Cùng với sự cải thiện mức sống, du lịch trở thành một nhu cầu không thể
thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở nhiều quốc gia và trở thành một
ngành công nghiệp không khói quan trọng trong nền kinh tế. Sự phát triển của
ngành du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất
khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên;
tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập
quốc tế. Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế phát
triển với tốc độ cao, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia vì những lợi ích to lớn
về kinh tế - xã hội mà ngành này đem lại.
Ở Việt Nam, Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 16/1/2017, Về
phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũ nhọn, đã xác định mục tiêu: “Phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan
trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành,
lĩnh vực khác ”. Đồng thời, “ phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh
nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung
nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch” [1].
Để đạt được mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2030, trong đó có các giải pháp tổng thể về tiếp tục đổi mới nhận
thức, tư duy về phát triển du lịch; hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du
lịch; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; phát triển
doanh nghiệp du lịch; nguồn nhân lực du lịch; phát triển và đa dạng hóa thị
trường khách du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá,
xây dựng thương hiệu du lịch và hợp tác, hội nhập quốc tế về du lịch.
222 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN BẢO THƢ
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRONG NGÀNH DU LỊCH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2022
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN BẢO THƢ
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRONG NGÀNH DU LỊCH
Ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 9.34.04.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Bùi Quang Tuấn
2. TS. Nghiêm Xuân Đạt
HÀ NỘI - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................... 11
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong ngành du lịch ............................................................................................ 11
1.2. Các nghiên cứu về những yếu tố tác động đến phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong ngành du lịch ............................................................ 16
1.3. Các nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong ngành du lịch ............................................................................................ 22
1.4. Nhận xét, đánh giá, nhận diện khoảng trống trong nghiên cứu: ............ 25
1.4.1. Những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu ................. 25
1.4.2. Những khoảng trống nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa trong ngành du lịch ........................................................................ 27
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................... 29
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH DU LỊCH ................................. 30
2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong ngành du lịch ............................................................................................ 30
2.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................... 30
2.1.2. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa trong trong ngành du lịch ..... 32
Việt Nam .................................................................................................... 34
2.1.3. Đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành du lịch ... 35
2.1.4. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành du lịch trong
nền kinh tế .................................................................................................. 38
2.2. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành du lịch từ góc độ
quản lý nhà nƣớc ................................................................................................ 40
2.2.1. Khái niệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành du lịch ... 40
2.2.2. Nội dung phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành du lịch ...... 41
2.2.3. Phương thức phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành du
lịch dưới góc độ quản lý nhà nước ............................................................ 42
2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong ngành du lịch ............................................................................................ 49
2.3.1. Các yếu tố bên ngoài: ...................................................................... 49
2.3.2. Các nhân tố về chính sách pháp luật và quản lý nhà nước phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch ............................................ 52
2.3.4. Các yếu tố thuộc về nội tại doanh nghiệp ........................................ 57
2.4. Tiêu chí đánh giá sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành
du lịch ................................................................................................................... 59
2.4.1. Nhóm các tiêu chí đánh giá số lượng, quy mô và nguồn lực phát
triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch ..................................... 59
2.4.2. Nhóm các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh ... 61
2.5. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành du
