Theo thời gian, hoạt động logistics đã trải qua một quá trình phát triển mạnh mẽ,
đi từ đơn giản đến phức tạp, từ phân mảnh đến tích hợp, từ những ứng dụng chung cho
đến những ứng dụng có tính chuyên môn hóa. Có thể nói, logistics đã trở thành một lĩnh
vực phổ biến và ngày càng thể hiện rõ tầm quan trọng trong các ngành sản xuất vật chất
như khai khoáng, hóa chất, công nghiệp ô tô, dệt may, năng lượng , đồng thời kéo
theo sự phát triển của logistics trong hệ thống phân phối, đặc biệt là khâu bán lẻ - khâu
quyết định của các chuỗi cung ứng hiện nay.
Trong lĩnh vực bán lẻ, siêu thị là hình thức kinh doanh phổ biến, có tiềm năng và
tốc độ tăng trưởng lớn. Tuy nhiên, bán lẻ siêu thị hiện đang đứng trước những thay đổi
to lớn dưới sự tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh mới, đòi hỏi hoạt động
logistics cũng cần có những điều chỉnh nhất định. Mặc dù vậy, hiện vẫn còn thiếu các
nghiên cứu cả về lý thuyết lẫn thực hành để hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ siêu thị
(DNBLST) trong quá trình triển khai hoạt động logistics. Hầu hết các nghiên cứu
thường gộp chung logistics trong kinh doanh bán lẻ hoặc phân tích tách bạch từng hoạt
động logistics chức năng. Việc nhìn nhận hoạt động logistics tại DNBLST như một hệ
thống đầy đủ và bài bản, dựa trên nền tảng của khoa học logistics, trong đó các hoạt
động logistics cấu thành được phối thuộc với nhau theo tương quan đánh đổi rất hiếm
hiện nay. Vì vậy, hệ thống hóa cơ sở lý luận hoàn thiện về hoạt động logistics tại
DNBLST là vô cùng cần thiết.
Thị trường bán lẻ Hà Nội bao gồm cả hai kênh truyền thống và hiện đại được
đánh giá là phát triển khá mạnh trong những năm gần đây và kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng
trưởng trong những năm tiếp theo. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết
năm 2020, trên địa bàn thành phố hiện có 130 siêu thị kinh doanh tổng hợp và chuyên
doanh thuộc 33 doanh nghiệp bán lẻ (DNBL) đang hoạt động. Mặc dù có số lượng siêu
thị nhiều thứ hai cả nước nhưng xét theo tỷ lệ dân cư phân bổ bình quân trên mỗi siêu
thị lại khá cao. Dựa trên số liệu về tổng dân số và số lượng siêu thị, năm 2020, tỷ lệ dân
cư trên mỗi siêu thị tại Hà Nội vào khoảng 67.000 người/siêu thị. Trong khi tỷ lệ tiêu
chuẩn ước tính được Bộ Công Thương đưa ra là khoảng 10.000 người/siêu thị cỡ trung
bình. Như vậy có thể thấy hiện nay tại Hà Nội, số lượng siêu thị có sự gia tăng nhưng
chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, đời sống dân cư cũng từng bước
được cải thiện, thu nhập của người dân dần ổn định và có xu hướng tăng, thậm chí năm
2020, dưới tác động của đại dịch Covid-19, thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội
vẫn tăng nhẹ 4,47%. Với những lợi thế trên, DNBLST trên địa bàn thành phố Hà Nội có
nhiều cơ hội để phát triển.
172 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển hoạt động logistics tại các doanh nghiệp bán lẻ siêu thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------
PHẠM THỊ HUYỀN
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP BÁN LẺ SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
-------------------------
PHẠM THỊ HUYỀN
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP BÁN LẺ SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại
Mã số : 934.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS An Thị Thanh Nhàn
2. TS. Nguyễn Thu Quỳnh
Hà Nội, Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và các kết luận trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án
NCS Phạm Thị Huyền
LỜI CÁM ƠN
NCS xin chân thành cám ơn Nhà trường, Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý sau
đại học, Khoa Marketing, Bộ môn Logistics kinh doanh và Quý thầy cô trường Đại
học Thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi để NCS hoàn thành luận án.
