2.1.1. Quy định về đầu tư dịch vụ viễn thông ............................................ 59
2.1.2. Quy định về sở hữu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông ............... 65
2.1.3. Quy định về cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông ......... 67
2.1.4. Quy định về bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn
thông ........................................................................................................... 73
2.1.5. Quy định về dịch vụ trung tâm dữ liệu ............................................ 78
2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về cấp phép viễn thông
......................................................................................................................... 82
2.2.1. Điều kiện cấp phép viễn thông ......................................................... 85
2.2.2. Thủ tục cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông ............................ 93
2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về kỹ thuật nghiệp vụ
viễn thông ...................................................................................................... 103
2.3.1. Viễn thông công ích ....................................................................... 103
2.3.2. Tài nguyên viễn thông .................................................................... 107
2.3.3. Tiêu chuẩn, quy chuẩn và quản lý chất lượng viễn thông ............. 110
2.3.4. Giá cước ......................................................................................... 113
2.3.5. Công trình, hạ tầng viễn thông ....................................................... 115
2.4. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý thông tin
trên mạng viễn thông, bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân .............................. 123
2.4.1. Quản lý thông tin trên mạng ........................................................... 124
2.4.2. Bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân ................................................... 130
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................ 142
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ VIỄN THÔNG .......................................................................... 144
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về viễn thông .................................... 144
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về viễn thông phải đặt trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam ................................................................... 144
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về viễn thông phải phù hợp với đặc điểm của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam ......... 146
3.1.3. Hoàn thiện pháp luật về viễn thông đảm bảo tính đồng bộ, tính thống
nhất trong hệ thống pháp luật có liên quan đến lĩnh vực viễn thông ....... 148
3.1.4. Hoàn thiện pháp luật về viễn thông phải xuất phát từ những hạn chế,
bất cập của thực trạng pháp luật viễn thông ............................................. 149
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật về viễn thông .......... 150
3.2.1. Hoàn thiện các quy định về kinh doanh viễn thông ....................... 150
3.2.2. Hoàn thiện các quy định về cấp phép viễn thông .......................... 158
3.2.3. Hoàn thiện các quy định về kỹ thuật nghiệp vụ viễn thông ........... 160
3.2.4. Hoàn thiện các quy định về quản lý thông tin trên mạng viễn thông,
bảo vệ thông tin, dữ liệu người sử dụng dịch vụ viễn thông ................... 164
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................ 171
KẾT LUẬN .................................................................................................. 173
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 01: Doanh thu dịch vụ viễn thông giai đoạn 2016 -2020 ....................... 63
Hình 02: Quy mô thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam .............................. 79
Hình 03: Thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam năm 2021 .......................... 80
Hình 04: Các tuyến cáp quang biển của Việt Nam ....................................... 118
Hình 05: Tỷ lệ người dùng Internet ở Việt Nam........................................... 136
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 01: Doanh thu dịch vụ viễn thông giai đoạn 2016-2020 ....................... 62
Bảng 02: Dịch vụ công trực tuyến .................................................................. 76
Bảng 03: Dịch vụ công trực tuyến của các Bộ, ngành .................................... 77
Bảng 04: Dịch vụ công trực tuyến của 63 Tỉnh/Thành phố ............................ 78
Bảng 05: Các doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông .. 85
Bảng 06: Báo cáo khảo sát CPĐT của Việt Nam theo xếp hạng .................. 115
của Liên hợp quốc ......................................................................................... 115
Bảng 07: Chỉ số hạ tầng viễn thông của Việt Nam so với các nước trong
ASEAN .......................................................................................................... 116
Bảng 08: Chỉ số thành phần của Hạ tầng viễn thông Việt Nam ................... 116
DANH MỤC HỘP
Hộp 01: Tách Công ty viễn thông di động Mobifone ra khỏi Tập đoàn VNPT . 67
Hộp 02: Kết nối kết nối thông tin thuê bao với Cơ sở dữ liệu quốc gia
(CSDLQG) về dân cư ...................................................................................... 75
Hộp 03: Sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông tại Hà Nội ...................... 122
Hộp 04: Google bị phạt 60 triệu USD vì thu thập dữ liệu vị trí người dùng 131
Hộp 05: Một số vụ việc điển hình về lộ thông tin, dữ liệu cá nhân .............. 137
Hộp 06: Mua bán dữ liệu cá nhân trên mạng dễ như mua rau ...................... 139
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương
ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
CPĐT Chính phủ điện tử
CCDVVT Cung cấp dịch vụ viễn thông
CNTT Công nghệ thông tin
CMCN Cách mạng công nghiệp
EU Liên minh Châu Âu
ITU Liên minh Viễn thông Quốc tế
FTA Hiệp định thương mại tự do
QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Nghị định 72/2013/NĐ-CP Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7
năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử
dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng
Nghị định 25/2011/NĐ-CP Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Viễn thông
TCVN Tiêu chuẩn quốc gia
TTHC Thủ tục hành chính
TTTT Thông tin và Truyền thông
VIETTEL Tập đoàn Viễn thông Quân đội
VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua cùng với quá trình phát triển của đất nước, ngành
viễn thông Việt Nam là một trong những ngành có những bước phát triển rất
nhanh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Với những chính sách
tích cực về viễn thông, Việt Nam đã tạo ra hành lang pháp lý để thúc đẩy cạnh
tranh, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Mạng
lưới cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông và chất lượng dịch vụ viễn thông ngày
càng được hoàn thiện và nâng cao, trong khi giá cước từng bước giảm xuống
bằng và thấp hơn mức bình quân của khu vực và thế giới.
