Luận án có mục tiêu tổng quát là đề xuất các giải pháp và hàm ý chính sách phù
hợp nhằm phát triển các TCTCVM tại Việt Nam trong tương lai. Để đạt được mục
tiêu, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tài chính vi mô, tổ chức tài chính vi
mô, phát triển tổ chức tài chính vi mô và các lý thuyết liên quan. Từ đó, luận án phân
tích thực trạng phát triển các TCTCVM tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trong hoạt động
của các tổ chức tài chính vi mô thì sự bền vững là nền tảng của sự phát triển (Schreiner
2002; CGAP 2003), do đó luận án phân tích và đo lường các yếu tố tác động đến sự
bền vững của các tổ chức tài chính vi mô. Luận án thu thập số liệu của 27 các tổ chức
tài chính vi mô tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2019, trong đó có 4 tổ chức chính thức
và 23 tổ chức bán chính thức. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như
so sánh, phân tích thống kê mô tả bên cạnh phương pháp nghiên cứu định lượng. Luận
án sử dụng nhiều phương pháp ước lượng khác nhau đối với dữ liệu bảng và các biến
tương tác để đánh giá sự khác nhau về mức độ tác động giữa hai nhóm tổ chức tài
chính vi mô chính thức và bán chính thức.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các chỉ số tài chính của các tổ chức tài
chính vi mô nhìn chung đều đạt triển vọng, trong đó các tổ chức chính thức có các chỉ
số tốt hơn các tổ chức bán chính thức. Khi đánh giá các yếu tố tác động đến sự bền
vững của các tổ chức tài chính vi mô trong giai đoạn 2008 - 2019, nghiên cứu chỉ ra
biến tuổi không tác động và 8 biến có tác động với các mức độ khác nhau đến các tổ
chức. Trong đó quy mô và tỷ suất lợi tức trên danh mục cho vay tác động cùng chiều
đến sự bền vững của các tổ chức tài chính vi mô. Ngoài ra các biến còn lại gồm: Tỷ lệ
nợ/VCSH, kích cỡ khoản vay trung bình, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ chi phí hoạt động, chi
phí trung bình trên một khách hàng vay và hiệu suất nhân viên tác động ngược chiều
đến sự bền vững của các TCTCVM. Đề tài có tính mới là đánh giá sự tác động khác
biệt của từng yếu tố đến sự bền vững của hai nhóm tổ chức tài chính vi mô chính thức
và bán chính thức. Trong đó biến LNTA, CPB, OER, PAR30, ALS có tác động mạnh
đến sự bền vững của các tổ chức tài chính vi mô nhóm bán chính thức hơn so với
nhóm chính thức. Tuy nhiên tổ chức tài chính vi mô chính thức chịu tác động ngượciv
chiều bởi PPR là lớn hơn so với các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức. Các biến
còn lại là DER, PY có tác động như nhau đối với hai nhóm tổ chức. Trên cơ sở đó luận
án cũng đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động các tổ chức tài chính vi mô tại
Việt Nam như tập trung vào việc tăng quy mô và vốn chủ sở hữu; xây dựng chính sách
về lãi và phí; các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng; nâng cao năng lực cán bộ,
nhân viên; ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình hoạt động; thâm nhập trong
công cuộc xóa đói giảm nghèo bên cạnh việc xây dựng tư duy thương mại; thúc đẩy
quá trình chính thức hóa của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức và phát triển
các sản phẩm dịch vụ.
209 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN MẠNH HÙNG
PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN MẠNH HÙNG
PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. HÀ QUANG ĐÀO
2. TS. NGUYỄN THẾ BÍNH
TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Nguyễn Mạnh Hùng.
Sinh ngày: 28/12/1988 tại: Hà Nội
Là nghiên cứu sinh khóa XXI của Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM.
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01
Đề tài nghiên cứu: Phát triển các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam.
Tôi xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Hà Quang Đào và TS. Nguyễn Thế Bính;
2. Nghiên cứu này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố trước đây;
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu đảm bảo tính chính xác, trung thực
và khách quan, theo đúng quy định hiện hành.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan trên.
TP. HCM ngày tháng năm 2022
NGHIÊN CỨU SINH
Nguyễn Mạnh Hùng
ii
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu cùng toàn thể quý Thầy,
Cô, đội ngũ giảng viên, viên chức, người lao động, Viện Nghiên cứu Khoa học và
Công nghệ Ngân hàng, Khoa Sau đại học, các phòng ban chức năng Trường Đại học
Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu và bảo vệ luận án theo quy định.
