Bối cảnh hội nhập quốc tế là một trong những đặc điểm điển hình của thời đại. Đứng trước bối cảnh này, mọi quốc gia trên Thế giới đều đẩy mạnh các hoạt động nhằm tuân thủ các “luật chơi chung” đã thoả thuận trên cơ sở tạo được lợi ích chung và riêng về mục tiêu phát triển, giá trị, nguồn lực và quyền lực. Điều đó đặt ra các yêu cầu mới và mỗi ngày một cao hơn về học tập, giao lưu văn hóa, chuyển tải tri thức khoa học và công nghệ (KH&CN) của nhân loại trong một “Thế giới phẳng”. Các yêu cầu mới đó luôn luôn song hành với một phương tiện có giá trị kết nối các dân tộc, mọi người, các nền văn hóa, các nền kinh tế, các thành quả nghiên cứu KH&CN, của nhân loại và được coi là “chìa khóa vàng thời hội nhập” là ngoại ngữ; trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ chung, sử dụng nhiều nhất (hiện có 50 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, gần 80 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2). Như vậy, sử dụng tiếng Anh được xem là nhu cầu tất yếu của mọi công dân trên Thế giới và là vấn đề mà mọi quốc gia đang ưu tiên giải quyết trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Đứng trước bối cảnh hội nhập quốc tế, để phát triển nền giáo dục của nước nhà, Đảng ta đã đề ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013) [26]. Một trong các khâu mang tính đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT thể hiện trong nghị quyết này là giải pháp “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”[26]. Thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã có đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo giai đoạn 2019-2030” [19]; trong đó có giải pháp bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực chuyên môn, nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên bằng tổ chức nghiên cứu, ban hành khung năng lực giảng viên để làm cơ sở xây dựng chương trình và tài liệu bồi dưỡng.
Một trong lý thuyết có cách tiếp cận khoa học hiện đại nhất hiện nay là phát triển nguồn nhân lực dựa trên năng lực; vì lý thuyết này chỉ rõ cách thức mà người quản lý phải tiến hành quản lý nhằm phát triển nguồn nhân lực là gắn kết việc xác định khung năng lực với các nội dung phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở sử dụng khung năng lực đó làm căn cứ. Thực hiện lý thuyết này sẽ tạo được các điều kiện để một tổ chức có thể tồn tại, phát triển, có khả năng cạnh tranh, nâng cao tính ổn định và năng động, duy trì và nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ.
Người học trong các trường đại học là nguồn lao động được đào tạo trình độ cao được thường xuyên bổ sung vào nguồn nhân lực quốc gia. Một trong các chức năng chủ yếu của các trường đại học ngành Công Thương là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động công nghiệp và thương mại. Như vậy, ngoài các kiến thức chuyên ngành về công nghiệp và thương mại, người học (chủ yếu là sinh viên) trong các trường đại học thuộc Bộ Công Thương phải có trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để sau khi ra trường có đủ năng lực giao tiếp, đàm phán, triển khai và thúc đẩy các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động, toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Chất lượng đào tạo tiếng Anh cho người học trong các trường đại học cóp liên quan đến nhiều yếu tố; nhưng yếu tố chất lượng đội ngũ GVTA thể hiện ở các yêu cầu đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt chuẩn về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp là một trong những yếu tố có tính quyết định. Đội ngũ nhà giáo của nước nhà, trong đó có GVTA tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương, hiện nay đang có những bất cập như đội ngũ nhà giáo của nước nhà đã được đánh giá tại Nghi quyết số 29-NQ/TW (nêu trên) là “bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục”[26]. Một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bất cập đó do khâu quản lý đội ngũ GVTA của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương. Vì vậy, phát triển đội ngũ GVTA tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương là vấn đề nhất thiết phải nghiên cứu để đề xuất giải pháp khắc phục các hạn chế về số lượng, cơ cấu, phẩm chất và đặc biệt là năng lực nghề nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
265 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ giảng viên tiếng Anh dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc bộ công thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
---------------&----------------
BÙI VĂN HÁT
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH
DỰA TRÊN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
---------------&---------------
BÙI VĂN HÁT
PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TIẾNG ANH
DỰA TRÊN NĂNG LỰC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN PHÚC CHÂU
2. TS. LÊ THỊ NGỌC THÚY
HÀ NỘI - 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung, số liệu và kết quả trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa có tác giả nào công bố trong bất cứ một công trình nào khác.
