Nền giáo dục phổ thông Việt Nam đang thực hiện bước chuyển mạnh mẽ từ
chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất và năng lực của
người học. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định các yêu cầu cần đạt về
nội dung, phương pháp giáo dục, phương pháp kiểm tra đánh giá v.v nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục phổ thông.
Đổi mới chương trình, hướng đến mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học
là vấn đề khoa học và thực tiễn của giáo dục (GD) nước ta hiện nay. Trong đó, nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên (GV) là một trong những yếu tố hàng đầu. Đội ngũ GV có vai trò to
lớn và là nhân tố quyết định chất lượng GD. Cho nên, song song với việc đổi mới quá trình
đào tạo sinh viên sư phạm, việc đào tạo lại đội ngũ GV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn
diện nền GD Quốc gia theo hướng phát triển năng lực (NL) là một trong những yêu cầu cấp
bách, một nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD hiện nay. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban
chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ cần phải: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương
pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo
yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”.
Quan điểm định hướng này là tiền đề, cơ sở và “môi trường pháp lí” thuận lợi
cho việc đổi mới đồng bộ từ chương trình, sách giáo khoa, công tác quản lí, phương
pháp dạy học, đến công tác đào tạo GV tại các trường sư phạm và công tác tập huấn,
bồi dưỡng, đào tạo lại cho đội ngũ GV ở các nhà trường.
Vấn đề đào tạo, đào tạo lại GV có vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay trên toàn
quốc đội ngũ GV hiện có là 858.772 người. Trong đó, GV trung học cơ sở là 310.953
người, chiếm 36,2%, GV trung học phổ thông là 150.721 người, chiếm 17,55% [11]. Hầu
hết đội ngũ GV được đào tạo để thực hiện việc dạy học chương trình trung học cơ sở và
trung học phổ thông theo hướng tiếp cận nội dung. Cho nên, khi chuyển hướng sang dạy
học theo hướng phát triển phẩm chất và NL, đa số đội ngũ GV này gặp khó khăn trong
việc đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Vì vậy, nếu không quan tâm đến việc đào tạo
lại GV thì công cuộc đổi mới giáo dục sẽ khó có thể thành công như mong đợi.
343 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 1375 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn trung học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
VŨ THỊ THU HƯƠNG
PH¸T TRIÓN N¡NG LùC D¹Y HäC §äC HIÓU V¡N B¶N TH¤NG TIN
CHO GI¸O VI£N NG÷ V¡N TRUNG HäC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2023
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
VŨ THỊ THU HƯƠNG
PH¸T TRIÓN N¡NG LùC D¹Y HäC §äC HIÓU V¡N B¶N TH¤NG TIN
CHO GI¸O VI£N NG÷ V¡N TRUNG HäC
Chuyên ngành: Lí luận và PPDH bộ môn Ngữ văn - Tiếng Việt
Mã số: 9.14.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thị Thu Hương
HÀ NỘI - 2023
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Thị Thu Hương. Các số liệu
đều trung thực. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong
công trình nào khác.
Tác giả
Vũ Thị Thu Hương
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS
Phạm Thị Thu Hương - người đã tận tình hướng dẫn, động viên lúc gặp
khó khăn và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
công trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Bộ môn
Phương pháp dạy học Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các nhà
quản lí, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy môn Ngữ văn tại các nhà trường
THCS và THPT cụm Sơn Tây - Ba Vì, Sở GD-ĐT Hà Nội đã tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình khảo sát thực tiễn và thực hiện luận án.
Xin cảm ơn Chi ủy, Ban Giám hiệu, các đồng chí đồng nghiệp
Trường THPT Minh Quang, nơi tôi đang công tác đã tạo điều kiện về thời
gian giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn gia đình, các anh chị, các bạn đã động
viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này.
