Luận án Phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam

Các DVHTDN phát huy hiệu quả cao nhất khi các dịch vụ này được phát triển cả về số lượng, quy mô cung ứng dịch vụ và chất lượng, cơ cấu dịch vụ. Những năm gần đây, DNCNTT đã tiếp cận và sử dụng nhiều loại hình DVHT, trong đó có các dịch vụ trực tiếp hoặc gián tiếp từ Chính phủ, từ các tổ chức lợi nhuận và phi lợi nhuận, công ty tư nhân Tuy nhiên, các DVHTDN chưa thực sự thích ứng, đáp ứng nhu cầu và phát huy hiệu quả tại các DNCNTT ở Việt Nam. Về phía cung DVHT, các nhà cung cấp chưa cung ứng được các dịch vụ chuyên sâu phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp CNTT. Về phía cầu DVHT, các DNCNTT chưa nhiệt tình tiếp cận, sử dụng và hưởng lợi ích từ DVHT cũng như ít DN thấy được sự cần thiết của việc sử dụng các dịch vụ này. Việc nhiều DNCNTT chưa sử dụng và tận dụng được hiệu quả của các DVHT đã phần nào hạn chế sự phát triển cũng như đóng góp của DNCNTT vào tăng trưởng kinh tế và phát triển chung của xã hội. Ngành DVHTDN ở Việt Nam vẫn phát triển rất khiêm tốn với đóng góp hàng năm chỉ khoảng 1,3% GDP (Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, 2016), rất thấp so với tốc độ phát triển ngành này tại nhiều quốc gia. Tại Singapore, DVHTDN đóng góp tới 15% GDP, ở những nước OECD lĩnh vực này có mức tăng trưởng trung bình 10%/năm. Tại khu vực kinh tế Châu Âu, ngành DVHTDN là một ngành rất năng động trong suốt giai đoạn từ năm 1979-2001 với đóng góp 54% vào tăng trưởng việc làm và 18% vào tăng trưởng thu nhập (Rubalcaba, L. và Kox, H., 2007). Báo cáo của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam khuyến nghị dịch vụ kinh doanh cùng với viễn thông và giáo dục đào tạo là ba ngành dịch vụ mũi nhọn nên ưu tiên phát triển ở Việt Nam. Từ các phân tích trên cho thấy việc phát triển DVHTDN là hết sức cần thiết, là một giải pháp quan trọng để hỗ trợ phát triển DNCNTT ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu về dịch vụ hỗ trợ DNCNTT trong thực tiễn còn rất ít nên chưa nhiều luận giải giúp các nhà quản lý giải đáp câu hỏi: “Làm thế nào để phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam?”. Trả lời được câu hỏi này giúp gợi ý các giải pháp, chính sách thúc đẩy, phát triển ngành DVHTDN đồng thời góp phần phát triển nhanh chóng các DNCNTT ở Việt Nam. Từ các lý do trên, NCS đã chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ của mình

pdf224 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ------------- ------------- NGUYÔN THÞ PH¦¥NG THU PH¸T TRIÓN DÞCH Vô Hç TRî DOANH NGHIÖP C¤NG NGHÖ TH¤NG TIN ë VIÖT NAM CHUY£N NGµNH: kinh tÕ ph¸t triÓn M· Sè: 62310105 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. PGS.TS lª huy ®øc 2. ts. L· hoµng trung Hµ néi - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Thị Phương Thu LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Lê Huy Đức và TS. Lã Hoàng Trung, hai người thầy đã hướng dẫn khoa học tác giả luận án. Sự hướng dẫn tận tình, tâm huyết và đầy trách nhiệm của hai thầy đã giúp tác giả hoàn thành luận án của mình. Cùng với sự tận tâm của hai thầy hướng dẫn, tác giả còn nhận được sự khích lệ động viên cũng như hỗ trợ nhiệt tình của GS.TS Ngô Thắng Lợi trưởng Bộ môn Kinh tế Phát triển và PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn trưởng Khoa Kế hoạch và Phát triển – Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả chân thành cảm ơn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện sau Đại học, Khoa Kế hoạch và Phát triển cùng các thầy, cô tham gia giảng dạy nghiên cứu sinh. Những kiến thức, phương pháp mới được tiếp thu từ quá trình học tập, nghiên cứu tại trường là nền tảng quan trọng giúp tác giả hoàn thành luận án. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Lãnh đạo Bộ thông tin và Truyền thông, Lãnh đạo Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Lãnh đạo Tổng cục Thống kê (TCTK), Lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và toàn thể cán bộ công chức trong các Bộ, TCTK và VCCI đã quan tâm và tạo mọi điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận án. Tác giả trân trọng những chia sẻ, đóng góp của các chuyên gia, bạn bè, đồng nghiệp và Lãnh đạo các doanh nghiệp Công nghệ thông tin, các Nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp Công nghệ thông tin đã tham gia khảo sát. Những chia sẻ, đóng góp đó đã hỗ trợ, giúp tác giả tiếp cận được với các nguồn thông tin quý giá, nâng cao tính thực tiễn trong luận án của mình. Cuối cùng, tác giả xin trân trọng cảm ơn những người thân trong gia đình, cảm ơn Chồng, hai Con gái và Bố mẹ hai bên nội ngoại đã hỗ trợ công việc gia đình, động viên tinh thần và vật chất trong chặng đường nghiên cứu khoa học đầy chông gai để tác giả hoàn thành luận án. Trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VÀ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .................... 11 1.1. Các nghiên cứu về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp .......................................... 11 1.1.1. Nghiên cứu về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trên thế giới ...................................... 12 1.1.2. Nghiên cứu về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ở Việt Nam ...................................... 19 1.2. Các nghiên cứu về phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp CNTT ............. 21 1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan và hướng nghiên cứu luận án ....................... 