Luận án Phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên

2.1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ Dịch vụ tạo ra là những sản phẩm không tồn tại dưới dạng vật chất hay hình thái cụ thể, chúng ta chỉ có nhận thức được bằng tư duy, hay giác quan, không thể trực tiếp cầm nắm sản phẩm dịch vụ được. Dịch vụ có những đặc điểm cơ bản sau: Một là, với tư cách là hàng hóa, dịch vụ có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng Về giá trị của dịch vụ là hao phí thời gian lao động xã hội cần thiết của người lao động dịch vụ kết tinh trong sản phẩm dịch vụ. Giá trị lao động của dịch vụ được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi và trao đổi theo một tỷ lệ nhất định. C.Mác khẳng định “Công nhân đem hàng hóa của mình, tức là lao động đổi lấy hàng hóa của nhà tư bản, đổi lấy tiền, hơn nữa, sự trao đổi ấy được thực thực hiện theo một tỷ lệ nhất định. Từng này tiền thì đổi được từng này thời gian lao động” [38, tr.540]. Như vậy, giá trị trao đổi của dịch vụ được đo bằng thời gian hao phí của người lao động cung cấp dịch vụ, kết tinh trong sản phẩm dịch vụ. Giá trị trao đổi của dịch vụ được biểu hiện bằng tiền hay giá cả cả của hàng hóa, như C.Mác viết: “Giá trị trao đổi của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền, chính là cái người ta gọi là giá cả hàng hóa đó” [38, tr.540]. Như vậy, chúng ta thấy giá trị của hàng hóa dịch vụ được biểu hiện bằng một số tiền cụ thể, hay còn gọi là giá cả dịch vụ; giá trị hay giá cả dịch vụ chịu tác động và tuân thủ theo quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh, giá cả luôn xoay quanh trục của giá trị.

doc203 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 12 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các tư liệu, số liệu, nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đoàn Xuân Phúc 2 MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Những công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 28 Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ DỊCH VỤ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ Ở TỈNH HƯNG YÊN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 34 2.1. Những vấn đề chung về kinh tế dịch vụ 34 2.2. Quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và yếu tố tác động đến kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên 46 2.3. Quan niệm phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên và kinh nghiệm thực tiễn 57 Chương 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ DỊCH VỤ Ở TỈNH HƯNG YÊN 77 3.1. Ưu điểm và hạn chế về kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên 77 3.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên 109 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DỊCH VỤ Ở TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2035 126 4.1. Quan điểm phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2035 126 4.2. Giải pháp phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2035 132 KẾT LUẬN 167 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 169 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170 PHỤ LỤC 185 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư CMCN 4.0 2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 3. Cơ cấu kinh tế CCKT 4. Hội đồng nhân dân HĐND 5. Khoa học và công nghệ KH&CN 6. Kinh tế dịch vụ KTDV 7. Kinh tế - xã hội KT - XH 8. Thương mại điện tử TMĐT 9. Uỷ ban nhân dân UBND 4 DANH MỤC BẢNG STT NỘI DUNG Trang 1. Bảng 3.1. Số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm theo ngành kinh tế ở tỉnh Hưng Yên 80 2. Bảng 3.2. Hệ số ICOR của Tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018 - 2023 82 3. Bảng 3.3. Số lượt khách du lịch nội địa ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018 - 2023 85 4. Bảng 3.4. Số lao động được đào tạo và cấp chứng chỉ các ngành dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên năm 2023 90 5. Bảng 3.5. Năng suất lao động trung bình phân theo ngành kinh tế của Tỉnh Hưng Yên 90 6. Bảng 3.6. Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm theo ngành kinh tế ở tỉnh Hưng Yên 93 7. Bảng 3.7. Cơ cấu doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống phân theo loại hình kinh tế ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018 - 2023 96 8. Bảng 3.8. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2018 - 2023 98 9. Bảng 3.9. Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành phân theo ngành kinh doanh ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018 - 2023 106 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT NỘI DUNG Trang 1. Biểu đồ 3.1.Số lượng doanh nghiệp hoạt động tính đến 31/12 hàng năm phân theo ngành kinh tế từ 2018 - 2023 của tỉnh Hưng Yên 77 2. Biểu đồ 3.2. Quy mô vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018 - 2023 79 3. Biểu đồ 3.3. Cơ cấu ngành kinh tế Tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018 -2023 92 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Kinh tế dịch vụ là khu vực kinh tế có vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của các nền kinh tế, là yếu tố thúc đẩy các hoạt động kinh tế vừa góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Cùng với quá trình CNH, HĐH, KTDV ngày càng chiếm tỷ lệ lớn so với nông nghiệp và công nghiệp. Ở Việt Nam, từ khi thực hiện đường lối cải cách kinh tế và mở cửa hội nhập với thế giới, quá trình CNH, HĐH ngày càng diễn ra với nhịp độ cao, thì KTDV ngày càng được quan tâm, ưu tiên phát triển qua các kỳ Đại hội Đảng cũng như các quy định pháp luật khác nhau. Đại hội XIII của Đảng xác định: Phát triển mạnh khu vực dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng những thành tựu KH&CN hiện đại, nhất là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Tập trung phát triển mạnh một số ngành dịch vụ như: du lịch, thương mại, viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, logistics, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn pháp lý... Tổ chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp văn minh, hiện đại theo chuẩn mực quốc tế [15, tr.125]. Hưng Yên là một tỉnh thuộc trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế lớn nhất miền Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Là tỉnh sát thủ đô Hà Nội, có nguồn lực dồi dào, giao thông thuận lợi cho phát triển KT - XH. Hưng Yên đặc biệt chú trọng thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp và dịch vụ. Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Hưng Yên nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Phát triển đồng bộ thương mại, dịch vụ và du lịch thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế” [ 16, tr.26]. Đây là một trong những nhiệm vụ trung tâm, khâu đột phá trong phát triển KT - XH. Những năm qua, KTDV ở tỉnh Hưng Yên luôn giữ vị trí quan trọng, chiếm tỷ trọng 28% trong CCKT của Tỉnh. Một số lĩnh vực KTDV đã có sự phát triển nhanh cả về quy mô, chất lượng theo hướng hiện đại, bền vững. KTDV đã góp phần thúc đẩy KT - XH của Tỉnh tăng trưởng nhanh; 6 giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng đời sống, tinh thần cho nhân dân Tuy nhiên, trong xu thế chuyển dịch CCKT theo hướng hiện đại của nước ta nói chung và đối với tỉnh Hưng Yên nói riêng, với kết quả đạt được trong lĩnh vực dịch vụ hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của Tỉnh. Quy mô một số ngành dịch vụ còn nhỏ; chất lượng KTDV ở một số phân ngành còn hạn chế; cơ cấu KTDV có nội dung còn chưa phù hợp, chưa phản ánh đúng tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh Do đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình phát triển KT - XH của Tỉnh. Để khắc phục những hạn chế trên, phát huy lợi thế so sánh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Hưng Yên về KTDV, đưa KTDV tỉnh Hưng Yên phát triển nhanh, hiện đại, hiệu quả, bền vững. Điều đó đòi hỏi cần có công trình nghiên cứu cụ thể cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Phát triển kinh tế dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về KTDV, phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên; trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm và giải pháp phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2035. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, khái quát giá trị các công trình, chỉ ra những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu. - Làm rõ những vấn đề lý luận về KTDV và phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên. Trong đó tập trung làm rõ các quan niệm về dịch vụ, KTDV, phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên; xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá và chỉ ra các yếu tố tác động đến KTDV ở tỉnh Hưng Yên hiện nay. - Đánh giá đúng thực trạng KTDV ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018 - 2023. Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề cần tập trung giải quyết từ thực trạng KTDV ở tỉnh Hưng Yên. 7 - Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2035. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Kinh tế dịch vụ Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu KTDV ở tỉnh Hưng Yên trên phương diện là một khu vực hay ngành kinh tế thông qua các nội dung: Quy mô và số lượng; chất lượng; cơ cấu của KTDV; trong đó luận án lựa chọn 5 ngành KTDV chính, có quy mô, tỷ trọng đóng góp lớn trong GRDP của tỉnh Hưng Yên hiện nay, bao gồm: Dịch vụ thương mại; dịch vụ vận tải; dịch vụ du lịch; dịch vụ thông tin và truyền thông; dịch vụ tài chính ngân hàng. - Về không gian: Nghiên cứu ở tỉnh Hưng Yên - Về thời gian: thời gian nghiên cứu khảo sát từ năm 2018 đến năm 2023; quan điểm, giải pháp có giá trị đến năm 2035. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển KTDV. Cơ sở thực tiễn Đề tài nghiên cứu trên cơ sở khảo sát quá trình phát triển KTDV ở một số địa phương trong nước và thực tiễn sự phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2018 - 2023; tham khảo các báo cáo tổng kết của Tỉnh và kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp biện chứng duy vật: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu của luận án. Nghiên cứu KTDV trong mối liên hệ tác động với các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội ở tỉnh Hưng Yên nhằm xây dựng lý luận, phân tích, làm rõ thực trạng KTDV ở tỉnh Hưng Yên, 8 chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế của thực trạng đó, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Sử dụng phương pháp này, nghiên cứu làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn KTDV ở tỉnh Hưng Yên trên các nội dung: quy mô, chất lượng, cơ cấu KTDV ở tỉnh Hưng Yên. Phương pháp này sử dụng xuyên suốt luận án. Trong đó tập trung vào chương 2 áp dụng chủ yếu trong làm rõ quan niệm, nội dung, các yếu tố tác động đến KTDV ở tỉnh Hưng Yên. Sử dụng trong khảo sát phát triển KTDV ở một số địa phương trong và ngoài nước rút ra những kinh nghiệm cho tỉnh Hưng Yên phát triển KTDV đến năm 2035 một cách hiệu quả. Chương 3, đánh giá thực trạng KTDV, chương 4 đề ra quan điểm, giải pháp phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2035. Phương pháp thống kê và so sánh: Được sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận án. Trên cơ sở thống kê các số liệu thu thập được, tác giả tiến hành so sánh để thấy được những ưu điểm và hạn chế của KTDV ở tỉnh Hưng Yên qua các giai đoạn, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên những năm tiếp theo. Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình xây dựng luận án và được tác giả áp dụng trong toàn bộ Luận án. Đối với chương 1, tác giả phân tích, tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài luận án và rút ra những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu; chương 2, tác giả phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan để tìm ra cấu trúc, xu hướng phát triển KTDV. Trên cơ sở đó, tổng hợp xây dựng quan niệm, hình thành khung lý luận của chương 2. Đối với chương 3 tác giả tiến hành phân tích và tổng hợp những số liệu thu thập được nhằm đánh giá thực trạng KTDV ở tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đối với chương 4, tác giả sử dụng phương pháp này để làm rõ nội dung quan điểm, luận giải các giải pháp phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2035. Phương pháp kết hợp logic và lịch sử: Được tác giả sử dụng trong toàn bộ luận án. Tại chương 1 sử dụng phương pháp này để tổng quan tình hình nghiên 9 cứu có liên quan đến đề tài theo tiến trình thời gian và nội dung liên quan đến luận án. Chương 2, 3 và 4, sử dụng phương pháp này để khái quát các kinh nghiệm, đánh giá những ưu điểm, hạn chế; xây dựng quan điểm và các giải pháp cơ bản thành các luận điểm, sau đó chứng minh, luận giải các luận điểm đó. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận về KTDV ở tỉnh Hưng Yên như đưa ra quan niệm và xây dựng các tiêu chí đánh giá KTDV ở tỉnh Hưng Yên; đánh giá thực trạng KTDV ở tỉnh Hưng Yên để rút ra những vấn đề cần tập trung giải quyết; đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KTDV ở tỉnh Hưng Yên đến năm 2035. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Về lý luận Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về KTDV ở tỉnh Hưng Yên. Đưa ra quan niệm về KTDV, xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá và chỉ ra những yếu tố tác động đến KTDV ở tỉnh Hưng Yên. Về thực tiễn Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, chính quyền các cấp của tỉnh Hưng Yên trong hoàn thiện cơ chế, chính sách và thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển KTDV. Đồng thời, có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy những nội dung liên quan ở các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về dịch vụ Atilgan, Serkan Akıncı, Şafak Aksoy (2003), Mapping service quality in the tourism industry, (Lập bản đồ chất lượng dịch vụ trong ngành du lịch) [115]. Nghiên cứu này đề xuất một cách tiếp cận mới đối với nghiên cứu khám phá và đánh giá các khía cạnh chất lượng dịch vụ bằng cách sử