Luận án Phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trong 54 dân tộc, Việt Nam có 53 DTTS. Cộng đồng các DTTS chủ yếu cư trú ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,. là những vùng gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Đối với cộng đồng các DTTS, nguyên tắc xuyên suốt trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong đường lối của Đảng, Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước, cụ thể: “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào DTTS và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” [41]; “Đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho đồng bào vùng DTTS phù hợp với đặc điểm từng vùng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế”

pdf195 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2312 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i MỤC LỤC Trang Mục lục .. i Danh mục các từ, cụm từ viết tắt tiếng Việt... ii Danh mục các từ, cụm từ viết tắt tiếng Anh... iii Danh mục các bảng.... iV Danh mục các hình. V Danh mục các biểu đồ .... Vi MỞ ĐẦU ... 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu . 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................... 4 4. Giả thuyết khoa học 4 5. Phạm vi nghiên cứu ... 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu ..... 5 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................. 5 8. Những luận điểm bảo vệ ................................................................ 7 9. Đóng góp mới của luận án ............................................................. 8 10. Cấu trúc của luận án ..................................................................... 9 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...................................................................... 10 Chương 1. Cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo. 10 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .. 10 1.1.1. Những nghiên cứu về đội ngũ giáo viên .. 10 1.1.2. Những nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực và phát triển đội ngũ GV người DTTS. 14 1.1.3. Nhận xét chung ......................................................................... 19 1.2. Đội ngũ giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số .. 20 1.2.1. Khái niệm GV và đội ngũ GVTH người DTTS 20 1.2.2. Đặc điểm đội ngũ GVTH người DTTS. 24 1.2.3. Vai trò của đội ngũ GVTH người DTTS... 29 1.3. Những yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số . 33 ii 1.3.1. Đổi mới giáo dục và đào tạo với những yêu cầu phát triển đội ngũ GVTH người DTTS.................. 33 1.3.2.Yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GVTH người DTTS trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo. .................. 38 1.4. Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số . 41 1.4.1. Phát triển nguồn nhân lực 41 1.4.2. Phát triển đội ngũ GVTH người DTTS theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực. ... 46 1.4.3. Chủ thể quản lí phát triển đội ngũ GVTH người DTTS.... 50 1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát đội ngũ giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số ... 53 1.5.1. Ảnh hưởng Chính sách của Đảng và Nhà nước. 53 1.5.2. Ảnh hưởng của giáo dục và đào tạo - đổi mới giáo dục 55 1.5.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và phong tục tập quán cộng đồng các dân tộc thiểu số 56 Kết luận Chương 1 ................................................................................... 61 Chương 2. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc .. 62 2.1. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng............................................. 62 2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục tiểu học vùng Tây Bắc ............................................................... 63 2.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc................ 63 2.2.2. Dân số và dân tộc vùng Tây Bắc ............................................... 63 2.2.3. Giáo dục tiểu học vùng Tây Bắc ... 65 2.3. Quan điểm và thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục tiểu học ở Việt Nam ...................................................... 68 2.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác phát triển nguồn nhân lực người DTTS....................................................................... 68 2.3.2. Thực trạng phát triển đội ngũ GV và cán bộ QLGD tiểu học ở Việt Nam...................................................................................................... 70 2.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.............................................................................................. 73 2.4.1. Số lượng và cơ cấu đội ngũ GVTH người DTTS...................... 73 2.4.2. Chất lượng đội ngũ GVTH người DTTS................................... 79 iii 2.5. Thực trạng phát triển đội ngũ GVTH người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc ............................................................................................. 