Tôi xin cảm ơn PGS. TS. Hà Quang Đào và TS. Nguyễn Thế Bính đã quan tâm
động viên, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Đồng thời bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các tổ chức và nhà khoa học đã có ý kiến
nhận xét, góp ý bản tóm tắt luận án; gia đình và bạn bè trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện luận án.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người.
NGHIÊN CỨU SINH
Nguyễn Mạnh Hùng
iii
TÓM TẮT LUẬN ÁN
Luận án có mục tiêu tổng quát là đề xuất các giải pháp và hàm ý chính sách phù
hợp nhằm phát triển các TCTCVM tại Việt Nam trong tương lai. Để đạt được mục
tiêu, luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tài chính vi mô, tổ chức tài chính vi
mô, phát triển tổ chức tài chính vi mô và các lý thuyết liên quan. Từ đó, luận án phân
tích thực trạng phát triển các TCTCVM tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trong hoạt động
của các tổ chức tài chính vi mô thì sự bền vững là nền tảng của sự phát triển (Schreiner
2002; CGAP 2003), do đó luận án phân tích và đo lường các yếu tố tác động đến sự
bền vững của các tổ chức tài chính vi mô. Luận án thu thập số liệu của 27 các tổ chức
tài chính vi mô tại Việt Nam giai đoạn 2008 - 2019, trong đó có 4 tổ chức chính thức
và 23 tổ chức bán chính thức. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính như
so sánh, phân tích thống kê mô tả bên cạnh phương pháp nghiên cứu định lượng. Luận
án sử dụng nhiều phương pháp ước lượng khác nhau đối với dữ liệu bảng và các biến
tương tác để đánh giá sự khác nhau về mức độ tác động giữa hai nhóm tổ chức tài
chính vi mô chính thức và bán chính thức.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các chỉ số tài chính của các tổ chức tài
chính vi mô nhìn chung đều đạt triển vọng, trong đó các tổ chức chính thức có các chỉ
số tốt hơn các tổ chức bán chính thức. Khi đánh giá các yếu tố tác động đến sự bền
vững của các tổ chức tài chính vi mô trong giai đoạn 2008 - 2019, nghiên cứu chỉ ra
biến tuổi không tác động và 8 biến có tác động với các mức độ khác nhau đến các tổ
chức. Trong đó quy mô và tỷ suất lợi tức trên danh mục cho vay tác động cùng chiều
đến sự bền vững của các tổ chức tài chính vi mô. Ngoài ra các biến còn lại gồm: Tỷ lệ
nợ/VCSH, kích cỡ khoản vay trung bình, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ chi phí hoạt động, chi
phí trung bình trên một khách hàng vay và hiệu suất nhân viên tác động ngược chiều
đến sự bền vững của các TCTCVM. Đề tài có tính mới là đánh giá sự tác động khác
biệt của từng yếu tố đến sự bền vững của hai nhóm tổ chức tài chính vi mô chính thức
và bán chính thức. Trong đó biến LNTA, CPB, OER, PAR30, ALS có tác động mạnh
đến sự bền vững của các tổ chức tài chính vi mô nhóm bán chính thức hơn so với
nhóm chính thức. Tuy nhiên tổ chức tài chính vi mô chính thức chịu tác động ngược
iv
chiều bởi PPR là lớn hơn so với các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức. Các biến
còn lại là DER, PY có tác động như nhau đối với hai nhóm tổ chức. Trên cơ sở đó luận
án cũng đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động các tổ chức tài chính vi mô tại
Việt Nam như tập trung vào việc tăng quy mô và vốn chủ sở hữu; xây dựng chính sách
về lãi và phí; các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng; nâng cao năng lực cán bộ,
nhân viên; ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình hoạt động; thâm nhập trong
công cuộc xóa đói giảm nghèo bên cạnh việc xây dựng tư duy thương mại; thúc đẩy
quá trình chính thức hóa của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức và phát triển
các sản phẩm dịch vụ.
v
ABSTRACT
The general objective of the thesis has been that proposing appropriate
solutions and policy implications would be implied the development of microfinance
institutions (MFIs) in Vietnam in the future. To achieve that goal, the thesis priorly
systematized the theoretical basis of microfinance, MFIs, development of MFIs and
related theories. Since then, the thesis analyzed the current situation of development of
MFIs in Vietnam. Besides sustainability is the foundation of development in the
operation of MFIs (Schreiner 2002; CGAP 2003). So the thesis has analyzed and
measured factors which have affected on sustainability of MFIs. The thesis has
collected data of 27 microfinance institutions in Vietnam in the period 2008 - 2019,
including 4 formal organizations and 23 semi-formal organizations. The thesis has
used qualitative research methods such as comparison, descriptive statistical analysis,
in addition to quantitative research methods. The thesis has used many different
estimation methods for panel data and interactive variables to evaluate the difference
in the level of impact between two groups which include formal and semi-formal
microfinance institutions.