25 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................. 26 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .............................................................................. 27 2.1. Khái quát chung về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp .................................................................................................. 27 2.1.1. Khái niệm, phân loại dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ................................................ 27 2.1.2. Phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ................................................................... 31 2.2. Phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin ...................... 36 2.2.1. Nội dung cơ bản về doanh nghiệp công nghệ thông tin ......................................... 36 2.2.2. Phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ thông tin .................................. 40 2.2.3. Tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp CNTT .......................... 45 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT .................... 55 2.3.1. Nhân tố ảnh hưởng từ phía cầu dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ..................................... 58 2.3.2. Nhân tố ảnh hưởng từ phía cung dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ................................... 59 2.3.3 Nhân tố khác ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ......................... 59 2.3.4. Mô hình nghiên cứu định lượng ............................................................................. 60 2.4. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ...................... 65 2.4.1. Kinh nghiệm từ Ấn Độ ........................................................................................... 65 2.4.2. Kinh nghiệm từ Trung Quốc .................................................................................. 68 2.4.3. Bài học vận dụng đối với Việt Nam ....................................................................... 70 Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................................. 72 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM ..................................................................... 73 3.1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam ....... 73 3.1.1. Số lượng doanh nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam ...................................... 73 3.1.2. Đặc điểm lao động trong các doanh nghiệp CNTT ở Việt Nam ........................... 75 3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp CNTT ở Việt Nam................... 75 3.2. Thực trạng phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp CNTT ở Việt Nam ....... 78 3.2.1. Phát triển số lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp CNTT ở Việt Nam .................... 78 3.2.2. Phát triển chất lượng dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam .................................. 91 3.3. Thực trạng nhân tố ảnh hưởng phát triển DVHT DNCNTT ở Việt Nam 100 3.3.1. Nhân tố ảnh hưởng từ phía các doanh nghiệp CNTT .......................................... 100 3.3.2. Nhân tố ảnh hưởng từ phía các nhà cung cấp DVHT DNCNTT ........................ 103 3.3.3. Nhân tố khác ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ...................... 105 3.4. Phân tích định lượng tác động của các nhân tố đến sử dụng dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam ........................................................................................ 114 3.4.1. Nguồn số liệu ước lượng mô hình ........................................................................ 114 3.4.2. Kết quả ước lượng mô hình .................................................................................. 115 3.4.3. Kết luận từ kết quả nghiên cứu định lượng .......................................................... 120 3.5. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam ...... 121 3.5.1. Những kết quả đạt được ....................................................................................... 121 3.5.2. Hạn chế trong phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT .............................................. 123 3.5.3. Nguyên nhân của hạn chế trong phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT .................. 126 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................................ 132 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM ....................... 133 4.1. Căn cứ xác định phương hướng phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam ............................................................................................................ 133 4.1.1. Xu hướng phát triển ngành CNTT và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp .................... 133 4.1.2. Dự báo nhu cầu dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam ........................................ 136 4.2. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam ............................................................................................................. 138 4.2.1. Quan điểm phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam ............................... 138 4.2.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam ................................... 140 4.2.3. Phương hướng phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam ......................... 