Luận án Phát triển năng lực đọc hiểu của học sinh trong dạy học văn bản văn học lớp 9

Xu hướng toàn cầu hóa kéo theo những đòi hỏi mới về nguồn nhân lực Xã hội phát triển với tốc độ chóng mặt như ngày nay đã mang lại những thuận lợi và không ít những khó khăn thách thức. Chúng ta - những con người đã, đang và sẽ sống trong xã hội ấy không chỉ được chứng kiến sự phát triển, thay đổi kì diệu của khoa học kĩ thuật, công nghệ mà còn là nhân tố trung tâm kiến tạo nên xã hội ấy. Để thích ứng với sự phát triển, con người trong xã hội mới cần có những NL nhất định để học tập, làm việc và trở thành những công dân có ích góp phần cho sự phát triển xã hội. Sự phát triển khoa học kĩ thuật dẫn tới xu hướng toàn cầu hóa là điều tất yếu theo quy luật phát triển của xã hội loài người đã tạo ra những làn sóng không nhỏ tác động đến tất cả các quốc gia, điều này dẫn đến sự thay đổi cơ cấu xã hội, thị trường lao động nghề nghiệp. Để đáp ứng được yêu cầu mới trong điều kiện xã hội tri thức và toàn cầu hóa, tất cả các quốc gia đều quan tâm đến đổi mới giáo dục.Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ. Phát triển năng lực người học là mục tiêu nền giáo dục nước ta hướng tới. Chương trình giáo dục phổ thông - chương trình tổng thể 2018 xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Trong đó, chương trình đã xác định 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi để người học Xu hướng trên là cơ sở của đổi mới toàn diện, điều đó có nghĩa là thay đổi từ mục tiêu, chương trình, nội dung phương pháp dạy học đến cách kiểm tra và đánh giá. Sự thay đổi nhằm trang bị cho HS hành trang vững chắc, thích nghi và đáp ứng mọi yêu cầu trong xã hội mới.

pdf202 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển năng lực đọc hiểu của học sinh trong dạy học văn bản văn học lớp 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THỊ LAN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN VĂN HỌC LỚP 9 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THỊ LAN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN VĂN HỌC LỚP 9 Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt Mã số: 9.14.01.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 2. GS. TS Nguyễn Thanh Hùng HÀ NỘI - 2023 1. TS. Nguyễn Trọng Hoàn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên của của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của GS. Nguyễn Thanh Hùng và cố TS. Nguyễn Trọng Hoàn. Các số liệu, biện pháp được đề xuất trong luận án chưa từng được ai công bố ở bất cứ công trình nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với lời cam đoan này. Hà Nội, ngày 18 tháng 08 năm 2023 Tác giả luận án Đỗ Thị Lan LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ tấm lòng tri ân sâu sắc tới Nhà trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trung tâm Thông tin - Thư viện, Thầy Cô trong khoa Ngữ văn, bộ môn Lý luận và PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt đã tạo cho tôi những điều kiện tốt nhất để học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến GS. TS Nguyễn Thanh Hùng và cố TS. Nguyễn Trọng Hoàn luôn đồng hành, hướng dẫn, động viên tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành luận án. Tôi cũng xin được cảm ơn Nhà trường, Ban Giám hiệu, các thầy cô và các em học sinh của trường THCS Bắc Sơn, THCS Bãi Sậy, THCS Đào Dương đã nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi nhất để giúp tôi khảo sát thực tiễn và triển khai thực nghiệm trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể gia đình, anh chị em, bạn bè đã luôn sát cánh kề vai giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận án vừa qua. Hà Nội, ngày 18 tháng 08 năm 2023 Tác giả luận án Đỗ Thị Lan MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 5 5. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 6 6. Đóng góp của luận án ......................................................................................... 6 7. Bố cục của luận án ............................................................................................. 