NCS xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới hai giáo viên hướng dẫn luận án,
PGS.TS An Thị Thanh Nhàn và TS Nguyễn Thu Quỳnh, đã tận tình và nghiêm túc
định hướng, gợi mở cách thức giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án. Trong suốt
quá trình hoàn thành luận án, tập thể giáo viên hướng dẫn luôn là hình mẫu để NCS
nỗ lực hơn nữa. NCS luôn trân quý những kiến thức và tình cảm của hai giáo viên
hướng dẫn.
NCS xin gửi lời cám ơn chân thành đến các tổ chức, các cơ quan Quản lý
Nhà nước, Bộ Công thương, Sở Công thương Hà Nội, cùng nhiều doanh nghiệp, cá
nhân và các tổ chức liên quan đến hoạt động logistics, hoạt động kinh doanh bán lẻ
qua mạng lưới siêu thị đã nhiệt tình hỗ trợ, trả lời phỏng vấn, khảo sát và cung cấp
tài liệu, thông tin giúp NCS hoàn thành luận án.
NCS xin gửi lời cám ơn chân thành đến bạn bè, đồng nghiệp đã nhiệt tình
ủng hộ và giúp đỡ NCS trong suốt thời gian hoàn thành luận án.
Cuối cùng, NCS xin gửi lời cám ơn đặc biệt đến gia đình đã luôn là chỗ dựa
vững chãi, là động lực lớn lao để NCS cố gắng hơn nữa trên con đường học tập và
nghiên cứu.
Xin trân trọng cám ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận án
NCS Phạm Thị Huyền
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................
MỤC LỤC ............................................................................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................................... 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 15
GÓC ĐỘ TIẾP CẬN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 15
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 16
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.................................................................................. 22
KẾT CẤU LUẬN ÁN ....................................................................................................................... 23
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI
DOANH NGHIỆP BÁN LẺ SIÊU THỊ ......................................................................................... 24
1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI DNBLST ................................................. 24
1.1.1 Sự phát triển và vai trò của logistics trong kinh doanh hiện đại .......................................... 24
1.1.2 Logistics trong kinh doanh bán lẻ ........................................................................................ 28
1.1.3 Hoạt động logistics tại doanh nghiệp bán lẻ siêu thị ............................................................ 40
1.2 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI DNBLST ....................................................... 43
1.2.1 Khái niệm phát triển hoạt động logistics tại DNBLST ........................................................ 45
1.2.2 Nội dung phát triển hoạt động logistics tại DNBLST .......................................................... 46
1.2.3 Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động logistics tại DNBLST ..................................... 63
1.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI DNBLST .................. 67
1.3.1 Mô hình đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST ................................ 67
1.3.2 Phương pháp và tiêu chí đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST ...... 70
1.4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC
DNBLST ........................................................................................................................................... 73