Research results have showed that most of the financial indicators of MFIs have
been generally favorable, in which formal institutions have had better indicators than
semi-formal institutions. When assessing the factors affecting the sustainability of
MFIs in the period 2008 - 2019, the study has showed that the age variable has had no
impact and 8 variables have had different levels of impact on the financial institutions.
organization. In which, the size and rate of return on the loan portfolio have a positive
impact on the sustainability of microfinance institutions. In addition, the remaining
variables include: Debt/equity ratio, average loan size, delinquency ratio, operating
expense ratio, average cost per borrower, and staff performance negatively affect the
sustainability of microfinance institutions. The new point could be known that the
thesis has evaluated the different impacts of each factor on the sustainability of two
groups which include formal and semi-formal MFIs. In which LNTA, CPB, OER,
PAR30, ALS variables have had stronger impacts on the sustainability of semi-formal
MFIs than formal MFIs. However, formal MFIs have been more negatively affected
vi
by PPR than semi-formal MFIs. The remaining variables have been DER, PY which
have been the same effect on the two groups of organizations. On that basis, the thesis
has also proposed solutions to develop the operation of MFIs in Vietnam such as
focusing on increasing the size and equity; formulating policies on interest and fees;
improving risk management capacity; improving the quality of staff; applying
technology to reduce costs; penetrating deeply in poverty reduction and maintain a
commercial mindset; promoting the formalization of semi-formal MFIs and
development products and services.
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Tiếng Việt Tiếng Anh
1 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á Asian Development Bank
2 BTC Bộ Tài chính
3 CEP
Tổ chức TCVM TNHH MTV
cho người lao động nghèo tự tạo
việc làm
làm
4 FEM Mô hình tác động cố định Fixed effects model
5 FSS Bền vững về tài chính Financial Self-Sustainablity
6 ISS Bền vững về thể chế
Institutional Self-
Sustainablity
7 MFI Tổ chức tài chính vi mô Microfinance Institution
8 NGO Tổ chức phi chính phủ Non government organization
9 NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
10 NHNN Ngân hàng Nhà nước
11 NHTM Ngân hàng thương mại
12 OSS Bền vững về hoạt động Operational Self-Sustainablity
13 PAR Tỷ lệ nợ quá hạn Portfolio at Risk
14 REM Mô hình tác động ngẫu nhiên Random effects model
15 ROA
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản
Return on asset
16 ROE
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu
Return on equity
17 SGMM
Phương pháp mô men tổng quát
hệ thống
System Generalized method
of moments
19 TCTCVM Tổ chức tài chính vi mô
MFIs - microfinance
institutions
20 TCTD Tổ chức tín dụng
viii
STT Ký hiệu Tiếng Việt Tiếng Anh
21 TCVM Tài chính vi mô
22 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
24 TYM
Tổ chức TCVM TNHH
Tình thương
25 VCSH Vốn chủ sở hữu
26 WB Ngân hàng Thế giới World Bank
ix
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
TÓM TẮT LUẬN ÁN ............................................................................................... iii
ABSTRACT ............................................................................................................... v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... xiv
DANH MỤC ĐỒ THỊ .............................................................................................. xv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... xvi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .............................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu ......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
1.6. Những kết quả và đóng góp mới của luận án ...................................................... 5
1.7. Kết cấu luận án .................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................... 8
VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .................................................................... 8
2.1. Tổng quan về tài chính vi mô .............................................................................. 8
2.1.1. Lịch sử hình thành tài chính vi mô ................................................................... 8
2.1.2. Khái niệm tài chính vi mô ................................................................................ 9
2.2. Tổng quan về tổ chức tài chính vi mô ................................................................. 9
2.2.1. Khái niệm về tổ chức tài chính vi mô ............................................................... 9
2.2.2. Đặc điểm của các tổ chức tài chính vi mô ...................................................... 10
2.2.3. Phân loại nhóm các tổ chức tài chính vi mô ................................................... 11
2.2.4. Hoạt động của tổ chức tài chính vi mô ........................................................... 12
2.2.4.1. Hoạt động cấp tín dụng ................................................................................ 12
x
2.2.4.2. Hoạt động huy động vốn ............................................................................. 14
2.2.4.3. Hoạt động cung ứng sản phẩm bảo hiểm vi mô .......................................... 15
2.2.4.4. Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán ...................................................... 16
2.2.4.5. Hoạt động phi tài chính ............................................................................... 16
2.3. Tổng quan về phát triển tổ chức tài chính vi mô ............................................... 16
2.3.1. Khái niệm về phát triển tổ chức tài chính vi mô ............................................ 16
2.3.2. Tiêu chí đánh giá phát triển tổ chức tài chính vi mô ...................................... 18