Tác giả luận án
Bùi Văn Hát
LỜI CẢM ƠN
Công trình nghiên cứu này được thực hiện tại Học viện Quản lý giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; và tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương.
Tác giả luận án trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, lãnh đạo Phòng Đào tạo sau đại học, lãnh đạo Khoa Quản lý giáo dục, các Thầy giáo, Cô giáo và các Nhà khoa học của Học viện Quản lý giáo dục đã tận tình quản lý, giảng dạy, động viên và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu; đồng thời chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các cán bộ quản lý và giảng viên của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương đã cung cấp số liệu, tham gia trả lời câu hỏi khảo sát và khảo nghiệm; tham gia thử nghiệm và góp các ý kiến quý báu để tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả luận án bày xin tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Phúc Châu và TS. Lê Thị Ngọc Thúy đã tận tâm hướng dẫn khoa học để tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả luận án chân thành cảm ơn các đồng nghiệp và mọi thành viên trong gia đình đã tạo điều kiện, giúp đỡ, cổ vũ và động viên để tác giả hoàn thành công trình khoa học này.
Tác giả luận án
Bùi Văn Hát
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ASEAN
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
EVFTA
ASEM
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
Bộ NV
Bộ Nội vụ
CBQL
Cán bộ quản lý
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSVC&TBĐT
Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo
GDĐH
Giáo dục đại học
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
GVTA
Giảng viên tiếng Anh
KH&CN
Khoa học và công nghệ
KT-XH
Kinh tế - xã hội
KH-TC
Kế hoạch – Tài chính
SV
Sinh viên
GP
Giải pháp
GV
Giảng viên
TC-CB
Tổ chức cán bộ
TPP
Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
TTLT
Thông tư liên tịch
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
MỤC LỤC
PHỤ LỤC (từ PL1,, PL..
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số liệu khảo sát số lượng SV, GVTA cơ hữu và số giờ chuẩn của GVTA cơ hữu/ năm học 86
Bảng 2.2. Số liệu khảo sát thực trạng cơ cấu giới tính, độ tuổi, học vị, học hàm của đội ngũ GVTA 87
Bảng 2.3. Số liệu khảo sát về thực trạng cơ cấu chức danh giảng viên của đội ngũ GVTA cơ hữu 88
Bảng 2.4. Số liệu khảo sát về phẩm chất nghề nghiệp đội ngũ GVTA theo đánh giá của các CBQL 89
Bảng 2.5. Số liệu khảo sát về phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ GVTA theo tự đánh giá của các GVTA 90
Bảng 2.6. Số liệu khảo sát năng lực sư phạm của GVTA theo đánh giá của các CBQL 92
Bảng 2.7. Số liệu khảo sát năng lực sư phạm của đội ngũ GVTA theo tự đánh giá của các GVTA 93
Bảng 2.8. Số liệu khảo sát về năng lực NCKH của GVTA theo đánh giá của các CBQL 94
Bảng 2.9. Số liệu khảo sát về năng lực NCKH của GVTA theo tự đánh giá của các GVTA 95
Bảng 2.10. Số liệu khảo sát về năng lực xây dựng môi trường giáo dục của đội ngũ GVTA theo đánh giá của các CBQL 96
Bảng 2.11. Số liệu khảo sát về năng lực xây dựng môi trường giáo dục của đội ngũ GVTA theo tự đánh giá của các GVTA 97
Bảng 2.12. Số liệu khảo sát về năng lực phát triển quan hệ xã hội của GVTA theo đánh giá của các CBQL 98
Bảng 2.13. Số liệu khảo sát về năng lực phát triển các quan hệ xã hội của GVTA theo tự đánh giá của các GVTA 99
Bảng 2.14. Số liệu khảo sát về năng lực dịch thuật của GVTA theo đánh giá của các CBQL 100
Bảng 2.15. Số liệu khảo sát về năng lực dịch thuật của GVTA theo tự đánh giá của các GVTA 101
Bảng 2.16. Số liệu khảo sát về năng lực cung ứng dịch vụ tri thức của GVTA theo đánh giá của các CBQL 102
Bảng 2.17. Số liệu khảo sát về năng lực cung ứng dịch vụ tri thức của GVTA theo tự đánh giá của các GVTA 103
Bảng 2.18. Số liệu khảo sát về năng lực hỗ trợ giao tiếp liên văn hoá của GVTA theo đánh giá của các CBQL 104