88 2.5.1. Công tác xây dựng qui hoạch đội ngũ GVTH người DTTS.. 89 2.5.2. Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ GVTH người DTTS 91 2.5.3. Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GVTH người DTTS 96 2.5.4. Kiểm tra và đánh giá đội ngũ GVTH người DTTS... 104 2.5.5. Chính sách đãi ngộ đội ngũ GVTH người DTTS.. 107 2.6. Đánh giá chung .. 110 2.6.1. Thành tựu và ưu điểm ... 110 2.6.2. Hạn chế, bất cập và nguyên nhân... 110 2.6.3. Thuận lợi và cơ hội ... 111 2.6.4. Khó khăn và thách thức 112 Kết luận Chương 2 ................................................................................... 112 Chương 3. Giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo ... 114 3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp...................................................... 114 3.1.1. Đảm bảo tính pháp lí ................................................................. 114 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn............................................................... 114 3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa................................................................. 114 3.1.4. Đảm bảo tính đồng bộ có trọng điểm ....................................... 115 3.1.5. Đảm bảo tính khả thi.. 115 3.1.6. Đảm bảo tính bền vững.. 115 3.2. Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT .............. 116 3.2.1. Xây dựng công tác qui hoạch phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học người dân tộc thiểu số .......................................................................... 116 3.2.2. Đổi mới tổ chức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học người DTTS theo chuẩn nghề nghiệp phù hợp với giáo dục vùng dân tộc thiểu số................................................................................................... 124 3.2.3. Đổi mới công tác sử dụng đội ngũ GVTH người DTTS theo năng lực nghề nghiệp phù hợp với tộc người và vùng miền........................ 135 3.2.4. Tăng cường công tác tác kiểm tra và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ GVTH người DTTS theo chuẩn nghề nghiệp và điều kiện thực tế của các nhà trường........................................................... 141 3.2.5. Xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa phù hợp, sáng tạo và quan tâm về vật chất, tinh thần cho đội ngũ GVTH người DTTS.......... 148 iv 3.2.6. Mối quan hệ giữa các giải pháp................................................... 156 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp và thử nghiệm một số nội dung của các giải pháp....................................... 158 3.3.1. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các giải pháp .... 158 3.3.2. Thử nghiệm ...................................................................... 161 Kết luận Chương 3 ................................................................................... 164 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .. 166 1. Kết luận ... 166 2. Khuyến nghị 167 Các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến Luận án 170 Tài liệu tham khảo . 171 Phụ lục . 179 v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Viết tắt Viết đầy đủ BGH Ban giám hiệu CBQL Cán bộ quản lí CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CĐ Cao đẳng CSVC Cơ sở vật chất DT Dân tộc DTTS Dân tộc thiểu số DBĐH Dự bị đại học ĐNGV Đội ngũ giáo viên ĐH Đại học GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDPT Giáo dục phổ thông GV Giáo viên GVTH Giáo viên tiểu học HS Học sinh HS DTTS Học sinh Dân tộc thiểu số KT-XH Kinh tế - xã hội TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TCCN Trung cấp chuyên nghiệp PT Phổ thông PTDTBT Phổ thông dân tộc bán trú PTDTNT Phổ thông dân tộc nội trú PCGDTH Phổ cập giáo dục tiểu học PCGDTHCS Phổ cập giáo dục trung học cơ sở NL Nhân lực NNL Nguồn nhân lực PTNNL Phát triển nguồn nhân lực SGK Sách giáo khoa RIN Rất ít người (các DTTS rất ít người) QL Quản lí QLGD Quản lí giáo dục QLNN Quản lí nhà nước UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Anh Viết đầy đủ tiếng Việt OECD Organization for Economic Co-operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNICEF United Nations Children’s Fund Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc WB World Bank Ngân hàng thế giới vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Số lượng trường tiểu học vùng Tây Bắc ... 66 Bảng 2.2 Số lớp tiểu học vùng Tây Bắc............................................ 66 Bảng 2.3 Số lượng HSTH cả nước/vùng/khu vực............................. 66 Bảng 2.4 Số lượng HSTH người DTTS cả nước/các tỉnh vùng Tây Bắc .................................................................................... 67 Bảng 2.5 Tỉ lệ (%) chất lượng HSTH vùng Tây Bắc so với cả nước (năm học 2013-2014)................................................ 