2.3.2.1. Sự phát triển về mức độ tiếp cận ................................................................. 18
2.3.2.2. Sự phát triển về mức độ bền vững ............................................................... 20
2.4. Các lý thuyết về phát triển tổ chức tài chính vi mô ........................................... 22
2.4.1. Trường phái truyền thống ............................................................................... 22
2.4.2.Trường phái áp chế tài chính ........................................................................... 23
2.4.3.Trường phái định chế mới ............................................................................... 24
2.4.4. Lý thuyết thể chế ............................................................................................ 24
2.5. Các nghiên cứu liên quan .................................................................................. 26
2.5.1. Các nghiên cứu về hoạt động tài chính vi mô và phát triển hoạt động tài chính vi
mô ............................................................................................................................. 26
2.5.2. Các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến sự bền vững của các tổ chức tài
chính vi mô ............................................................................................................... 30
2.6. Các yếu tố tác động đến sự bền vững của các tổ chức tài chính vi mô ............. 38
2.6.1. Tác động của tuổi của tổ chức tài chính vi mô ............................................... 38
2.6.2. Tác động của kích cỡ của tổ chức TCVM ...................................................... 39
2.6.3. Tác động của tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu ..................................................... 39
2.6.4. Tác động của kích cỡ khoản vay được giải ngân trung bình .......................... 40
2.6.5. Tác động của tỷ lệ nợ quá hạn trên 30 ngày ................................................... 41
2.6.6. Tác động của tỷ lệ chi phí hoạt động .............................................................. 41
2.6.7. Tác động của chi phí trên mỗi người vay ....................................................... 42
2.6.8. Tác động của số lượng người vay trên mỗi nhân viên ................................... 42
2.6.9. Tác động của lợi tức trên danh mục cho vay .................................................. 43
2.7. Khoàng trống nghiên cứu .................................................................................. 44
xi
Tóm tắt chương 2 ...................................................................................................... 45
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 47
Giới thiệu chương ..................................................................................................... 47
3.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 47
3.1.1. Tổng quan mô hình nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững
của các TCTCVM ..................................................................................................... 47
3.1.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 50
3.2. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 52
3.3. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 53
3.3.1. Cỡ mẫu ............................................................................................................ 53
3.3.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ........................................................... 53
3.4. Phương pháp ước lượng mô hình ...................................................................... 54
3.4.1. Phương pháp thống kê, mô tả ......................................................................... 54
3.4.2. Phương pháp ước lượng với mô hình tác động cố định (FEM-Fixed Effects
Model) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM-Random Effects Model) ............... 54
3.4.3. Phương pháp ước lượng GMM hệ thống ....................................................... 56
Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................... 57
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ................................... 58
Giới thiệu chương ..................................................................................................... 58
4.1. Thực trạng phát triển của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam ................. 58
4.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của tài chính vi mô tại Việt Nam .. 58
4.1.2. Các quy định liên quan về tài chính vi mô ..................................................... 59
4.1.2.1. Các quy định về tài chính vi mô .................................................................. 59
4.1.2.2. Đánh giá tổng quan về quy định về tài chính vi mô .................................... 61
4.1.3. Tổng quan về các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam ................................ 62
4.1.3.1. Khu vực chính thức ..................................................................................... 62
4.1.3.2. Khu vực bán chính thức ............................................................................... 64
4.1.3.3. Khu vực phi chính thức ............................................................................... 64
4.1.4. Phân tích tình hình tài chính của các TCTCVM ............................................ 65
4.1.4.1. Tổng tài sản của các TCTCVM ................................................................... 65
xii
4.1.4.2. Chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời ........................................................................... 66
4.1.4.3.Tỷ lệ nợ quá hạn PAR30 .............................................................................. 68
4.1.5. Phân tích mức độ tiếp cận............................................................................... 69
4.1.5.1. Độ rộng tiếp cận ................................