Bảng 2.19. Số liệu khảo sát về năng lực hỗ trợ giao tiếp liên văn hoá của GVTA theo tự đánh giá của các GVTA 105
Bảng 2.20. Số liệu khảo sát về thực trạng tổ chức xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực 109
Bảng 2.21. Số liệu khảo sát về thực trạng tổ chức tuyển chọn GVTA dựa trên năng lực 111
Bảng 2.22. Số liệu khảo sát về thực trạng tổ chức sử dụng GVTA dựa trên năng lực 113
Bảng 2.23. Số liệu khảo sát về thực trạng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng GVTA dựa trên năng lực 115
Bảng 2.24. Số liệu khảo sát thực trạng đánh giá GVTA dựa trên năng lực và đánh giá đội ngũ GVTA theo mục tiêu quy hoạch 117
Bảng 2.25. Số liệu khảo sát thực trạng xây dựng môi trường và tạo động lực làm việc cho đội ngũ GVTA phát triển năng lực nghề nghiệp 119
Bảng 2.26. Số liệu khảo sát mức độ tác động của các yếu tố có ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực 122
Bảng 3.1. Số liệu đánh giá về mức độ cấp thiết của các giải pháp 181
Bảng 3.2. Số liệu đánh giá về mức độ khả thi của các giải pháp 182
Bảng 3.3. Các số liệu về sự tương quan giữa các mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp 184
Bảng 3.4. Số liệu xin ý kiến về mức độ phù hợp của sản phẩm, nội dung và quy trình thử nghiệm 191
Bảng 3.5. Số liệu xin ý kiến đánh giá về mức độ ý nghĩa của sản phẩm thử nghiệm 192
Bảng 3.6. Số liệu xin ý kiến đánh giá về mức độ hiệu quả chỉ đạo trong quản lý thử nghiệm xây dựng Khung năng lực nghề nghiệp GVTA 193
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mô hình Michigan về phát triển nguồn nhân lực 46
Hình 1.2. Mô hình Harvard về phát triển nguồn nhân lực [91] 47
Sơ đồ 1.3. Mô hình phát triển nguồn nhân lực của Leonard Nadler 49
Sơ đồ 1.4. Mô hình phát triển nguồn nhân lực dựa trên năng lực 50
Sơ đồ 1.5. Mối quan hệ của các nội dung phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực 52
Biểu đồ 2.2. So sánh kết quả đánh giá của nhóm các CBQL với nhóm các GVTA về năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GVTA 107
Biểu đồ 2.3. Chất lượng triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực 121
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các giải pháp phát triển đội ngũ GVTA của các trường đại học thuộc Bộ Công thương 179
Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa các mức độ cấp thiết và khả thi của các giải pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực 185
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bối cảnh hội nhập quốc tế là một trong những đặc điểm điển hình của thời đại. Đứng trước bối cảnh này, mọi quốc gia trên Thế giới đều đẩy mạnh các hoạt động nhằm tuân thủ các “luật chơi chung” đã thoả thuận trên cơ sở tạo được lợi ích chung và riêng về mục tiêu phát triển, giá trị, nguồn lực và quyền lực. Điều đó đặt ra các yêu cầu mới và mỗi ngày một cao hơn về học tập, giao lưu văn hóa, chuyển tải tri thức khoa học và công nghệ (KH&CN) của nhân loại trong một “Thế giới phẳng”. Các yêu cầu mới đó luôn luôn song hành với một phương tiện có giá trị kết nối các dân tộc, mọi người, các nền văn hóa, các nền kinh tế, các thành quả nghiên cứu KH&CN, của nhân loại và được coi là “chìa khóa vàng thời hội nhập” là ngoại ngữ; trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ chung, sử dụng nhiều nhất (hiện có 50 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, gần 80 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ 2). Như vậy, sử dụng tiếng Anh được xem là nhu cầu tất yếu của mọi công dân trên Thế giới và là vấn đề mà mọi quốc gia đang ưu tiên giải quyết trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Đứng trước bối cảnh hội nhập quốc tế, để phát triển nền giáo dục của nước nhà, Đảng ta đã đề ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013) [26]. Một trong các khâu mang