Luận án Phát triển cảm xúc thẩm mĩ và tư duy khái quát cho học sinh trong giờ học thơ trữ tình ở trung học phổ thông

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Phát triển năng lực ngƣời học là tƣ tƣởng cơ bản của các nền giáo dục tiên tiến, là trọng tâm của đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay Để hội nhập quốc tế, giáo dục Việt Nam đang đổi mới mạnh mẽ với xuất phát điểm là chuyển từ trọng tâm giáo dục kiến thức sang trọng tâm phát triển năng lực của người học. Bước đổi mới này là sự cụ thể hóa quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung, giáo dục bậc THPT nói riêng đã được trình bày trong Luật Giáo dục 2008, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Trung ương VIII khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Điều 27, Luật Giáo dục nêu rõ, mục tiêu giáo dục phổ thông là: “Giúp HS phổ thông phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên, hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [24,tr.16]. Để đạt được mục tiêu đó, giáo dục phải đổi mới về nội dung và phương pháp. Nghị quyết Trung ương VIII chỉ rõ: “Nội dung giáo dục theo hướng tinh giảm, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi ( ) tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức, pháp luật và ý thức công dân; tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa truyền thống, đạo lí dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [169]. Về phương pháp dạy học, Nghị quyết Trung ương VIII nhấn mạnh: “Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực ( ) đẩy mạnh ứng dụng thông tin truyền thông trong dạy và học [169,tr.5]. Ngữ văn - một môn học quan trọng trong nhà trường THPT cũng phải đổi mới một cách đồng bộ theo tinh thần trên.

pdf211 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 109650 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển cảm xúc thẩm mĩ và tư duy khái quát cho học sinh trong giờ học thơ trữ tình ở trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU HẰNG PHÁT TRIỂN CẢM XÚC THẨM MĨ VÀ TƢ DUY KHÁI QUÁT CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC THƠ TRỮ TÌNH Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hµ Néi – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THU HẰNG PHÁT TRIỂN CẢM XÖC THẨM MĨ VÀ TƢ DUY KHÁI QUÁT CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC THƠ TRỮ TÌNH Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn Văn và Tiếng Việt Mã số: 62.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 2. PGS.TS. HOÀNG THỊ MAI Hµ Néi – 2017 1. GS. PHAN TRỌNG LUẬN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Những số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nội dung và kết quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào được công bố trước đó. Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2017 Nguyễn Thị Thu Hằng Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai người thầy: Cố GS. Phan Trọng Luận và PGS.TS Hoàng Thị Mai- những nhà khoa học đã tận tình hướng dẫn để Luận án được hoàn thành. Tôi xin trân trọng cảm ơn những đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các thầy cô trong tổ Lí luận và PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt, Khoa Ngữ văn, Phòng sau Đại học – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - những cơ quan, đơn vị đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện Luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè đã ủng hộ, quan tâm động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hằng MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của đề tài. ........................................................................................... ..1 2. Mục tiêu nghiên cứu. ................................................................................................ ..3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. .............................................................................................. ..4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .......................................................................... ..4 5. Phương pháp nghiên cứu. ......................................................................................... ..4 6. Giả thuyết khoa học. ................................................................................................. .5 7. Đóng góp của luận án. .............................................................................................. ..5 8. Cấu trúc luận án. ....................................................................................................... ..5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CẢM XÖC THẨM MĨ VÀ TƢ DUY KHÁI QUÁT CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC THƠ TRỮ TÌNH Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tình hình nghiên cứu về vấn đề phát triển CXTM và TDKQ trong dạy học văn . ..7 1.1.1. Về vấn đề phát triển CXTM trong dạy học văn ................................................. ..7 1.1.2. Về vấn đề phát triển TDKQ cho học sinh trong dạy học văn ............................ 13 1.2. Tình hình nghiên cứu về PPDH thơ trữ tình và vấn đề phát triển CXTM, TDKQ cho HS trong dạy học thơ trữ tình .................................................................... 