141 4.3. Giải pháp phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam ....................... 142 4.3.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ DNCNTT .................................................... 142 4.3.2. Đa dạng hóa loại hình và hình thức cung ứng dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ............. 146 4.3.3. Tăng cường điều tra, khảo sát nhu cầu của DNCNTT về DVHT ....................... 148 4.3.4 Nâng cao nhận thức của DNCNTT về vai trò của DVHTDN .............................. 149 4.3.5. Hoàn thiện khung khổ pháp lý và tạo lập cơ chế thuận lợi cho phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT .................................................................................................................. 150 4.3.6. Nâng cao vai trò của các Hiệp hội CNTT, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam .......................................................................................................... 153 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................................ 155 KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .......................... 161 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 162 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải BDS Dịch vụ phát triển kinh doanh BSS Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh BRSE Kỹ sư cầu nối CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương CISSP Chứng chỉ chuyên giao bảo mật hệ thống thông tin CNTT Công nghệ thông tin CM Chuyên môn CP Cổ phần DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân DV Dịch vụ DVHT Dịch vụ hỗ trợ DVHTDN Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp GDP Tổng sản phẩm quốc nội HCA Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh HHDV Hàng hóa dịch vụ HTSP Hệ thống sản phẩm KD Kinh doanh KHĐT Kế hoạch và Đầu tư KHTN Khoa học tự nhiên KTKT Kế toán kiểm toán KTXH Kinh tế xã hội MT Môi trường NCPT Nghiên cứu và Phát triển NGO Tổ chức phi chính phủ OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PTKD Phát triển kinh doanh QL Quản lý SPDV Sản phẩm dịch vụ SX Sản xuất TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTTT Thông tin và Truyền thông VP Văn phòng VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam VINASA Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các loại thị trường DVHTDN và gợi ý can thiệp .................................................. 12 Bảng 2.1: Các loại dịch vụ hỗ trợ cơ bản ................................................................................ 29 Bảng 2.2: Tiêu chí đo lường phát triển ngành tài chính ......................................................... 35 Bảng 2.3: Tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT .......................................... 54 Bảng 3.1: Tổng số DN đăng ký hoạt động trong lĩnh vực CNTT ......................................... 74 Bảng 3.2: Loại hình sở hữu NCC dịch vụ hỗ trợ DNCNTT .................................................. 79 Bảng 3.3: Loại hình DVHT có tần suất sử dụng cao ............................................................. 80 Bảng 3.4: Doanh thu nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ DNCNTT theo ngành cấp 5 ................... 89 Bảng 3.5: Cơ cấu DVHT NCC cung ứng cho DNCNTT năm 2015 ..................................... 92 Bảng 3.6: Tình hình hoạt động của doanh nghiệp CNTT năm 2015 ..................................... 92 Bảng 3.7: Kế hoạch hoạt động kinh doanh của DNCNTT & NCC DVHT .......................... 93 Bảng 3.8: Thực trạng sử dụng DVHT của DNCNTT theo Miền .......................................... 94 Bảng 3.9: Cơ cấu DVHT theo hình thức cung ứng ................................................................ 95 Bảng 3.10: Hiệu quả tổng hợp của NCC dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ...................................... 95 Bảng 3.11: Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ........................................... 97 Bảng 3.12: Sự hài lòng về cơ cấu giá dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ............................................ 98 Bảng 3.13: Tỷ lệ phần trăm DNCNTT khẳng định tiếp tục sử dụng DVHT ........................ 99 Bảng 3.14: Tiêu chí đánh giá phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ........................................ 99 Bảng 3.15: Tình hình sử dụng DVHT theo quy mô lao động của DNCNTT ..................... 101 Bảng 3.16: Loại hình DVHT theo số năm hoạt động của DNCNTT .................................. 101 Bảng 3.17: Nhận thức của DNCNTT về dịch vụ hỗ trợ ...................................................... 102 Bảng 3.18: Mức độ phù hợp về nội dung và điều kiện cung cấp DVHT ............................ 103 Bảng 3.19: Năng lực, uy tín của NCC DVHT đối với DNCNTT ....................................... 103 Bảng 3.20: Khả năng đáp ứng nhu cầu DVHT cho DNCNTT............................................ 104 Bảng 3.21: Số lượng và tỷ lệ các NCC DVHTDN kinh doanh thua lỗ ............................... 112 Bảng 3.22: Mức xác suất tại véc tơ X0 ................................................................................. 116 Bảng 3.23: Ảnh hưởng của biến độc lập đến xác suất sử dụng dịch vụ tư vấn ................... 117 Bảng 3.24: Tác động của các nhân tố đến khả năng sử dụng DVHT .................................. 