Tác giả
Vũ Thị Thu Hương
iii
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 5
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 5
6. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................... 6
7. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY
HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN NGỮ VĂN ....... 8
1.1. Những nghiên cứu về văn bản thông tin (VBTT) và dạy học đọc hiểu
văn bản thông tin ....................................................................................................... 8
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới .................................................................... 8
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam.................................................................... 18
1.2. Những nghiên cứu về năng lực dạy học Ngữ văn và phát triển năng lực
dạy học cho giáo viên Ngữ văn ............................................................................... 22
1.3. Những nghiên cứu về năng lực dạy học đọc hiểu văn bản và năng lực
dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ....................................................................... 25
1.3.1. Nghiên cứu về năng lực dạy học đọc hiểu văn bản .................................... 25
1.3.2. Nghiên cứu về năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ..................... 27
1.4. Nhận xét từ kết quả tổng quan........................................................................ 30
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN
CHO GIÁO VIÊN NGỮ VĂN TRUNG HỌC ..................................................... 31
2.1. Văn bản thông tin ............................................................................................. 31
2.1.1. Khái niệm, phân loại văn bản thông tin ..................................................... 31
2.1.2. Vai trò, đặc điểm của văn bản thông tin ..................................................... 33
2.1.3. Yêu cầu đọc hiểu văn bản thông tin trong chương trình giáo dục phổ
thông môn Ngữ văn (2018) ................................................................................... 40
iv
2.2. Năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin của giáo viên Ngữ văn ......... 44
2.2.1. Khái niệm năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin ........................... 44
2.2.2. Cấu trúc năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin .............................. 46
2.3. Phát triển nghề nghiệp và phát triển nghề nghiệp của giáo viên Ngữ
văn trong môi trường thực tiễn hành nghề ........................................................... 49
2.3.1. Khái niệm phát triển nghề nghiệp .............................................................. 49
2.3.2. Phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên Ngữ văn ........................... 50
2.3.3. Những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới
giáo dục ................................................................................................................. 51
2.4. Thực trạng năng lực dạy đọc hiểu văn bản thông tin và phát triển năng
lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn trung học ............. 53
2.4.1 Thực tiễn nhận thức và thực hiện dạy học đọc hiểu văn bản thông tin
của giáo viên Ngữ văn .......................................................................................... 53
2.4.2. Thực tiễn vấn đề bồi dưỡng, tập huấn, trang bị tri thức về dạy học đọc
hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn ..................................................... 59
* Tiểu kết chương 2 ................................................................................................. 62
Chương 3: TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC ĐỌC HIỂU ... 63
VĂN BẢN THÔNG TIN CHO GIÁO VIÊN NGỮ VĂN TRUNG HỌC .......... 63
3.1. Các yêu cầu trong phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông
tin cho giáo viên Ngữ văn trung học ...................................................................... 63
3.1.1. Đảm bảo phát huy được vai trò chủ thể của giáo viên Ngữ văn trung
học qua hoạt động tự học, tự bồi dưỡng ............................................................... 63
3.1.2. Bám sát yêu cầu cần đạt về đọc hiểu văn bản thông tin bậc trung học của
chương trình môn Ngữ văn 2018 và đặc điểm, cấu trúc của loại văn bản thông tin ..... 65
3.1.3. Đảm bảo sự hợp tác giữa chuyên gia và giáo viên Ngữ văn trong phát
triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin .............................................. 67
3.1.4. Đa dạng hóa các hình thức, biện pháp phát triển năng lực dạy học đọc
hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn trung học ..................................... 67
3.2. Biện pháp phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho
giáo viên Ngữ văn trung học .................................................................................. 69
3.2.1. Xây dựng chuẩn đánh giá năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin .. 69
v
3.2.2. Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng về dạy học đọc hiểu văn bản thông tin
cho giáo viên Ngữ văn trung học .......................................................................... 74
3.2.3. Sử dụng mô hình kết hợp song song giữa trực tuyến và trực tiếp để bồi
dưỡng năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn .... 109
3.2.4. Vận dụng hoạt động nghiên cứu bài học trong phát triển năng lực dạy
học ĐHVBTT cho GV Ngữ văn trung học .......................................................... 122
3.2.5. Đánh giá năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin của GV Ngữ văn ...... 126
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 132
Chương 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................................ 133
4.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................. 133
4.2. Nội dung thực nghiệm .................................................................................... 133
4.3. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm .............................................................. 134
4.3.1. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................. 134
4.3.2. Phạm vi thực nghiệm ................................................................................ 135
4.4. Tổ chức thực nghiệm...................................................................................... 135
4.5. Tài liệu thực nghiệm ...................................................................................... 136
4.6. Cách thức và tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm ................................. 136
4.6.1. Đánh giá kết quả tập huấn qua phiếu khảo sát ........................................ 136
4.6.2. Đánh giá kết quả tổ chức sinh hoạt chuyên môn và việc lưu trữ hồ sơ