7 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 9 1.1. Những nghiên cứu về đọc hiểu văn bản và năng lực đọc hiểu văn bản ....... 9 1.1.1. Nghiên cứu về đọc hiểu văn bản ................................................................ 9 1.1.2. Nghiên cứu về năng lực đọc hiểu ............................................................ 13 1.2. Nghiên cứu về dạy học đọc hiểu văn bản văn học .................................... 15 1.3. Những nghiên cứu về phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn học cho học sinh ......................................................................................................... 22 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 30 Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC CỦA HỌC SINH LỚP 9 ....... 31 2.1. Văn bản văn học và năng lực đọc hiểu văn bản văn học ......................... 31 2.1.1. Văn bản văn học (VBVH) ...................................................................... 31 2.1.2. Năng lực đọc hiểu văn bản văn học ....................................................... 34 2.2. Chương trình và thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản văn học trong môn Ngữ văn lớp 9 ................................................................................... 39 2.2.1. Chương trình dạy học đọc hiểu văn bản văn học trong môn Ngữ văn lớp 9.................................................................................................................. 39 2.2.2. Thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản văn học trong môn Ngữ văn lớp 9.................................................................................................................. 45 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 57 Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VĂN BẢN VĂN HỌC LỚP 9 ................................................................................................................... 59 3.1. Những yêu cầu xây dựng các biện pháp phát triển NLĐH trong dạy học VBVH lớp 9 ................................................................................................... 59 3.1.1. Bám sát mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 .............. 59 3.1.2. Bám sát dạy học phát triển năng lực đọc hiểu học sinh ............................ 59 3.1.3. Chú ý đến đặc trưng thể loại văn bản ....................................................... 60 3.1.4. Biện pháp đảm bảo đầy đủ yêu cầu cơ bản của lí luận và thực tiễn việc phát triển năng lực đọc hiểu ............................................................................... 60 3.2. Một số biện pháp phát triển NLĐH của học sinh trong dạy học đọc hiểu văn bản văn học lớp 9 .................................................................................. 61 3.2.1. Vận dụng một số chiến thuật đọc hiểu vào giai đoạn “trước khi đọc” VBVH ..................................................................................................... 61 3.2.2. Vận dụng một số chiến thuật vào giai đoạn “trong khi đọc” khi dạy học đọc hiểu văn bản văn học .......................................................................... 73 3.2.3. Vận dụng một số chiến thuật vào giai đoạn “sau khi đọc” VB trong dạy học đọc hiểu VBVH .................................................................................. 87 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 103 Chương 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................................... 104 4.1. Mục đích, nội dung, đối tượng thực nghiệm ........................................... 104 4.2. Tổ chức thực nghiệm ................................................................................. 106 4.2.1. Chuẩn bị ............................................................................................... 106 4.2.2. Quy trình thực nghiệm ......................................................................... 106 4.2.3. Kế hoạch bài dạy (giáo án) thực nghiệm ............................................. 107 4.3. Cách thức và tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm ............................ 