18 1.2.1. Về vấn đề dạy học thơ trữ tình ở nhà trường THPT........................................... 18 1.2.2. Về vấn đề phát triển CXTM, TDKQ cho HS trong dạy học thơ trữ tình............18 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 21 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CẢM XÖC THẨM MĨ VÀ TƢ DUY KHÁI QUÁT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG GIỜ HỌC THƠ TRỮ TÌNH 2.1. Cảm xúc thẩm mĩ và tư duy khái quát là những năng lực cao cấp của con người trong quá trình đồng hóa hiện thực ............................................................................... 22 2.1.1. Cảm xúc thẩm mĩ ................................................................................................ 22 2.1.2. Tư duy khái quát ................................................................................................. 30 2.2. Cảm xúc thẩm mĩ và tư duy khái quát là hai phẩm chất thiết yếu của nhà văn trong quá trình sáng tác ................................................................................................ 34 2.2.1.Cảm xúc thẩm mĩ là động lực sáng tạo của nhà văn, là nội dung, sức sống của tác phẩm văn học ................................................................................................... 34 2.2.2. Tư duy khái quát là phương tiện giúp nhà văn nhận thức bản chất của hiện thực và kiến tạo thế giới nghệ thuật của tác phẩm ....................................................... 36 2.3. Cảm xúc thẩm mĩ và tư duy khái quát là hai năng lực thiết yếu của bạn đọc trong quá trình tiếp nhận văn học ................................................................................. 39 2.3.1. Đọc văn, đọc hiểu văn bản và tiếp nhận văn học ............................................... 39 2.3.2. Cảm xúc thẩm mĩ là tiền đề, nội dung và hiệu quả của hoạt động tiếp nhận văn học ........................................................................................................................................... 39 2.3.3. Tư duy khái quát là phương tiện giúp người học tiếp cận chiều sâu giá trị, ý nghĩa của tác phẩm văn chương ................................................................................. 41 2.4. Mối quan hệ giữa cảm xúc thẩm mĩ và tư duy khái quát trong quá trình tiếp nhận văn chương .......................................................................................................... 42 2.5. Thơ trữ tình là “mảnh đất màu mỡ” giúp học sinh phát triển cảm xúc thẩm mĩ và tư duy khái quát ....................................................................................................... 43 2.5.1. Khái niệm thơ và thơ trữ tình ........................................................................... .43 2.5.2. Cảm xúc thẩm mĩ trong thơ trữ tình và khả năng bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh ........................................................................................................... .45 2.5.3. Tư duy khái quát trong thơ trữ tình và khả năng phát triển tư duy khái quát cho học sinh ................................................................................................................. .47 2.6. Thực trạng phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ và tư duy khái quát cho học sinh trong giờ học thơ trữ tình ở THPT ....................................................................... .49 2.6.1. Phần thơ trữ tình trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành ..... 49 2.6.2. Khảo sát thực trạng phát triển năng lực cảm xúc thẩm mĩ và tư duy khái quát cho HS trong giờ học thơ trữ tình ở THPT .......................................................................... .49 2.6.3. Miêu tả và đánh giá thực trạng .......................................................................... 50 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 61 CHƢƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CẢM XÚC THẨM MĨ VÀ TƢ DUY KHÁI QUÁT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG GIỜ HỌC THƠ TRỮ TÌNH 3.1. Hướng dẫn học sinh nhận diện và đánh giá các trạng thái cảm xúc có trong văn bản thơ tạo tiền đề cho việc bộc lộ cảm xúc thẩm mĩ ............................................ 63 3.1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................... 63 3.1.2. Cách thức tiến hành ............................................................................................ 63 3.2. Khuyến khích HS bộc lộ những trải nghiệm cá nhân, những cảm nhận, đánh giá hồn nhiên trước thế giới nghệ thuật thơ.................................................................. 65 3.2.1. Cơ sở khoa học .................................................................................................. 65 3.2.2.Cách thức tiến hành ............................................................................................ 65 3.3. Hướng dẫn HS huy động thị giác thẩm mĩ để hỗ trợ phát triển cảm xúc thẩm mĩ khi đọc thơ trữ tình .................................................................................................. 76 3.3.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................... 76 3.3.2.Cách thức tiến hành ............................................................................................. 