tính đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT thể hiện trong nghị quyết này là giải pháp “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”[26]. Thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã có đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo giai đoạn 2019-2030” [19]; trong đó có giải pháp bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực chuyên môn, nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên bằng tổ chức nghiên cứu, ban hành khung năng lực giảng viên để làm cơ sở xây dựng chương trình và tài liệu bồi dưỡng.
Một trong lý thuyết có cách tiếp cận khoa học hiện đại nhất hiện nay là phát triển nguồn nhân lực dựa trên năng lực; vì lý thuyết này chỉ rõ cách thức mà người quản lý phải tiến hành quản lý nhằm phát triển nguồn nhân lực là gắn kết việc xác định khung năng lực với các nội dung phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở sử dụng khung năng lực đó làm căn cứ. Thực hiện lý thuyết này sẽ tạo được các điều kiện để một tổ chức có thể tồn tại, phát triển, có khả năng cạnh tranh, nâng cao tính ổn định và năng động, duy trì và nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ.
Người học trong các trường đại học là nguồn lao động được đào tạo trình độ cao được thường xuyên bổ sung vào nguồn nhân lực quốc gia. Một trong các chức năng chủ yếu của các trường đại học ngành Công Thương là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động công nghiệp và thương mại. Như vậy, ngoài các kiến thức chuyên ngành về công nghiệp và thương mại, người học (chủ yếu là sinh viên) trong các trường đại học thuộc Bộ Công Thương phải có trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để sau khi ra trường có đủ năng lực giao tiếp, đàm phán, triển khai và thúc đẩy các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động, toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Chất lượng đào tạo tiếng Anh cho người học trong các trường đại học cóp liên quan đến nhiều yếu tố; nhưng yếu tố chất lượng đội ngũ GVTA thể hiện ở các yêu cầu đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt chuẩn về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp là một trong những yếu tố có tính quyết định. Đội ngũ nhà giáo của nước nhà, trong đó có GVTA tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương, hiện nay đang có những bất cập như đội ngũ nhà giáo của nước nhà đã được đánh giá tại Nghi quyết số 29-NQ/TW (nêu trên) là “bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục”[26]. Một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bất cập đó do khâu quản lý đội ngũ GVTA của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương. Vì vậy, phát triển đội ngũ GVTA tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương là vấn đề nhất thiết phải nghiên cứu để đề xuất giải pháp khắc phục các hạn chế về số lượng, cơ cấu, phẩm chất và đặc biệt là năng lực nghề nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Từ các lý do nêu trên, với cương vị là GVTA đã đảm nhận chức trách trưởng Khoa Ngoại ngữ tại một trường đại học thuộc Bộ Công Thương, tôi chọn đề tài “Phát triển đội ngũ giảng viên tiếng Anh dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế” để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh của các trường này trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Thiết lập được cơ sở lý luận phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đánh giá được thực trạng phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế; đề xuất được các giải pháp phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ GVTA của các trường đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
4.1. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đội ngũ GVTA đang đặt ra cho nhà quản lý ở các trường đại học thuộc Bộ Công Thương vấn đề gì cần giải quyết ?