lịch trên thế giới và bài học cho Việt Nam ....................................................... 64
2.5.1. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành
du lịch của một số nước ............................................................................. 64
2.5.2. Một số bài học kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong ngành du lịch của Việt Nam ...................................................... 69
Tiểu kết Chƣơng 2 .............................................................................................. 71
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA NGÀNH DU LỊCH CỦA VIỆT NAM .................................................... 72
3.1. Thực trạng quản lý nhà nƣớc trong quá trình phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch ...................................................................... 72
3.1.1. Thực trạng chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong ngành du lịch .................................................................................... 72
3.1.2. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa ngành du lịch ....................................................................................... 74
3.1.3. Kiểm tra, giám sát việc ban hành và thực hiện chính sách phát
triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch ............................................ 78
3.1.4. Đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
ngành du lịch .............................................................................................. 79
3.2.Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch giai
đoạn 2011-2020 ................................................................................................... 83
3.2.1. Về số lượng và quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ .......................... 83
3.2.2.Về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ......................................... 93
3.2.3. Đóng góp của DNNVV du lịch vào ngân sách.............................. 104
3.2.4. Một số vấn đề trong phát triển DNNVV du lịch Việt Nam giai
đoạn 2011-2020 ....................................................................................... 105
3.3. Đánh giá thực trạng tác động của một số nhân tố ảnh hƣởng đến sự
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch ...................................... 109
3.4. Đánh giá chung về thành công và hạn chế trong phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch .................................................................... 116
3.4.1. Những thành công trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
ngành du lịch và nguyên nhân ................................................................. 116
3.4.2. Những hạn chế, khó khăn và nguyên nhân .................................... 118
Tiểu kết Chƣơng 3 ............................................................................................ 120
Chƣơng 4: BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH DU LỊCH ..... 121
4.1. Bối cảnh mới trong phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành du lịch 121
4.1.1. Bối cảnh trong nước ...................................................................... 121
4.1.2. Bối cảnh ngoài nước ...................................................................... 126
4.2. Quan điểm về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành
du lịch ................................................................................................................ 128
4.2.1. Phát triển phải chú ý đến tăng số lượng và quy mô của doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong ngành du lịch ................................................... 129
4.2.2. Phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch trong bối cảnh mới ............................. 129
4.2.3. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch phải đảm bảo
tính bền vững ........................................................................................... 130
4.3. Định hƣớng về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành du lịch 130
4.3.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch
gắn với phát triển du lịch bền vững ......................................................... 131
4.3.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch
gắn với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa bền vững ............................ 133
4.4. Giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành du lịch ..... 135
4.4.1. Nhóm giải pháp từ phía nhà nước ................................................. 135
4.4.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch . 143
4.5. Một số khuyến nghị nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
trong ngành du lịch Việt Nam ......................................................................... 144
4.5.1. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch .... 144
4.5.2. Khuyến nghị đối với lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
ngành du lịch ............................................................................................ 146
Tiểu kết Chƣơng 4 ............................................................................................ 148
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 152
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Viết nguyên từ
1 GDP Tổng sản phẩm quốc nội
2 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
3 UBND Ủy ban Nhân dân
4 DN Doanh nghiệp
5 VNĐ Việt Nam đồng
6 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
7 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
8 CHXHCNVN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