1.4.1 Kinh nghiệm quốc tế trong triển khai hoạt động logistics tại DNBL ................................... 73
1.4.2 Bài học kinh nghiệm ........................................................................................................... 81
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................................................... 83
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP BÁN LẺ SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................. 84
2.1 KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VÀ DNBLST TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI ............................................................................................................................................. 84
2.1.1 Đặc điểm kinh tế, xã hội và thị trường bán lẻ thành phố Hà Nội ......................................... 84
2.1.2 Sự phát triển của DNBLST trên địa bàn thành phố Hà Nội ................................................. 87
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS
TẠI CÁC DNBLST TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI ......................................................................... 91
2.2.1 Các hoạt động chức năng logistics tại DNBLST trên địa bàn TP Hà Nội .............. ..91
2.2.2 Tổ chức logistics và mạng lưới kênh logistics tại DNBLST trên địa bàn TP Hà Nội ......... 110
2.2.3 Nguồn lực logistics tại DNBLST trên địa bàn TP Hà Nội .................................................. 115
2.3 KẾT LUẬN THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC
DNBLST TRÊN ĐỊA BÀN TP HÀ NỘI ........................................................................................ 122
2.3.1 Thành công ......................................................................................................................... 122
2.3.2 Hạn chế .............................................................................................................................. 124
2.3.3 Nguyên nhân ...................................................................................................................... 126
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................................................. 129
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP BÁN LẺ SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................ 130
3.1 DỰ BÁO NHU CẦU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI BÁN LẺ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................. 130
3.1.1 Dự báo nhu cầu thị trường bán lẻ thành phố Hà Nội ......................................................... 130
3.1.2 Định hướng phát triển thương mại bán lẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội ......................... 132
3.2 QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI DNBLST
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................................... 134
3.2.1 Quan điểm phát triển .......................................................................................................... 134
3.2.2 Yêu cầu phát triển ............................................................................................................... 135
3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI DNBLST TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................. 136
3.3.1 Phát triển các hoạt động chức năng logistics tại DNBLST trên địa bàn TP Hà Nội .......... 137
3.3.2 Phát triển tổ chức và mạng lưới kênh logistics tại DNBLST trên địa bàn TP Hà Nội ...... 149