4.2. Phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế cần phải triển khai các nội dung quản lý nào và triển khai các nội dung đó đang có các khó khăn, bất cập và do nguyên nhân nào ?
4.3. Những giải pháp quản lý nào sẽ tháo gỡ được khó khăn, khắc phục được bất cập và xoá bỏ được các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đội ngũ GVTA và thực trạng phát triển đội ngũ GVTA tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh của các trường này trong bối cảnh hội nhập quốc tế ?
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiện nay, phát triển đội ngũ GVTA tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương để đội ngũ này thích ứng với bối cảnh hội nhập quốc tế đang gặp và bộc lộ một số khó khăn và bất cập. Để tháo được các khó khăn và khắc phục được những bất cập mang tính nguyên nhân từ hoạt động quản lý có trong thực trạng phát triển đội ngũ này; các trường đại học thuộc Bộ Công Thương phải dựa trên lý thuyết phát triển nguồn nhân lực để triển khai những giải pháp quản lý khả thi về xây dựng khung năng lực nghề nghiệp GVTA và sử dụng khung năng lực đó để triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực (quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng, đánh giá, xây dựng môi trường và tạo động lực cho đội ngũ GVTA phát triển năng lực nghề nghiệp tạo động lực cho GVTA).
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
6.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ GVTA tại các trường đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế trên cơ sở vận dụng lý thụyết phát triển nguồn nhân lực dự trên năng lực.
6.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
6.3. Đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương đáp ứng yêu cầu đào tạo tiếng Anh của các trường này trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
6.4. Tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm các giải pháp phát triển đội ngũ GVTA tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
7. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Hội nhập quốc tế được các quốc gia triển khai theo các hình thức khác nhau như: hội nhập kinh tế quốc tế; hội nhập quốc phòng và an ninh; hội nhập chính trị; hội nhập văn hóa - xã hội, giáo dục, KH&CN và hội nhập các lĩnh vực khác. Đề tài luận án này tập trung nghiên cứu về phát triển đội ngũ GVTA tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Cùng với các mục tiêu phát triển về số lượng, cơ cấu, phẩm chất nghề nghiệp, trong nghiên cứu đề tài luận án này tập trung nhiều hơn vào mục tiêu phát triển năng lực nghề nghiệp GVTA dựa trên lý thuyết phát triển nguồn nhân lực dự trên năng lực.
- Không gian được chọn để tổ chức nghiên cứu thực trạng vấn đề nghiên cứu trong đề tài luận án này là 4 trường đại diện cho tổng số 8 trường đại học thuộc Bộ Công Thương: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; Trường Đại học Công nghiệp thành phố (Tp.) Hồ Chí Minh; Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp và Trường Đại học Công Nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh.
- Các giải pháp phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực sẽ được đề xuất trong luận án này là các giải pháp của đội ngũ CBQL các cấp tại các trường đại học thuộc Bộ Công Thương; trong đó chủ thể quản lý nhà trường (Hiệu trưởng) đóng vai trò và phải co trách nhiệm chính trong triển khai.
- Trong khảo sát thực trạng vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu sinh lựa chọn các nhóm đối tượng để xin ý kiến là:
+ Nhóm CBQL: một số CBQL và chuyên viên Vụ Tổ chức - Cán bộ (TC-CB) của Bộ Công Thương, CBQL cấp trường và cấp Khoa/ Phòng của các trường đại học thuộc Bộ Công Thương;
+ Nhóm GVTA: chọn ngẫu nhiên một số GVTA cơ hữu trong các trường đại học thuộc Bộ Công Thương.
