Trong tiến trình lịch sử Phật giáo Đại thừa, nhiều pháp tu đã được các cao tăng
khám phá, truyền dạy, nhằm hướng dẫn tín đồ Phật giáo có được sự giác ngộ, giải thoát.
Trong số các pháp tu đó, pháp tu Tịnh Độ (PTTĐ) được tín đồ Phật giáo đặc biệt ưu
chuộng bởi tính uyển chuyển trong phương pháp tu tập, tính phù hợp với nhiều “hạng” tín
đồ, nhất là tín đồ Phật giáo tại gia.
Từ lâu, ở Trung Quốc và Nhật Bản, PTTĐ đã phát triển thành một tông phái Phật
giáo, gọi là Tịnh Độ tông (TĐT), với hệ thống tổ đình, tự viện và sự truyền thừa liên tục
cho đến tận ngày nay. Ở Việt Nam, PTTĐ tuy xuất hiện khá sớm trong lịch sử nhưng đến
nay vẫn chỉ tồn tại với tư cách là một pháp môn tu hành/ pháp tu. Tuy nhiên, dù không
phát triển thành một tông phái như ở Trung Quốc hay Nhật Bản, nhưng PTTĐ ở Việt Nam
vẫn có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tu tập của tín đồ Phật giáo và sinh hoạt tinh thần
của người dân trên nhiều phương diện. Tiêu biểu là tư tưởng Tịnh Độ, niềm tin Phật A Di
Đà và thực hành niệm Phật luôn hiện diện trong sinh hoạt tu tập của cá nhân, nhóm/cộng
đồng tín đồ Phật giáo Việt Nam.
Đến cuối cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ở miền Nam Việt Nam, PTTĐ đã ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành một số tôn giáo nội sinh như Tịnh Độ Cư Sỹ Phật
Hội, Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng, Hệ phái Khất Sỹ,.; ở miền Trung là sự ra đời của các
Niệm Phật Đường; và ở miền Bắc là các đạo tràng niệm Phật (ĐTNP) với những quy tắc,
nghi lễ, phương pháp thực hành niệm Phật riêng, nhằm đáp ứng nhu cầu một bộ phận tín
đồ Phật giáo. Nhưng cũng do bối cảnh lịch sử, các đạo tràng niệm Phật này dần dần bị mai
một, chỉ duy trì sinh hoạt tu tập với tên gọi là Hội quy, Hội Bà vãi, Tổ Di Đà với quy mô
nhỏ hẹp trong các ngôi chùa.
Trong mấy thập niên trở lại đây, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, nhờ sự
đổi mới đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Sự phát triển kinh tế làm cho
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa gia tăng và khiến cho đời sống văn hóa
xã hội có nhiều biến đổi. Trong đó có sự phục hồi của nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo
nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh ngày càng cao của người dân. Bên cạnh đó, năm 2008,
tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội và Hà Nội trở thành thủ đô có diện tích, dân số lớn,
nâng cao hơn vị trí, vai trò trung tâm chính trị, văn hóa, tôn giáo của cả nước.
Với Phật giáo Hà Nội, sau khi sáp nhập Hà Tây, số lượng tín đồ không chỉ tăng
nhanh mà các hình thức, nội dung sinh hoạt của Phật giáo trên địa bàn cũng trở nên phong
phú, đa dạng. Đó là sự ra đời của nhiều câu lạc bộ, khóa tu, đạo tràng,. nhằm đáp ứng nhu
cầu của nhiều thành phần, lứa tuổi. Trong nhóm các đạo tràng thì đạo tràng niệm Phật
(ĐTNP) và đạo tràng tu Thiền tiêu biểu hơn cả về số lượng, quy mô và phần lớn các đạo
tràng này được thành lập trong các ngôi chùa.
191 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Pháp tu tịnh độ qua niềm tin và thực hành của tín đồ phật giáo ở một số ngôi chùa trên địa bàn Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN QUÝ
PHÁP TU TỊNH ĐỘ QUA NIỀM TIN VÀ THỰC HÀNH
CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO Ở MỘT SỐ NGÔI CHÙA
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
HÀ NỘI - 2023
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN VĂN QUÝ
PHÁP TU TỊNH ĐỘ QUA NIỀM TIN VÀ THỰC HÀNH
CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO Ở MỘT SỐ NGÔI CHÙA
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY
Ngành: Tôn giáo học
Mã số: 9 22 90 09
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc
2. TS. Lê Tâm Đắc
HÀ NỘI - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc và TS. Lê Tâm
Đắc, tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu, nguồn
trích dẫn trong luận án đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận
trong luận án dựa trên những cứ liệu khoa học và chưa từng công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2023
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Quý
LỜI CẢM ƠN
Đến nay, sau một thời gian học tập, nghiên cứu, luận án đã hoàn thành. Xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc và TS.
