Công nghiệp hỗ trợ (Supporting Industry) (CNHT) có vai trò rất quan trọng
trong nền kinh tế, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh
tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa quốc gia. Ở tầm vĩ mô, phát triển CNHT không chỉ góp phần làm
giảm nhập siêu, giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài trong sản xuất sản phẩm hoàn
chỉnh, mà còn tăng tính nội địa hóa sản phẩm, chủ động hơn trong các quan hệ
thị trường, cạnh tranh để hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn. Trong bối cảnh toàn
cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, phát triển CNHT còn đáp ứng một cách linh
hoạt, kịp thời trước nhu cầu phải thay đổi tính năng, kiểu dáng, mẫu mã, dây
chuyền, công nghệ của nhà sản xuất công nghiệp do thị hiếu tiêu dùng ngày càng
cao và cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Ngoài ra, phát triển CNHT sẽ góp phần
cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức hút đầu tư vào những lĩnh vực công
nghiệp mà CNHT đó đi trước một bước để “mở đường”. Chính vì vậy, phát triển
CNHT sẽ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, ngành công
nghiệp nói riêng cũng như của cả nền kinh tế quốc dân nói chung đảm bảo sự
tăng trưởng và phát triển nhanh và bền vững.
168 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ CHÍ HÙNG
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở
NHẬT BẢN, HÀN QUỐC, ĐÀI LOAN VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ CHÍ HÙNG
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở
NHẬT BẢN, HÀN QUỐC, ĐÀI LOAN VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế quốc tế
Mã số : 9.31.01.06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Chu Đức Dũng
2. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng
HÀ NỘI – 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án
Vũ Chí Hùng
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở NHẬT BẢN, HÀN
QUỐC, ĐÀI LOAN VÀ VIỆT NAM .................................................................. 6
1.1. Những nghiên cứu lý luận về công nghiệp hỗ trợ và phát triển công
nghiệp hỗ trợ .......................................................................................................... 6
1.2. Những nghiên cứu về thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ ................... 11
1.3. Những nghiên cứu về kiến nghị, giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ .... 16
1.4. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ......................... 19
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP HỖ TRỢ ............................................................................................. 24
2.1. Công nghiệp hỗ trợ và phát triển công nghiệp hỗ trợ ................................... 24
2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của công nghiệp hỗ trợ .................. 38
2.3. Các nhân tố tác động đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ............................... 41
Chương 3: THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở
NHẬT BẢN, HÀN QUỐC VÀ ĐÀI LOAN ..................................................... 50
3.1. Thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản .................................... 50
3.2. Thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Hàn Quốc ................................... 65
3.3. Thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Đài Loan ..................................... 83
3.4. Đánh giá chung về phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản, Hàn Quốc
và Đài Loan .......................................................................................................... 99
Chương 4: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM NHẰM THÚC
ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ .......................................... 103
4.1. Khái quát tình hình phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam .................. 103
4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về phát triển công nghiệp hỗ trợ............ 125
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 148
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ tiếng Anh Chữ viết đầy đủ tiếng Việt
1 ASEAN The Association of
Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
2 APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương
3 CNĐT - Công nghiệp điện tử
