Luận án Phát triển năng lực dạy học hợp tác trong dạy học tác phẩm văn chương cho sinh viên sư phạm Ngữ Văn

Yêu cầu đào tạo giáo viên đáp ứng xu hướng đổi mới theo định hướng phát triển năng lực người học là một trong những vấn đề trọng tâm của giáo dục hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu này, đội ngũ giáo viên, trước hết phải là những người có năng lực thật sự.Vì thế, sứ mệnh, mục tiêu đặt ra cho các trường sư phạm là phải có những cải tiến phù hợp về quan điểm, chương trình, phương thức đào tạo để đáp ứng yêu cầu đổi mới trên. Vấn đề đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên, mà trước hết là đổi mới quá trình đào tạo sinh viên sư phạm theo tiếp cận năng lực nghề hướng tới đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục phổ thông sau 2018 đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo” đã đặc biệt nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp

pdf229 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển năng lực dạy học hợp tác trong dạy học tác phẩm văn chương cho sinh viên sư phạm Ngữ Văn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI CHÂU THỊ KIM NGÂN PH¸T TRIÓN N¡NG LùC D¹Y HäC HîP T¸C TRONG D¹Y HäC T¸C PhÈm V¨N CH-¬NG CHO SINH VI£N S¦ PH¹M NG÷ V¡N LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI CHÂU THỊ KIM NGÂN PH¸T TRIÓN N¡NG LùC D¹Y HäC HîP T¸C TRONG D¹Y HäC T¸C PhÈm V¨N CH-¬NG CHO SINH VI£N S¦ PH¹M NG÷ V¡N Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Văn và tiếng Việt Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VIẾT CHỮ HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ Châu Thị Kim Ngân LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Viết Chữ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các nhà khoa học, các thầy cô giáo trong tổ bộ môn LL&PPDH bộ môn Văn –tiếng Việt khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội, các giảng viên, giáo viên và sinh viên đã góp ý, nhận xét giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện thuận lợi, động viên, hỗ trợ để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình. Tác giả Châu Thị Kim Ngân MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................8 1.1. Những nghiên cứu về dạy học hợp tác và dạy học hợp tác trong môn Ngữ văn ......................................................................................................................8 1.1.1. Những nghiên cứu về dạy học hợp tác .....................................................8 1.1.2. Những nghiên cứu về dạy học hợp tác trong môn Ngữ văn ...................16 1.2. Những nghiên cứu về năng lực sƣ phạm của ngƣời giáo viên và vấn đề phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sƣ phạm Ngữ văn .............................20 1.2.1. Năng lực sư phạm của người giáo viên ..................................................20 1.2.2.Vấn đề phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm Ngữ văn .....23 Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................26 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM NGỮ VĂN ...............................28 2.1. Dạy học hợp tác – một xu hƣớng mới trong giáo dục thế kỷ XXI .....................28 2.1.1. Khái niệm DHHT ....................................................................................28 2.1.2. Những đặc trưng của DHHT .................................................................31 2.1.3. Ưu điểm và những điều cần lưu ý khi tổ chức dạy học hợp tác .............31 2.2. Năng lực DHHT trong hệ thống các năng lực cần phát triển cho sinh viên sƣ phạm ............................................................................................................33 2.2.1. Năng lực và vấn đề phát triển năng lực cho sinh viên sư phạm ............33 2.2.2. Hệ thống các năng lực cần phát triển cho SV sư phạm và sinh viên sư phạm Ngữ văn ..............................................................................................37 2.2.3. Năng lực dạy học hợp tác .......................................................................40 2.3. Tác phẩm văn chƣơng và khả năng vận dụng DHHT vào dạy học TPVC ở trƣờng phổ thông .....................................................................................43 2.3.1. Quan niệm về tác phẩm văn chương ......................................................43 2.3.2. Khả năng vận dụng DHHT vào dạy học TPVC .....................................45 2.3.3. Năng lực dạy học hợp tác trong dạy học TPVC .....................................52 2.4. Vấn đề phát triển năng lực DHHT trong dạy học TPVC cho sinh viên sƣ phạm Ngữ văn .....................................................................................................61 2.4.1. Quan niệm về phát triển .........................................................................61 2.4.2. Đặc điểm của sinh viên sư phạm Ngữ văn và vấn đề phát triển năng lực DHHT trong dạy học TPVC ..............................................................62 2.4.3. Quan niệm về sự phát triển của năng lực DHHT trong dạy học TPVC của SV sư phạm Ngữ văn ..................................................................................64 2.5. Thực trạng của vấn đề phát triển năng lực DHHT trong dạy học TPVC cho SV sƣ phạm Ngữ văn ...........................................................................65 2.5.1. Thực tiễn vấn đề trang bị tri thức về DHHT cho SV qua các học phần PPGD trong các trường sư phạm ...........................................................65 2.5.2. Thực tiễn nhận thức và thực hiện DHHT của SV qua các hoạt động thực hành và thực tập sư phạm ........................................................................69 2.5.3. Phân tích, nhận xét, đánh giá thực trạng ...............................................75 Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................78 Chƣơng 3: TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC HỢP TÁC TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƢƠNG CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM NGỮ VĂN ...................................................................................................79 3.1. Các yêu cầu để phát triển năng lực DHHT trong dạy học TPVC cho SV sƣ phạm Ngữ văn ..............................................................................................79 3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ trong phát triển năng lực DHHT cho SV sư phạm Ngữ văn trong quá trình đào tạo ............................................................79 3.1.2. Đảm bảo tính đặc thù của hoạt động dạy học TPVC trong phát triển năng lực DHHT cho SV sư phạm Ngữ văn ..............................................81 3.1.3. Tích cực hóa hoạt động nhận thức và thực hành của SV trong môi trường dân chủ, hợp tác ...................................................................................83 3.2. Quy trình phát triển năng lực DHHT trong dạy học TPVC cho SV sƣ phạm Ngữ văn..........................................................................................................85 3.2.1. Hướng dẫn SV tiếp nhận nội dung kỹ năng DHHT cần rèn luyện .........85 3.2.2. Hướng dẫn SV rèn luyện kỹ năng DHHT theo các cách thức và tình huống học tập khác nhau ..................................................................................87 3.2.3. Đánh giá và hướng dẫn SV tự đánh giá hoạt động rèn luyện kỹ năng DHHT của bản thân ................................................................................89 3.2.4. Hướng dẫn SV nghiên cứu khoa học về DHHT trong dạy học Ngữ văn ......90 3.3. Hệ thống bài tập phát triển năng lực DHHT trong dạy học TPVC cho SV sƣ phạm Ngữ văn ..............................................................................................91 3.3.1. Quan niệm về bài tập ..............................................................................91 3.3.2. Hệ thống bài tập phát triển năng lực DHHT trong dạy học TPVC .......92 3.3.3. Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực DHHT trong dạy học TPVC cho SV sư phạm Ngữ văn ................................................................95 Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................................. 127 Chƣơng 4: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................... 128 4.1. Mục đích, nhiệm vụ, cách thức thực nghiệm .............................................. 128 4.1.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................... 128 4.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ......................................................................... 128 4.2. Nội dung thực nghiệm ................................................................................... 128 4.2.1. Cung cấp, bổ sung các vấn đề lý luận về DHHT và DHHT trong dạy học TPVC ................................................................................................ 128 4.2.2. Rèn kỹ năng DHHT trong dạy học TPVC cho SV ............................... 129 4.3. Đối tƣợng, cách thức và thời gian thực nghiệm ......................................... 129 4.3.1. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................ 129 4.3.2. Cách thức thực nghiệm ........................................................................ 129 4.3.3. Thời gian thực nghiệm ......................................................................... 131 4.4. Giáo án thực nghiệm ..................................................................................... 131 4.4.1. Cấu trúc giáo án thực nghiệm ............................................................. 131 4.4.2. Giáo án thực nghiệm bài dạy cụ thể................................................... 132 4.5. Cách thức và tiêu chí đánh giá đối với phần TN nội dung rèn luyện qua giáo án đã triển khai ..................................................................................... 