- Việc triển khai thu thập số liệu về thực trạng vấn đề nghiên cứu được tổ chức trong 5 năm học gần đây (từ năm học 2017 – 2018 đến năm học 2020 - 2021); thời gian tổ chức khảo nghiệm và thử nghiệm các giải pháp quản lý sẽ đề xuất trong luận nán này được tiến hành vào năm học 2020 - 2021.
8. CÁC TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1. Các tiếp cận trong nghiên cứu
8.1.1. Tiếp cận lý thuyết phát triển nguồn nhân lực dựa trên năng lực
Tiếp cận lý thuyết phát triển nguồn nhân lực dựa trên năng lực (Competency - Based Human Resource Development) là vận dụng lý thuyết này vào việc xây dựng khung năng lực nghề nghiệp của một vị trí việc làm trong tổ chức; từ đó tổ chức triển khai các nội dung phát triển nguồn nhân lực của tổ chức trên cơ sở dựa vào các tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp trong khung năng lực nghề nghiệp đã xây dựng làm căn cứ. Tiếp cận lý thuyết phát triển nguồn nhân lực dựa trên năng lực vào p;t đội ngũ GVTA trong luận án này tổ chức xây dựng khung năng lực nghề nghiệp của GVTA, sau đó dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực nghề nghiệp GVTA trong khung năng lực GVTA (đã xây dựng) để triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVTA.
8.1.2. Tiếp cận mối quan hệ giữa vai trò và trách nhiệm với năng lực
Vai trò của một người lao động được hiểu là họ phải đảm nhận một “phân vai” nào đó trong tổ chức ở một hoàn cảnh cụ thể. Trách nhiệm được hiểu là sự phụ trách và đảm đương một nhiệm vụ trong tổ chức mà một người thực hiện và phải có ý thức với nhiệm vụ đó. Yếu tố vai trò và trách nhiệm có mối quan hệ biện chứng với yếu tố năng lực của người đóng vai trò và đảm nhận trách nhiệm (hiểu theo nghĩa để thể hiện đúng một vai trò và đảm đương tốt một trách nhiệm thì người lao động phải có năng lực cần thiết).
Tiếp cận mối quan hệ giữa vai trò và trách nhiệm với năng lực trong nghiên cứu đề tài luận án này được xem xét với hai khía cạnh:
- Xem xét GVTA trong trường đại học đóng những vai trò gì và đảm nhận các trách nhiệm nào trong lao động nghề nghiệp để thích ứng với bối cảnh hội nhập quốc tế giai đoạn hiên nay; từ đó phối hợp với tiếp cận năng lực (nêu trên) để chỉ ra các nhóm năng lực nghề nghiệp của GVTA.
- Xem xét các quy định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội của người quản lý trong trường đại học và các bên liên quan để chỉ ra vai trò và trách nhiệm của của từng người đó trong triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVTA trong các trường đại học thuộc Bộ Công Thương.
8.1.3. Tiếp cận chức năng
Trong quản lý một tổ chức, chủ thể quản lý phải thực hiện một chu trình quản lý với các chức năng quản lý cơ bản (kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm ra phải thiết. Tiếp cận chức năng trong nghiên cứu đề tài luận án này là từ việc xác định các hoạt động của người quản lý (các chức năng quản lý cơ bản) trong triển khai các nội dung phát triển đội ngũ GVTA dựa trên năng lực không những trong xây dựng khung lý thuyết của đề tài, mà còn trong khảo sát đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu và cả trong triển khai các giải pháp phát triển đội ngũ GVTA.
8.1.4. Tiếp cận hệ thống
Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu đề tài luận án là xem xét các dấu hiệu của các phần tử cấu thành bộ máy tổ chức của các trường đại học, các thành tố cấu thành quá trình phát triển nguồn nhân lực; từ đó tìm các mối liên hệ phổ biến giữa năng lực nghề nghiệp GVTA với các yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo tiếng Anh cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế, với các yếu tố đảm bảo số lượng, cơ cấu, phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của GVTA.