4 CNHT - Công nghiệp hỗ trợ
5 CNH, HĐH - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
6 DNNVV - Doanh nghiệp nhỏ và vừa
7 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
8 JETRO The Japan External Trade
Organization
Cơ quan xúc tiến ngoại
thương Nhật Bản
9 JICA Japan International
Cooperation Agency
Cơ quan Hợp tác Quốc tế
Nhật Bản
10 KCN - Khu công nghiệp
11 KH - CN - Khoa học - công nghệ
12 MITI
(METI)
Ministry of International
Trade and Industry
(Ministry of Economy,
Trade and Industry)
Bộ Kinh tế công nghiệp và
Thương Mại Nhật Bản
13 MNCs Multinational corporations Công ty đa quốc gia
14 R&D Research and Development Nghiên cứu và phát triển
15 SMEs Small and medium-sized
enterprises
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
16 TNCs Transnational corporations Công ty xuyên quốc gia
17 UNIDO The United Nations
Industrial Development
Organization
Tổ chức phát triển công
nghiệp của Liên hợp quốc
18 VCCI Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
19 VDF Việt Nam Development
Forum
Diễn đàn phát triển Việt Nam
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản năm 2016. ....... 52
Bảng 3.2: Tình hình phân bổ sản xuất các linh kiện điện tử ở Nhật Bản ............ 54
Bảng 3.3. Số lượng doanh nghiệp sản xuất ô tô, xe máy Hàn Quốc năm 2015... 73
Bảng 3.4. Chính sách công nghiệp nguyên liệu và linh kiện của Hàn Quốc
giai đoạn 1970 đến những năm 2000 ......................................................... 75
Bảng 3.5. Mười sản phẩm sản xuất ở Đài Loan xếp số một thế giới năm 2012 .. 84
Bảng 4.1. Số lượng doanh nghiệp CNHT ngành Điện tử 2006-2015. ............... 104
Bảng 4.2. Tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ thông tin ............... 106
từ năm 2010-2015 (Đơn vị: Triệu USD) ............................................................ 106
Bảng 4.3. Giá trị sản xuất CNHT ngành dệt may (Đơn vị: Tỷ đồng) ................ 109
Bảng 4.4. Lao động lĩnh vực công nghiệp phụ trợ dệt may (Đơn vị: Người) ... 109
Bảng 4. 5. Doanh thu ngành dệt và ngành may trên doanh thu ngành công
nghiệp chế biến. ........................................................................................ 110
Bảng 4.6. Tình hình nhập khẩu của ngành dệt may từ năm 2009 - 2015. ......... 111
Đơn vị tính: triệu USD ....................................................................................... 111
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Công nghiệp hỗ trợ theo nghĩa rộng .................................................... 27
Hình 2.2. Các lớp cung ứng hỗ trợ. ...................................................................... 35
Hình 4.1. Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
theo tháng, giai đoạn 2010 - 2012. .............................................................. 105
Hình 4.2. Cơ cấu đầu tư trong CNHT ngành điện tử ......................................... 107
Hình 4.3. Số lượng các doanh nghiệp CNHT ngành dệt may năm 2012........... 108
Hình 4.4. Vốn đầu tư của doanh nghiệp sản xuất sợi và dệt vải. ....................... 108
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghiệp hỗ trợ (Supporting Industry) (CNHT) có vai trò rất quan trọng
trong nền kinh tế, là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh
tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa quốc gia. Ở tầm vĩ mô, phát triển CNHT không chỉ góp phần làm
giảm nhập siêu, giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài trong sản xuất sản phẩm hoàn
chỉnh, mà còn tăng tính nội địa hóa sản phẩm, chủ động hơn trong các quan hệ
thị trường, cạnh tranh để hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn. Trong bối cảnh toàn
cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, phát triển CNHT còn đáp ứng một cách linh
hoạt, kịp thời trước nhu cầu phải thay đổi tính năng, kiểu dáng, mẫu mã, dây
chuyền, công nghệ của nhà sản xuất công nghiệp do thị hiếu tiêu dùng ngày càng
cao và cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Ngoài ra, phát triển CNHT sẽ góp phần
cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao sức hút đầu tư vào những lĩnh vực công
nghiệp mà CNHT đó đi trước một bước để “mở đường”. Chính vì vậy, phát triển
CNHT sẽ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, ngành công
nghiệp nói riêng cũng như của cả nền kinh tế quốc dân nói chung đảm bảo sự
tăng trưởng và phát triển nhanh và bền vững.
Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH)
và hội nhập quốc tế với mục tiêu hình thành những ngành công nghiệp hiện đại
có năng lực cạnh tranh cao không chỉ tại thị trường trong nước mà trên thị
trường thế giới. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi rất nhiều nhân tố khác nhau,
trong đó sự hình thành và phát triển CNHT chính là chìa khóa quan trọng và
quyết định. Tuy nhiên, hệ thống luật pháp và chính sách của Việt Nam hiện nay
chưa đủ mạnh để tạo điều kiện về môi trường pháp lý, định hướng và khuyến
khích đầu tư, phát triển ngành CNHT. Hiện ngành CNHT ở nước ta còn khá non
trẻ, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết đơn giản, giá
trị gia tăng thấp, tính cạnh tranh thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của các ngành
công nghiệp chế tạo và lắp ráp; dung lượng thị trường các ngành công nghiệp hạ
nguồn nhỏ, chưa hấp dẫn sản xuất CNHT; sức cạnh tranh của sản phẩm hỗ trợ
2
thấp, do giá thành cao, chất lượng không ổn định, thời hạn giao hàng không đảm
bảo; chưa có một tổ chức đầu mối quản lý nhà nước về CNHT để đề xuất và thực
hiện chính sách khuyến khích phát triển CNHT một cách cụ thể, sát thực; vai trò
hỗ trợ trung gian của các tổ chức, các hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước chưa
thể hiện rõ, kể cả ở khâu hoạch định chính sách, kế hoạch đến thực thi; các chương
trình phát triển CNHT chưa thật sự hiệu quả; doanh nghiệp, đối tượng trực tiếp của
các hoạt động này vẫn chưa nhận được các hỗ trợ thích đáng và cần thiết.
Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là những nền kinh tế đã chú trọng phát
triển CNHT từ sớm trên thế giới và đã đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực
này. Đối với Nhật Bản, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
(DNVVN) đã giúp Nhật Bản thành công trong lĩnh vực CNHT. Đối với Hàn
Quốc thì chính sách mở cửa và tự do hóa thị trường là điểm nổi bật trong thập kỷ
1990 (giai đoạn khởi đầu phát triển CNHT của nước này), đồng thời tiến hành
cải cách ngành công nghiệp, với sự hỗ trợ các DNVVN. Đối với Đài Loan, nền
kinh tế phát triển thành công CNHT chủ yếu nhờ vào quy định về hàm lượng nội
địa hóa sản phẩm. So với các nền kinh tế trên, Việt Nam có trình độ phát triển
thấp hơn rất nhiều nhưng có nhiều điểm tương đồng. Do vậy, để phát huy lợi thế
so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nói riêng, quá trình hội nhập
quốc tế nói chung, phù hợp với thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay thì việc
tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là cần thiết, có ý
nghĩa góp phần lựa chọn giải pháp thiết thực để đáp ứng yêu cầu phát triển
CNHT, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành công nghiệp Việt Nam xét
trên cả tầm nhìn trung và dài hạn.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài“Phát triển công
nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam” được đặt ra hết sức cấp thiết trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, là
một trong những hướng nghiên cứu cơ bản, quan trọng và chiến lược của khoa
học xã hội và nhân văn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
ở Việt Nam hiện nay.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là phân tích, đánh giá quan điểm và giải pháp phát
triển CNHT của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan nhằm rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam để thúc đẩy phát triển ngành kinh tế này ở đất nước ta
trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có nhiệm vụ:
Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển CNHT ở
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam.
Thứ hai, làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển CNHT (khái niệm, đặc
điểm, vai trò, tiêu chí đánh giá và các nhân tố tác động đến sự phát triển CNHT).
Thứ ba, nghiên cứu thực tiễn phát triển CNHT ở Nhật Bản, Hàn Quốc và
Đài Loan từ năm 1980 đến nay, từ đó rút ra những kinh nghiệm về phát triển
CNHT.
Thứ tư, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong phát triển
CNHT trong giai đoạn tới.