giáo viên ............................................................................................................. 137
4.6.3. Đánh giá năng lực thiết kế kế hoạch bài dạy của giáo viên .................... 139
4.6.4. Đánh giá năng lực thực hiện giờ dạy học ĐHVBT của giáo viên ........... 142
4.7. Kết luận thực nghiệm ..................................................................................... 146
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 146
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ........................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 1.PL
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Viết tắt Từ, cụm từ
1 BGD-ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
2 CT Chương trình
3 CNTT Công nghệ thông tin
4 ĐC Đối chứng
5 ĐHVBTT Đọc hiểu văn bản thông tin
6 GD Giáo dục
7 GV Giáo viên
8 HS Học sinh
9 KTĐG Kiểm tra, đánh giá
10 NCBH Nghiên cứu bài học
11 NL Năng lực
12 THPT Trung học phổ thông
13 THCS Trung học cơ sở
14 TPVC Tác phẩm văn chương
15 TPVH Tác phẩm văn học
16 TN Thực nghiệm
17 TNKQ Trắc nghiệm khách quan
17 KHBD Kế hoạch bài dạy
19 SHCM Sinh hoạt chuyên môn
20 SGK Sách giáo khoa
21 STT Số thứ tự
22 VB Văn bản
23 VBTT Văn bản thông tin
24 VBVC Văn bản văn chương
25 VBVH Văn bản văn học
26 VHVN Văn học Việt Nam
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Chuẩn đọc hiểu VBTT cho học sinh từ lớp 9 đến lớp 12 ...................... 17
Bảng 2.1. So sánh tỉ lệ VBVH và VBTT trong chương trình đánh giá GD của
Mỹ năm 2009 ......................................................................................... 35
Bảng 2.2. Các loại VBTT trong CT môn Ngữ văn năm 2018 ............................... 38
Bảng 2.3. Mô tả những cách thức cơ bản trong tổ chức thông tin của VBTT ....... 39
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát nhận thức của GV Ngữ văn trung học về vấn đề
NL dạy học ĐHVBTT ........................................................................... 54
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát hứng thú, động lực của GV về vấn đề phát triển
NL dạy học ĐHVBTT ........................................................................... 54
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát những thuận lợi, khó khăn của GV Ngữ văn trung
học khi tổ chức dạy học ĐHVBTT cho HS ........................................... 55
Bảng 2.7. Nhận thức của GV về mức độ cần thiết của việc phát triển NL dạy
học ĐHVBTT cho GV Ngữ văn trung học ........................................... 59
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát hoạt động tổ chức phát triển NL dạy học
ĐHVBTT cho GV Ngữ văn trung học .................................................. 60
Bảng 3.1. Các chỉ báo của NL dạy học ĐHVBTT (NL thực hiện) ....................... 71
Bảng 3.2. Mô tả đường phát triển NL dạy học ĐHVBTT ..................................... 73
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát những thuận lợi, khó khăn của GV Ngữ văn
trung học khi tổ chức dạy học ĐHVBTT cho HS ............................ 55
Biểu đồ 2.2. Mô tả nhận thức của GV về mức độ cần thiết của việc phát triển
NL dạy học ĐHVBTT cho GV Ngữ văn trung học .......................... 59
Biểu đồ 4.1. Kết quả khảo sát ý kiến GV Ngữ văn tham gia tập huấn, bồi
dưỡng (1) ......................................................................................... 137
Biểu đồ 4.2. Kết quả khảo sát ý kiến GV Ngữ văn tham gia tập huấn, bồi dưỡng (2) .. 137
Biểu đồ 4.3. Kết quả đánh giá việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn 138theo
nghiên cứu bài học .......................................................................... 138
Biểu đồ 4.4. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THCS ở chỉ
báo A1 .............................................................................................. 140
Biểu đồ 4.5. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THPT ở chỉ
báo A1 .............................................................................................. 140
Biểu đồ 4.6. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THCS ở
chỉ báo A2 ....................................................................................... 140
Biểu đồ 4.7. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THPT ở
chỉ báo A2 ....................................................................................... 140
Biểu đồ 4.8. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THCS ở
chỉ báo A3 ....................................................................................... 140
Biểu đồ 4.9. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THPT ở
chỉ báo A3 ....................................................................................... 140
Biểu đồ 4.10. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THCS ở
chỉ báo A4 ....................................................................................... 141
Biểu đồ 4.11. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THPT ở
chỉ báo A4 ....................................................................................... 141
Biểu đồ 4.12. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THCS ở
chỉ báo A5 ....................................................................................... 141
Biểu đồ 4.13. Mô tả kết quả đánh giá NL thiết kế KHBD của GV cấp THPT ở
chỉ báo A5 ....................................................................................... 141
Biểu đồ 4.14. Kết quả đánh giá NL tổ chức dạy học ĐHVBTT đáp ứng yêu
cầu chương trình GDPT môn Ngữ văn của giáo viên THCS ......... 144
Biểu đồ 4.15. Kết quả đánh giá NL tổ chức dạy học ĐHVBTT đáp ứng yêu
cầu chương trình GDPT môn Ngữ văn của giáo viên THPT .......... 144
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. VBTT đơn phương thức và VBTT đa phương thức .............................. 32
Hình 2.2. Thông điệp 5K để chung sống an toàn với dịch Covid – 19 ................. 36
Hình 2.3. Thông điệp 5T về “pháo đài” chống dịch Covid – 19 trong giãn cách
xã hội ...................................................................................................... 37
Hình 2.4. Minh họa cấu trúc năng lực theo mô hình tảng băng ............................ 49
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Phát triển năng lực đội ngũ giáo viên là một yếu tố quyết định thành công của
công cuộc đổi mới giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
mà chương trình giáo dục phổ thông 2018 đặt ra
Nền giáo dục phổ thông Việt Nam đang thực hiện bước chuyển mạnh mẽ từ
chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất và năng lực của
người học. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định các yêu cầu cần đạt về
nội dung, phương pháp giáo dục, phương pháp kiểm tra đánh giá v.v nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục phổ thông.
