1. Tính cấp thiết của luận án
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Làng nghề chủ
yếu sản xuất thủ công với quy mô nhỏ, sử dụng nhiều lao động, cần ít vốn, tận dụng
mặt bằng sẵn có và khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản xuất. Do đó, làng nghề
là mô hình sản xuất phù hợp cho khu vực nông thôn. Các làng nghề gắn với sự phát
triển của ngành nghề nông thôn gồm các nghề thủ công như: gốm, mộc, dệt may,.
hoặc các ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm như: làm mì gạo, làm bánh chưng,
chế biến nước mắm, chế biến chè,.
Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa,
làng nghề nước ta đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chủng loại
ngành nghề sản xuất tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm
nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Theo báo cáo về việc thực hiện
chính sách, pháp luật môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề, có hơn 11 triệu lao
động làm việc trong các làng nghề chiếm khoảng 30% lực lượng lao động nông
thôn [59]. Bên cạnh sự đóng góp to lớn vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất
trong làng nghề còn giúp người dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền thống, nét
đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam.
Tuy nhiên, làng nghề Việt hiện đang đứng trước rất nhiều khó khăn như:
Khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh, công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng sản
phẩm không cao, chất lượng tổ chức quản lý yếu kém, thị trường tiêu thụ sản phẩm
khó khăn,. Để phát triển bền vững làng nghề cần có nhiều giải pháp về kinh tế, xã
hội, môi trường và thể chế
223 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 70778 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận án Phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên theo hướng bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
VŨ QUỲNH NAM
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
VŨ QUỲNH NAM
PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 62.34.04.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS TRẦN CHÍ THIỆN
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả hoạt
động nghiêm túc, tìm tòi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nêu trong
luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Vũ Quỳnh Nam
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo, các thầy cô giáo
Khoa Quản lý - Luật kinh tế của Trường Đại học Kinh tế và QTKD - Đại học Thái
Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Trần Chí Thiện đã tận tình giúp
đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu bằng một tinh thần khoa học
nhiệt thành và nghiêm túc.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động
viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận án
Vũ Quỳnh Nam
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT .................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ......................................................................... ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của luận án .................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 3
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
5. Bố cục của Luận án ............................................................................................. 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ......................................... 5
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 5
1.1.1. Nghiên cứu phát triển kinh tế làng nghề ......................................................... 5
1.1.2. Nghiên cứu về xã hội trong làng nghề ............................................................ 6
1.1.3. Nghiên cứu về môi trường làng nghề ............................................................. 7
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................... 8
1.2.1. Nghiên cứu phát triển kinh tế làng nghề ......................................................... 8
1.2.2. Nghiên cứu về xã hội trong làng nghề .......................................................... 11
1.2.3. Nghiên cứu về môi trường trong làng nghề .................................................. 12
1.2.4. Nghiên cứu về thể chế làng nghề ................................................................. 12
1.2.5. Các nghiêu cứu liên quan về ngành chè ....................................................... 13
iv
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG
NGHỀ CHÈ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ........................................................ 15
2.1. Lý luận về phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững ............................... 15
2.1.1. Phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững ............................................. 15
2.1.2. Đặc điểm và vai trò phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững .............. 23
2.1.3. Nội dung phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững .............................. 28
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển LN từ một số quốc gia ............................................ 38
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển ngành chè từ một số quốc gia trên thế giới .............. 41
2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho phát triển làng nghề chè theo hướng bền vững