Trong suốt 03 năm qua, đại dịch COVID-19 đã chỉ ra vai trò đặc biệt quan
trọng của viễn thông trong việc tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh
cũng như đời sống của con người. Chưa bao giờ, chưa khi nào, công cuộc
chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, mọi hành vi của con người đều
có thể được thực hiện trực tuyến, các kênh mua bán trực tuyến, tài chính số,
giáo dục trực tuyến, y tế điện tử,.. và nhiều hình thức khác cho thấy vai trò của
viễn thông trong xã hội hiện đại ngày nay.
Tuy nhiên, sự phát triển của viễn thông cũng nảy sinh những mặt trái, đặc
biệt là vấn đề về hạ tầng viễn thông, an toàn viễn thông, an ninh mạng và quản
lý thông tin trên hệ thống mạng viễn thông. Với tốc độ phát triển nhanh, tính
không giới hạn phạm vi không gian và thời gian, các nội dung thông tin trên
Internet mang sức mạnh to lớn đặt ra yêu cầu và thách thức không nhỏ cho công
tác quản lý. Đối mặt với những vấn đề phức tạp trên, nhiều quốc gia đã ban
hành chiến lược, hoàn thiện khung khổ pháp lý về viễn thông, quản lý thông tin
viễn thông nhằm tạo dựng một môi trường thông tin lành mạnh, bình đẳng cho
mọi cá nhân, tổ chức.
2
Tại Việt Nam, sau hơn 10 năm áp dụng Luật Viễn thông và các văn bản
hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý thúc đẩy cạnh tranh, phát triển cơ
sở hạ tầng mạng viễn thông hiện đại, phát triển thị trường viễn thông với nhiều
loại hình dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng, tạo
nền tảng cho sự phát triển đấy nước. Mặc dù vậy, khi triển khai thực thi các
quy định pháp luật về viễn thông, đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO cũng
như đã tham gia một số FTA thế hệ mới, trong đó nổi bật là Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định thương mại tự do
giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu thì một số nội dung của pháp luật viễn
thông đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập chưa tương thích với thông lệ quốc tế.
Cùng với đó, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, nhất là cuộc CMCN 4.0,
lĩnh vực viễn thông xuất hiện các loại hình dịch vụ mới, mô hình kinh doanh
mới, hình thành cơ sở hạ tầng viễn thông mới kết hợp với các hạ tầng kỹ thuật
khác phục vụ nhu cầu phát triển, v.v....
Chính vì vậy, việc phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật viễn thông,
thực tiễn thi hành pháp luật về viễn thông để phát hiện những điểm tồn tại, hạn
chế, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật viễn thông ở
Việt Nam là rất cần thiết, mang tính thời sự trong thời điểm hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những quan điểm và đường lối của Đảng, Nhà nước cũng như
từ thực tiễn hoạt động xây dựng pháp luật viễn thông ở Việt Nam thời gian qua,
mục đích của luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật
và thi hành pháp luật trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam, từ đó xác định yêu
cầu và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về viễn thông ở
Việt Nam trong thời gian tới.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của luận án, đề tài sẽ tập trung vào các
nhiệm vụ cơ bản sau đây:
- Làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến lĩnh vực viễn thông, pháp
luật viễn thông, cụ thể: khái niệm và nội dung của pháp luật về viễn thông cũng
như vai trò của pháp luật viễn thông.
- Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp
luật về viễn thông ở Việt Nam hiện nay.
- Xác định các yêu cầu và giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về viễn
thông và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về viễn thông ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống các quan điểm lý luận về viễn thông.
- Hệ thống các quy định pháp luật về viễn thông của Việt Nam và kinh
nghiệm từ một số quốc gia trên thế giới.
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về viễn thông ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật viễn thông có nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn cần luận giải,
tuy nhiên với yêu cầu về dung lượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ tập
trung vào những vấn đề lý luận về pháp luật viễn thông; những nội dung cơ bản
của pháp luật viễn thông ở Việt Nam; qua đó chỉ ra những điểm bất cập, hạn
chế và chưa phù hợp với thông lệ, luật pháp quốc tế nhằm xác định yêu cầu và
đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về viễn thông ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu sinh sử
dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học dựa trên quan điểm, nền tảng
phương pháp duy vật biện chứng cùng các quan điểm, chính sách của Đảng và
4
Nhà nước Việt Nam như phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp
thống kê, phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận với
thực tiễn v.v...