dụng phân tích tương ứng (CA). Công trình đã điều tra chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ bằng cách sử dụng các phép đo mô tả và kiểm tra thống kê, diễn giải đồ họa về dữ liệu SERVQUAL (công cụ đánh giá chất lượng dịch vụ) để hỗ trợ việc ra quyết định quản lý trong ngành du lịch. Bài viết đã xây dựng lược đồ đánh giá chất lượng đối với ngành du lịch. Các tác giả đã sử dụng công cụ này để đánh giá chất lượng dịch vụ của các công ty lữ hành thông qua sự đánh giá của khách du lịch Đức và Nga. Thông qua đó, công trình đã nhấn mạnh về hiệu quả của công cụ này và nhấn mạnh có thể sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ của các ngành khác. Akbaba, A (2006), Measuring service quality in the hotel industry: A study in a business hotel in Turkey (Đo lường chất lượng dịch vụ trong ngành khách sạn: nghiên cứu tại một khách sạn kinh doanh ở Thổ Nhĩ Kỳ) [ 116]. Tác giả đã nghiên cứu về chất lượng dịch vụ trong ngành khách sạn trong đó sử dụng thang đo SERVQUAL để khảo sát được thể hiện qua năm khía cạnh là phương tiện hữu hình, độ tin cậy, sự đảm bảo, khả năng đáp ứng và sự đồng cảm. Từ việc khảo sát thực tiễn từ một khách sạn ở Thổ Nhĩ Kỳ tác giả đã đưa ra những nhận định việc đánh giá chất lượng dịch vụ thông qua sự đánh giá của khách hàng có vai trò rất quan trọng, từ đó có những biện pháp cải thiện, điều chỉnh chất lượng dịch vụ ở các khách sạn. 11 Arpita Mukherjee (2013), The Service sector in India (Khu vực dịch vụ Ấn Độ) [118]. Công trình đã trình bày những những nét chính về sự phát triển khu vực dịch vụ của Ấn Độ. Ấn Độ theo đuổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, trong đó tập trung một số lĩnh vực như công nghệ thông tin và truyền thông, dịch vụ thuê ngoài. Đối với lĩnh vực dịch vụ thuê ngoài tập trung vào các lĩnh vực như: Loại hình thứ nhất là dịch vụ “thuê ngoài quy trình kinh doanh (BPO)” với năm loại hình cơ bản là công ty chi nhánh toàn sở hữu của các tập đoàn đa quốc gia, công ty khởi đầu, các công ty dịch vụ công nghệ thông tin, các công ty chuyên BPO đa quốc gia và xử lý dữ liệu cho công ty mẹ. Loại hình thứ hai là dịch vụ “thuê ngoài kiến thức (KPO)” với một số loại hình dịch vụ cơ bản như: Dịch vụ tài chính, nghiên cứu thị trường (MRO), nghiên cứu kinh doanh, quản lý dữ liệu và báo cáo, phân tích dữ liệu và mô hình kinh doanh, dịch vụ nghiên cứu phi truyền thống, dịch vụ quản lý rủi ro và thống kê bảo hiểm... Banko Sentral Pilipinas (BSP) (The Central Bank of the Republic of Philippines), (2013), Survey of IT - BPO Service (Khảo sát dịch vụ IT - BPO) [120]. Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản về dịch vụ công nghệ thông tin IT - BPO tập trung vào các lĩnh vực ngân hàng, trên cơ sở ứng dụng thành tựu KH&CN, chủ yếu là công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực dịch vụ thuê ngoài của ngành ngân hàng. Công trình đã nghiên cứu, đi sâu khảo sát các lĩnh vực dịch vụ như: Dịch vụ quản lý dữ liệu, dịch vụ tài chính, kế toán, liên doanh ngân hàng, cung cấp dịch vụ trọn gói từ đầu đến cuối Qua đó đánh giá chất lượng dịch vụ của các lĩnh vực này, đưa ra những dự báo về nhu cầu sử dụng dịch vụ trên. Đề xuất một số nội dung nâng cao chất lượng dịch vụ IT -BPO trong lĩnh vực ngân hàng. Ishu Garg, Suraj Walia (2013), An analysis of Services sector in India economic (Phân tích ngành dịch vụ trong nền kinh tế Ấn Độ) [ 132]. Các tác giả đã nghiên cứu các lĩnh vực dịch vụ của nền kinh tế Ấn Độ từ cuối thập niên 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Trong đó đã khái quát quá trình 12 phát triển ngành dịch vụ của Ấn Độ chuyển dịch CCKT từ nông nghiệp sang dịch vụ mà không thực sự trải qua công nghiệp hoá, dịch vụ tăng trưởng nhanh nhất trong khi ngành nông nghiệp và công nghiệp tăng trưởng chậm và không ổn định. Tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP tăng từ 41% năm 1990 - 1991 lên 57% năm 2013. Tiềm năng phát triển dịch vụ ở Ấn Độ rất lớn, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin và phần mềm thực chất mới khai thác được 5% còn lại 95% chưa được khai thác hết. Công trình tập trung phân tích một số ngành dịch vụ như: Du lịch, viễn thông, dịch vụ cộng đồng, giải trí và dịch vụ thuê ngoài. Công trình đã đánh giá thực trạng các ngành dịch vụ của của Ấn Độ từ năm 1990 đến năm 2013, từ đó rút ra những mặt còn tồn tại, hạn chế, đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ nói trên, trong đó nhấn mạnh vào các giải pháp như: tăng cường bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao, ứng dụng KH&CN vào các ngành dịch vụ; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dịch vụ Christian Kowalkowski, Heiko Gebauer, Bart