Luận án Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở Thành phố Hà Nội

KTTN trong lĩnh vực XDDD hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, không chỉ giữa các đơn vị kinh tế thuộc sở hữu tư nhân mà còn cạnh tranh với các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác. Chính vì vậy, các công ty, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực XDDD luôn phải tìm mọi cách khai thác và sử dụng các nguồn lực như lao động, vốn, đất đai, máy móc, công nghệ ngày càng hiệu quả hơn nhằm giảm tối đa chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm thì mới có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Bên cạnh đó, KTTN trong lĩnh vực xây dựng dân dụng là thành phần kinh tế có nhiều loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng với quy mô từ nhỏ đến lớn nên phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất từ thấp đến cao trong lĩnh vực xây dựng dân dụng. Ở Việt Nam, các đơn vị KTTN trong lĩnh vực XDDD có quy mô vừa và nhỏ nên dễ dàng huy động mọi nguồn lực về đất đai, vốn, lao động, từ đó có thể nhanh chóng gia tăng số lượng, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh của các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh. Như vậy, KTTN trong lĩnh vực xây dựng dân dụng đã góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực về vốn, đất đai, lao động, trí tuệ, kinh nghiệm sản xuất của các địa phương. Mặt khác, do các nguồn lực của Nhà nước chưa đủ khả năng khai thác toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế trong đó có lĩnh vực xây dựng dân dụng. Do vậy, để có thể khai thác các nguồn lực nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, cần phải có sự tham gia của thành phần KTTN trong đó có KTTN trong lĩnh vực xây dựng dân dụng. Thực tiễn Việt Nam, Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu (trước đây) đã chứng minh điều đó. Trước đây, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh do Nhà nước tổ chức và thực hiện theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Vì vậy, cạnh tranh bị thủ tiêu, do đó các nguồn lực trong nền kinh tế bị khai thác một cách tùy tiện, bừa bãi; nhiều nguồn lực nhất là lao động, tài nguyên thiên nhiên không được sử dụng hết và không được sử dụng tối ưu, gây thất thoát, lãng phí. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ. Đối với Việt Nam, trên cơ sở nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã sớm nhận thức ra rằng, việc xóa bỏ KTTN là một sai lầm, khuyết điểm. Từ đó, Việt Nam, Trung Quốc đã tiến hành cải cách, đổi mới, chuyển mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang mô hình kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, trong đó cho phép KTTN tồn tại và phát triển. Nhờ đó, kinh tế Việt Nam, Trung Quốc khởi sắc, phát triển mạnh mẽ cho đến hiện nay. Trong sự phát triển đó, KTTN trong lĩnh vực xây dựng dân dụng đã có nhiều đóng góp to lớn. Không chỉ góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở, mà còn giúp phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như: hệ thống đường bộ, cầu cống, bến cảng, trường học, bệnh viện, công viên, khu vui chơi, giải trí . Từ đó, tạo lập đô thị văn minh, phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người dân.