9 CEO Giám đốc điều hành
10 NXB Nhà xuất bản
11 NCS Nghiên cứu sinh
11 QLNN Quản lý nhà nước
12 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chí xác định DNNVV ............................................................. 32
Bảng 2.2: Phân loại DN ngành du lịch theo hệ thống phân ngành kinh tế
Việt Nam ................................................................................................. 34
Bảng 3.1. Quy mô vốn bình quân của DNNVV du lịch phân theo vùng ....... 90
Bảng 3.2. Tỷ lệ doanh thu DNNVV du lịch theo địa phương năm 2020
và doanh thu bình quân của DNNVV du lịch các thành phố trực
thuộc trung ương giai đoạn 2011-2020 .................................................. 96
Bảng 3.3 Tỷ lệ doanh nghiệp DNNVV du lịch kinh doanh có lợi nhuận
giai đoạn 2011-2020 phân theo quy mô ................................................ 100
Bảng 3.4. Tỷ lệ doanh nghiệp đóng thuế và mức đóng thuế bình quân
của doanh nghiệp du lịch giai đoạn 2011-2020 .................................... 105
Bảng 3.5 Kết quả mô hình Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu suất doanh nghiệp
nhỏ và vừa ngành du lịch sử dụng dữ liệu bảng với hiệu ứng cố định. .... 112
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khung phân tích của luận án ............................................................. 8
Hình 3.1. Số lượng, tăng trưởng số lượng DNNVV du lịch giai đoạn
2011-2020 ............................................................................................... 83
Hình 3.2. Cơ cấu DNNVV du lịch theo nhóm ngành(%) ............................... 84
Hình 3.3. Cơ cấu DNNVV du lịch theo tiểu ngành giai đoạn 2011-2020 ...... 85
Hình 3.4. Cơ cấu DNNVV du lịch giai đoạn 2011-2020 ................................ 85
Hình 3.5. Cơ cấu DNNVV du lịch theo loại hình ........................................... 86
Hình 3.6. Cơ cấu DNNVV ngành du lịch theo quy mô(%) ............................ 87
Hình 3.7. Phân bổ DNNVV ngành du lịch theo vùng kinh tế ........................ 87
Hình 3.8 . Phân bổ DNNVV ngành du lịch theo địa phương ......................... 88
Hình 3.9. Nguồn vốn bình quân của DNNVV du lịch phân theo sở hữu
và theo quy mô ........................................................................................ 89
Hình 3.10. Quy mô lao động bình quân của DNNVV du lịch và các phân
ngành ....................................................................................................... 91
Hình 3.11. Lao động bình quân của DNNVV du lịch phân theo sở hữu và
theo quy mô doanh nghiệp ...................................................................... 92
Hình 3.12. Quy mô lao động DNNVV du lịch phân theo vùng ..................... 93
Hình 3.13. Doanh thu bình quân của DNNVV du lịch phân theo sở hữu
và quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2011-2020 ....................................... 94
Hình 3.14. Cơ cấu doanh thu ngành du lịch theo vùng kinh tế năm 2020 ...... 95
Hình 3.15. Lợi nhuận bình quân và tỷ lệ DNNVV kinh doanh có lợi
nhuận trong giai đoạn 2011-2020 của ngành du lịch và chung của
nền kinh tế ............................................................................................... 97
Hình 3.16. Lợi nhuận bình quân DNNVV du lịch giai đoạn 2011-2020
phân theo sở hữu ..................................................................................... 99
Hình 3.17. Lợi nhuận bình quân và tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi
của DNNVV du lịch giai đoạn 2011-2020 phân theo quy mô ............... 99
Hình 3.18. Chỉ số ROA, ROE bình quân của DNNVV du lịch giai đoạn
2011-2020 ............................................................................................. 101
Hình 3.19. Chỉ số ROA, ROE của DNNVV du lịch giai đoạn 2011-2020
phân theo sở hữu và phân theo quy mô doanh nghiệp .......................... 101
Hình 3.20. Chỉ số ROA, ROE của DNNVV du lịch giai đoạn 2011-2020
của các thành phố trực thuộc trung ương .............................................. 102
Hình 3.21 Năng suất lao động của DNNVV du lịch giai đoạn 2011-2020 .. 103
Hình 3.22. Năng suất lao động của DNNVV du lịch giai đoạn 2011-2020
phân theo quy mô và sở hữu ................................................................. 103
Hình 3.23. Năng suất lao động của DNNVV du lịch của các thành phố
trực thuộc trung ương giai đoạn 2011-2020 ......................................... 104
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự cải thiện mức sống, du lịch trở thành một nhu cầu không thể
thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở nhiều quốc gia và trở thành một
ngành công nghiệp không khói quan trọng trong nền kinh tế. Sự phát triển của
ngành du lịch đã và đang góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất
khẩu tại chỗ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên;
tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập
quốc tế. Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế phát
triển với tốc độ cao, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia vì những lợi ích to lớn
về kinh tế - xã hội mà ngành này đem lại.
Ở Việt Nam, Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 16/1/2017, Về
phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũ nhọn, đã xác định mục tiêu: “Phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan
trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành,
lĩnh vực khác”. Đồng thời, “ phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh
nghiệp và cộng đồng dân cư, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; tập trung
nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch” [1].