141 4.4. Kết quả thực nghiệm và kết luận ............................................................. 148 Tiểu kết chương 4 ............................................................................................. 154 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 158 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................... 166 PHỤ LỤC .................................................................................................... 1.PL DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Chương trình phổ thông CTPT 2 Dạy học DH 3 Đọc hiểu ĐH 4 Đọc hiểu văn bản ĐHVB 5 Giáo viên GV 6 Học sinh HS 7 Năng lực NL 8 Năng lực đọc hiểu NLĐH 9 Ngữ văn 9 NV9 10 Phương pháp dạy học PPDH 11 Trung học cơ sở THCS 12 Văn bản VB DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Cấu trúc năng lực đọc hiểu VBVH ................................................... 37 Bảng 2.2. Kết quả khảo sát NL thiết kế bài dạy đọc hiểu VBVH lớp 9 của GV ...... 49 Bảng 2.3. Kết quả khảo sát giờ dạy của giáo viên Ngữ văn .............................. 51 Bảng 2.4. Kết quả đọc hiểu VBVH của HS lớp 9 (1) ........................................ 53 Bảng 2.5. Kết quả đọc hiểu VBVH của HS lớp 9 (2) ........................................ 54 Bảng 4.1. Kết quả đọc hiểu VBVH của học sinh lớp lớp TN và ĐC sau khi học bài “Những ngôi sao xa xôi“ (Lê Minh Khuê) ......................... 148 Bảng 4.2. Bảng phân phối điểm của học sinh lớp TN và ĐC ......................... 150 Bảng 4.3. Kết quả phiếu chia sẻ cảm nhận của HS lớp TN và ĐC giai đoạn trước, trong và sau khi đọc bài “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê ....................................................................................... 151 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Mô tả kết quả phỏng vấn giáo viên về việc chọn đối tượng HS lớp 9 để tác động các biện pháp nhằm phát triển năng lực đọc hiểu VBVH ............................................................................................ 48 Biểu đồ 4.1. Mô tả kết quả đọc hiểu VBVH của học sinh lớp lớp TN và ĐC sau khi học bài “Những ngôi sao xa xôi“ (Lê Minh Khuê) ........ 149 Biểu đồ 4.2. Mô tả sự phân phối điểm của học sinh lớp TN và ĐC ............... 150 Biểu đồ 4.3. Kết quả phiếu chia sẻ cảm nhận của HS lớp TN và ĐC giai đoạn trước, trong và sau khi đọc bài “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê ................................................................................... 153 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Xu hướng toàn cầu hóa kéo theo những đòi hỏi mới về nguồn nhân lực Xã hội phát triển với tốc độ chóng mặt như ngày nay đã mang lại những thuận lợi và không ít những khó khăn thách thức. Chúng ta - những con người đã, đang và sẽ sống trong xã hội ấy không chỉ được chứng kiến sự phát triển, thay đổi kì diệu của khoa học kĩ thuật, công nghệ mà còn là nhân tố trung tâm kiến tạo nên xã hội ấy. Để thích ứng với sự phát triển, con người trong xã hội mới cần có những NL nhất định để học tập, làm việc và trở thành những công dân có ích góp phần cho sự phát triển xã hội. Sự phát triển khoa học kĩ thuật dẫn tới xu hướng toàn cầu hóa là điều tất yếu theo quy luật phát triển của xã hội loài người đã tạo ra những làn sóng không nhỏ tác động đến tất cả các quốc gia, điều này dẫn đến sự thay đổi cơ cấu xã hội, thị trường lao động nghề nghiệp. Để đáp ứng được yêu cầu mới trong điều kiện xã hội tri thức và toàn cầu hóa, tất cả các quốc gia đều quan tâm đến đổi mới giáo dục.Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ. Phát triển năng lực người học là mục tiêu nền giáo dục nước ta hướng tới. Chương trình giáo dục phổ thông - chương trình tổng thể 2018 xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Trong đó, chương trình đã xác định 5 phẩm chất và 10 năng lực cốt lõi để người học Xu hướng trên là cơ sở của đổi mới toàn diện, điều đó có nghĩa là thay đổi từ mục tiêu, chương trình, nội dung phương pháp dạy học đến cách kiểm tra và đánh giá. Sự thay đổi nhằm trang bị cho HS hành trang vững chắc, thích nghi và đáp ứng mọi yêu cầu trong xã hội mới. Phát triển năng lực đọc hiểu - một nhiệm vụ trọng tâm trong dạy học đọc hiểu văn bản của môn Ngữ văn là vấn đề cần được quan tâm Vissarion Belinxki đã từng nói: “văn học có ý nghĩa rất lớn, nó là gia sư 2 của xã hội” hay Macxim Gorki đã từng nói “văn học là nhân học” Văn học không thể thiếu trong đời sống con người. Việc dạy học môn Văn vì thế rất quan trọng, nó không chỉ hướng cho con người sống biết yêu thương nhau hơn mà còn phát triển cho con người những NL cần thiết để phục vụ cho cuộc sống. Theo tác giả Phan Trọng Luận việc “dạy văn, học văn không còn là công việc riêng của nhà giáo và nhà trường. Nó trực tiếp liên quan đến chiến lược con người, đến sinh mệnh của chế độ ta và cả đời sống văn học của xã hội.” [40; tr.26]. Như vậy, việc học Văn là không thể thiếu trong việc hình thành và tạo nên những con người có phẩm chất tốt đẹp. Nói khác đi, việc dạy và học văn không thể thiếu trong quá trình rèn đức luyện tài để trở thành người tài đức song toàn của mỗi HS. Năng lực đọc hiểu bắt nguồn từ môn Tiếng Việt (chương trình Tiểu học) và tiếp nối phát triển ở môn Ngữ văn (chương trình Trung học cơ sở và Trung học phổ thông), là năng lực cốt lõi, năng lực công cụ để người học thực hiện giải quyết các hoạt động học nội môn và các môn học khác trong nhà trường và giải quyết các tình huống có vấn đề trong cuộc sống. Năng lực đọc hiểu trong chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) được thể hiện ở: “hình thành thành các kĩ năng phân tích, đánh giá, phản hồi, bình luận”. Từ vai trò quan trọng của năng lực đọc hiểu, Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 quan tâm đến các em HS sau khi học hết giai đoạn giáo dục cơ bản có khả năng “tự chủ, tự lập, tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội” [1; tr.6]. Từ mục tiêu chung đã chi phối đến việc thay đổi nội dung, phương pháp dạy học đến cách kiểm tra đánh giá. Theo đó, PPDH không còn là giảng văn, truyền thụ kiến thức một chiều mà thay vào từ dạy “cái” sang “dạy cách” (Nguyễn Trọng Hoàn), cụ thể là “dạy cách học và rèn luyện NL tự học, tạo cơ sở để học tập suốt đời, tự cập nhật để đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển NL” [1; tr.8]. Như vậy, người thầy đã chuyển từ vị trí trung tâm sang vị trí đồng hành, định hướng và dẫn dắt HS trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. 3 Thực tiễn dạy học theo định hướng phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn học ngày nay vẫn còn nhiều vấn đề “mở ngỏ” Trong thực tiễn, dạy học đọc hiểu VBVH thay thế cho giảng văn và phân tích tác phẩm văn học chính thức từ năm 2002. Từ đó cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về đổi mới trong dạy học từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách kiểm tra đánh giá theo hướng tập trung phát triển năng lực và tính tích cực, chủ động của người học. Sự đổi mới đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, thực tế dạy học đọc hiểu VBVH vì chưa phát huy hết được năng lực người học. Vẫn còn hiện tượng HS chưa thật sự vận dụng kiến thức nền trong tâm thế chủ động tương tác với VBVH một cách hiệu quả. Chương trình giáo dục tổng thể môn Ngữ văn 2018 được ban hành, sự đổi mới toàn diện rõ nét. Có thể thấy, rèn kĩ năng đọc hiểu là trọng tâm của dạy đọc hiểu VBVH bởi chương trình yêu cầu “dành thời lượng nhiều hơn cho đọc văn bản văn học so với các loại văn bản khác”. Định hướng về phương pháp dạy đọc hiểu VBVH dựa trên cơ sở lí luận dạy học lấy HS làm trung tâm và lí thuyết tiếp nhận văn học: HS trở thành chủ thể làm việc trực tiếp với VB trong giờ học ĐHVB Văn học; GV trong vai người định hướng và dẫn dắt HS thực hiện nhiệm vụ học tập. Tầm quan trọng của việc dạy học đọc hiểu văn bản văn học lớp 9 Chương trình giáo dục tổng thể năm 2018 đã xác định vai trò quan trọng của môn Ngữ văn trong giai đoạn giáo dục cơ bản “giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học và hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách”. Trong giai đoạn này, học sinh tiếp tục được học tập và rèn các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. 