117 Bảng 3.25: Thực trạng sử dụng dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ................................................... 122 Bảng 4.1: Dự báo số lượng DNCNTT có nhu cầu sử dụng DVHT .................................... 137 Bảng 4.2: Tỷ số rủi ro xác suất ROR của các mô hình dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ............... 137 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Quy trình nghiên cứu phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ở Việt Nam ..................... 5 Hình 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVKD ....................................................... 15 Hình 1.2: Chuỗi giá trị ngành công nghệ thông tin ................................................................ 22 Hình 1.3: Chuỗi giá trị ngành phần mềm ................................................................................ 23 Hình 2.1: Mô hình chuẩn đoán toàn diện hệ thống tổ chức ................................................... 34 Hình 2.2: Quan điểm phát triển dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ................................................ 36 Hình 2.3: Phát triển dịch vụ hỗ trợ DNCNTT ........................................................................ 44 Hình 2.4: Các yếu tố trong mô hình Kim cương của Michael Porter .................................... 57 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu định lượng ............................................................................. 61 Hình 3.1: Biểu đồ tăng trưởng lao động trong DN phần mềm và nội dung số...................... 75 Hình 3.2: Tăng trưởng doanh thu của công nghiệp phần mềm và nội dung số ..................... 76 Hình 3.3: Tình hình sử dụng DV tư vấn và cung cấp thông tin của DNCNTT .................... 81 Hình 3.4: Tình hình sử dụng DV xúc tiến và triển lãm của DNCNTT ................................. 83 Hình 3.5: Chi phí đào tạo lao động tại các DNCNTT năm 2015 ........................................... 84 Hình 3.6: Tình hình sử dụng dịch vụ công nghệ của DNCNTT ............................................ 85 Hình 3.7: Sự gia tăng về vốn của các doanh nghiệp CNTT ................................................... 90 Hình 3.8: Cơ cấu dịch vụ hỗ trợ DNCNTT theo giá trị .......................................................... 91 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Ngành công nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) nói chung và các doanh nghiệp công nghệ thông tin (DNCNTT) nói riêng đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam. Sự phát triển ngành công nghiệp CNTT và DNCNTT góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển nhanh các lĩnh vực, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia và hiệu quả của nền kinh tế, góp phần rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chính phủ xác định CNTT là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, góp phần làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế xã hội. CNTT là nền tảng của phương thức phát triển mới, là hạ tầng của hạ tầng phát triển, hướng tới mục tiêu nâng cao toàn diện năng lực cạnh tranh quốc gia, là con đường ngắn nhất để Việt Nam tiến kịp các nước phát triển. Từ sau khi có Nghị quyết, ngành CNTT trong đó đặc biệt là các DNCNTT đã được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, được khai thác và sử dụng một số quỹ đất sạch v.v. Đây là những thuận lợi đã được các DNCNTT tận dụng để đầu tư phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm 2015, doanh thu của các DNCNTT đạt khoảng 3,0 tỷ USD (với tỷ giá 22.450VND/1USD, khoảng 67,3 tỷ đồng) tăng gần 1,5 lần so với năm 2010 (Vân Ly, 2016). Tăng trưởng doanh thu bình quân toàn ngành CNTT trong giai đoạn 2001-2015 đạt 20-25%/năm. Năm 2016, giá trị ngành công nghiệp phần mềm ở Việt Nam chiếm khoảng 1% giá trị ngành công nghiệp thế giới. Do đó, có thể thấy tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp phần mềm - một ngành mũi nhọn trong ngành công nghiệp CNTT Việt Nam – đạt khá cao nhưng độ lớn của thị trường lại nhỏ bé so với thị trường thế giới. CNTT là ngành công nghệ cao và phụ thuộc vào sự phát triển công nghệ toàn cầu. Đặc điểm nổi bật của các doanh nghiệp trong ngành CNTT là cung cấp các sản phẩm có vòng đời ngày càng ngắn hơn. Điều này dẫn đến các kiến thức chuyên môn của các nhân viên trong các doanh nghiệp trong ngành CNTT nhanh lạc hậu (Koski, T.H.A, 1988). Để có thể cạnh tranh tốt trong nền kinh tế thị trường luôn thay đổi, các DNCNTT phải luôn cập nhật, học hỏi các kiến thức mới, ứng dụng nhanh chóng các kiến thức, công nghệ mới vào sản phẩm, dịch vụ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các DNCNTT không chỉ hoạt động trong nền kinh tế thị trường luôn thay đổi mà còn hoạt động trong môi trường đầy biến động do sự tiến bộ và đổi mới không ngừng của CNTT. Do vậy, yêu cầu đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh 2 của DNCNTT thường cấp thiết hơn so với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác. Để đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, các DNCNTT chỉ dựa vào khả năng chuyên môn, nguồn lực nội bộ doanh nghiệp chưa đủ, mà cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài thông qua các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (DVHTDN) như hỗ trợ tìm kiếm thị trường, xúc tiến thương mại, tư vấn pháp luật, đào tạo nhân lực, hỗ trợ cung cấp và chuyển giao công nghệ Các DVHTDN phát huy hiệu quả cao nhất khi các dịch vụ này được phát triể
Luận văn liên quan