Lê Tâm Đắc với tư cách là người hướng dẫn khoa học; lãnh đạo Viện Nghiên cứu
Tôn giáo, lãnh đạo Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành
chương trình đào tạo trong suốt những năm qua.
Xin tri ân đến cố TS. Nguyễn Quốc Tuấn - Nguyên Viện trưởng Viện
Nghiên cứu Tôn giáo, người đã định hướng cho tôi nghiên cứu về pháp tu Tịnh Độ
trong lịch sử và đương đại; HT. Thích Thọ Lạc - Trưởng ban Văn hóa Trung ương
GHPGVN - Viện chủ Tổ đình Yên Phú; TT. Thích Chiếu Tuệ - Trưởng ban Hoằng
pháp GHPGVN thành phố Hà Nội - Viện chủ Tổ đình Vạn Phúc; TT.TS. Thích
Tiến Đạt - Viện chủ Tổ đình Đại Từ Ân; TT. Thích Tâm Hoan - Viện chủ Tổ đình
Hòe Nhai; ĐĐ. Thích Minh Huân, ĐĐ. Thích Chánh Thuần, ĐĐ. Thích Bản Nam,
ĐĐ. Thích Giác Hưởng,; Ni sư Thích Đàm Chiến - Trụ trì chùa Ngòi, Ni sư
Thích Đàm Lan - Trụ trì chùa Bồ Đề, cùng các Ni sư Thích Giác Ân, Thích Diệu
Thúy, Thích Hạnh Đức, và cộng đồng tín đồ Phật giáo đang sinh hoạt tu tập tại
đạo tràng niệm Phật ở một số ngôi chùa trên địa bàn Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình khảo sát, điền dã thực hiện luận án này. Nhân đây, tôi cũng
xin được gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị đã dành
nhiều thời gian thảo luận, góp ý để hoàn thành luận án này.
Do khả năng nghiên cứu còn hạn chế, nên nội dung luận án này không tránh
khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được mọi góp ý chân thành và thẳng thắn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2023
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Quý
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................... 13
1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về pháp tu Tịnh Độ ........................................ 13
1.1.1. Nghiên cứu về nguồn gốc tư tưởng, lịch sử hình thành, phát triển
pháp tu Tịnh Độ ................................................................................................ 13
1.1.2. Nghiên cứu quá trình du nhập, phát triển pháp tu Tịnh Độ ở Hà Nội .... 16
1.1.3. Nghiên cứu về đạo tràng Niệm Phật ....................................................... 18
1.2. Nhóm công trình nghiên cứu niềm tin và thực hành pháp tu Tịnh Độ ....... 20
1.2.1. Niềm tin, thực hành của tín đồ theo pháp tu Tịnh Độ trong lịch sử ....... 20
1.2.2. Niềm tin, thực hành của tín đồ theo pháp tu Tịnh Độ ở Hà Nội hiện nay .... 26
1.3. Nhóm nghiên cứu đặc điểm, vai trò và xu hướng của pháp tu Tịnh Độ
ở Hà Nội hiện nay .................................................................................................... 27
1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra ............................... 29
1.4.1. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu ..................................................... 29
1.4.2. Những vấn đề đặt ra với luận án ............................................................. 30
Chương 2 PHÁP TU TỊNH ĐỘ VÀ ĐẠO TRÀNG NIỆM PHẬT TRONG
LỊCH SỬ .................................................................................................................. 31
2.1. Quá trình hình thành và du nhập pháp tu Tịnh Độ vào Hà Nội ................. 31
2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành pháp tu Tịnh Độ ....................................... 31
2.1.2. Quá trình du nhập pháp tu Tịnh Độ vào Hà Nội .................................... 36
2.2. Niềm tin và thực hành pháp tu Tịnh Độ trong lịch sử.................................. 39
2.2.1. Niềm tin của tín đồ theo pháp tu Tịnh Độ trong lịch sử ......................... 39