Thứ nhất, phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử được tác giả sử dụng
chủ yếu khi nghiên cứu các nội dung Chương 1 của luận án để đánh giá và giải
quyết các vấn đề lý luận viễn thông và pháp luật viễn thông, trên cơ sở những
điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như kinh nghiệm của nước ngoài nhằm
tiếp thu có chọn lọc các sáng kiến pháp luật quốc tế.
Thứ hai, phương pháp phân tích, tổng hợp, bình luận và diễn giải được sử
dụng chủ yếu khi nghiên cứu Chương 2 và Chương 3 của luận án để khái quát
hoá, đánh giá và nhận định về thực trạng pháp luật về viễn thông, cũng như làm
sáng tỏ những yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về viễn thông ở Việt Nam.
Thứ ba, phương pháp so sánh luật học được tác giả sử dụng xuyên suốt
toàn bộ nội dung của luận án.
5. Những đóng góp mới của luận án
Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình liên
quan đến đề tài luận án, cùng với sự nghiên cứu và phát triển, kết quả nghiên
cứu của luận án sẽ có những đóng góp khoa học pháp lý mới như sau:
Thứ nhất, luận án xây dựng hệ thống lý luận khoa học pháp lý về viễn
thông, thể hiện thông qua việc xây dựng khái niệm, nội dung, phân tích vai trò
của pháp luật về viễn thông.
Thứ hai, luận án đánh giá tương đối toàn diện và có hệ thống thực trạng
pháp luật về viễn thông và thực tiễn thực hiện pháp luật về viễn thông ở Việt Nam.
Đồng thời, luận án phân tích, đánh giá những kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh
vực này.
Thứ ba, luận án xác định được các yêu cầu khoa học cho việc hoàn thiện
pháp luật viễn thông ở Việt Nam, đồng thời đưa ra các giải pháp hoàn thiện
pháp luật viễn thông ở Việt Nam một cách toàn diện.
5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về mặt lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hoàn thiện những
vấn đề lý luận khoa học pháp lý về viễn thông.
Về mặt thực tiễn, những đề xuất về các giải pháp cụ thể cho việc hoàn
thiện pháp luật về viễn thông là tư liệu tham khảo có giá trị cho công tác lập
pháp cũng như các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện pháp luật về viễn
thông. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể là tài liệu tham khảo phục
vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về pháp luật viễn thông trong các
cơ sở đào tạo về luật học.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu; tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án; kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết
cấu thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về viễn thông và pháp luật về viễn thông.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về viễn
thông ở Việt Nam hiện nay.
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật pháp luật về viễn
thông ở Việt Nam.
6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Với vị thế là một trong những thị trường viễn thông có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới trong suốt những năm qua, Việt Nam
được đánh giá là nước có hạ tầng mạng lưới viễn thông, Internet phát triển hiện
đại, bao trùm rộng khắp, băng rộng, tốc độ cao và hoạt động ổn định1. Chỉ số
phát triển hạ tầng viễn thông của Việt Nam trong năm 2020 đã tăng 29 bậc từ
vị trí 100 lên vị trí 69 trên thế giới2. Cùng với CNTT, ngành viễn thông đóng
góp phần lớn vào doanh thu toàn ngành TTTT cũng như góp phần tích cực vào
sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Quá trình hội nhập, toàn cầu hóa và
sự phát triển nhanh của công nghệ đã tác động mạnh đến sự phát triển của thị
trường viễn thông.
Tuy nhiên sau hơn 10 năm thực hiện Luật Viễn thông, hệ thống pháp luật
về viễn thông bên cạnh việc tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động
viễn thông, mang lại rất nhiều lợi ích về mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội,
cũng đã cho thấy còn tồn tại vướng mắc, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung.
Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực viễn thông với mục tiêu không chỉ đáp ứng
yêu cầu của thực tiễn, yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính, tăng cường chất
lượng đối với hệ thống pháp luật nói chung mà còn thúc đẩy cả ngành viễn thông
phát triển theo kịp xu hướng chung của thế giới đồng thời đảm bảo phát triển bền
vững kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị. Hoàn thiện pháp luật viễn thông trên cơ
sở bảo đảm phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành và thi hành các cam kết
1 Vietnam Business Monitor, Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Trung tâm
phân tích và dữ liệu thông tin kinh tế, Báo cáo về: “Những thương hiệu ngành Viễn thông uy tín đạt
được sự hài lòng của khách hàng”, p.3,
2 Liên hợp quốc, Báo cáo phát triển chính phủ điện tử, Công bố Tháng 7 năm 2020
7
về viễn thông trong các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và đang
đàm phán hoặc ký kết.
Với những kỳ vọng như vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật để nâng cao
hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực viễn thông là rất cần thiết.
Thời gian qua, một số công trình khoa học bao gồm: sách chuyên khảo, đề tài,
luận văn, luận án, các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học đã được công bố
và có những nghiên cứu, đánh giá về viễn thông nói chung, hay pháp luật viễn
thông và từn