cho tỉnh Thái Nguyên ............................................................................................ 44
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 47
3.1. Phương pháp tiếp cận...................................................................................... 47
3.1.1. Tiếp cận có sự tham gia ............................................................................... 47
3.1.2. Tiếp cận theo hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ................................... 47
3.1.3. Tiếp cận hệ thống ........................................................................................ 47
3.1.4. Tiếp cận theo chuỗi giá trị ngành chè ........................................................... 47
3.1.5. Tiếp cận theo lĩnh vực kinh tế - xã hội - môi trường ..................................... 48
3.2. Thiết kế nghiên cứu và khung phân tích .......................................................... 49
3.3. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 51
3.3.1. Thông tin thứ cấp ......................................................................................... 51
3.3.2. Thông tin sơ cấp .......................................................................................... 51
3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin ................................................. 54
3.4.1. Tổng hợp thông tin ...................................................................................... 54
3.4.2. Phân tích thông tin ....................................................................................... 54
3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................... 62
3.5.1. Các chỉ tiêu về kinh tế .................................................................................. 62
3.5.2. Các chỉ tiêu xã hội ....................................................................................... 63
3.5.3. Các chỉ tiêu môi trường ............................................................................... 63
v
Chương 4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ..................... 64
4.1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên ....................................................................... 64
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 64
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................. 65
4.2. Tổ chức quản lý làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên ........................................... 68
4.2.1. Quá trình hình thành làng nghề chè ở tỉnh Thái Nguyên .............................. 68
4.2.2. Bộ máy tổ chức quản lý làng nghề ............................................................... 69
4.2.3. Phân công, phân cấp quản lý làng nghề ........................................................ 71
4.2.4. Thể chế phát triển làng nghề ........................................................................ 74
4.3. Phân tích tình hình phát triển làng nghề chè ở tỉnh Thái Nguyên theo
hướng bền vững ..................................................................................................... 77
4.3.1. Phát triển về kinh tế ..................................................................................... 77
4.3.2. Phát triển về xã hội .................................................................................... 104
4.3.3. Thực trạng về môi trường trong làng nghề chè ........................................... 109
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển LN chè tỉnh Thái Nguyên theo hướng
bền vững.............................................................................................................. 114
4.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả SXKD của hộ dân trong LN chè ........... 114
4.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng liên kết trong sản xuất kinh doanh
của các hộ dân trong làng nghề chè...................................................................... 117
4.5. Đánh giá chung về phát triển làng nghề chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
theo hướng bền vững ........................................................................................... 119
4.5.1. Những kết quả đạt được trong phát triển làng nghề chè tỉnh Thái nguyên
theo hướng bền vững ........................................................................................... 119
4.5.2. Những hạn chế trong phát triển làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên theo
hướng bền vững ................................................................................................... 122
4.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................................ 124
vi
Chương 5. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHÈ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG ........................... 126
5.1. Quan điểm của Đảng về phát triển làng nghề ................................................ 126
5.2. Định hướng phát triển làng nghề chè của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2030 ....................................................................................... 127
5.2.1. Định hướng phát triển về kinh tế ................................................................ 127
5.2.2. Định hướng phát triển về xã hội ................................................................. 128