139 4.5.1. Cách thức và tiêu chí đánh giá về mặt định tính ................................. 139 4.5.2. Cách thức và tiêu chí đánh giá về mặt định lượng ............................. 139 4.6. Tổ chức thực nghiệm giáo án thiết kế ......................................................... 140 4.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm đối với phần TN nội dung rèn luyện qua giáo án đã triển khai ..................................................................................... 141 4.7.1. Đánh giá về mặt định tính ................................................................... 141 4.7.2. Đánh giá về mặt định lượng ................................................................ 142 4.8. Kết quả quá trình thực nghiệm.................................................................... 145 4.9. Kết luận thực nghiệm .................................................................................... 146 Tiểu kết chƣơng 4 ................................................................................................. 147 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 152 PHỤ LỤC .............................................................................................................. 1PL DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Từ, cụm từ 1. BT Bài tập 2. CĐR Chuẩn đầu ra 3. CT Chương trình 4. DH Dạy học 5. DHHT Dạy học hợp tác 6. ĐCCT Đề cương chi tiết 7. ĐG Đánh giá 8. ĐHSP Đạị học sư phạm 9. GgV Giảng viên 10. GV Giáo viên 11. HS Học sinh 12. HT Hợp tác 13. KQ Kết quả 14. KT Kỹ thuật 15. KTĐG Kiểm tra, đánh giá 16. NC Nghiên cứu 17. NCKH Nghiên cứu khoa học 18. NL Năng lực 19. PC Phân chia 20. PPDH Phương pháp dạy học 21. PT Phát triển 22. PH Phản hồi 23. SGK Sách giáo khoa 24. SV Sinh viên 25. TPVC Tác phẩm văn chương 26. THPT Trung học phổ thông DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Bảng tiêu chí đánh giá năng lực DHHT .............................................41 Bảng 2.2. Mô tả thành tố của NL DHHT trong dạy học TPVC ..........................53 Bảng 2.3. Chỉ số hành vi của NL DHHT trong dạy học TPVC ..........................55 Bảng 2.4. Thống kê sách, giáo trình và tài liệu tham khảo sử dụng cho học phần PPDH Ngữ văn ở các trường ĐHSP trọng điểm .................68 Bảng 2.5. Kết quả khảo sát nhận thức của SV về DHHT ....................................70 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát NL lập kế hoạch bài học DHHT trong dạy học TPVC của SV ......................................................................................71 Bảng 2.7. Kết quả thực hiện giờ dạy của SV .......................................................73 Bảng 4.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá NL lập kế hoạch bài học của SV ......... 139 Bảng 4.2. Xây dựng tiêu chí đánh giá NL thực hiện giờ dạy của SV .............. 140 Bảng 4.3. Kết quả đánh giá năng lực lập kế hoạch bài học DHHT của SV lớp TN tại Trường ĐHSP TPHCM .................................................. 142 Bảng 4.4. Kết quả xếp loại NL lập kế hoạch bài học DHHT của SV lớp TN và ĐC của trường ĐHSP TpHCM ............................................. 142 Bảng 4.5. Kết quả đánh giá năng lực lập kế hoạch bài học DHHT của SV lớp TN tại Trường ĐH Đồng Nai ..................................................... 143 Bảng 4.6. Kết quả xếp loại NL lập kế hoạch bài học DHHT của SV lớp TN và ĐC Tường ĐH Đồng Nai ...................................................... 143 Bảng 4.7. Kết quả đánh giá năng lực thực hiện giờ DHHT trong dạy học TPVC của SV lớp TN ...................................................................... 144 Bảng 4.8. Kết quả xếp loại năng lực thực hiện giờ DHHT trong dạy học TPVC của SV lớp TN ...................................................................... 144 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 4.1. Mô tả kết quả đánh giá năng lực lập kế hoạch bài học DHHT của SV lớp TN và ĐC của trường ĐHSP TpHCM .......................... 142 Biểu đồ 4.2. Mô tả kết quả xếp loại năng lực lập kế hoạch bài học DHHT của SV lớp TN và ĐC Trường ĐHSP TpHCM ............................... 143 Biểu đồ 4.3. Mô tả kết quả đánh giá năng lực thực hiện giờ DHHT trong dạy học TPVC của SV lớp TN ................................................................ 144 Biểu đồ 4.4. Mô tả kết quả xếp loại năng lực thực hiện giờ DHHT trong dạy học TPVC của SV lớp TN ................................................................ 