4 Trong chương trình học tập lớp 9, môn Ngữ văn giữ vị trí quan trọng trong việc phát triển các năng lực cần thiết giúp các em hoàn thành và vượt qua giai đoạn cơ bản, tiếp tục bước sang giai đoạn cao hơn trong con đường học vấn. Phân môn đọc hiểu văn bản văn học trong vai trò tiếp tục phát triển năng lực đọc hiểu - một năng lực nền tảng không thể thiếu trong học tập nội môn, liên môn cũng như trong việc giải quyết các tình huống trong cuộc sống. Xuất phát từ những thực tiễn trên kết hợp với nhu cầu học hỏi tìm hiểu về ĐHVB của bản thân, chúng tôi lựa chọn đề tài Phát triển năng lực đọc hiểu của học sinh trong dạy học văn bản văn học lớp 9. Tên đề tài quen thuộc như đã được nghiên cứu từ vài thập kỉ qua nhưng thực chất đó vẫn là một đề tài có tính khoa học và thực tiễn cao trong việc nâng cao NLĐH, hiệu quả dạy học ĐHVB trong bối cảnh đổi mới hiện nay. Đồng thời, đó cũng là một đề tài có giao diện nghiên cứu khá rộng đưa ra nhiều thách thức cho người lựa chọn. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Năng lực đọc hiểu và các biện pháp phát triển năng lực đọc hiểu VBVH của HS lớp 9. Phạm vi nghiên cứu Vấn đề phát triển năng lực đọc hiểu của HS đã được bàn đến ở nhiều khía cạnh/bình diện khác nhau, đây là một vấn đề rộng lớn. Vì vậy, chúng tôi giới hạn phạm vi của vấn đề nghiên cứu ở: - Năng lực đọc hiểu và cách thức tổ chức dạy học để phát triển năng lực đọc hiểu của HS lớp 9 trong dạy học VBVH. - Đối tượng: Học sinh lớp 9. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Luận án hướng tới mục đích phát triển năng lực đọc hiểu VBVH của HS lớp 9 thông qua hệ thống các chiến thuật tác động trực tiếp hoặc gián tiếp 5 đến quá trình đọc hiểu VB của HS lớp 9 qua ba giai đoạn trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra, chúng tôi xác định các nhiệm vụ cụ thể như sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu về đọc hiểu, năng lực đọc hiểu, dạy học phát triển năng lực đọc hiểu cho người học. - Nghiên cứu những lí luận liên quan đến đề tài như ĐHVB, NLĐH, phương pháp và kĩ thuật dạy học ĐHVB nhằm phát triển NL HS. - Khảo sát thực tiễn dạy học đọc hiểu VBVH và phát triển NLĐH văn bản văn học của HS lớp 9. - Cách thức tổ chức dạy học VBVH hướng đến phát triển năng lực đọc hiểu VBVH của HS lớp 9 - Dạy thực nghiệm kiểm tra hiệu quả của phương pháp và biện pháp đề xuất phát triển năng lực đọc hiểu VBVH của HS lớp 9 4. Phương pháp nghiên cứu Các nhóm nghiên cứu được sử dụng chính trong luận án: Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận. Những phương pháp trong nhóm này được sử dụng để đưa ra, xem xét, lựa chọn, phân tích, phân loại, tổng hợp một số vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận xây dựng trong chương 1 và chương 2. Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết. Chúng tôi dùng phương pháp này để thu thập được thông tin về thành tựu lý thuyết, kết quả nghiên cứu của người đi trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phương pháp phân loại được dùng để lựa chọn, sắp xếp, phân loại và đánh giá các tài liệu nghiên cứu dạy học đọc hiểu VBVH để xây dựng những biện pháp nhằm phát triển năng lực đọc hiểu của HS lớp 9. 6 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Nhóm phương pháp này giúp chúng tôi thu thập được những thông tin về thực trạng dạy học theo định hướng phát triển năng lực đọc hiểu VBVH của HS lớp 9 (chương 2). Đồng thời, thấy được kết quả theo chiều hướng tích cực khi áp dụng những biện pháp dạy học trong chương 3 vào dạy học thực tiễn (chương 4). Phương pháp điều tra. Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra để quan sát, xem xét hoạt động dạy học ĐHVB Văn học lớp 9 tại một số trường THCS thuộc nhiều địa bàn khác nhau để mô tả khái quát thực tiễn tổ chức dạy học, hướng dẫn ĐH VBVH và phát triển, năng lực ĐH VBVH của HS. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_nang_luc_doc_hieu_cua_hoc_sinh_trong_day.pdf
  • pdfBản tóm tắt bằng tiếng Anh.pdf
  • pdfBản tóm tắt bằng tiếng Việt.pdf
  • pdfQDNN-Lan-35ppVa 17-Aug-2023 12-41-25.pdf
  • pdfTóm tắt thông tin kết luận mới.pdf
Luận văn liên quan