Thứ năm, nêu hàm ý chính sách cho Việt Nam trong phát triển CNHT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn (chủ
yếu là cơ chế, chính sách) phát triển CNHT ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp, nội địa hóa sản phẩm và tăng
sức cạnh tranh của nền kinh tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu phát triển CNHT một cách tổng thể, trong
đó tập trung chủ yếu vào các vấn đề về cơ chế, chính sách. Đồng thời, luận án
cũng tập trung phân tích sâu một số ngành cụ thể như: ở Nhật Bản: CNHT ngành
ô tô, điện tử, dệt may; ở Hàn Quốc: CNHT ngành thép, dệt may, điện tử, ô tô; ở
Đài Loan: CNHT ngành dệt may, chế tạo máy, sản xuất bán dẫn; ở Việt Nam:
CNHT ngành điện tử, dệt may.
4
- Phạm vi không gian: CNHT ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu kinh nghiệm và thực tiễn ở Nhật Bản, Hàn
Quốc và Đài Loan từ năm 1980 đến nay, ở Việt Nam từ khi có chủ trương phát
triển CNHT vào những năm 1990, nhất là từ sau Đại hội XI (tháng 01/2011) đến
nay. Nghiên cứu vận dụng kinh nghiệm các nước vào Việt Nam giai đoạn đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (đáp ứng yêu cầu chiến lược ghi trong Quyết
định số 879/QĐ-TTg ngày 9 tháng 6 năm 2014).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, đặc biệt là lý luận về phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất.
Luận án sử dụng một số lý thuyết và mô hình kinh tế học như liên kết kinh
doanh (business linkages), chuỗi giá trị (value chain), cụm liên kết doanh nghiệp
công nghiệp (industrial cluster) để phân tích và làm rõ vấn đề nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết
học Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương
pháp thu thập tài liệu, phương pháp hệ thống hóa lý luận, phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh, thống kê, mô hình, đồ thị và phương pháp chuyên gia.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã hệ thống hóa một cách toàn diện những vấn đề lý luận về phát
triển CNHT, đặc biệt làm rõ vai trò, tiêu chí và những nhân tố tác động đến việc
phát triển CNHT. Luận án đã phân tích và đánh giá thực tiễn phát triển CNHT
của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, đặc biệt có những phân tích so sánh về
chính sách cũng như điều kiện phát triển CNHT ở ba nền kinh tế này. Luận án đã
rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam về phát triển ngành CNHT trong
bối cảnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về phát
triển CNHT.
5
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án cung cấp các luận cứ, cơ sở khoa học cho Việt Nam trong việc
hoạch định các chính sách cho phát triển CNHT; rút ra bài học kinh nghiệm phát
triển CNHT đã được thực hiện ở ba nền kinh tế phát triển nhất Đông Á, bao gồm
Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan để áp dụng vào Việt Nam. Thông qua việc
nghiên cứu, luận án đã gợi mở một số cách thức để giải quyết các vấn đề còn tồn
tại trong phát triển CNHT ở Việt Nam cho cả phía Nhà nước và doanh nghiệp,
như thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phát triển nguồn nhân lực năng động, sáng
tạo; tập trung đầu tư vào các ngành CNHT mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh;
đề xuất một số kiến nghị cụ thể cho Nhà nước trong việc hỗ trợ cho các DNVVN
theo kinh nghiệm từ ba nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được kết cấu thành 4 chương.
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển công
nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam
Chương 2. Những vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp hỗ trợ
Chương 3. Thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Nhật Bản, Hàn Quốc
và Đài Loan.