2.2.2. Thực hành của tín đồ theo pháp tu Tịnh Độ trong lịch sử ...................... 44
2.3. Đạo tràng niệm Phật trong lịch sử.................................................................. 55
2.3.1. Đạo tràng niệm Phật trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc ..................... 55
2.3.2. Đạo tràng niệm Phật trong lịch sử Phật giáo Việt Nam ......................... 58
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 61
Chương 3 NIỀM TIN VÀ THỰC HÀNH PHÁP TU TỊNH ĐỘ CỦA TÍN
ĐỒ PHẬT GIÁO TRONG CÁC NGÔI CHÙA Ở HÀ NỘI HIỆN NAY .......... 63
3.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu và kết quả mẫu điều tra, khảo sát .............. 63
3.1.1. Khái quát địa bàn nghiên cứu ................................................................. 63
3.1.2. Đặc điểm mẫu khảo sát ........................................................................... 66
3.2. Pháp tu Tịnh Độ qua niềm tin của tín đồ Phật giáo trong một số ngôi
chùa ở Hà Nội hiện nay ........................................................................................... 71
3.2.1. Niềm tin Phật A Di Đà và 48 hạnh nguyện ............................................ 71
3.2.2. Niềm tin cõi Tịnh Độ - Thế giới Tây phương Cực lạc ........................... 76
3.3. Pháp tu Tịnh Độ qua thực hành của tín đồ Phật giáo trong một số ngôi
chùa ở Hà Nội hiện nay ........................................................................................... 82
3.3.1. Thực hành thuần túy tôn giáo ................................................................. 82
3.3.2. Thực hành hướng đích xã hội ................................................................. 96
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 106
Chương 4 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG CỦA PHÁP TU TỊNH
ĐỘ Ở HÀ NỘI HIỆN NAY .................................................................................. 107
4.1. Đặc điểm của pháp tu Tịnh Độ ở Hà Nội hiện nay ..................................... 107
4.1.1. Đặc điểm tín đồ theo pháp tu Tịnh Độ ở Hà Nội hiện nay ................... 107
4.1.2. Đặc điểm pháp tu Tịnh Độ qua niềm tin và thực hành của tín đồ
Phật giáo ......................................................................................................... 108
4.1.3. Đặc điểm pháp tu Tịnh Độ qua đạo tràng niệm Phật ........................... 113
4.2. Vai trò pháp tu Tịnh Độ đối với tín đồ ở Hà Nội hiện nay ......................... 117
4.2.1. Vai trò an định tinh thần cho tín đồ Phật giáo ...................................... 117
4.2.2. Vai trò đáp ứng nhu cầu của tín đồ về thế giới tốt đẹp khi qua đời ..... 122
4.2.3. Vai trò cố kết cộng đồng và nâng cao sức khỏe cho tín đồ .................. 125
4.3. Xu hướng của pháp tu Tịnh Độ ở Hà Nội hiện nay .................................... 134
4.3.1. Xu hướng phát triển của pháp tu Tịnh Độ ở Hà Nội hiện nay ............ 134
4.3.2. Xu hướng phân ly của pháp tu Tịnh Độ ở Hà Nội hiện nay ................. 138
4.3.3. Xu hướng Thiền - Tịnh song tu ở Hà Nội hiện nay ............................. 141
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 143
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................... 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 149
PHỤ LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Đại đức ĐĐ.
Đạo tràng Niệm Phật ĐTNP
Giáo hội Phật giáo Việt Nam GHPGVN
Hòa thượng HT.
Nhà xuất bản Nxb.
Pháp tu Tịnh Độ PTTĐ
Thượng tọa TT.