5.2.3. Định hướng về bảo vệ môi trường.............................................................. 129
5.3. Xây dựng giải pháp thực hiện định hướng phát triển làng nghề chè trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững ........................................................ 129
5.4. Giải pháp phát triển làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên theo hướng bền vững .. 131
5.4.1. Nhóm giải pháp về kinh tế ......................................................................... 132
5.4.2. Giải pháp về xã hội .................................................................................... 139
5.4.3. Giải pháp về môi trường ............................................................................ 142
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 151
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 160
vii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
Các kí hiệu, từ viết tắt Tiếng Việt
BVTV Bảo vệ thực vật
CDS Ủy ban PTBV của Liên hợp quốc
CN - XD Công nghiệp - Xây dựng
CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CSSX Cơ sở sản xuất
DN Doanh nghiệp
GRDP Tổng sản phẩn trên địa bàn
HTX Hợp tác xã
LĐ Lao động
LN Làng nghề
MMTB Máy móc thiết bị
PTBV Phát triển bền vững
PTLN Phát triển làng nghề
QĐ Quyết định
SXKD Sản xuất kinh doanh
THT Tổ hợp tác
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
TW Trung ương
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các biến sử dụng trong mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas .......... 57
Bảng 3.2: Các biến sử dụng trong mô hình hàm Binary Logistic ........................ 61
Bảng 4.1. Số lượng LN chè tỉnh Thái Nguyên đã được công nhận phân bố
theo huyện, thị xã, thành phố tính hết năm 2015 ................................. 78
Bảng 4.2. Doanh thu bình quân của các hộ điều tra trong LN chè ....................... 80
Bảng 4.3. Các hình thức tổ chức SXKD chè của tỉnh Thái Nguyên năm 2015 .... 80
Bảng 4.4. Thông tin cơ bản của hộ sản xuất chè trong LN chè ............................ 81
Bảng 4.5. Thông tin cơ bản của hộ tham gia Tổ hợp tác chè trong LN chè
năm 2015 ............................................................................................ 83
Bảng 4.6. Thông tin cơ bản về HTX chè tỉnh Thái Nguyên năm 2013-2015 ....... 84
Bảng 4.7. Đánh giá của HTX chè về khó khăn trong sản xuất và kinh doanh ...... 85
Bảng 4.8. Quy mô lao động làm nghề chè tại các LN chè tỉnh Thái Nguyên
năm 2015 ............................................................................................ 91
Bảng 4.9. Quy mô vốn SXKD của các hộ dân LN chè ........................................ 92
Bảng 4.10. Diện tích, số hộ sản xuất chè an toàn năm 2015 .............................. 94
Bảng 4.11. Máy móc thiết bị chủ yếu cho sản xuất và chế biến chè của các hộ
dân LN chè tỉnh Thái Nguyên ............................................................. 96
Bảng 4.12. Xuất khẩu chè của LN chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015 ... 101
Bảng 4.13. Thu nhập của người lao động tại các làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên .. 106
Bảng 4.14. Số LN chè tham gia Festival chè ...................................................... 109
Bảng 4.15. Đánh giá của người dân trong LN chè về ô nhiễm môi trường .......... 111
Bảng 4.16: Diện tích trồng chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013 - 2015 ............ 111
Bảng 4.17. Diện tích tích cấp chứng nhận chè an toàn giai đoạn 2013 -2015 ...... 112
Bảng 4.18. Mô phỏng xác suất tham gia HTX của các hộ dân LN ...................... 117
Bảng 5.1. Kết quả phân tích SWOT cho làng nghề chè tỉnh Thái Nguyên ........ 129
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................... 49
Sơ đồ 3.2: Khung phân tích về PTLN chè theo hướng bền vững ở tỉnh Thái Nguyên .... 50
Sơ đồ 4.1: Tổ chức quản lý làng nghề tỉnh Thái Nguyên ................................... 70
Sơ đồ 4.2: Liên kết kinh tế trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ tại các LN chè
Thái Nguyên ..................................................................................... 89
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên qua các năm 2011-2015 ................ 67
Biểu đồ 4.2: Diện tích trồng chè và số lượng LN chè được công nhận ở tỉnh
Thái Nguyên năm 2015 .................................................................... 78
Biểu đồ 4.3. Số lượng DN chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 ................. 87
Biểu đồ 4.4: So sánh cơ cấu giống chè của tỉnh và cơ cấu giống chè của hộ
dân LN chè năm 2015 ...................................................................... 93
Biểu đồ 4.5. Tỷ trọng diện tích chè được cấp chứng nhận chè an toàn ................ 113
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Làng nghề chủ
yếu sản xuất thủ công với quy mô nhỏ, sử dụng nhiều lao động, cần ít vốn, tận dụng
mặt bằng sẵn có và khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản xuất. Do đó, làng nghề
là mô hình sản xuất phù hợp cho khu vực nông thôn. Các làng nghề gắn với sự phát
triển của ngành nghề nông thôn gồm các nghề thủ công như: gốm, mộc, dệt may,...
hoặc các ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm như: làm mì gạo, làm bánh chưng,
chế biến nước mắm, chế biến chè,...
Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa,
làng nghề nước ta đang có tốc độ phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chủng loại
ngành nghề sản xuất tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm
nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Theo báo cáo về việc thực hiện
chính sách, pháp luật môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề, có hơn 11 triệu lao
động làm việc trong các làng nghề chiếm khoảng 30% lực lượng lao động nông
thôn [59]. Bên cạnh sự đóng góp to lớn vào đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất
trong làng nghề còn giúp người dân gắn bó với nhau, tạo ra những truyền thống, nét
đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần cho nông thôn Việt Nam.
Tuy nhiên, làng nghề Việt hiện đang đứng trước rất nhiều khó khăn như:
Khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh, công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng sản
phẩm không cao, chất lượng tổ chức quản lý yếu kém, thị trường tiêu thụ sản phẩm
khó khăn,... Để phát triển bền vững làng nghề cần có nhiều giải pháp về kinh tế, xã
hội, môi trường và thể chế.
Thái Nguyên là tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, đang có thế mạnh phát
triển công nghiệp nặng. Vì vậy, phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề còn
chưa thực sự được quan tâm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 174 làng
nghề và làng có nghề. Số lượng làng nghề đã được UBND tỉnh Thái Nguyên công
nhận là làng nghề và làng nghề truyền thống là 163 làng nghề, với 11.720 hộ tham
gia, số lao động tham gia làm nghề 22.760 người (tính đến năm 2016) [20]. Làng
nghề Thái Nguyên với các ngành nghề chính như: chế biến chè, chế biến nông, lâm
sản, thực phẩm, thêu ren, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, trồng hoa, sinh vật
2
cảnh, trồng dâu nuôi tằm,... Trong đó, có 140 làng nghề là làng nghề chè chiếm
86,42%. Các làng nghề chè này đã hình thành nên các vùng làng nghề chè đặc sản
nổi tiếng tập trung như: Tân Cương (thành phố Thái Nguyên); Phúc Thuận (huyện
Phổ Yên); Trại Cài, Minh Lập, Sông Cầu (huyện Đồng Hỷ); Khe Cốc, Tức Tranh
(huyện Phú Lương), La Bằng (huyện Đại Từ),...
Gần đây, UBND tỉnh đã đề ra nhiều cơ chế chính sách khuyến khích phát
triển công nghiệp nông thôn và làng nghề như: Hỗ trợ kinh phí xây dựng cổng làng
cho mỗi làng nghề được công nhận, đào tạo nghề sản xuất chế biến chè, hỗ trợ máy
móc thiết bị cho sản xuất chế biến chè, tổ chức hội chợ giới thiệu sản phẩm công
nghiệp nông thôn tiêu biểu,. Nhờ đó, tại các làng nghề đã có chuyển biến tích
cực, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, góp phần tích cực vào việc
xây dựng nông thôn mới.
Tuy có tiềm năng phát triển và đứng trước cơ hội thị trường to lớn nhưng
làng nghề chè vẫn tồn tại nhiều hạn chế, chưa đảm bảo phát triển bền vững như:
Quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún; kết quả sản xuất - kinh doanh thấp;
lượng vốn tích lũy để đầu tư phát triển kinh doanh không cao, khó khăn trong huy
động được vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh; các hoạt động liên doanh liên kết
giữa các hộ dân làng nghề với các Tổ hợp tác, các Hợp tác xã, với doanh nghiệp, và
với các thành phần kinh tế khác còn hạn chế, chất lượng sản phẩm không đồng đều,
khả năng cạnh tranh không cao, Lực lượng lao động có trình độ văn hóa thấp.
Hầu hết các hộ nghề chè đang gặp khó khăn về đất đai, nhà xưởng, nguồn vốn, năng
lực quản lý... Vì vậy quy mô sản xuất kinh doanh chè của hộ làng nghề bị bó hẹp,
sản xuất thủ công là chủ yếu, thị trường chưa mở rộng, sản phẩm làm ra chất lượng
chưa cao, chưa đa dạng mẫu mã sản phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường chưa thực sự
được quan tâm. Các chính sách của địa phương trong việc hỗ trợ phát triển làng
nghề về vốn, về công nghệ, đào tạo, hoạt động xúc tiến thương mại,... c