3.3.3 Phát triển nguồn lực logistics tại DN bán lẻ siêu thị trên địa bàn TP Hà Nội .................... 151
3.3.4 Đề xuất các kiến nghị hỗ trợ .............................................................................................. 155
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.................................................................................................................. 158
KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 159
DANH MỤC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Tên bảng Trang
Bảng 1 Đặc điểm mẫu khảo sát DNBL 22
Bảng 2 Đặc điểm mẫu khảo sát siêu thị bán lẻ 22
Bảng 1.1 Mô hình phổ mặt hàng tại các DNBL 31
Bảng 1.2 Chỉ tiêu đo lường mục tiêuDVKH dựa trên kết quả bán lẻ 37
Bảng 1.3 Chỉ tiêu đo lường mục tiêu DVKH liên quan đến hoạt động logistics 37
Bảng 1.4 Chỉ tiêu đo lường mục tiêu DVKH từ phía khách hàng 37
Bảng 1.5 Chỉ tiêu đo lường chi phí logistics 38
Bảng 1.6 Tiêu chuẩn cơ bản của siêu thị 41
Bảng 1.7 Phân loại siêu thị 41
Bảng 1.8 Phân hạng siêu thị tại Việt Nam 42
Bảng 1.9 Phương thức mua tại DNBLST 48
Bảng 1.10 Phân nhóm sản phẩm theo quy tắc Pareto 51
Bảng 1.11 Đặc điểm các dạng quy trình logistics trực tiếp 54
Bảng 1.12 Một số thiết bị logistics phục vụ trong siêu thị, nhà kho 61
Bảng1.13 Cấu trúc hạ tầng hệ thống thông tin logistics 62
Bảng 1.14 Các thành phần chính của mô hình LMM 68
Bảng 1.15 Nội dung phát triển hoạt động logistics tại DNBLST 69
Bảng 1.16 Mức độ phát triển logistics tương ứng với giá trị trung bình 70
Bảng 1.17 Tiêu chí đánh giá mức độ phát triểnhoạt độngchức nănglogistics 71
Bảng 1.18 Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển tổ chức logistics 72
Bảng 1.19 Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển nguồn lực logistics 73
Bảng 2.1 Thống kê tổng sản phẩm (GRDP) Hà Nội từ 2016 đến 2020 84
Bảng 2.2 Thống kê số lượng chợ, siêu thị, TTTM tại Hà Nội 87
Bảng 2.3 Quá trình phát triển của DNBLST tại Hà Nội 88
Bảng 2.4 Phân bố siêu thị theo quận/huyện trên địa bàn Hà Nội đến 2020 89
Bảng 2.5 Đặc điểm DNBLST trên địa bàn Hà Nội tính đến năm 2020 90
Bảng 2.6 Đặc điểm phân hạng siêu thị của một số DNBL 90
Bảng 2.7 Đặc điểm siêu thị trên địa bàn Hà Nội tính đến năm 2020 91
Bảng 2.8 Đặc điểm nguồn hàng tại công ty TNHH Saigon Co.op 95
Bảng 2.9 Phương án tổ chức vận chuyển tại DNBLST 102
Bảng 2.10 Thực trạng các mô hình quản lý dự trữ tại DNBLST 103
Bảng 2.11 Hai dạng quy trình logistics trực tiếp tại siêu thị 107
Bảng 2.12 Phương thức tổ chức hoạt động logistics tại DNBLST 110
Bảng 2.13 Mạng lưới siêu thị của một số DNBL 118
Bảng 3.1 Mục tiêu phát triển thương mại bán lẻ trên địa bàn Hà Nội 133
Bảng 3.2 Chỉ số đánh giá hiệu quả kho hàng 141
Bảng 3.3 Một số kiến nghị hỗ trợ hoạt động logistics tại DNBLST 156
DANH MỤC HÌNH VẼ
STT Tên hình Trang
Hình 1 Quá trình nghiên cứu của luận án 17
Hình 2 Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp 18
Hình 3 Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp 19
Hình 1.1 Sự phát triển của logistics kinh doanh 24
Hình 1.2 Vị trí của DN sử dụng và cung ứng dịch vụ logistics 26
Hình 1.3 DN kinh doanh hàng hóa với hoạt động thuê ngoài logistics 28
HÌnh 1.4 Mạng lưới kinh doanh bán lẻ của DN 30
Hình 1.5 Bán kính phục vụ bình quân của cửa hàng bán lẻ 32
Hình 1.6 Vị trí của DNBLtrong chuỗi cung ứng 33
Hình 1.7 Phạm vi hoạt động logistics trong mạng lưới kinh doanh của DNBL 35
Hình 1.8 Sự phát triển của logistics bán lẻ 39
Hình 1.9 Phạm vi hoạt động logistics trong mạng lưới kinh doanh của DNBLST 43
Hình 1.10 Nội dung phát triển hoạt động logistics tại DNBLST 44