Tịnh Độ tông TĐT
Thế giới Tây phương Cực lạc TGTPCL
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Bảng 3.1. Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân của tín đồ ........ 66
Bảng 3.2. Số lượng tín đồ, địa bàn cư trú và thời gian chuyên tu của tín đồ ............ 69
Bảng 3.3. Lý do quy y để tham gia ĐTNP ................................................................ 69
Bảng 3.4. Tỷ lệ niềm tin Phật A Di Đà và 48 đại nguyện của ngài ở các ĐTNP .... 73
Bảng 3.5. Thực hành phương pháp niệm Phật trong các ĐTNP ............................... 93
Bảng 3.6. Mức độ tham gia phục vụ ĐTNP .............................................................. 97
Bảng 3.7. Tần suất tham gia phục vụ đạo tràng và xã hội ........................................ 99
Bảng 3.8. Mục đích của tín đồ tham gia hoạt động xã hội...................................... 101
Bảng 4.1. Đặc điểm PTTĐ qua niềm tin của tín đồ Phật giáo ................................ 109
Bảng 4.2. Thực hành quy trình nghi lễ PTTĐ......................................................... 112
Bảng 4.3. So sánh tỷ lệ chia sẻ của tín đồ trong các ĐTNP .................................... 126
Bảng 4.4. Những lợi ích từ các mối quan hệ trong cộng đồng ............................... 132
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
Hình 3.1. Tiêu chí để Phật A Di Đà tiếp dẫn TGTPCL ............................................ 75
Hình 3.2. Mức độ tín đồ hiểu về TGTPCL ............................................................... 78
Hình 3.3. Giảng dạy giáo lý, nghi lễ PTTĐ trong các ĐTNP ................................... 83
Hình 3.4. Thực hành nghi lễ Tịnh Độ trong các ĐTNP ............................................ 89
Hình 3.5. Kinh điển được sử dụng trong các ĐTNP ................................................. 90
Hình 3.6. Giảng dạy phương pháp Niệm Phật trong các ĐTNP ............................... 92
Hình 4.1. Những lý do cơ bản mà tín đồ gắn bó với ĐTNP ................................... 115
Hình 4.2. Cảm nhận của tín đồ sinh hoạt tại ĐTNP................................................ 120
Hình 4.3. So sánh cảm nhận của tín đồ khi tham gia ĐTNP .................................. 121
Hình 4.4. So sánh hai nhu cầu cơ bản của tín đồ .................................................... 123
Hình 4.5. Mục đích chia sẻ của tín đồ trong ĐTNP ................................................ 128
Hình 4.6. Tổng hợp mong muốn của tín đồ tại ĐTNP .................................................. 136
Hình 4.7. Nguyện vọng của tín đồ ở ĐTNP chùa Vạn Phúc ............................... Pl.11
Hình 4.8. Nguyện vọng của tín đồ ở ĐTNP chùa Hòe Nhai ................................ Pl.11
Hình 4.9. Nguyện vọng của tín đồ ở ĐTNP chùa Bồ Đề ..................................... Pl.12
Hình 4.10. Nguyện vọng của tín đồ ở ĐTNP chùa Ngòi ..................................... Pl.12
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trong tiến trình lịch sử Phật giáo Đại thừa, nhiều pháp tu đã được các cao tăng
khám phá, truyền dạy, nhằm hướng dẫn tín đồ Phật giáo có được sự giác ngộ, giải thoát.
Trong số các pháp tu đó, pháp tu Tịnh Độ (PTTĐ) được tín đồ Phật giáo đặc biệt ưu
chuộng bởi tính uyển chuyển trong phương pháp tu tập, tính phù hợp với nhiều “hạng” tín
đồ, nhất là tín đồ Phật giáo tại gia.
Từ lâu, ở Trung Quốc và Nhật Bản, PTTĐ đã phát triển thành một tông phái Phật
giáo, gọi là Tịnh Độ tông (TĐT), với hệ thống tổ đình, tự viện và sự truyền thừa liên tục
cho đến tận ngày nay. Ở Việt Nam, PTTĐ tuy xuất hiện khá sớm trong lịch sử nhưng đến
nay vẫn chỉ tồn tại với tư cách là một pháp môn tu hành/ pháp tu. Tuy nhiên, dù không
phát triển thành một tông phái như ở Trung Quốc hay Nhật Bản, nhưng PTTĐ ở Việt Nam
vẫn có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tu tập của tín đồ Phật giáo và sinh hoạt tinh thần
của người dân trên nhiều phương diện. Tiêu biểu là tư tưởng Tịnh Độ, niềm tin Phật A Di
Đà và thực hành niệm Phật luôn hiện diện trong sinh hoạt tu tập của cá nhân, nhóm/cộng
đồng tín đồ Phật giáo Việt Nam.