Kamp, Glenn Parry (2017), Servitization and deservitization: Overview, concepts, and definitions (Dịch vụ hoá và sa thải hoá: Tổng quan, khái niệm và định nghĩa) [123]. Bài báo đã nghiên cứu những thách thức liên quan đến các chiến lược tăng trưởng dịch vụ, các chiến lược liên quan đến việc sa thải hoặc rút lui khỏi các dịch vụ cung cấp. Các tác giả đã đưa ra bốn thuật ngữ cốt lõi, đó là: Dịch vụ hóa là quá trình chuyển đổi để chuyển từ mô hình kinh doanh lấy sản phẩm làm trung tâm và logic sang cách tiếp cận lấy dịch vụ làm trung tâm. Truyền dịch vụ là quá trình theo đó tầm quan trọng tương đối của việc cung cấp dịch vụ đối với một công ty hoặc đơn vị kinh doanh tăng lên, do đó làm tăng định hướng kinh doanh dịch vụ (SBO) của nó. Sa thải hoá là quá trình chuyển đổi theo đó một công ty chuyển từ mô hình kinh doanh lấy dịch vụ làm trung tâm sang mô hình kinh doanh lấy sản phẩm làm trung tâm. Pha loãng dịch vụ là quá trình giảm đi một số lĩnh vực dịch vụ không quan trọng, tăng định hướng kinh doanh sản phẩm dịch vụ mới của công ty. John Mcmanus, Barry Ardley (2019), “Services: The relationship between Innovation and the Co-creation Process” (Dịch vụ: Mối quan hệ giữa 13 đổi mới và quá trình đồng sáng tạo) [136]. Bài báo phân tích mối quan hệ giữa dịch vụ và đổi mới dịch vụ, trong đó nhấn mạnh về sự đổi mới các hoạt động dịch vụ, phải tạo ra sự khác biệt như thiết kế dịch vụ, đổi mới, sáng tạo các hoạt động dịch vụ; đổi mới, sáng tạo, học hỏi để phục vụ khách hàng. Phân tích mối quan hệ giữa quản lý và đổi mới, quy trình đồng sáng tạo trong đổi mới dịch vụ; và cho rằng trong khu vực dịch vụ sự đổi mới và quá trình đồng sáng tạo sẽ có tác động to lớn đến giá trị khách hàng và tạo ra hiệu suất vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của các ngành dịch vụ. IpKin Anthony Wong, Jingwen Huang, Zhiwei (CJ) Lin, Haoyue Jiao (2022), Smart dining, smart restaurant, and smart service quality (SSQ) (Ăn uống thông minh, nhà hàng thông minh và chất lượng dịch vụ thông minh (SSQ) [133]. Các tác giả nghiên cứu đánh giá tầm quan trọng của công nghệ đối với chất lượng dịch vụ thông qua lăng kính công nghệ thông tin. Chất lượng dịch vụ thông minh được nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp mô hình 5-S (AKA SSQ): S-Servicecape (cảnh quan dịch vụ), S-assurance (sự đảm bảo), S-Responsiveness (khả năng đáp ứng), S-reliability (độ tin cậy) và S-empathy (sự đồng cảm). Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ này được các tác giả áp dụng để đánh giá đối với chất lượng dịch vụ khách sạn thông minh và các nhà hàng thông minh hiện nay. Mohamad Abou - Foul, Jose L. Ruiz - Alba, Pablo J. López - Tenorio (2023), The impact of artificial intelligence capabilities on servitization: The moderating role of absorptive capacity-A dynamic capabilities perspective (Tác động của năng lực trí tuệ nhân tạo đối với quá trình dịch vụ hóa: Vai trò điều tiết của năng lực hấp thụ - Một viễn cảnh về năng lực động) [ 130]. Các tác giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa khả năng trí tuệ nhân tạo (AI), dịch vụ hóa và vai trò của khả năng hấp thụ. Dựa trên tài liệu về khả năng động, các tác giả đã phát triển và thử nghiệm một mô hình bằng cách sử dụng mô hình phương trình cấu trúc (SEM) và tiếp tục áp dụng phân tích so sánh định tính tập mờ (fsQCA). Thông qua việc xây dựng các khả năng của AI và bốn khía 14 cạnh phụ của nó, từ đó nêu bật tác động tích cực của khả năng AI đối với dịch vụ hóa, nó đã góp phần tối ưu hoá các nguồn tài nguyên trong phát triển các hoạt động dịch vụ chất lượng cao, đây là xu hướng mới của thế giới trước phát triển của KH&CN đối với các ngành dịch vụ. Diandian Xiang , Xia Li, Daniel Peter Hampson (2023), “Service exchange activities in the sharing economy: Professional versus amateur peer providers” (Hoạt động trao đổi dịch vụ trong nền kinh tế chia sẻ: Nhà cung cấp chuyên nghiệp và nghiệp dư) [125]. Nhóm tác giả nghiên cứu hoạt động trao đổi dịch vụ trong nền kinh tế chia sẻ thông qua hai nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp và nghiệp dư, lấy ngành bất động sản làm đối tượng khảo sát. Qua nghiên cứu các tác giả cho rằng các hoạt động trao đổi kinh tế và trao đổi xã hội đều có tác động đáng kể đến hành vi mua của khách hàng. Sự phối hợp giữa các nhà cung cấp dịch vụ dựa trên sự trao đổi kinh tế trong nền kinh tế chia sẻ, sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế tăng trưởng, giảm thiểu được những rủi ro. Từ đó, các tác giả đưa ra khuyến nghị về sự tăng cường phối hợp, trao đổi giữa các nhà chung cấp dịch vụ trên cơ sở trao đổi kinh tế, đảm bảo lợi ích của các bên và của khách hàng. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về kinh tế dịch vụ và phát triển kinh tế dịch vụ John Mcmanus (2009), “The Service Economy” (Kinh tế dịch vụ), [135]. Bài báo phân tích tầm quan trọng của các ngành dịch vụ đối với nền kinh tế toàn cầu, trong đó phân tích quan điểm dịch vụ về tăng trưởng, sự phát triển một số ngành dịch vụ có cơ hội tăng trưởng cao như dịch vụ tài chính, công nghệ, năng lượng và tiện ích. Chỉ ra cơ hội và thách thức các ngành dịch vụ trong tương lai thông qua phân tích mối quan hệ giữa nhà sản xuất dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ, đưa ra khuyến nghị rằng: dịch vụ nhà sản xuất và người tiêu dùng có nhiều điều để học hỏi lẫn nhau, quản lý luôn quan trọng, nhưng việc tìm ra những cách mới để tăng thêm giá trị còn quan trọng hơn, do đó, cần phải tập hợp các bên liên quan lại với nhau để có cổ phần trong nền KTDV và tạo ra sự chuyên nghiệp và phát triển của những cá nhân làm trong lĩnh vực dịch vụ. 15 Raja Mikael Mitra (2013), Service Sector Growth in the Philippines (Tăng trưởng ngành dịch vụ ở Philippines) [ 138]. Công trình đã phân tích sự phát triển các ngành dịch vụ ở Philippines trong đó nhấn mạnh ngành dịch vụ ở Philippines phát triển từ khá sớm, tỷ trọng của ngành này trong GDP đã vượt tỷ trọng của ngành công nghiệp từ những năm thập niên 80 và ngày càng tăng, từ 36% năm 1980 lên 55% năm 2010 và tăng lên 57,1% và năm 2010. Nếu xét về việc làm, tổng số việc làm trong ngành dịch vụ chiếm 40% năm 1990 đã tăng lên 52% trong năm 2010. Đến năm 2011 ngành dịch vụ đã sử dụng 19,4 triệu lao động nhiều hơn so với nông nghiệp và sản xuất công nghiệp cộng lại. Tác giả đã phân tích một số ngành dịch vụ như vận tải truyền thông; thương mại và sửa chữa phương tiện, các sản phẩm gia đình và cá nhân; tài chính trung gian; bất động sản cho thuê và hoạt động kinh doanh; dịch vụ công và quốc phòng, an ninh xã hội phổ cập và một số ngành dịch vụ khác. Zhenhua Zhou (2015), The Development of Service Economy A General Trend of the Changing Economy in China (Sự phát triển của kinh tế dịch vụ xu hướng chung của nền kinh tế đang thay đổi ở Trung Quốc), Springer Singapore [148]. Công trình tập trung bàn về sự phát triển của nền KTDV, nhất là sự chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp phát triển sang nền KTDV, trong đó đã phân tích về nền KTDV, chỉ ra xu hướng của nền KTDV, nghiên cứu sự phát triển KTDV điển hình ở Trung Quốc và đưa ra một số hoạch định chính sách những gợi ý về cách thúc đẩy phát triển KTDV như: cần xây dựng chiến lược phát triển KTDV dựa trên nền tảng KH&CN; có chính sách thu hút và đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường liên kết, hợp tác phát triển giữa các ngành kinh tế; tăng cường hợp tác quốc tế phát triển KTDV A. Banoun , L. Dufour , M. Andiappan (2016), “Evolution of a service ecosystem: Longitudinal evidence from multiple shared services centers based on the economies of worth framework” (Sự phát triển của một hệ sinh thái dịch vụ: Bằng chứng theo chiều dọc từ nhiều trung tâm dịch vụ được chia sẻ dựa trên khuôn khổ kinh tế giá trị) [ 121]. Bài viết đề xuất một mô hình lý 16 thuyết về sự phát triển của hệ sinh thái dịch vụ dựa trên phân tích theo chiều dọc về mối quan hệ giữa năm trung tâm dịch vụ dùng chung (SSC) và các khách hàng nội bộ của họ. Theo nghiên cứu của các tác giả cho thấy, hệ sinh thái dịch vụ chính là thể chế và được định nghĩa là “các quy tắc, chuẩn mực và ý nghĩa do con người đặt ra để cho phép và hạn chế hành động của con người”. Dựa trên khuôn khổ kinh tế theo giá trị các tác giả đã giới thiệu một nền tảng dịch vụ, các hệ sinh thái dịch vụ phát triển và xen kẽ giữa các giai đoạn căng thẳng và các giai đoạn giải pháp trong đó mỗi thỏa thuận mới giữa các tác nhân của hệ sinh thái dịch vụ ngày càng trở nên ổn định. Trong suốt các giai đoạn này, các tác nhân của hệ sinh thái dịch vụ chuyển từ logic thống trị hàng hóa sang logic chuyển tiếp và cuối cùng sang logic chiếm ưu thế dịch vụ. Các tác nhân của hệ sinh thái dịch vụ ban đầu được định hướng theo các mối quan hệ thống trị của cặp song sinh, nhưng sau đó chuyển sang mối quan hệ chiếm ưu thế của bộ ba. Ulrich Witt, Christian Gross (2020), “The rise of the “service economy” in the second half of the twentieth century and its energetic contingencies” (Sự trỗi dậy của “kinh tế dịch vụ” trong nửa sau của thế kỷ XX và những khả năng bất ngờ của nó) [ 144]. Bài báo phân tích sự phát triển của KTDV trong nửa sau của thế kỷ XX, giai đoạn từ 1970 - 2005, trong đó bài viết đã phân tích, so sánh sự phát triển của các ngành công nghiệp với lĩnh vực vận tải và dịch vụ thương mại. Qua sự phân tích cho thấy sự trỗi