145 Sơ đồ 2.1. Cấu trúc của NL theo các nguồn lực hợp thành ..................................35 Sơ đồ 2.2. Năng lực dạy học được thể hiện qua các hoạt động ............................40 Sơ đồ 3.1. Hệ thống bài tập phát triển năng lực dhht trong dạy học tpvc ............94 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Yêu cầu đào tạo giáo viên đáp ứng xu hướng đổi mới theo định hướng phát triển năng lực người học là một trong những vấn đề trọng tâm của giáo dục hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu này, đội ngũ giáo viên, trước hết phải là những người có năng lực thật sự.Vì thế, sứ mệnh, mục tiêu đặt ra cho các trường sư phạm là phải có những cải tiến phù hợp về quan điểm, chương trình, phương thức đào tạo để đáp ứng yêu cầu đổi mới trên. Vấn đề đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng giáo viên, mà trước hết là đổi mới quá trình đào tạo sinh viên sư phạm theo tiếp cận năng lực nghề hướng tới đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục phổ thông sau 2018 đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo” đã đặc biệt nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”. 1.2. Thực tiễn đào tạo năng lực nghề cho sinh viên sư phạm Ngữ văn tại các trường sư phạm hiện nay còn nhiều bất cập. Đó là vẫn còn tình trạng nặng về cung cấp kiến thức hơn là phát triển năng lực và rèn luyện các kỹ năng cụ thể cho SV. Trong quá trình đào tạo và thực hành nghề nghiệp, các hoạt động rèn luyện nhằm mục tiêu trang bị và nâng cao các kỹ năng dạy học bộ môn cho SV ít được chú trọng. Việc trang bị những kỹ năng chuyên biệt, đặc thù theo yêu cầu của bộ môn mặc dù vẫn được quan tâm bồi dưỡng và rèn luyện nhưng cơ hội để SV được thao tác và cọ xát vẫn chưa nhiều. Những kiến thức và trải nghiệm cần thiết về một loại kỹ năng cụ thể cùng với các thao tác song hành để thực thi các hoạt động dạy học cụ thể trong thực tiễn đối với bộ phận không nhỏ SV vẫn còn nhiều bất cập. Nhiệm vụ đào tạo giáo viên Ngữ văn ở các trường sư phạm, vì thế, không chỉ là vấn đề cung cấp những kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở, kiến thức nghiệp vụ mà còn là vấn đề chú trọng phát triển các năng lực. Đặc biệt là năng lực thực hành nghề nghiệp cho GV Ngữ văn tương lai. Việc làm này không chỉ là cơ sở nâng cao kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên mà còn là nền tảng quan trọng giúp SV có đủ năng lực để xử lý và vận dụng trong thực tiễn nghề nghiệp sau này. 1.3. Dạy học hợp tác là một trong những năng lực quan trọng cần hình thành và phát triển cho SV. Dạy học hợp tác chính là một trong những xu hướng dạy học hiện đại, tích cực đã và đang được áp dụng sâu rộng ở nhiều bậc học khác nhau. Ưu 2 điểm lớn nhất của DHHT chính là việc tạo ra môi trường học tập dân chủ, bình đẳng giúp người học có thể phát huy tối đa mọi tiềm năng, khả năng của mình để học tập, phát triển. Hiệu quả của DHHT, vì thế, được thừa nhận không chỉ ở vai trò định hướng, rèn luyện cho HS cách học tập năng động trên tinh thần cộng tác mà còn bồi đắp và phát triển cho HS năng lực tư duy, phản biện trong việc tiếp cận và xử lý thông tin. Tất cả các môn học, trong đó có Ngữ văn, xét ở yếu tố tích cực và tính hiệu quả trên, đều có thể khai thác, vận dụng quan điểm dạy học này. 1.4. Tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông tiềm tàng những khả năng để tổ chức các hoạt động dạy học hợp tác hiệu quả. Với bản chất là “đề án tiếp nhận” và là một “cấu trúc mở”, TPVC luôn cần đến “sự cộng hưởng thẩm mỹ” trong tiếp nhận. Quá trình dạy học TPVC chính là sự đồng cảm, chia sẻ và sáng tạo để cảm thụ, tiếp nhận. DHHT chính là một trong những môi trường thuận lợi để quá trình ấy có điều kiện được thực thi. Thông qua môi trường hợp tác để trao đổi, chia sẻ thông tin, cảm nhận về TPVC, HS không chỉ học được cách cảm nhận TPVC một cách tự giác, chủ động mà còn học được cách phản hồi và đối thoại. Phản hồi và đối thoại với TPVC, với bạn học, với GV và với chính bản thân mình.Từ mối quan hệ cộng hưởng nhiều chiều này mà quá trình dạy học TPVC xét trên yêu cầu khơi nguồn sáng tạo và định hướng thẩm mỹ trong quá trình tiếp nhận được xác lập thêm. Giá trị xác lập này không chỉ xét ở yêu cầu định hướng sư phạm mà còn xét ở vai trò đảm bảo cho đặc trưng giao tiếp thẩm mỹ và nghệ thuật của quá trình dạy học TPVC nói chung. 1.5. Các học phần PPDH trong chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Ngữ văn ở các trường sư phạm hiện nay chưa có phần cung cấp tri thức về DHHT và vấn đề hợp tác trong dạy học TPVC. Bên cạnh đó, các học phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cũng chưa có nội dung rèn kỹ năng DHHT này. Với mong muốn giải quyết được phần nào những bất cập nêu trên, trên cơ sở vận dụng, kế thừa những thành tựu, tinh thần của dạy học hợp tác, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề: “Phát triển năng lực dạy học hợp tác trong dạy học TPVC cho sinh viên sư phạm Ngữ văn”. Qua công trình nghiên cứu này, người viết mong muốn góp thêm một cách nhìn mới về vai trò của DHHT trong việc hình thành và phát triển năng lực sư phạm của người GV Ngữ văn tương lai. Từ đó, khẳng định sự phù hợp và tính khả thi của DHHT trong thực tiễn dạy học văn ở trường phổ thông trước yêu cầu đổi mới hiện nay. 3 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực DHHT trong dạy học TPVC và vấn đề phát triển năng lực DHHT trong dạy học TP
Luận văn liên quan