Đến cuối cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ở miền Nam Việt Nam, PTTĐ đã ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành một số tôn giáo nội sinh như Tịnh Độ Cư Sỹ Phật
Hội, Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng, Hệ phái Khất Sỹ,...; ở miền Trung là sự ra đời của các
Niệm Phật Đường; và ở miền Bắc là các đạo tràng niệm Phật (ĐTNP) với những quy tắc,
nghi lễ, phương pháp thực hành niệm Phật riêng, nhằm đáp ứng nhu cầu một bộ phận tín
đồ Phật giáo. Nhưng cũng do bối cảnh lịch sử, các đạo tràng niệm Phật này dần dần bị mai
một, chỉ duy trì sinh hoạt tu tập với tên gọi là Hội quy, Hội Bà vãi, Tổ Di Đà với quy mô
nhỏ hẹp trong các ngôi chùa.
Trong mấy thập niên trở lại đây, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, nhờ sự
đổi mới đã có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Sự phát triển kinh tế làm cho
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa gia tăng và khiến cho đời sống văn hóa
xã hội có nhiều biến đổi. Trong đó có sự phục hồi của nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo
nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh ngày càng cao của người dân. Bên cạnh đó, năm 2008,
2
tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội và Hà Nội trở thành thủ đô có diện tích, dân số lớn,
nâng cao hơn vị trí, vai trò trung tâm chính trị, văn hóa, tôn giáo của cả nước.
Với Phật giáo Hà Nội, sau khi sáp nhập Hà Tây, số lượng tín đồ không chỉ tăng
nhanh mà các hình thức, nội dung sinh hoạt của Phật giáo trên địa bàn cũng trở nên phong
phú, đa dạng. Đó là sự ra đời của nhiều câu lạc bộ, khóa tu, đạo tràng,... nhằm đáp ứng nhu
cầu của nhiều thành phần, lứa tuổi. Trong nhóm các đạo tràng thì đạo tràng niệm Phật
(ĐTNP) và đạo tràng tu Thiền tiêu biểu hơn cả về số lượng, quy mô và phần lớn các đạo
tràng này được thành lập trong các ngôi chùa.
Nhìn chung, hình thức và nội dung sinh hoạt Phật giáo hiện nay trên địa bàn Hà
Nội là minh chứng cho tính lịch sử và sự uyển chuyển của Phật giáo Việt Nam trong bối
cảnh mới. Đó không chỉ là khả năng đáp ứng nhu cầu của tín đồ Phật giáo nói chung, tín
đồ Phật giáo theo PTTĐ nói riêng về một đời sống thanh thản, an lạc mà còn đáp ứng nhu
cầu của họ sau khi chết được về một thế giới tốt lành.
Đến nay, PTTĐ ở Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
trong và ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN). Các công trình này được các
nhà nghiên cứu tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau như Sử học tôn giáo, Văn hóa học tôn
giáo, Triết học tôn giáo, Xã hội học tôn giáo, Phật học, Kết quả nghiên cứu từ những
công trình này đã đem lại một bức tranh chung về PTTĐ trên các phương diện như: lịch sử
hình thành và phát triển; giáo lý, tôn chỉ và phương pháp tu tập; sự ảnh hưởng qua lại giữa
PTTĐ với Thiền tông và Mật tông; ảnh hưởng của PTTĐ đối với đời sống tín đồ Phật
giáo, đời sống tinh thần của người dân,... Song, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu
chuyên sâu và hệ thống về PTTĐ qua niềm tin và thực hành của cá nhân, nhóm/cộng đồng
tín đồ Phật giáo đang sinh hoạt tu tập trong ĐTNP ở các ngôi chùa trên địa bàn Hà Nội;
cũng như chỉ ra đặc điểm, vai trò và xu hướng của PTTĐ qua nghiên cứu, khảo sát niềm
tin và thực hành của tín đồ Phật giáo trong ĐTNP ở các ngôi chùa trên địa bàn Hà Nội
đương đại.