doc209 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 50 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ MAI PH¸T TRIÓN KINH TÕ T¦ NH¢N TRONG LÜNH VùC X¢Y DùNG D¢N DôNG ë THµNH PHè Hµ NéI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2024 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN THỊ MAI PH¸T TRIÓN KINH TÕ T¦ NH¢N TRONG LÜNH VùC X¢Y DùNG D¢N DôNG ë THµNH PHè Hµ NéI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 931 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Vũ Quang Lộc 2. TS, Nguyễn Hữu Tập HÀ NỘI - 2024 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Mai MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Các công trình khoa học nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 11 1.2. Các công trình khoa học trong nước liên quan đến đề tài luận án 17 1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 30 Chương 2: LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 35 2.1. Lý luận chung về kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng 35 2.2. Quan niệm, tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động đến kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội 55 2.3. Quan niệm về phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội và kinh nghiệm thực tiễn 75 Chương 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2012-2022 98 3.1. Ưu điểm và hạn chế của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội 98 3.2. Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và một số vấn đề đặt ra đối với kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội 135 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG DÂN DỤNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 154 4.1. Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội đến năm 2030 154 4.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội đến năm 2030. 167 KẾT LUẬN 185 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 187 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 188 PHỤ LỤC 197 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Công nghiệp hóa CNH 2 Công ty cổ phần CTCP 3 Doanh nghiệp tư nhân DNTN 4 Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNVVN 5 Hiện đại hóa HĐH 6 Kinh tế thị trường KTTT 7 Kinh tế tư nhân KTTN 8 Lực lượng sản xuất LLSX 9 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản ROA 10 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ROE 11 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS 12 Thị trường nhà ở TTNO 13 Thị trường nhà đất TTNĐ 14 Vốn đầu tư VĐT 15 Xây dựng dân dụng XDDD DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Nội dung Trang Bảng 3.1. Số lượng cơ sở XDDD của thành phố Hà Nội phân theo thành phần kinh tế 98 Bảng 3.2. Số lượng các cơ sở KTTN trong lĩnh vực XDDD trên địa bàn thành phố Hà Nội 99 Bảng 3.3. Số lao động ngành XDDD của thành phố Hà Nội phân theo thành phần kinh tế 102 Bảng 3.4 Số lượng lao động của KTTN trong lĩnh vực XDDD phân theo loại nhà ở thành phố Hà Nội 104 Bảng 3.5 Vốn sản xuất kinh doanh hàng năm của các cơ sở KTTN trong lĩnh vực XDDD thành phố Hà Nội 106 Bảng 3.6 Lợi nhuận trước thuế của các cơ sở KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội 109 Bảng 3.7. Doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các cơ sở KTTN trong lĩnh vực XDDD thành phố Hà Nội 111 Bảng 3.8. Lao động của KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội 114 Bảng 3.9 Quy mô lao động và vốn của KTTN ở Thành phố Hà Nội năm 2022 124 MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài luận án Phát triển KTTN là quan điểm nhất quán của Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Kế thừa các đại hội trước, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục làm rõ và sâu sắc hơn nhiều vấn đề mới về phát triển kinh tế tư nhân. Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định, phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, “thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân”[31]. Đây là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng vừa thúc đẩy kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển; vừa phát huy vai trò của thành phần kinh tế này trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng trong tình hình mới. Theo đó, các địa phương, các cấp, các ngành, các lĩnh vực của nước ta đều quán triệt và thực hiện quan điểm phát triển kinh tế tư nhân của Đảng, trong đó có lĩnh vực xây dựng dân dụng. Phát triển kinh tế - xã hội luôn gắn liền với những bước chuyển trong lĩnh vực xây dựng, điển hình là xây dựng dân dụng. Có thể khẳng định, xây dựng dân dụng là nền tảng cơ sở, động lực quan trọng đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Khi chất lượng cuộc sống của con người ngày một nâng lên thì yêu cầu về chỗ ở cũng ngày một tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, bắt buộc ngành xây dựng dân dụng phải không ngừng phát triển. Quá trình này, đòi hỏi có sự tham gia của mọi loại hình doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế, trong đó có vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân. Hà Nội là Thủ đô của cả nước, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tư nhân nói chung và kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng nói riêng. Những năm qua, Thành phố đã có nhiều chủ trương, biện pháp tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD. Từ đó, KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu như: Thành phố đã tập trung lập quy hoạch; xây dựng hệ thống chính sách thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực XDDD ở Thành phố, số lượng các loại hình KTTN trong lĩnh vực XDDD ngày càng tăng, chất lượng, hiệu quả hoạt động ngày càng được nâng cao, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng tăng...Tính đến đến 31/12/2022 thành phố Hà Nội có 7.397 cơ sở KTTN kinh doanh trong lĩnh vực XDDD, tăng thêm 16,7% so với năm 2020. Cũng trong năm 2022 số tiền nộp ngân sách là 671 tỷ đồng, tăng 18,3% so với năm 2021. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2021, trong lĩnh vực Xây dựng dân dụng thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 73.992 lao động. Đến năm 2022, số lao động được thu hút vào làm việc trong các loại hình doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực XDDD là 76.899 lao động, tăng 3,92% so với năm 2021[16].Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội còn tồn tại những hạn chế, bất cập như: Tốc độ tăng trưởng của KTTN trong lĩnh vực XDDD có xu hướng giảm trong những năm gần đây, quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ, việc ứng dụng máy móc, khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn hạn chế, năng suất thấp, khả năng cạnh tranh thấp, năng lực quản lý chưa đạt hiệu quả cao, một bộ phận KTTN trong lĩnh vực XDDD còn vi phạm pháp luật, một số công trình còn chậm tiến độ thi công, chất lượng công trình thấp. Số liệu khảo sát 2022 của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội cho thấy, nếu xét về quy mô vốn và lao động thì các cơ sở KTTN trong lĩnh vực XDDD thành phố Hà Nội chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm hơn 80% trong tổng số 7.397 doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Hà Nội [16]. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều thách thức gay gắt. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội phát triển mạnh mẽ, góp phần phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội theo hướng hiện đại, bền vững, từ đó thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước phát triển. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: Phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó, đề xuất các quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội đến năm 2030. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án, khái quát giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và chỉ rõ những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục nghiên cứu. Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận về kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng dưới góc độ kinh tế chính trị, trong đó tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau: KTTN, KTTN trong lĩnh vực XDDD, phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD; đưa ra quan niệm, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến KTTN trong lĩnh vực XDDD. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD ở một số địa phương, từ đó rút ra bài học cho thành phố Hà Nội để phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD. Ba là, đánh giá thực trạng kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội, xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội. Bốn là, đề xuất những quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội đến năm 2030. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng Phạm vi nghiên cứu Về nội dung Chỉ nghiên cứu kinh tế tư nhân được biểu hiện ở các loại hình như DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần trong lĩnh vực xây dựng dân dụng về số lượng, quy mô, chất lượng và cơ cấu. Về không gian Nghiên cứu kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội ( nghiên cứu, đánh giá các loại hình doanh nghiệp KTTN trong lĩnh vực XDDD kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội) Về thời gian Nghiên cứu kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2022, đề xuất quan điểm, giải pháp đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cơ sở thực tiễn Dựa vào các báo cáo của các cơ quan quản lý ở Hà Nội và thực tiễn hoạt động phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở một số địa phương. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: được sử dụng chủ yếu trong chương 2, 3 của luận án. Theo đó, trong chương 2 sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học trong xác định nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội; khảo sát kinh nghiệm phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD ở một số địa phương trong nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội. Trong chương 3, phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng đánh giá thực trạng kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội. Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng ở chương 2 và chương 3. Trong chương 2, thông qua các văn bản, các tài liệu có liên quan đến KTTN, phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD, tác giả phân tích và tổng hợp để xây dựng khung lý luận về KTTN và phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội. Trong chương 3, trên cơ sở dữ liệu của Sở xây dựng, của Bộ kế hoạch và đầu tư, từ Cục thống kê Hà Nội, tác giả đã tiến hành phân tích và tổng hợp để minh chứng và làm rõ những đánh giá và nhận định được đưa ra trong luận án. Phương pháp thống kê, so sánh: được sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận án. Từ các số liệu thống kê của Cục Thống kê Hà Nội, tác giả sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá các tiêu chí của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2022. Phương pháp logic kết hợp với lịch sử: được sử dụng trong toàn bộ luận án. Ở chương 1, luận án sử dụng phương pháp logic kết hợp lịch sử để tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài theo từng nhóm nội dung và tiến trình thời gian công bố. Trong chương 2, chương 3 và chương 4, sử dụng phương pháp này để khái quát các kinh nghiệm, ưu điểm, hạn chế, quan điểm, giải pháp thành các luận điểm và minh chứng, luận giải, làm rõ các luận điểm đó. 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, luận án đã xây dựng, phân tích, làm rõ quan niệm trung tâm, xác định nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội ở góc độ Kinh tế chính trị. Thứ hai, luận án đã khảo sát, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2022; xác định nguyên nhân và chỉ ra những mâu thuẫn giải quyết từ thực trạng Thứ ba, đề xuất quan điểm, giải pháp có tính hệ thống khả thi nhằm phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực xây dựng dân dụng ở thành phố Hà Nội đến năm 2030 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận về KTTN, phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN nói chung và đối với phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội nói riêng hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong hoạch định chủ trương, chính sách phát triển KTTN trong lĩnh vực XDDD ở thành phố Hà Nội và làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: phần mở đầu; 4 chương (12 tiết); kết luận; danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình khoa học nước ngoài liên quan đến đề tài luận án Các công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân Ligang Song, Ross Garnaut, Xiaolu Wang (2000), “Private enterprise in China- Doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc”, China center for economic research [101, tr.134-137]. Các tác giả đã tiến hành phân tích về tình hình kinh tế của Trung Quốc. Trong nghiên cứu này, các tác giả tập trung khảo sát sự phát triển và vai trò của các doanh nghiệp tư nhân, các vấn đề liên quan đến tài chính, cạnh tranh trên thị trường, tự do thương mại, chính sách thuế, thị trường lao động và kỹ năng quản lý đã được đặt ra và xem xét kỹ lưỡng. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng quan tâm đến ảnh hưởng của nó đến các doanh nghiệp tư nhân trong nước. Neil Gregory, Stoyan Tenev, Dileep Wagle (2000), China’s emerging private enterprise - Prospects for the new century (DNTN mới nổi ở Trung Quốc. Viễn cảnh trong thế kỷ mới) [104]. Các tác giả đã nghiên cứu sự phát triển của DNTN Trung Quốc, trong đó tác giả đã chỉ ra những dấu mốc quan trọng cho sự phát triển KTTN, các điều kiện để các hộ cá thể phát triển thành DNTN; đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra những tồn tại của khu vực KTTN ở Trung quốc như: về địa vị pháp lý, chế độ cho người lao động, tình hình tài chính không rõ ràng, khó khăn trong huy động vốn, ý thức chấp hành pháp luật kém dẫn đến sự mất lòng tin ở các cấp chính quyền... Asian Development Bank ADB (2003), Private sector assessment people’s republic of China (Đánh giá khu vực tư nhân ở Trung Quốc) của Ngân hàng phát triển châu Á (2003) [87]. Nghiên cứu được tiến hành cho toàn bộ khu vực KTTN gồm DNTN và hộ cá thể ở Trung Quốc trong 04 giai đoạn: 1978 - 1985, 1986 - 1991, 1991 - 2000, 2001- 2003. Nghiên cứu đã đề cập một số nội dung liên quan tới môi trường vĩ mô, hành lang pháp lý và những yếu tố cản trở sự hoạt động của KTTN. Ross Garnut and Ligang Song (2004), China’s third economic transformation: The rise of the private economy (Sự chuyển đổi thứ ba của nền kinh tế Trung Quốc: Sự lớn mạnh của KTTN [105]. Nghiên cứu đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến kinh tế thị trường và nền kinh tế có sự tham gia của tư nhân như: quá trình thực hiện chính sách tư nhân hóa kết hợp với việc cải cách doanh nghiệp nhà nước; tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài...Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã đi vào chi tiết về sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân ở vùng nông thôn. Schaumburg-Muller, Henrik (2005), “Private-sector development in a transition economy: The case of Vietnam” (Phát triển khu vực tư nhân trong nền kinh tế chuyển đổi: Trường hợp của Việt Nam), Development in Practice [106, tr.78-81]. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kể từ khi Việt Nam tiến hành chính sách đổi mới vào năm 1986, việc phát triển khu vực kinh doanh tư nhân đã trở thành một vấn đề quan trọng được Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam chú trọng. Kinh tế tư nhân đang đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đóng vai trò trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế và giảm đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, mặc dù đã có sự tiến bộ, khu vực kinh doanh tư nhân ở Việt Nam vẫn đang đối mặt với thách thức, với quy mô và phạm vi hoạt động còn hạn chế, phải cạnh tranh với các tập đoàn lớn của nhà nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Wang, Z(2009), “Jiangsu - Zhejiang model and the nationwide development of the private sector in China” (Giang Tô - Chiết Giang mô hình và sự phát triển rộng khắp của khu vực tư nhân ở Trung Quốc), Higher ducation Press and Springer-Verlag [110, tr.292-306]. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cùng với việc thực hiện chính sách cải cách và mở cửa ở Trung Quốc, hai tỉnh Giang Tô và Chiết Giang đã đạt được sự phát triển kinh tế nhanh chóng. Cả hai tỉnh này, cùng với Thượng Hải, đã hình thành trung tâm kinh tế quan trọng trong vùng đồng bằng sông Dương Tử. Việc phát triển khu vực kinh doanh tư nhân đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế trong vùng đồng bằng sông Dương Tử, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nền kinh tế tư nhân. Mô hình phát triển khu vực kinh doanh tư nhân tại đồng bằng sông Dương Tử đã mở rộng ra trên toàn quốc, góp phần mạnh mẽ vào quá trình phát triển kinh tế toàn quốc và chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Delmon, Jeffrey (2009), “Private sector investment in infrastructure: Project finance, projects and risk / - Đầu tư vào cơ sở hạ tầng tư nhân: Tài chính dự án, các dự án PPP và rủi ro”, Kluwer Law International [93, tr.95-98]. Tác giả trình bày, phân tích và đánh giá từ Ngân hàng Thế giới về các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Bài viết làm rõ về vai trò của các tổ chức kinh tế tư nhân, kinh tế công và các liên doanh trong các dự án cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, bài viết tập trung vào việc đề cập đến các rủi ro có thể phát sinh và đưa ra giải pháp để quản lý những rủi ro của các dự án. Hongliang Zheng và Yang Yang (2009), Chinese private sector development in the past 30 years: retrospect and prospect (phát triển khu vực tư nhân Trung Quốc trong 30 năm qua: nhìn lại và triển vọng) [112]. Tác giả đã phân tích sự khác biệt của KTTN, đã được mở cửa so với giai đoạn trước đó ở Trung Quốc; khẳng định sự tồn tại và phát triển của KTTN hiện nay là hợp pháp, là sự bổ sung cần thiết cho nền kinh tế thị trường ở Trung Quốc. Vì KTTN có vị trí quan trọng, có lợi cho việc thúc đẩy sản xuất, kích thích thị trường cạnh tranh, tăng việc làm và đáp ứng các nhu cầu cần thiết khác nhau trong đời sống xã hội. Kongphet Phetsavong và Masaru Ichihashi (2012), The Impact of Public and Private Investment on Economic Growth: Evidence from Developing Asian Countries (Tác động của đầu tư công và tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế: Bằng chứng từ các nước đang phát triển Châu Á), Hiroshima University [98]. Bài báo phân tích ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của khu vực công, FDI và tư nhân trong nước đối với các nước đang phát triển ở Châu Á giai đoạn 1984 - 2009. Kết quả thực nghiệm cho thấy đầu tư của tư nhân tron

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_phat_trien_kinh_te_tu_nhan_trong_linh_vuc_xay_dung_d.doc
  • doc1 BIA LUẬN ÁN.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc
Luận văn liên quan