77 3.4. Hướng dẫn HS nâng cao năng lực liên tưởng, tưởng tượng để hỗ trợ phát triển cảm xúc thẩm mĩ khi đọc thơ trữ tình .......................................................................... 84 3.4.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................... 84 3.4.2. Cách thức tiến hành ............................................................................................ 85 3.5. Luyện thao tác phân tích để phát triển TDKQ cho HS khi học thơ trữ tình ....... .95 3.5.1 Cơ sở khoa học ................................................................................................. ..95 3.5.2. Cách thức tiến hành .......................................................................................... ..96 3.6. Luyện thao tác so sánh để phát triển TDKQ cho HS khi học thơ trữ tình ....................... 100 3.6.1. Cơ sở khoa học .................................................................................................. 100 3.6.2. Cách thức tiến hành ........................................................................................... 102 3.7. Luyện thao tác tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa cho học sinh khi học thơ trữ tình. .................................................................................................................. 105 3.7.1. Cơ sở khoa học .................................................................................................. 105 3.7.2. Cách thức tiến hành ........................................................................................... 106 3.8. Kết hợp bồi dưỡng CXTM và TDKQ cho HS trong dạy học thơ trữ tình108 3.8.1. Cơ sở khoa học...................................................................................................108 3.8.2. Cách thức tiến hành............................................................................................108 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 110 CHƢƠNG 4 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 4.1. Mục đích yêu cầu thực nghiệm ........................................................................... 111 4.2. Nội dung thực nghiệm ......................................................................................... 111 4.3. Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm ..................................................... 111 4.3.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ................................................................... 111 4.3.2. Thời gian thực nghiệm, đối chứng ................................................................... 112 4.4. Quy trình thực nghiệm ....................................................................................... 112 4.4.1. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm ...................................................................... 112 4.4.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm ........................................................................... 112 4.5. Tổ chức dạy học thực nghiệm ............................................................................. 113 4.5.1. Tổ chức dạy học thực nghiệm ......................................................................... 113 4.5.2. Kiểm tra kết quả học tập của học sinh sau dạy thực nghiệm ..........................113 4.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm ......................................................................... 115 4.6.1. Đánh giá định lượng ........................................................................................ 115 4.6.2. Đánh giá định tính ............................................................................................ 115 4.7. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm ........................................................... 123 4.8. Một số kết luận rút ra từ thực nghiệm ............................................................ 137 Tiểu kết chương 4 ....................................................................................................... 139 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 140 Tài liệu tham khảo ...................................................................................................... 143 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Cảm xúc thẩm mĩ CXTM 2 Chương trình và sách giáo khoa CT và SGK 3 Đối chứng ĐC 4 Giáo viên GV 5 Học sinh HS 6 Liên tưởng, tưởng tượng LT,TT 7 Phương pháp dạy học PPDH 8 Sách giáo khoa SGK 9 Sách giáo viên SGV 10 Tư duy khái quát TDKQ 11 Tác phẩm văn chương TPVC 12 Thực nghiệm TN 13 Trung học phổ thông THPT 14 Văn bản VB DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các VB thơ trữ tình trong CT& SGK cơ bản và nâng cao...49 Bảng 2.2. Các trường THPT được khảo sát đánh giá ................................................. ..50 Bảng 2.3. Kết quả khảo sát các dạng câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK Ngữ văn THPT ............................................................................................................... ..51 Bảng 2.4. Kết quả thăm dò nhận thức của GV và HS về CXTM .............................. ..52 Bảng 2..5. Kết quả thăm dò nhận thức của GV và HS về TDKQ ...................... ..54 Bảng 2.6. Ý kiến của GV và HS về việc sử dụng các biện pháp phát triển CXTM cho HS trong giờ học thơ trữ tình ....................................... ..57 Bảng 2.7. Kết quả bài làm của học sinh ..................................................... ..61 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Phân phối điểm đạt được của hai nhóm HS lớp 10 giai đoạn trước TN ........ 