Hình 1.11 Ma trận phân loại hàng hóa mua 47
Hình 1.12 Quy trình mua tại DNBLST 47
Hình 1.13 Quá trình kho tại DNBLST 49
Hình 1.14 Phương thức vận chuyển tại các DNBLST 50
Hình 1.15 Quá trình phát triển của các mô hình quản lý dự trữ 52
Hình 1.16 Quá trình logistics trực tiếp tại siêu thị 54
Hình 1.17 Các dạng quy trình logistics trực tiếp tại DNBLST 54
Hình 1.18 Mô hình tổ chức logistics kiểu chức năng 57
Hình 1.19 Mô hình tổ chức logistics phân phối 57
Hình 1.20 Mạng lưới logistics đơn kênh 58
Hình 1.21 Mạng lưới logistics đa kênh 58
Hình 1.22 Quy trình bán hàng tự phục vụ 59
Hình 1.23 Hệ thống kho của DNBLST 60
Hình 1.24 Đề xuất mô hình đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics tại DNBLST 70
Hình 1.25 Quá trình logistics tổng thể tại Lotus’s Thái Lan 74
Hình 1.26 Quá trình logistics tổng thể tại Walmart Trung Quốc 76
Hình 1.27 Quá trình logistics tổng thể tại NTUC FairPrice 78
Hình 1.28 Quá trình logistics tổng thể tại 7-Eleven Nhật Bản 80
Hình 2.1 Thống kê dân số Hà Nội từ 2016 đến 2020 85
Hình 2.2 Thống kê thu nhập bình quân tại Hà Nội từ 2016 đến 2020 85
Hình 2.3 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Hà Nội từ 2016 đến 2020 86
Hình 2.4 Tăng trưởng số lượng siêu thị tại Hà Nội từ 2005 đến nay 89
Hình 2.5 Thực trạng chiến lược mua 92
Hình 2.6 Các bước cơ bản trong hoạt động mua tại DNBLST 93
Hình 2.7 Quy trình mua tại công ty TNHH Dịch vụ EB khu vực phía Bắc 93
Hình 2.8 Đặc điểm nguồn hàng của DNBLST 95
Hình 2.9 Mức độ quan trọng của các tiêu chí lựa chon nhà cung cấp 96
Hình 2.10 Cách thức giao dịch với nhà cung cấp 97
Hình 2.11 Đánh giá mức độ phát triển hoạt động mua tại DNBLST 98
Hình 2.12 Quy trình nhập hàng tại kho 98
Hình 2.13 Quy trình tác nghiệp kho 99
Hình 2.14 Quy trình xuất hàng tại kho 99
Hình 2.15 Đánh giá mức độ phát triển hoạt động kho 100
Hình 2.16 Tổ chức vận chuyển đầu vào tại DNBLST 100
Hình 2.17 Các phương thức vận chuyển tại DNBLST 101
Hình 2.18 Phương thức vận chuyển tập trung với mặt hàng rau của quả tươi tại
công ty TNHH Dịch vụ EB
101
Hình 2.19 Đánh giá mức độ phát triển hoạt động vận chuyển 103
Hình 2.20 Mô hình quản lý dự trữ tại DNBLST 104
Hình 2.21 Thời gian dự trữ trung bình 105
Hình 2.22 Đánh giá mức độ phát triển hoạt động dự trữ 106
Hình 2.23 Quy ttrình logistics trực tiếp tại siêu thị 106
Hình 2.24 Tỷ lệ áp dụng các dạng quy trình logistics trực tiếp 107
Hình 2.25 Đánh giá mức độ phát triển hoạt động logistics trực tiếp 108
Hình 2.26 Tỷ lệ sản phẩm thu hồi tại DNBLST 109
Hình 2.27 Các hình thức xử lý sản phẩm sau thu hồi 109
Hình 2.28 Đánh giá mức độ phát triển hoạt động thu hồi 110
Hình 2.29 Các hoạt động logistics thuê ngoài tại DNBLST 111
Hình 2.30 Lý do không thuê ngoài hoạt động logistics 111
Hình 2.31 Lý do thuê ngoài hoạt động logistics 111
Hình 2.32 Mức độ quan hệ thuê ngoài logistics tại DNBLST 112
Hình 2.33 Bộ phận thực hiện chức năng logistics tại DNBLST 113
Hình 2.34 Mô hình tổ chức logistics tại DNBLST 113
Hình 2.35 Mạng lưới kênh logistics của DN 114
Hình 2.36 Các hình thức bán hàng tại DNBLST 115
Hình 2.37 Đánh giá mức độ phát triển về tổ chức logistics 115
Hình 2.38 Hệ thống kho của DNBLST 116
Hình 2.39 Đánh giá hệ thống kho của DNBLST 117
Hình 2.40 Đánh giá mạng lưới siêu thị của DNBLST 117
Hình 2.41 Đánh giá trang thiết bị, phương tiện phục vụ logistics 118
Hình 2.42 Đánh giá mức độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật 119
Hình 2.43 Thực trạng phần mềm sử dụng trong hoạt động logistics 119
Hình 2.44 Đánh giá mức độ phát triển hạ tầng hệ thống thông tin logistics 120
Hình 2.45 Số lượng nhân viên logistics của DNBLST 120
