Tóm tắt Luận án Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế

Du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhờ nguồn tài nguyên du lịch (TNDL) phong phú và đa dạng. Thực tế phát triển du lịch (DL) nước ta cho thấy việc đánh giá và khai thác TNDL đúng đắn và hợp lý không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn giúp bảo vệ tài nguyên bền vững.

docx24 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 5603 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhờ nguồn tài nguyên du lịch (TNDL) phong phú và đa dạng. Thực tế phát triển du lịch (DL) nước ta cho thấy việc đánh giá và khai thác TNDL đúng đắn và hợp lý không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn giúp bảo vệ tài nguyên bền vững. Thừa Thiên - Huế (TTH) là một trong số ít những địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, đặc biệt là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn (TNDLNV) đặc sắc, có giá trị cao. Đây là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế lớn của nước ta trong hơn 3 thế kỷ. Thừa Thiên - Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam, trở thành di sản quý hiếm của quốc gia và một bộ phận quan trọng đã được công nhận là di sản văn hóa (DSVH) thế giới. Thực tế khai thác TNDLNV của tỉnh TTH hơn thập niên qua đạt được nhiều thành tựu nhưng hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao do sản phẩm du lịch đơn điệu, chủ yếu khai thác một số tài nguyên thuộc Quần thể di tích (QTDT) Cố đô Huế. Do đó, kiểm kê và đánh giá khả năng khai thác du lịch của tài nguyên là cần thiết để có định hướng và giải pháp khai thác hợp lý, hiệu quả hơn trong tương lai. Đó là lý do tác giả đã chọn đề tài: “Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế” cho luận án tiến sĩ chuyên ngành Địa lý học của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu Trên thế giới, các vấn đề lý luận và thực tiễn về TNDLNV và đánh giá TNDLNV được đề cập trong nhiều công trình như: TNDL văn hóa: Các Mô hình, Quá trình và chính sách của Myriam Jansen-Verbeke và nhiều tác giả khác (ntgk) (2008), Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới của UNESCO (2001), Quản lý DL bền vững của John Swarbrooke (2000), Kết nối cộng đồng, DL và bảo tồn – Một quá trình đánh giá DL của Elleen Guierrez và ntgk, Công cụ đánh giá và phát triển TNDL của Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm phát triển kinh tế và cộng đồng (Đại học Illinois),... Ở Việt Nam, những lý luận về TNDLNV được nghiên cứu chủ yếu từ góc độ địa lý, đặc biệt có ý nghĩa là “Địa lý du lịch Việt Nam” của Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2010) và “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” của Phạm Trung Lương (chủ biên) (2000). Nhiều công trình nghiên cứu theo hướng tổ chức lãnh thổ du lịch, đánh giá TNDL, bao gồm cả TNDLNV được thực hiện ở quy mô cấp vùng, cấp tỉnh. Các TNDLNV ở TTH được xem xét dưới nhiều góc độ: lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật, tôn giáo, Các quy hoạch phát triển; các đề tài nghiên cứu về đánh giá TNDL, quy hoạch tuyến điểm DL, đánh giá các di tích lịch sử - văn hóa,... đã cung cấp nhiều thông tin và gợi ý cho tác giả. Nhìn chung, TNDLNV và đánh giá TNDLNV được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, đánh giá tổng hợpTNDLNV của TTH theo các điểm tài nguyên (ĐTN) chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Đánh giá TNDLNV tỉnh TTH làm cơ sở cho việc đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả TNDLNV, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành du lịch TTH trong tương lai. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan có chọn lọc những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến TNDLNV, đánh giá TNDLNV và vận dụng vào địa bàn nghiên cứu; - Xác định những tiêu chí và chỉ tiêu phù hợp để đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế; - Phân tích đặc điểm TNDLNV tỉnh Thừa Thiên - Huế; - Đánh giá các điểm TNDLNV tỉnh TTH phục vụ phát triển du lịch; - Phân tích thực trạng khai thác TNDLNV tỉnh Thừa Thiên - Huế; - Đề xuất định hướng phát triển theo điểm, tuyến du lịch và những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả TNDLNV tỉnh TTH trong tương lai. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Về nội dung: - Đề tài kiểm kê, phân tích khái quát TNDLNV tỉnh TTH với tất cả các loại tài nguyên, gồm các di tích lịch sử - văn hóa (DTLSVH); các lễ hội; các đối tượng gắn với dân tộc học; các làng nghề truyền thống (LNTT); các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác. - Đối tượng đánh giá bằng phương pháp thang điểm tổng hợp của đề tài là các ĐTN có vị trí cố định trong không gian. Trên cơ sở kết quả kiểm kê tài nguyên, nhằm làm nổi bật các giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng gắn liền với vùng đất Thừa Thiên - Huế, đề tài lựa chọn các ĐTN đưa vào đánh giá theo thang điểm tổng hợp, bao gồm: + Các DTLSVH: Đề tài đánh giá tất cả di tích được xếp hạng. + Các làng nghề truyền thống: Đề tài đánh giá những LNTT có định hướng phát triển phục vụ du lịch, nằm trong Đề án “Quy hoạch phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh TTH đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” và một số LNTT hiện đang thu hút du khách. + Các lễ hội, đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác: đề tài đưa vào đánh giá những tài nguyên có sức thu hút với khách du lịch. - Các ĐTN du lịch nhân văn có kết quả đánh giá tổng hợp khả năng khai thác từ mức trung bình trở lên mới đưa vào xây dựng định hướng khai thác theo điểm, tuyến du lịch. Về không gian: Đề tài phân tích khái quát TNDLNV và đánh giá các điểm TNDLNV phân bố trong phạm vi ranh giới tỉnh Thừa Thiên - Huế, đồng thời xây dựng định hướng khai thác TNDLNV không chỉ trong phạm vi không gian của tỉnh mà còn gắn với tài nguyên các tỉnh lân cận. Về thời gian: Đề tài đánh giá TNDLNV tỉnh Thừa Thiên – Huế trong thời điểm hiện tại, nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch và khai thác TNDLNV tỉnh TTH trong giai đoạn 2000 - 2013 và đề xuất định hướng, giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên đến năm 2030. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu - Luận án vận dụng các quan điểm nghiên cứu: quan điểm tổng hợp, quan điểm hệ thống, quan điểm lãnh thổ, quan điểm lịch sử - viễn cảnh, quan điểm phát triển bền vững - Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp phân tích SWOT, phương pháp bản đồ - GIS 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn - Góp phần làm sáng tỏ lý luận về TNDLNV và đánh giá TNDLNV, trên cơ sở đó, đề tài xây dựng quy trình, khung lý thuyết đánh giá TNDLNV. - Giới thiệu hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu và trọng số của các tiêu chí đánh giá TNDLNV. - Làm nổi bật giá trị của TNDLNV ở tỉnh TTH và sự phân hóa theo không gian của tài nguyên; nhận diện khả năng khai thác các điểm TNDLNV của tỉnh làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch hợp lý hơn. - Phân tích những thành tựu và một số hạn chế trong khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên – Huế dưới các góc độ khác nhau (cơ quan quản lý nhà nước, công ty du lịch và du khách) - Đề xuất được một số định hướng khai thác TNDLNV về mặt lãnh thổ và một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả các tài nguyên này để thúc đẩy sự phát triển du lịch của Thừa Thiên - Huế đến năm 2030. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn. Chương 2: Tài nguyên du lịch nhân văn và đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản - Du lịch: là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. - Khách du lịch: là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến - Loại hình và sản phẩm du lịch + Sản phẩm du lịch (SPDL): là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch. + Loại hình du lịch: là một tập hợp các SPDL có đặc điểm giống nhau về nhu cầu, động cơ, khách hàng, cách phân phối, cách tổ chức, mức giá,... - Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, DTLSVH, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu DL, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu DL, điểm DL, tuyến DL, đô thị DL. Tài nguyên du lịch gồm TNDL tự nhiên và TNDLNV đang hoặc chưa được khai thác. - ĐTN và điểm du lịch: ĐTN được hiểu là nơi có một hoặc một vài loại TNDL. Điểm du lịch là nơi có TNDL hấp dẫn, đang khai thác phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. 1.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 1.1.2.1. Khái niệm: TNDLNV gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. 1.1.2.2. Đặc điểm: tài nguyên du lịch nhân văn có các đặc điểm sau: Mang tính phổ biến; Mang những giá trị đặc sắc riêng; Rất phong phú và đa dạng; Mang những giá trị hữu hình và vô hình; Thời gian khai thác khác nhau; Có thể tôn tạo, thay đổi và tạo mới; Mang tính tập trung dễ tiếp cận; Mang tính nhận thức nhiều hơn là giải trí, nghỉ dưỡng. 1.1.2.3. Phân loại: TNDLNV thường được chia thành các nhóm: Các di tích lịch sử - văn hóa, Các lễ hội, Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, Các làng nghề truyền thống, Các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác. Đồng thời, TNDLNV còn được công nhận danh hiệu tương xứng với cấp giá trị (thế giới, quốc gia đặc biệt,... ). 1.1.3. Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn 1.1.3.1. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn Hướng đánh giá: gồm đánh giá định tính và đánh giá định lượng Quy trình đánh giá: gồm ba bước: xây dựng thang đánh giá, tiến hành đánh giá và đánh giá kết quả 1.1.3.2. Các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn * Lựa chọn tiêu chí: Đề tài lựa chọn 6 tiêu chí đánh giá TNDLNV vận dụng cho địa bàn TTH bao gồm: Độ hấp dẫn, Khả năng tiếp cận, Tính liên kết, Mức độ bảo tồn, Khả năng đón khách và Thời gian khai thác. * Phân cấp chỉ tiêu: Các chỉ tiêu đánh giá được phân cấp như sau: Bảng 1.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá TNDLNV Tiêu chí Phân cấp các chỉ tiêu 1. Độ hấp dẫn Rất hấp dẫn Hấp dẫn Trung bình Ít hấp dẫn Kém hấp dẫn Cấp xếp hạng TN và mức độ nổi tiếng đối với du khách Tất cả điểm TN mà danh tiếng và giá trị của nó vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, được nhiều nơi trên thế giới biết đến; hoặc điểm TN xếp hạng cấp thế giới và được du khách trong nước biết đến. Tất cả điểm TN được xếp hạng từ cấp QG đặc biệt trở xuống và danh tiếng, giá trị của nó được du khách trong nước biết đến; hoặc điểm TN được xếp hạng cấp thế giới và được du khách trong tỉnh biết đến. Đối với các điểm TN không hoặc chưa xếp hạng có mức hấp dẫn khi danh tiếng và giá trị của nó được du khách trong nước biết đến Điểm TN được xếp hạng cấp TG và danh tiếng, giá trị của nó chỉ được du khách địa phương, khách trong huyện hoặc các huyện lân cận biết đến; các điểm TN được xếp hạng từ cấp QG đặc biệt trở xuống và danh tiếng, giá trị của nó được du khách trong tỉnh biết đến; các điểm TN được xếp hạng từ cấp QG đặc biệt và danh tiếng, giá trị của nó được du khách trong huyện và các huyện lân cận biết đến. Đối với các ĐTN không và chưa xếp hạng, độ hấp dẫn trung bình khi danh tiếng và giá trị của nó được du khách trong tỉnh biết đến. Điểm TN được xếp hạng cấp QG đặc biệt nhưng danh tiếng và giá trị của nó chỉ được du khách địa phương biết đến; hoặc điểm TN được xếp hạng cấp QG và danh tiếng, giá trị của nó được du khách trong huyện và huyện lân cận biết đến. Đối với các ĐTN không và chưa xếp hạng, mức độ ít hấp dẫn khi danh tiếng và giá trị của nó được du khách trong huyện và huyện lân cận biết đến. Điểm TN được xếp hạng cấp QG hoặc cấp tỉnh nhưng danh tiếng và giá trị của nó được du khách địa phương biết đến; hoặc điểm TN được xếp hạng cấp tỉnh và danh tiếng, giá trị của nó được du khách