124 Biểu đồ 4.2: Phân phối điểm đạt được của hai nhóm HS lớp 11 giai đoạn trước TN ........ 125 Biểu đồ 4.3: Phân phối điểm đạt được của hai nhóm HS lớp 12 giai đoạn trước TN ........ 126 Biểu đồ 4.4: Kết quả bài kiểm tra của HS lớp 10 (sau TN) .................................................. 129 Biểu đồ 4.5: Dải phân phối điểm bài kiểm tra của HS lớp 10 (sau TN) .............................. 129 Biểu đồ 4.6: Kết quả bài kiểm tra của HS lớp 11 (sau TN) .................................................. 131 Biểu đồ 4.7: Dải phân phối điểm bài kiểm tra của HS lớp 11 (sau TN) .............................. 131 Biểu đồ 4.8: Kết quả bài kiểm tra của HS lớp 12 (sau TN) .................................................. 133 Biểu đồ 4.9: Dải phân phối điểm bài kiểm tra của HS lớp 12 (sau TN) .............................. 134 Biểu đồ 4.10: Dải phân phối điểm bài kiểm tra của HSTN lớp 10 (trước và sau TN) ....... 135 Biểu đồ 4.11 Dải phân phối điểm bài kiểm tra của HSTN lớp 11 (trước và sau TN).. ...... 136 Biểu đồ 4.12: Dải phân phối điểm bài kiểm tra của HSTN lớp 12 (trước và sau TN) ....... 136 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Phát triển năng lực ngƣời học là tƣ tƣởng cơ bản của các nền giáo dục tiên tiến, là trọng tâm của đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay Để hội nhập quốc tế, giáo dục Việt Nam đang đổi mới mạnh mẽ với xuất phát điểm là chuyển từ trọng tâm giáo dục kiến thức sang trọng tâm phát triển năng lực của người học. Bước đổi mới này là sự cụ thể hóa quan điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung, giáo dục bậc THPT nói riêng đã được trình bày trong Luật Giáo dục 2008, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Trung ương VIII khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Điều 27, Luật Giáo dục nêu rõ, mục tiêu giáo dục phổ thông là: “Giúp HS phổ thông phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên, hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [24,tr.16]. Để đạt được mục tiêu đó, giáo dục phải đổi mới về nội dung và phương pháp. Nghị quyết Trung ương VIII chỉ rõ: “Nội dung giáo dục theo hướng tinh giảm, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi () tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức, pháp luật và ý thức công dân; tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa truyền thống, đạo lí dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [169]. Về phương pháp dạy học, Nghị quyết Trung ương VIII nhấn mạnh: “Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực () đẩy mạnh ứng dụng thông tin truyền thông trong dạy và học [169,tr.5]. Ngữ văn - một môn học quan trọng trong nhà trường THPT cũng phải đổi mới một cách đồng bộ theo tinh thần trên. 1.2. CXTM và TDKQ là hai năng lực quan trọng mà nhà trƣờng THPT cần hình thành cho HS CXTM là những rung động, cảm xúc của con người được nảy sinh khi con người tri giác các đối tượng thẩm mĩ. Còn TDKQ là năng lực tư duy ở cấp độ cao, là thao tác tư duy phức tạp bao quát nhiều đối tượng khác nhau thành một loại, một nhóm trên cơ sở những dấu hiệu hoặc thuộc tính giống nhau. CXTM và TDKQ là hai năng lực quan trọng của con người trong cuộc sống. Nếu CXTM là ngọn nguồn, là động lực để con người có thể nhận thức, khám phá và biến đổi thế giới theo quy luật của cái đẹp, thì TDKQ là phương tiện để mở rộng giới hạn của nhận thức, giúp con người nắm bắt được hệ thống tri thức mang tính lí luận, khoa học để từ đó có thể giải quyết những vấn đề phức tạp trong cuộc sống, góp phần cải tạo cuộc sống, cải tạo thế giới. TPVC là 2 kết quả của nguồn CXTM dồi dào của nhà văn và khả năng khái quát hiện thực cuộc sống tinh tế của tác giả. Vì vậy, để chiếm lĩnh được những giá trị thẩm mĩ và giá trị tư tưởng sâu sắc của tác phẩm, HS cần được hình thành và phát triển cả 2 năng lực CXTM và TDKQ. HS THPT là lứa tuổi đang phát triển về tâm sinh lí, đang hình thành các giá trị nhân văn thẩm mĩ, giàu ước mơ, ham hiểu biết và sáng tạo; muốn suy nghĩ, phán đoán, kết luận mọi việc một cách độc lập; muốn tự vạch ra cho mình và tự mình thực hiện một mục tiêu, kế hoạch, phương châm xử thế nhất định. Song, so với sinh viên đại học, lứa tuổi này vẫn còn thiếu vốn sống và sự trải nghiệm, thiếu hiểu biết xã hội, nên cách cảm, cách nghĩ, cách hành động còn bồng bột chưa có chiều sâu, thậm chí sai lạc. Hơn nữa, trong thời đại kĩ thuật số, khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ, văn hóa nghe nhìn đang có khuynh hướng lấn át văn hóa đọc khiến con người có phần ngại tư duy, ỷ lại vào công nghệ; văn hóa ngoại lai tràn vào xã hội Việt Nam vừa đem đến những ảnh hưởng tích cực vừa tác động tiêu cực đến CXTM cũng như suy nghĩ, hành động của HS. Nạn bạo lực học đường, lối sống bàng quan, thực dụng, ích kỷ; sự trơ lì cảm xúc, sự “giá lạnh tâm hồn” của một bộ phận lớp trẻ khiến chúng ta không khỏi lo lắng cho tương lai củ
Luận văn liên quan