Để đạt được mục tiêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2030, trong đó có các giải pháp tổng thể về tiếp tục đổi mới nhận
thức, tư duy về phát triển du lịch; hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du
lịch; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; phát triển
doanh nghiệp du lịch; nguồn nhân lực du lịch; phát triển và đa dạng hóa thị
trường khách du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá,
xây dựng thương hiệu du lịch và hợp tác, hội nhập quốc tế về du lịch...
Trong các giải pháp nêu trên, vấn đề phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) trong ngành du lịch là một nội dung quan trọng bởi theo báo cáo
2
thống kê hàng năm của Tổng cục Du lịch Việt Nam, các DNNVV trong ngành
du lịch ở Việt Nam chiếm khoảng 97% tổng số DN trong ngành du lịch; chỉ có
khoảng 3% là các DN lớn (gồm một số DN thuộc bộ ban ngành, tập đoàn, tổng
công ty và một số khách sạn 3 sao, các khách sạn 4, 5 sao) [81]. Như vậy, phát
triển DNNVV trong ngành du lịch sẽ có vai trò quyết định đến sự thành công của
trong ngành du lịch nước ta. DNNVV ngành du lịch Việt Nam đã từng bước
khẳng định được vị trí vai trò của mình trong nền kinh tế, góp phần tích cực vào
công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Sự nỗ lực của DNNVV ngành du lịch
trong thời gian qua đã đem lại hiệu quả nhiều mặt cho ngành du lịch nói riêng và
về kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỷ trọng dịch vụ trong nền kinh
tế quốc dân.
Trong khi đó, mặc dù DNNVV trong ngành du lịch với đặc điểm nhanh
nhạy, dễ thích ứng với những biến đổi của thị trường và có nhiều ưu đãi, hỗ trợ
của Nhà nước song các DNNVV trong ngành du lịch của Việt Nam cũng lại dễ
tổn thương, dễ gặp khó khăn trong phát triển, do quy mô tổ chức, nhân lực và tài
chính nhỏ, năng suất lao động và hiệu suất kinh doanh còn thấp nên chưa có sức
cạnh tranh mạnh mẽ trong thu hút khách quốc tế và sức mạnh nội tại của DN
trong nước cũng còn yếu để có thể vươn ra thị trường quốc tế.
Trong thời gian gần đây, các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với
DNNVV trong ngành du lịch không còn nhiều dư địa do hệ thống các Hiệp định
thương mại thế hệ mới (FTA thế hệ mới) mà Việt Nam tham gia, ký kết có thêm
nhiều ràng buộc về chính sách, yêu cầu tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho
các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Đặc biệt, từ đầu năm 2020, dịch bệnh Covid
– 19 đã tác động nặng nề đến trong ngành du lịch khiến các doanh nghiệp du lịch
nói chung và DNNVV trong ngành du lịch nói riêng vô cùng khó khăn, thậm chí
nhiều DNNVV trong ngành du lịch ở Việt Nam đã phá sản hoặc trong tình trạng
điêu đứng.
3
Ngoài ra, thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 giúp doanh nghiệp du
lịch có thêm nhiều cơ hội cũng như thách thức trong kinh doanh, ứng dụng công
nghệ mới trong các hoạt động kinh doanh du lịch. Để phát triển ngành du lịch
Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trên thị trường quốc tế, vấn
đề cấp bách đặt ra là khuyến khích phát triển doanh nghiệp du lịch Việt Nam,
đặc biệt là DNNVV ngành du lịch để các doanh nghiệp này có những thay đổi,
thích ứng với điều kiện cạnh tranh mới. Nhà nước cần có những chính sách, giải
pháp quản lý hiệu quả, phù hợp với bối cảnh mới đối với DNNVV trong ngành
du lịch để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước như mục tiêu
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đã đề ra.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu “Phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong ngành du lịch” là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận án là làm rõ thực trạng phát triển DNNVV
tr