67 Bảng 2.6 Số lượng trường, HS, GV và CBQL trường tiểu học........ 71 Bảng 2.7 Số HS, GV và CBQL trường tiểu học chia theo vùng... 72 Bảng 2.8 Số lượng GV tiểu học vùng/khu vực................................. 73 Bảng 2.9 Tỉ lệ HS & GV người DTTS vùng Tây Bắc...................... 73 Bảng 2.10 Tỉ lệ GV người DTTS các tỉnh vùng Tây Bắc................... 74 Bảng 2.11 Các tỉ lệ (Năm học 2013-2014).......................................... 74 Bảng 2.12 Tỉ lệ HS DTTS /GV DTTS vùng Tây Bắc ........................ 74 Bảng 2.13 Kết quả tuyển chọn GVTH người DTTS tỉnh Lào Cai...... 92 Bảng 2.14 Trình độ đào tạo GVTH người DTTS được tuyển chọn trong năm 2013-2014 theo ý kiến của CBQL trường tiểu học ..................................................................................... 92 Bảng 2.15 Chuyên ngành đào tạo của GVTH người DTTS được tuyển năm học 2013-2014 theo ý kiến của CBQL trường tiểu học .............................................................................. 92 Bảng 2.16 Thành phần dân tộc của GV người DTTS được tuyển chọn của đơn vị năm học 2013-2014 theo ý kiến của CBQL ................................................................................ 93 Bảng 2.17 Phân bố số lượng, chất lượng viên chức giáo dục là người DTTS tỉnh Lào Cai, năm học 2013-2014................ 95 Bảng 3.1 Kết quả lấy ý kiến của GV về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp ............................................................... 159 Bảng 3.2 Kết quả lấy ý kiến của CBQL về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp .......................................................... 160 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1 Mô hình hóa về phát triển nguồn nhân lực.. 46 Hình 1.2 Mô hình hóa phát triển đội ngũ GVTH người DTTS.. 52 ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1 Qui mô đội ngũ GVTH người DTTS chia theo vùng/khu vực ....................................................................................... 75 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu GVTH theo dân tộc vùng Tây Bắc.......................... 75 Biểu đồ 2.3 Qui mô đội ngũ GVTH người DTTS chia theo giới tính. 76 Biểu đồ 2.4 Trình độ đào tạo GVTH người DTTS vùng Tây Bắc.. 78 Biểu đồ 2.5 Các lớp học đơn ngữ và đa ngữ... 81 Biểu đồ 2.6 Ngôn ngữ mà HS thông thạo nhất 81 Biểu đồ 2.7 Kết quả bài kiểm tra GV về xác định nội dung mà mục tiêu trọng tâm của bài học 83 Biểu đồ 2.8 Khảo sát các tiêu chí đánh giá năng lực đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc.................................................. 84 Biểu đồ 2.9 Khảo sát công tác qui hoạch các tỉnh vùng Tây Bắc........... 88 Biểu đồ 2.10 GV và CBQL tham gia bồi dưỡng chính trị hè ................... 98 Biểu đồ 2.11 Kết quả khảo sát hình thức tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GVTH người DTTS... 102 Biểu đồ 2.12 Các hình thức đánh giá. 104 Biểu đồ 2.13 Các nội dung đánh giá.. 104 Biểu đồ 2.14 Mức độ đánh giá về chế độ, chính sách đãi ngộ đối với GVTH người DTTS............................................................. 107 Biểu đồ 3.1 Nhu cầu GVTH người DTTS vùng Tây Bắc đến năm 2020 119 Biểu đồ 3.2 Kết quả thử nghiệm hai nội dung của giải pháp . 163 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Trong 54 dân tộc, Việt Nam có 53 DTTS. Cộng đồng các DTTS chủ yếu cư trú ở những vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,... là những vùng gặp nhiều khó khăn trong phát triển KT-XH. Đối với cộng đồng các DTTS, nguyên tắc xuyên suốt trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển. Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong đường lối của Đảng, Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước, cụ thể: “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào DTTS và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” [41]; “Đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho đồng bào vùng DTTS phù hợp với đặc điểm từng vùng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc tế” [59]. Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 đặt ra nhiệm vụ: “Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số” [70]; “Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong đó mở rộng dạy và học ngôn ngữ dân tộc thiểu số; tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số”[75]; “Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học. Phát triển đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020: 100% giáo viên Tiểu học đạt trình độ trên chuẩn” [70]; “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục là khâu then chốt” [60]. Nội dung đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông yêu cầu: “Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương 2 trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp; Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; Đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng hỗ trợ phát triển phẩm chất và năng lực học sinh” [62]; “Biên soạn, thử nghiệm một bộ sách giáo khoa, trong đó có sách