Đổi mới chương trình, hướng đến mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học
là vấn đề khoa học và thực tiễn của giáo dục (GD) nước ta hiện nay. Trong đó, nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên (GV) là một trong những yếu tố hàng đầu. Đội ngũ GV có vai trò to
lớn và là nhân tố quyết định chất lượng GD. Cho nên, song song với việc đổi mới quá trình
đào tạo sinh viên sư phạm, việc đào tạo lại đội ngũ GV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn
diện nền GD Quốc gia theo hướng phát triển năng lực (NL) là một trong những yêu cầu cấp
bách, một nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD hiện nay. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban
chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ cần phải: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương
pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo
yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”.
Quan điểm định hướng này là tiền đề, cơ sở và “môi trường pháp lí” thuận lợi
cho việc đổi mới đồng bộ từ chương trình, sách giáo khoa, công tác quản lí, phương
pháp dạy học, đến công tác đào tạo GV tại các trường sư phạm và công tác tập huấn,
bồi dưỡng, đào tạo lại cho đội ngũ GV ở các nhà trường.
Vấn đề đào tạo, đào tạo lại GV có vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay trên toàn
quốc đội ngũ GV hiện có là 858.772 người. Trong đó, GV trung học cơ sở là 310.953
người, chiếm 36,2%, GV trung học phổ thông là 150.721 người, chiếm 17,55% [11]. Hầu
hết đội ngũ GV được đào tạo để thực hiện việc dạy học chương trình trung học cơ sở và
trung học phổ thông theo hướng tiếp cận nội dung. Cho nên, khi chuyển hướng sang dạy
học theo hướng phát triển phẩm chất và NL, đa số đội ngũ GV này gặp khó khăn trong
việc đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Vì vậy, nếu không quan tâm đến việc đào tạo
lại GV thì công cuộc đổi mới giáo dục sẽ khó có thể thành công như mong đợi.
1.2. Văn bản thông tin có vai trò ngày càng quan trọng trong nhịp sống của xã hội
hiện đại
Với khả năng "đem cả thế giới đến mọi nhà" bằng lượng thông tin khổng lồ,
2
internet thực sự đang là một phương tiện truyền thông mang tính toàn cầu. Thế giới như
thu hẹp lại, chỉ còn trong một màn hình phẳng. Để góp phần chuyển tải lượng thông tin
khổng lồ đó, VBTT chiếm vị trí không nhỏ. Hằng ngày, con người thường xuyên tiếp xúc
với loại văn bản (VB) này để giải quyết công việc hoặc đơn thuần là đáp ứng các nhu cầu
về thông tin trong thời đại công nghiệp 4.0 (cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư).
Chỉ cần bước ra đường, chúng ta sẽ thấy từ các thành phố lớn sầm uất đến những
miền thôn quê nhỏ bé, VBTT đều hiện hữu khắp mọi nơi. Ở những nơi dân cư tập trung
đông đúc hoặc các nút giao ngã ba, ngã tư thường xuất hiện rất nhiều pa - no lớn quảng bá
hình ảnh sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, dự án phim, dự án bất động sản, v.v Bên cạnh
vô số pa-no như thế, trên vỉa hè, lối đi bộ, bến xe buýt, đường phố, đường làng, còn xuất
hiện rất nhiều ap - phíc (poster) với phần thiết kế đa dạng, đẹp mắt nhằm quảng bá một sự
kiện, một sản phẩm hay một vấn đề nào đó đang “hot” trên thị trường
Dù pa-no có kích thước lớn, số chữ không nhiều, ap- phic có kích thước vừa, không
quá lớn như pa-no, nhưng chúng đều là những VBTT có tác dụng giúp người đi đường dễ
dàng nắm bắt nội dung thông tin nhanh chóng, liên tục và tiết kiệm được thời gian.