Hình 2.46 Đánh giá năng lực của nhân viên logistics 120
Hình 2.47 Đánh giá năng lực quản lý của nhà quản trị logistics 121
Hình 2.48 Đánh giá mức độ phát triển về nguồn nhân lực logistics 121
Hình 2.49 Đánh giá chung mức độ phát triển hoạt động logistics 122
Hình 3.1 Mô hình kết nối truyền tải thông tin 140
Hình 3.2 Thực hành mô hình dự trữ ECR 144
Hình 3.3 Chia sẻ thông tin và các quyết định trong mô hình VMI 145
Hình 3.4 Quy trình thu hồi tại siêu thị 147
Hình 3.5 Các tiêu chuẩn được áp dụng trong hoạt động logistics 148
Hình 3.6 Mô hình tổ chức logistics tích hợp 149
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT Nghĩa đầy đủ Từ viết tắt
1 Business to Customer B2C
2 Chuỗi cung ứng CCƯ
3 Cổ phần CP
4 Công nghệ thông tin CNTT
5 Dịch vụ DV
6 Dịch vụ khách hàng DVKH
7 Doanh nghiệp DN
8 Doanh nghiệp bán lẻ DNBL
9 Doanh nghiệp bán lẻ siêu thị DNBLST
10 Khách hàng KH
11 Hoạt động HĐ
12 Nghiên cứu NC
13 Thành phố TP
14 Trách nhiệm hữu hạn TNHH
15 Trung tâm TT
16 Trung tâm phân phối TTPP
1
PHẦN MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo thời gian, hoạt động logistics đã trải qua một quá trình phát triển mạnh mẽ,
đi từ đơn giản đến phức tạp, từ phân mảnh đến tích hợp, từ những ứng dụng chung cho
đến những ứng dụng có tính chuyên môn hóa. Có thể nói, logistics đã trở thành một lĩnh
vực phổ biến và ngày càng thể hiện rõ tầm quan trọng trong các ngành sản xuất vật chất
như khai khoáng, hóa chất, công nghiệp ô tô, dệt may, năng lượng, đồng thời kéo
theo sự phát triển của logistics trong hệ thống phân phối, đặc biệt là khâu bán lẻ - khâu
quyết định của các chuỗi cung ứng hiện nay.
Trong lĩnh vực bán lẻ, siêu thị là hình thức kinh doanh phổ biến, có tiềm năng và
tốc độ tăng trưởng lớn. Tuy nhiên, bán lẻ siêu thị hiện đang đứng trước những thay đổi
to lớn dưới sự tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh mới, đòi hỏi hoạt động
logistics cũng cần có những điều chỉnh nhất định. Mặc dù vậy, hiện vẫn còn thiếu các
nghiên cứu cả về lý thuyết lẫn thực hành để hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ siêu thị
(DNBLST) trong quá trình triển khai hoạt động logistics. Hầu hết các nghiên cứu
thường gộp chung logistics trong kinh doanh bán lẻ hoặc phân tích tách bạch từng hoạt
động logistics chức năng. Việc nhìn nhận hoạt động logistics tại DNBLST như một hệ
thống đầy đủ và bài bản, dựa trên nền tảng của khoa học logistics, trong đó các hoạt
động logistics cấu thành được phối thuộc với nhau theo tương quan đánh đổi rất hiếm
hiện nay. Vì vậy, hệ thống hóa cơ sở lý luận hoàn thiện về hoạt động logistics tại
DNBLST là vô cùng cần thiết.
Thị trường bán lẻ Hà Nội bao gồm cả hai kênh truyền thống và hiện đại được
đánh giá là phát triển khá mạnh trong những năm gần đây và kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng
trưởng trong những năm tiếp theo. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết
năm 2020, trên địa bàn thành phố hiện có 130 siêu thị kinh doanh tổng hợp và chuyên
doanh thuộc 33 doanh nghiệp bán lẻ (DNBL) đang hoạt động. Mặc dù có số lượng siêu
thị nhiều thứ hai cả nước nhưng xét theo tỷ lệ dân cư phân bổ bình quân trên mỗi siêu
thị lại khá cao. Dựa trên số liệu về tổng dân số và số lượng siêu thị, năm 2020, tỷ lệ dân
cư trên mỗi siêu thị tại Hà Nội vào khoảng 67.000 người/siêu thị. Trong khi tỷ lệ tiêu
chuẩn ước tính được Bộ Công Thương đưa ra là khoảng 10.000 người/siêu thị cỡ trung
bình. Như vậy có thể thấy hiện nay tại Hà Nội, số lượng siêu thị có sự gia tăng nhưng
chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, đời sống dân cư cũng từng bước