dậy của “kinh tế dịch vụ” được biểu hiện thông qua sự tăng năng suất lao động trong các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thương mại... Các tác giả đã phân tích nền KTDV của Hoa Kỳ giai đoạn 1970 - 2005 để minh chứng cho sự trỗi dậy của KTDV, đồng thời rút ra những kinh nghiệm và gợi ý một vài chính sách cho sự phát triển của nền KTDV trong tương lai. Xing Ying, Li Sumei, Yu Guanqian (2020), Annual report on Catering industry development of China, (Báo cáo thường niên về phát triển ngành dịch vụ ăn uống của Trung Quốc) [ 146]. Cuốn sách trình bày kết quả nghiên cứu quá trình chuyển đổi chính sách công nghiệp để phát triển ngành dịch vụ ăn 17 uống của Trung Quốc chất lượng cao, trong đó tập trung nghiên cứu thúc đẩy ngành công nghiệp ăn uống của Trung Quốc trên các lĩnh vực ổn định tăng trưởng, thúc đẩy tiêu dùng, ổn định việc làm và mang lại lợi ích cho người dân dưới áp lực kinh tế năm 2019 đối với môi trường chính trị, kinh tế, xã hội và kỹ thuật cho sự phát triển của ngành dịch vụ ăn uống. Tác giả cho rằng ngành dịch vụ ăn uống cần nghiên cứu và phán đoán kỹ lưỡng những thay đổi của môi trường phát triển, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nâng cấp trong giai đoạn “kế hoạch 5 năm lần thứ 14” dưới sự phát triển về “đổi mới”, “phối hợp” , “xanh”, “cởi mở” và “chia sẻ”. Hiroki Nakamura , Naoya Abe, Takeshi Mizunoya (2021), “Factors inhibiting the use of sharing economy services in Japan” (Các yếu tố cản trở việc sử dụng dịch vụ kinh tế chia sẻ ở Nhật Bản)” [ 128]. Bài viết đã phân tích vai trò của dịch vụ kinh tế chia sẻ (SES), dịch vụ này đã tác động lớn không chỉ đến nền kinh tế mà còn đến xã hội toàn thế giới. Sự tăng trưởng của dịch vụ kinh tế chia sẻ được dẫn dắt bởi sự phát triển của công nghệ, nhận thức về việc giảm tác động sinh thái và thay đổi thái độ đối với quyền sở hữu sản phẩm cũng như nhu cầu về mạng xã hội. Sự phát triển dịch vụ kinh tế chia sẻ là sự phát triển mới của KTDV trước sự phát triển của internet. Các tác giả đã lựa chọn năm loại dịch vụ kinh tế chia sẻ để điều tra động cơ tham gia (không gian, hàng hóa, kỹ năng (thời gian), khả năng di chuyển về tiền bạc, được phân loại bởi Hiệp hội kinh tế chia sẻ, Nhật Bản. Bài viết phân tích thực trạng dịch vụ kinh tế chia sẻ và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng, xu hướng sử dụng dịch vụ kinh tế chia sẻ ở Nhật Bản và đưa ra những gợi ý về nâng cao hoạt động dịch vụ chia sẻ kinh tế của Nhật Bản. Xuejiao Zhao (2024), “The influence of knowledge-intensive service industry agglomeration in the Yangtze River Delta urban agglomeration on regional economy” (Ảnh hưởng của sự tích tụ ngành dịch vụ thâm dụng tri thức ở sự tích tụ đô thị đồng bằng sông Dương Tử đến nền kinh tế khu vực) [147]. Công trình đã phân tích đánh giá vị trí, vai trò, chức năng của ngành dịch vụ thâm dụng tri thức. Sự phát triển của ngành dịch vụ thâm dụng trí thức 18 không chỉ là kết quả của tăng trưởng kinh tế mà còn là tiền đề của tăng trưởng kinh tế bền vững. Bài viết đã nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu bảng đồng bằng sông Dương Tử từ năm 2012 - 2021 làm minh chứng, thông qua đó chứng minh tầm quan trọng của sự tích tụ ngành dịch vụ thâm dụng tri thức đối với sự phát triển kinh tế của khu vực, cho rằng: Ngành dịch vụ tri thức cao là cốt lõi trung tâm phát triển kinh tế vùng, công nghiệp, thúc đẩy nâng cao cơ cấu công nghiệp, cung cấp sự hỗ trợ toàn diện cho sự phát triển của công nghiệp hóa mới, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Công trình chỉ ra xu hướng phát triển của ngành dịch vụ thâm dụng tri thức trước sự phát triển toàn cầu hóa kinh tế, đòi hỏi các ngành công nghiệp cũng như nền kinh tế cần phải cơ cấu lại theo hướng thâm dụng tri thức. Nhóm tác giả đã gợi ý tăng cường phối hợp công nghiệp, phân công lao động và hợp tác, quan hệ kinh tế trong khu vực và điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ; cải thiện chính sách theo hướng giới thiệu và thu hút nhân tài, tối ưu hóa việc phân bổ sử dụng nhân tài trong phát triển các ngành dịch vụ thâm dụng tri thức. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về dịch vụ Nguyễn Hữu Khải, Vũ Thị Hiền (2007), Các ngành dịch vụ Việt Nam - Năng lực cạnh tranh và Hội nhập quốc tế [33]. Cuốn sách được kết cấu làm 5 chương. Tác giả tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ, trong đó đưa ra các khái niệm về dịch vụ “Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thoả mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người” [28, tr.8]; đề cập đến đặc điểm, phân loại các loại hình dịch vụ, các phương thức cung cấp dịch vụ, xu hướng phát triển thương mại dịch vụ trên thế giới; năng lực cạnh tranh và các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành. Nguyễn Hồng Sơn (2010), Dịch vụ Việt Nam 2020 hướng tới chất lượng, hiệu quả và hiện đại [ 47]. Công trình luận giải những vấn đề lý 19 luận cơ bản về dịch vụ, như: khái niệm, đặc điểm của ngành dịch vụ trong điều kiện kinh tế hàng hóa; phân tích thực trạng, khung khổ pháp lý, chính sách và tổ chức liên quan đến sự phát triển dịch vụ Việt Nam. Công trình đã đưa ra các quan điểm và khuyến nghị chính sách phát triển ngành dịch vụ Việt Nam đến năm 2020 như: Chú trọng hơn nữa việc phát triển ngành dịch vụ trong mối quan hệ hài hòa với phát triển các ngành công nghiệp; hướng tới một khu vực dịch vụ phát triển, đảm bảo cả ba yếu tố: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiện đại; quản lý và điều tiết hợp lý đóng vai trò then chốt đối với việc nâng cao hiệu quả năng lực cạnh tranh và tính hiệu quả kinh tế của ngành dịch vụ; tiếp tục đẩy mạnh hội nhập quốc tế của khu vực dịch vụ; nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng tiếp cận đối với các dịch vụ cơ bản; đào tạo nguồn lao động có kỹ năng phù hợp với sự phát triển của ngành dịch vụ Công trình đề cập một số giải pháp nhằm phát triển ngành dịch vụ Việt Nam đến năm 2020. Vũ Thị Hiền (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ hướng về xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế [23]. Công trình đã luận giải những vấn đề cơ bản lý thuyết về dịch vụ và xuất khẩu dịch vụ, các ngành dịch vụ hướng về xuất khẩu. Thực tiễn hoạt động cạnh tranh quốc tế của các ngành dịch vụ Việt Nam. Các điều ước quốc tế về thương mại dịch vụ mà Việt Nam đã và sẽ tham gia: Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cam kết về thương mại dịch vụ trong WTO,... Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ của một số nước trên thế giới. Các quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam về thương mại dịch vụ, các chính sách phát triển dịch vụ của Việt Nam. Công trình đã đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành dịch vụ của Việt Nam như: xây dựng chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ; đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương về thương mại dịch vụ; hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại dịch vụ; thống nhất và tăng cường hiệu lực của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ; mở rộng các phương 20 thức cung cấp dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ; đầu tư cho phát triển các ngành dịch vụ và thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dịch vụ; chú trọng đến công tác thống kế thương mại dịch vụ; nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực hoạt động trong ngành dịch vụ; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Nguyễn Thuý Hiền (2017), Định hướng và các giải pháp phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam [24]. Công trình nghiên cứu những vấn đề cơ bản về dịch vụ phân phối như các quan niệm, nội dung và xây dựng các tiêu chí đánh giá sự phát triển của ngành dịch vụ phân phối. Công trình chỉ ra năm yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ngành dịch vụ phân phối đó là: năng lực của nhà cung cấp dịch vụ, khả năng đáp ứng dịch vụ, áp dụng KH&CN trong quản lý, yếu tố môi trường kinh doanh, vị trí kinh doanh. Chỉ ra sáu vấn đề cần giải quyết để phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam và đề xuất hệ thống giải pháp cơ bản phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam: Hoàn thiện thể chế, môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực quản lý ngành dịch vụ phân phối; thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại; nâng cao chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp dịch vụ phân phối. Trần Quốc Trung (2018), Nâng cao chất lượng dịch vụ trong bối cảnh hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN [ 61]. Tác giả đã trình bày những nét cơ bản về dịch vụ và tổng quan về thương mại dịch vụ trong cộng đồng ASEAN như các khái niệm về dịch vụ, đặc điểm dịch vụ, chỉ ra chất lượng của dịch vụ, tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ trên các khía cạnh như: sự tin tưởng, sự phản hồi, sự đảm bảo, sự cảm thông, sự hữu hình. Đánh giá chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh của một số ngành dịch vụ trong bối cảnh hội nhập cộng đồng ASEAN như ngành tài chính ngân hàng, dịch vụ du lịch, dịch vụ giáo dục và dịch vụ y tế của Việt Nam so với một số nước trong ASEAN.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_kinh_te_dich_vu_o_tinh_hung_yen.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc
Luận văn liên quan