giáo khoa song ngữ (Tiếng Việt - Tiếng một số dân tộc ít người) đối với một số môn học ở cấp Tiểu học; biên soạn và thử nghiệm sách giáo khoa điện tử” [71]. Như vậy, tính ưu việt, những yêu cầu đổi mới và vai trò của GV trong Chính sách phát triển giáo dục dân tộc của Đảng, Nhà nước rất được quan tâm cùng với những thành tựu đã đạt được của sự nghiệp giáo dục ở vùng DTTS. Tuy nhiên, trong thực tế, sự chênh lệch vẫn còn quá lớn, công tác phát triển giáo dục ở những vùng DTTS nói chung, vùng Tây Bắc nói riêng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ mù chữ, tái mù chữ trong cộng đồng các DTTS vẫn còn khá cao. Để nâng cao trình độ học vấn cho mọi người dân, đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa của Nhà nước bằng việc mở thêm trường, lớp, đào tạo và bồi dưỡng GV, đặc biệt đội ngũ GV là người dân tộc tại chỗ, ngay tại miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi cộng đồng các DTTS sinh sống. Chỉ có như vậy, mới có thể nói đến công tác phát triển giáo dục, nâng cao trình độ học vấn của cộng đồng các DTTS. Tây Bắc là vùng khó khăn nhất và cũng nhiều cộng đồng các DTTS sinh sống nhất trong cả nước, nên HS chủ yếu là người thuộc các cộng đồng DTTS. Một trong những yếu tố làm hạn chế sự phát triển giáo dục đó là vấn đề bất đồng ngôn ngữ trong quá trình dạy và học. Trẻ em chưa thông thạo tiếng mẹ đẻ đã phải học tiếng phổ thông. Vì học không hiểu, học kém, thua bạn bè, gây ra tâm lí chán nản, sợ phải học, sợ phải đến trường nên bỏ học, dẫn đến tình trạng mù chữ và tái mù chữ. Đối với HS tiểu học ở nhà và trong cộng đồng, các em giao tiếp bằng ngôn ngữ của dân tộc mình, các em được sống trong môi trường văn hóa của dân tộc mình. Khi đến trường các em cần thầy cô hiểu mình: giao tiếp, dạy dỗ các em như những người mẹ. Để thực hiện yêu cầu này, không ai khác chính là GV người cùng dân tộc với các em, giúp cho các em nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới (môi trường giáo dục). Khác với những gì các em đã biết ở nhà và cộng đồng: GV nói cùng tiếng nói với HS, hiểu được văn hóa, 3 phong tục tập quán của HS giúp cho các em được hòa nhập với môi trường giáo dục, không còn bị rào cản ngôn ngữ, và cuối cùng là giúp cho các em học Tiếng Việt và tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng và thuận lợi. Đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc trong những năm gần đây phát triển khá nhanh về số lượng. Trong sự nghiệp phát triển giáo dục, đội ngũ này đã có những đóng góp nhất định như góp phần hoàn thành phổ cập giáo dục TH, tạo cơ hội học tập cho trẻ em DTTS, thực hiện công bằng trong giáo dục cho trẻ em DTTS, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào DTTS, Tuy nhiên, ở họ cũng còn nhiều bất cập về năng lực và thực lực sư phạm. Nguyên nhân của bất cập là do đặc điểm tộc người, vùng miền, lịch sử - văn hóa, KT-XH, điều kiện tiếp xúc thông tin và môi trường giáo dục, Mặt khác, GVTH người DTTS bản địa vùng Tây Bắc chủ yếu sống và làm việc tại nơi có điều kiện tự nhiên hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai nhất cả nước. Sự phân bố dân cư trong cộng đồng các DTTS thưa thớt khiến các lớp học điểm lẻ quá sâu, quá xa so với điểm trường chính. Họ thường đảm trách những lớp học điểm lẻ này dẫn tới việc học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn hoặc công tác bồi dưỡng đội ngũ GV của các nhà trường hết sức khó khăn, điều này càng làm hạn chế đến năng lực nghề nghiệp của họ. Giáo dục Tiểu học là cấp học đầu tiên của GDPT, là cơ sở ban đầu để hình thành, phát triển toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng vững chắc cho GDPT [54]. Đội ngũ GVTH nói chung và đội ngũ GVTH người DTTS nói riêng là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng GDTH. Vì thế, cần nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng được một đội ngũ GVTH người DTTS tại chỗ vừa có trình độ cả về sư phạm và kiến thức cho từng vùng và từng dân tộc vừa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ đãi ngộ và sử dụng đội ngũ này sao cho họ yên tâm với nghề nghiệp, gắn bó với sự nghiệp “trồng người” ở chính quê hương của họ. Từ thực tiễn nêu trên, đặt ra yêu cầu cần đưa ra các giải pháp phát triển đội ngũ GVTH người DTTS. Phát triển đội ngũ GVTH người DTTS chính là phát huy nội lực để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục ở vùng Tây Bắc. Do đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển đội ngũ giáo viên Tiểu học 4 người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” để nghiên cứu làm đề tài luận án. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận theo tiếp cận phát triển nguồn nhân lực và thực trạng phát triển đội ngũ GVTH người DTTS, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp phát triển đội ngũ GVTH người DTTS vùng Tây Bắc nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Giáo viên tiểu học và đội ngũ GVTH vùng Tây Bắc. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Phát triển đội ngũ GVTH
Luận văn liên quan