Trong bối cảnh đó, một nghiên cứu tiếp cận Tôn giáo học, Sử học tôn giáo và Xã
hội học tôn giáo về PTTĐ là cần thiết. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Pháp tu Tịnh Độ qua
niềm tin và thực hành của tín đồ Phật giáo ở một số ngôi chùa trên địa bàn Hà Nội hiện
nay” làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành Tôn giáo học tại Học viện Khoa học xã hội.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án góp phần làm rõ thực trạng, đặc điểm, vai trò và xu hướng của
PTTĐ qua khảo sát niềm tin và thực hành của tín đồ Phật giáo trong một số ngôi
chùa ở Hà Nội hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày khái quát một số vấn đề chung về PTTĐ trong lịch sử;
- Đi sâu phân tích thực trạng PTTĐ qua khảo sát niềm tin và thực hành của
tín đồ Phật giáo trong ĐTNP ở một số ngôi chùa trên địa bàn Hà Nội hiện nay;
- Làm rõ đặc điểm, vai trò và xu hướng của PTTĐ ở Hà Nội hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Pháp tu Tịnh Độ thông qua nghiên cứu niềm tin và thực hành của tín đồ Phật
giáo đang sinh hoạt, tu tập tại đạo tràng Niệm Phật trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: địa bàn thành phố Hà Nội;
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến nay. Sở dĩ Nghiên cứu
sinh lựa chọn mốc năm 2008 vì đây là thời điểm tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành
phố Hà Nội. Do đó, về địa giới hành chính được mở rộng, quy mô dân số gia tăng,
quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa ngày càng phát triển, Trên phương diện tôn
giáo, số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự Phật giáo không chỉ là con số cộng gộp mà còn
là vấn đề xây dựng, tu bổ liên tục các cơ sở thờ tự nhằm đáp ứng số lượng tín đồ
ngày càng đông. Bên cạnh đó, sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, hình thức và
nội dung sinh hoạt tôn giáo, nhất là Phật giáo ngày càng đa dạng, phong phú hơn;
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Khảo sát niềm tin và thực hành PTTĐ của tín đồ
Phật giáo đang sinh hoạt tu tập trong ĐTNP tại một số ngôi chùa trên địa bàn Hà Nội.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cách tiếp cận
Luận án tiếp cận liên ngành Tôn giáo học, Sử học tôn giáo và Xã hội học tôn
giáo nhằm nghiên cứu PTTĐ qua niềm tin và thực hành của tín đồ Phật giáo trong
4
lịch sử và hiện tại; đồng thời làm rõ đặc điểm, vai trò và xu hướng của PTTĐ trong
bối cảnh Hà Nội hiện nay, cụ thể:
- Tiếp cận Sử học tôn giáo được sử dụng để nghiên cứu lịch sử hình thành,
xu hướng vận động của PTTĐ trong lịch sử và hiện tại. Cách tiếp cận này chú trọng
hệ thống hóa tư tưởng, giáo lý, nghi lễ, phương pháp thực hành, quá trình hình
thành ĐTNP, phương thức sinh hoạt tu tập của tín đồ Phật giáo theo PTTĐ ở những
bối cảnh lịch sử, khu vực khác nhau.
- Tiếp cận Tôn giáo học và Xã hội học tôn giáo được sử dụng để tập trung
nghiên cứu niềm tin và thực hành của tín đồ Phật giáo theo PTTĐ tại ĐTNP ở một
số ngôi chùa ở Hà Nội trong lịch sử và hiện nay. Thông qua nghiên cứu niềm tin và
thực hành của cá nhân, nhóm/cộng đồng tín đồ Phật giáo theo pháp tu này tìm ra
những đặc điểm, vai trò và xu hướng của PTTĐ trong bối cảnh Hà Nội đương đại.
Như vậy, với cách tiếp cận liên ngành, luận án hướng tới:
1. Hệ thống hóa tư tưởng, giáo lý, phương pháp thực hành PTTĐ; quá trình hình
thành, phát triển của PTTĐ và quá trình du nhập PTTĐ vào Thăng Long - Hà Nội; khái
quát lịch sử hình thành ĐTNP. Những vấn đề này được triển khai ở chương 2 luận án.
2. Thông qua khảo sát niềm tin, thực hành của tín đồ Phật giáo trong các
ĐTNP nhằm làm rõ diện mạo PTTĐ trên địa bàn Hà Nội hiện nay. Kết quả điền dã,
khảo sát, nghiên cứu được trình bày tại chương 3 của luận án.
3. Từ kết quả khảo sát nêu trên, nghiên cứu sinh tập trung phân tích nhằm
làm rõ đặc điểm và vai trò của PTTĐ; đồng thời chỉ ra xu hướng của PTTĐ trong
bối cảnh Hà Nội đương đại. Các đặc điểm, vai t