trong huyện và huyện lân cận biết đến. Đối với các ĐTN không và chưa xếp hạng, mức độ kém hấp dẫn khi danh tiếng và giá trị của nó được du khách địa phương biết đến. 2. Khả năng tiếp cận Rất thuận lợi Thuận lợi Trung bình Ít thuận lợi Kém thuận lợi - Khoảng cách Rất gần Gần Trung bình Xa Rất xa Từ điểm TN đến trung tâm hành chính tỉnh Dưới 10km Từ 10-30km Từ 30-50km Từ 50-70km Từ 70km trở lên - Phương tiện (PT) Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít Số loại phương tiện GT > 4 PT 4 PT 3 PT 2 PT 1 PT - Chất lượng đường giao thông Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém Phần trăm đường nhựa 100% Từ 90 - 100% Từ 80 - 90% Từ 70 – 80% <70% Thời gian tiếp cận Rất ngắn Ngắn Trung bình Dài Rất dài Thời gian đi từ trung tâm đến điểm TN <30 phút Từ 30-60 phút Từ 60-90 phút Từ 90-120 phút >120 phút 3. Tính liên kết Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém Số điểm TN lân cận ≥ 5 ĐTN 4 ĐTN 3 ĐTN 2 ĐTN 1 ĐTN 4. Mức độ bảo tồn Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp Hiện trạng của công trình hoặc tình trạng hoạt động của làng nghề TN nguyên vẹn hoặc gần như nguyên vẹn; LN đang hoạt động tốt Khá nguyên vẹn, giữ được những giá trị tinh hoa, bản sắc của TN; LN đang hoạt động khá tốt Một số giá trị tinh hoa, bản sắc của TN bị mai một; LN đang hoạt động cầm chừng Phần nhiều giá trị tinh hoa, bản sắc của TN bị mai một; LN gần như không hoạt động, nghề có nguy cơ thất truyền Gần như không còn hoặc không còn tồn tại trên thực địa hoặc bị thất truyền (đối với nghề) 5. Khả năng đón khách Rất lớn Lớn Trung bình Thấp Rất thấp Số khách có thể đón tiếp trong ngày ≥ 500 khách/ngày Từ 300-500 khách/ngày Từ 200-300 khách/ngày Từ 100-200 khách/ngày <100 khách/ngày 6. Thời gian khai thác Rất dài Dài Trung bình Ngắn Rất ngắn Số ngày có thể tổ chức hoạt động du lịch ≥ 250 ngày/năm Từ 200-250 ngày/năm Từ 150-200 ngày/năm Từ 100-150 ngày/năm <100 ngày/năm * Trọng số: Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process - AHP) được sử dụng để xác định trọng số của các tiêu chí đánh giá thông qua ý kiến 8 chuyên gia. Kết quả, trọng số của các tiêu chí lần lượt là: Độ hấp dẫn - 0,32; Khả năng tiếp cận - 0,19; Tính liên kết - 0,13; Mức độ bảo tồn - 0,22; Khả năng đón khách - 0,06 và Thời gian khai thác - 0,08. * Thang đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp - Mỗi tiêu chí chia làm 5 bậc, điểm tương ứng mỗi bậc từ cao xuống thấp là 5, 4, 3, 2, 1. - Kết quả đánh giá tổng hợp TNDLNV được phân thành 5 hạng tương ứng với khả năng khai thác rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp. 1.2. Cơ sở thực tiễn Thực tiễn triển khai công tác đánh giá TNDLNV trên thế giới: Các tổ chức và quốc gia trên thế giới như Ai Cập, Canada, Romani, Philipin, Campuchia, rất quan tâm đến công tác đánh giá TNDLNV cho hoạt động bảo tồn, khai thác phục vụ phát triển du lịch và quy hoạch du lịch. UNESCO là tổ chức xếp hạng uy tín nhất và đem lại giá trị toàn cầu cho tài nguyên với hệ thống DSVH thế giới và các danh hiệu khác như DSVH phi vật thể của nhân loại, di sản tư liệu thế giới. Bên cạnh đó, các tổ chức, trang tin điện tử quốc tế như tổ chức New Open World Corporation (NOWC), CNN travel, đánh giá tài nguyên thông qua các cuộc bình chọn kỳ quan thế giới, các món ngon,... trên ý kiến của du khách và người dân. Thực tiễn triển khai công tác đánh giá TNDLNV ở Việt Nam: Công tác đánh giá xếp hạng giá trị tài nguyên được thực hiện trên phạm vi cả nước và ở các tỉnh, thành phố để làm căn cứ cho việc bảo tồn và phát huy giá trị tài nguyên phục vụ du lịch. Trong quy hoạch và chiến lược phát triển ngành du lịch của cả nước, mỗi vùng, mỗi địa phương việc kiểm kê, đánh giá TNDLNV với vai trò là nguồn lực phát triển làm cơ sở việc xây dựng định hướng, giải pháp phát triển của ngành du lịch. Một số vấn đề đặt ra trong đánh giá TNDLNV: Đánh giá tài nguyên làm cơ sở cho việc lập quy hoạch phát triển du lịch; Xây dựng quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo công tác kiểm kê, đánh giá và quản lý tài nguyên; Thành lập cơ quan nghiên cứu chuyên sâu trong đánh giá và đầu tư có trọng điểm trong việc khai thác tài nguyên; Phát huy giá trị tài nguyên kết hợp với công tác bảo tồn; Phối hợp giữa cơ quan quản lý và cộng đồng địa phương trong quản lý, khai thác và bảo tồn tài nguyên. CHƯƠNG 2 TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ 2.1. Khái quát tỉnh Thừa Thiên - Huế 2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Thừa Thiên - Huế có diện tích tự nhiên là 5.033,2 ha, ở trung tâm của địa bàn giàu DSTG bậc nhất nước ta. Vì vậy, vị trí địa lý giúp khả năng tiếp cận các điểm đến TTH và kết nối với các tuyến du lịch quốc tế và quốc gia thuận lợi bằng cả đường bộ, đường hàng không, đường thủy và đường sắt. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên 2.1.2.1. Địa hình: Với đầy đủ các dạng địa hình núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, biển, tạo ra tiền đề cho việc đa dạng hóa loại hình du lịch. Tuy nhiên, điều kiện địa hình TTH cũng gây không ít khó khăn trong việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch. 2.1.2.2. Khí hậu: TTH có mùa đông khá lạnh; mùa hè nóng, chịu ảnh hưởng mạnh của gió phơn. Lượng mưa trung bình hàng năm lớn, thường có lũ, số ngày mưa nhiều. Nhìn chung, khí hậu TTH ít thuận lợi cho hoạt động du lịch ngoài trời, nghỉ dưỡng, đặc biệt vào mùa mưa. 2.1.2.3. Thủy văn: Mạng lưới thủy văn ở TTH hội đủ các yếu tố: sông ngòi; trằm bàu, hồ; đầm phá; không chỉ cung cấp nguồn nước ngọt cho hoạt động du lịch, tạo cảnh quan đẹp mà còn có chức năng trị bệnh. 2.1.2.4. Sinh vật: Hệ sinh thái TTH rất đa dạng. Sinh giới ở TTH vừa là nguồn TNDL đặc sắc vừa là nguồn cung thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thụ hưởng sản vật tươi ngon, đặc sản của du khách. 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng GDP Quy mô GDP tỉnh TTH tăng trưởng nhanh, chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và mang tính dịch vụ rõ nét. Tình hình phát triển kinh tế giúp thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển: kích thích nhu cầu, mở rộng thị trường du lịch và tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách. 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng: Hệ thống CSHT tỉnh TTH trong thời gian qua không ngừng được hoàn thiện góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. 2.1.3.3. Dân cư và nguồn lao động: Năm 2013, dân số của tỉnh hơn 1,12 triệu người với 6 dân tộc chính. Các dân tộc có văn hoá truyền thống độc đáo tạo nên nét hấp dẫn có thể khai thác DL. Nguồn lao động dồi dào, cần mẫn và có chuyên môn kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển DL. 2.1.3.4. Mạng lưới đô thị: Hệ thống đô thị của TTH phân bố khá hợp lý và có bước phát triển nhanh tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận và kết nối các ĐTN. Mạng lưới đô thị cung cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT), dịch vụ cho hoạt động du lịch. 2.1.3.5. Chính sách, thể chế và vốn đầu tư: Chính sách và thể chế phù hợp, thông thoáng tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Tuy nhiên, nền hành chính còn hạn chế đã gây khó khăn cho doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. 2.1.3.6. Lịch sử phát triển và khai thác lãnh thổ: TTH là nơi hiện diện nhiều nền văn hóa rực rỡ, là trung tâm chính trị trong hơn 3 thế kỷ đã để lại trên lãnh thổ TTH ngày nay nhiều di sản văn hóa vừa đa dạng vừa đặc sắc. 2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế 2.2.1. Các di tích lịch sử - văn hóa Tính đến năm 2013, TTH có 140 DTLSVH được xếp hạng các cấp, nổi bật là Quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là DSVH thế giới. Thành phố Huế có mật độ di tích dày đặc và giá trị nhất. 2.2.1.1. Di tích khảo cổ: nhiều di tích khảo cổ có giá trị khoa học thuộc nền văn hóa Chămpa v
Luận văn liên quan