Chương 4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm thúc đẩy phát triển
công nghiệp hỗ trợ.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
Ở NHẬT BẢN, HÀN QUỐC, ĐÀI LOAN VÀ VIỆT NAM
1.1. Những nghiên cứu lý luận về công nghiệp hỗ trợ và phát triển công
nghiệp hỗ trợ
Nghiên cứu lý thuyết và ứng dụng về các yếu tố cấu thành nên lợi thế cạnh
tranh. Năm 1990, “Công nghiệp liên quan và hỗ trợ” đã được M. Porter nhắc đến
trong “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia” (The competitive advantage of
nations, Harvard business review 1990) [135]. Trong đó, cụm từ này đã được
phân tích như là một trong năm yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một
quốc gia. Tuy nhiên, các nghiên cứu về CNHT nhiều nhất vẫn là ở các quốc gia
Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản, nơi ra đời khái niệm CNHT. Tình hình thuê ngoài
và các nhà cung ứng cho các doanh nghiệp sản xuất của Nhật Bản đã được phân
tích trong “Chi nhánh các nhà lắp ráp Nhật Bản ở châu Á” (Japanese-Affiliated
Manufactures in Asia), JETRO thực hiện năm 2003 [123]; và “Báo cáo khảo sát
các bộ phận ở nước ngoài của các công ty lắp ráp Nhật Bản” (Survey report on
overseas business operations by Japanese manufacturing companies) do Ngân
hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) xuất bản năm 2004 [122]. Báo cáo chỉ ra
rằng, chi nhánh các tập đoàn Nhật Bản ở châu Á, đặc biệt là Thái Lan, Malaysia,
Indonesia đã sử dụng hệ thống thầu phụ được hình thành với vai trò mạnh mẽ
của các doanh nghiệp sản xuất linh kiện có vốn đầu tư từ Nhật Bản.
Porter E. Michael (1990) trong tác phẩm“The competitive advantage of
nations, Harvardbusiness review” (Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia), Trường
Đại học Havard - New York Mỹ [135], đã phân tích, giải thích thuật ngữ “Công
nghiệp liên quan và hỗ trợ”. Tác giả phân tích khá sâu sắc thuật ngữ này thông
qua việc đưa ra lý thuyết về khả năng cạnh tranh quốc gia qua mô hình “viên
kim cương”. Trong đó, công nghiệp liên quan và hỗ trợ được coi là một trong
bốn yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. “Công nghiệp
liên quan và hỗ trợ” được coi là sự tồn tại của ngành cung cấp và ngành công
7
nghiệp liên quan có năng lực cạnh tranh quốc tế. Tác giả đã chia yếu tố này thành
hai phần là CNHT và công nghiệp liên quan. Theo đó, sự phát triển của một ngành
công nghiệp đạt được phải dựa trên khả năng sáng tạo, đổi mới và sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn đầu tư thông qua mối quan hệ tác động qua lại và sự liên kết bền
vững như cấu trúc tinh thể của kim cương giữa bốn nhóm yếu tố, trong đó có nhấn
mạnh vai trò của CNHT.
Bộ Công thương Nhật Bản (MITI, nay là Bộ Kinh tế, Công nghiệp và
Thương mại, METI) (1985), trong công trình “White paper on Industry and
Trade” (Sách trắng về hợp tác kinh tế), Tokyo [140], thuật ngữ CNHT lần đầu
tiên được nhắc đến để chỉ các DNNVV có đóng góp cho việc phát triển cơ sở hạ
tầng công nghiệp ở các nước châu Á trong trung và dài hạn hay đó chính là các
công ty sản xuất linh phụ kiện. Các tác giả đã đánh giá vai trò của các công ty
sản xuất linh phụ kiện trong quá trình CNH, HĐH và phát triển các DNNVV ở
Hàn Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN, đặc biệt là ASEAN 4 (gồm bốn nước:
Indonesia, Malaysia, Philipines và Thái Lan). Việc thúc đẩy phát triển hệ thống
các DNNVV chính là việc thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp hỗ trợ trong quá
trình CNH, HĐH ở những nền kinh tế này.
Năm 2002, Tổ chức năng suất châu Á (Asian productivtity Orgnisation) đã
đúc kết kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ trong cuốn sách “Đẩy mạnh
CNHT: các k